Vị nữ tu 40 tuổi này không phải là một tín đồ bình thường. Dolma - được biết đến với biệt danh “Ca Ni” (The Singing Nun) - không giống với b...
Vị nữ tu 40 tuổi này không phải là một tín đồ bình thường. Dolma - được biết đến với biệt danh “Ca Ni” (The Singing Nun) - không giống với bất kỳ một ngôi sao âm nhạc nào khác, cô đi khắp nơi trên thế giới nhằm thay đổi cuộc đời của hàng ngàn người sống trong cảnh đói nghèo - đặc biệt là những cô gái Nepal.
Cô đã thu âm được 12 album, và trong hơn một thập kỷ qua đã tham gia biểu diễn trong các dịp lễ hội và các buổi hòa nhạc trên khắp châu Âu và Hoa Kỳ.
Số tiền cô thu được thông qua thể loại nhạc có hồn của mình, dựa trên vốn âm nhạc truyền thống Tây Tạng, gần như hoàn toàn dành cho các dự án thúc đẩy giáo dục và phúc lợi cho các nữ tu Phật giáo.
Dolma có một tuổi thơ bất hạnh được đánh dấu bởi sự tàn bạo mà cô tin rằng sẽ là một mối hận suốt đời nếu như không có một bậc thầy nhận ra được tài năng của cô và là người đã trở thành ân nhân của cả đời cô.
Sinh ra trong một gia đình Tây Tạng và lớn lên trong cái bóng của một tu viện Phật giáo ở Kathmandu, Dolma hay bị cha đánh đập hàng ngày. Cô nói tuổi trẻ của cô là “sự đau đớn về thể xác lẫn tình cảm".
Nhưng "sự nổi loạn trong tôi đã kết thúc", cô nói. Cô đã kể lại việc cô quyết định thoát khỏi gia đình ở tuổi 13 để trở thành một nữ tu.
"Tôi đã đủ can đảm để nói rằng tôi không oán hận về điều đó nữa" - cô nói với AFP trong một cuộc phỏng vấn.
Cô đã đến một tu viện tọa lạc trên một ngọn đồi cao nhìn xuống Kathmandu, nơi cô tìm được thầy của mình, Tulku Urgyen Rinpoche, một bậc thầy có uy tín ở Nepal.
"Con người tôi hôm nay... tất cả niềm tin đều xuất phát từ thầy. Tôi không biết tôi sẽ trở thành người như thế nào nếu như tôi không có cái may mắn được nghe những lời dạy của người. Những lời dạy đó đã biến đổi sự oán hờn trong tôi thành lòng từ bi" - cô nói.
Dolma bỏ học năm 13 tuổi, học tiếng Anh qua tiếp xúc với những người nước ngoài đến viếng tu viện, và sau đó theo học ca hát những làn điệu tâm linh với thầy Rinpoche và vợ là bà Kunseong Dechen.
Cô có lẽ chắc chỉ được mời đến để hát giúp vui cho những nữ tu đồng đạo và khách du lịch có được may mắn, nếu như không gặp được nhạc sỹ người Mỹ Steve Tibbetts.
Tibbetts, người nổi tiếng với phương pháp tiếp cận ban đầu chịu ảnh hưởng bởi những chuyến du lịch trong khu vực châu Á, khi đi qua Kathmandu đã nghe được giọng hát của Dolma tại tu viện, và ông đã đề xuất được ghi lại những bài hát của cô.
Đầu tiên cô còn do dự, nhưng khi tham khảo ý kiến của thầy, ông đã khuyên cô đừng để mất cơ hội.
"Tôi không dám quyết nhưng thầy nói với tôi rằng đó là những bài hát tâm linh đầy đủ phước đức, vì vậy bất cứ ai được nghe sẽ được lợi ích lớn" - Dolma nhớ lại.
Sự nghiệp của cô cất cánh ngay lập tức với một tour diễn ở Hoa Kỳ vào năm 1998. Khi bắt đầu nhận biểu diễn cho các buổi hòa nhạc trên khắp thế giới và doanh số bán album đã lớn, cô bắt đầu sử dụng danh tiếng mới tìm thấy của mình để giúp đỡ các cô gái thiếu thốn ở Nepal.
Vào tháng 7 năm 2005, cô thành lập trường Arya Tara (trường Phật Lục Độ Mẫu), trường học cho gần 100 bé gái tuổi từ 7 đến 23 đến từ các cộng đồng Phật giáo Himalaya, những người mà như cô nói "chủ yếu đến từ các ngôi làng nơi cha mẹ nghĩ rằng con gái của họ không cần phải đến trường".
Cuốn tự truyện của cô, “Tiếng nói vì tự do của tôi”, được xuất bản tại Pháp vào năm 2008, đã được dịch ra 12 thứ tiếng bao gồm tiếng Nepal.
Bởi vì cô bắt đầu sự nghiệp của mình ở phương Tây cho nên ban đầu Dolma vẫn chưa được biết đến nhiều ở quê hương mình.
Tuy nhiên, vào năm 2005, cô cho phát hành "Moment of Bliss" (Khoảnh khắc an lạc), một album có bài hát "Phulko Ankhama" (Trong con mắt hoa), đã ngay lập tức trở thành một cú hit ở quê nhà, biến cô trở thành một nhân vật nổi tiếng ở Nepal.
"Khi tôi đi trên đường phố, mọi người đi ngang qua tôi và nói: "Ồ, cô Ani Choying kìa”. Họ nở một nụ cười với tôi. Đó là một niềm vui thực sự vì tôi biết rằng tôi có thể là niềm vui của ai đó dù chỉ là trong một khoảnh khắc".
OM TARE TUTTARE TURE SOHA - ANI CHOYING DOLMA
Văn Công Hưng (Theo GNO)
BÌNH LUẬN