CĐO: Tuồng cải lương Phật giáo Truyền thuyết Quan Âm Xây Cầu thực ra có tên truyện gốc là là Quán Âm Độ Vi Đà . Truyền thuyết Quán Âm Độ Vi...
CĐO: Tuồng cải lương Phật giáo Truyền thuyết Quan Âm Xây Cầu thực ra có tên truyện gốc là là Quán Âm Độ Vi Đà. Truyền thuyết Quán Âm Độ Vi Đà là một câu chuyện lưu truyền trong dân gian không rõ tác giả. Sau được Đạo hữu Giao Trinh, pháp danh Diệu Hạnh – hiện định cư tại Pháp – đã dày công sưu tầm và tập hợp lại trong tập sách Truyền Thuyết Quán Âm. Tập sách Truyền thuyết Quán Âm tập hợp gần như đầy đủ tất cả các mẫu truyện dân gian về Bồ Tát Quán Thế Âm như Quan Âm Độ Di Đà, Quan Âm Thâu Tứ Đại Kim Cang, Quan Âm Độ Di Lặc, Quan Âm Không Chịu Đi. Đây đều là những câu chuyện hay đã được biên tập chọn lọc, chẳng những nêu rõ được tâm đại từ đại bi của Bồ Tát, mà còn cho thấy những sự nhân quả báo ứng như bóng theo hình, khiến người xem không khỏi phải tĩnh tâm suy ngẫm!
Trong kinh điển Phật pháp, hình tượng Quán Thế Âm được nhắc đến nhiều nhất trong kinh Phổ Môn là một phẩm của kinh Pháp Hoa. Những câu chuyện trong Truyền Thuyết Quán Âm này được nhìn qua cặp mắt dân gian nên rất gần gũi, tuy có thần thông phép thuật nhưng cũng biết giận hờn yêu ghét. Hình tượng Quán Âm trong trong dân gian này khác hẳn với kinh điển chính tông Phật pháp. Nhưng nó lại có sức hấp dẫn riêng khiến những câu chuyện này được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Không những vậy nhưng câu chuyện này còn được chuyển thể thành phim, nhạc, kịch và cả cải lương.
Vở cải lương Truyền thuyết Quan Âm Xây Cầu được chuyển thể từ mẫu chuyện thứ 5 Quán Âm Độ Vi Đà trong quyển Truyền thuyết về Quán Thế Âm do nghệ sĩ Thanh Kim Huệ soạn tuồng, Xuân Phước làm đạo diễn với sự trợ giúp dàn dựng của nghệ sĩ Thanh Điền. Với sự đóng góp vai diễn của Thanh Kim Huệ vài Quán Âm, Thanh Điền trong vai Lữ Động Tân, Quế Thân, Hoàng Nhất, Trinh Trinh, Hữu Tài, Minh Béo, Hiếu Cảnh, Mai Thành, Hiếu Hiền…
BÌNH LUẬN