Nhị Thập Tứ Hiếu (二 十 四 孝) là một tác phẩm văn học nổi tiếng từ xưa đến nay. Truyện viết về sự tích, hai mươi bốn tấm gương hiếu thảo của ...
Nhị Thập Tứ Hiếu (二 十 四 孝) là một tác phẩm văn học nổi tiếng từ xưa đến nay. Truyện viết về sự tích, hai mươi bốn tấm gương hiếu thảo của các bậc hiếu tử thời cổ đại. Trên từ vua chúa, dưới đến lê dân bá tánh, khong ai là không noi theo lời dạy của thánh nhân cổ đức “Bách Thiện Hiếu Vi Tiên”, trong một trăm điều thiện thì hiếu thảo đứng đầu. Kiệt tác này do học sĩ Quách Cư Kính, đời nhà Nguyên soạn. Ông là một thi sĩ có tài và còn là người con hiếu thảo. Sau khi cha ông qua đời, vị hiếu tử này chọn lựa hai mươi bốn gương hiếu hạn, từ thời vua Thuấn đến đời ông và dùng thể thơ diễn kệ ngợi khen.
Hiếu hạnh xưa nay vẫn đứng đầu
Gương soi cảnh tỉnh mãi dài lâu
Sinh thành dưỡng dục công non thái
Nghĩa cử đáp đền tợ bể sâu
Đạo đức suy đồi gây bất ổn
Luân thường loạn tưởng tạo thương đau
Thành tâm hướng thiện cầu an lạc
Khổ nạn tiêu tan rõ nhiệm mầu
Ở nước Việt ta tác phẩm Nhị Thập Tứ Hiếu được ông Lý Văn Phức diễn thành chữ quốc âm. Lý Văn Phức tự là Lân Chi, hiệu là Khắc Trai, người làng hồ khẩu, huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Hà Nội, sinh vào năm ất Tỵ (1785). Ông thi đỗ cử nhân vào năm 1819, niên hiệu Gia Long thứ 18. Ông trải ba triều vua Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự Ðức. Trong cuộc đời làm quan, ông bị nhiều lần thăng giáng, và được cử đi công cán nhiều nước ở Viễn đông. Vào năm 1849, ông bị bệnh mà mất, nhà vua liền cho truy thụ Lễ Bộ Hữu Thị Lang.
Nhị Thập Tứ Hiếu
Người tai mắt đứng trong trời đất,
Ai là không cha mẹ sinh thành,
Gương treo đất nghĩa, trời kinh,
ở sao cho xứng chút tình làm con.
Chữ hiếu niệm cho tròn một tiết,
Thì suy ra trăm nết đều nên,
Chẳng xem thuở trước Thánh Hiền,
Thảo hai mươi bốn, thơm nghìn muôn thu
Xin mời mọi người cùng thưởng thức bộ phim hoạt hình Phật giáo NHỊ THẬP TỨ HIẾU.
00. Lời phi lộ
01. Ngu Thuấn - Lòng hiếu cảm động lòng trời
02. Văn Đế - Tự mình nếm thuốc
03. Tăng Tử - Mẹ cắn ngón tay tim con nhói đau
04. Mẫn Tử Khiên - Quần áo đơn sơ hiếu thuận mẹ
05. Trọng Do - Vác gạo nuôi cha mẹ
06. Diễm Tử - Lấy sữa hươu phụng dưỡng cha mẹ
07. Lão Lai Tử - Áo màu đùa giỡn làm vui cha mẹ
08. Đồng Vĩnh - Bán thân chôn cha
09. Quách Cự - Chôn con cứu mẹ
10. Khương Thị - Suối phun cá chép nhảy
11. Thái Thuận - Nhặt dâu nuôi mẹ
12. Đinh Lan - Khắc gỗ thờ cha mẹ
13. Lục Tích - Giấu quýt cho mẹ
14. Giang Cách - Làm thuê nuôi cha mẹ
15. Hoàng Hương - Quạt gối ấm chăn
16. Vương Thôi - Nghe sấm khóc mộ
17. Ngô Mãnh - Mặc muỗi hút máu
18. Vương Tường - Nằm băng chờ cá chép
19. Dương Hương - Vật hổ cứu cha
20. Mạnh Tông - Khóc làm măng mọc
21. Du Kiềm Lâu - Nếm phân lòng lo âu
22. Đường Thị - Cho mẹ chồng bú sữa
23. Châu Thọ Xương - Từ quan tìm mẹ
24. Hoàng Đình Kiên - Tự mình rửa sạch bô
BÌNH LUẬN