LỜI DẪN Pháp thoại 5 Sắc Hào Quang của Đại Đức Thích Pháp Hòa gồm 7 phần nói về ý nghĩa lá cờ Phật giáo. 5 sắc trên màu cờ Phật giáo bao g...
LỜI DẪN
Pháp thoại 5 Sắc Hào Quang của Đại Đức Thích Pháp Hòa gồm 7 phần nói về ý nghĩa lá cờ Phật giáo. 5 sắc trên màu cờ Phật giáo bao gồm Xanh (dương đậm), Vàng, Đỏ, Trắng, Cam và màu Tổng hợp tương ứng với Định, Niệm, Tín, Tấn, Huệ Căn và tinh thần đoàn kết của Phật giáo thế giới. 5 sắc hào quang ngoài việc tương ứng với ngũ căn còn tương ứng với ngũ lực.
Ngũ căn và ngũ lực là hai hành pháp thứ tư và thứ năm thuộc bảy hành phẩm trong ba mươi bảy phẩm trợ đạo. Năm căn là nền tảng có khả năng sản sinh ra và, làm tăng thượng các thiện nghiệp, thì năm lực chính là sức mạnh để chận đứng, triệt tiêu các thế lực vô minh phiền não bất thiện và, tác dụng các khả năng tăng thượng các pháp lành. Như những trình bày ở trên, Ngũ căn và Ngũ lực vừa là những nền tảng căn bản phát sinh các thiện pháp và, làm tăng thượng vô lượng công đức thù thắng đưa hành giả đến Thánh đạo, vừa có khả năng chận đứng tiêu diệt các pháp ác bất thiện vô minh, giải thóat mọi thứ phiền não mà đạt niết-bàn an vui; chúng là những nền tảng cơ bản để hành giả làm nhân tư lương tốt trong việc thực hiện giải thóat đưa về Thánh đạo.
PHÁP THOẠI 5 SẮC HÀO QUANG ĐẠI ĐỨC THÍCH PHÁP HÒA THUYẾT GIẢNG
01. 5 Sắc Hào Quang - p1
02. 5 Sắc Hào Quang - p2
03. 5 Sắc Hào Quang - p3
04. 5 Sắc Hào Quang - p4
05. 5 Sắc Hào Quang - p5
06. 5 Sắc Hào Quang - p6
07. 5 Sắc Hào Quang - p7
TÌM HIỂU THÊM VỀ NGŨ CĂN – NGŨ LỰC
NGŨ CĂN (Pañcānām indriyāṇām) ở đây chỉ cho năm vô lậu căn, là năm nền tảng căn để, đưa đến việc sản sinh và, tăng trưởng thiện nghiệp, là con đường đưa về Thánh đạo, chúng câu hữu với tác dụng tăng thượng giải thóat cho hành giả, cho nên gọi là năm căn. Theo Luận Trí Ðộ 10, giải thì: “Năm căn này là nền tảng căn bản để phát sanh ra tất cả các thiện pháp, nên gọi là ngũ căn”. Và theo luận Câu-xá 3 thì: “Đối trong pháp thanh tịnh thì năm căn này có tác dụng tăng thượng. Vì sao vậy? Vì thế lực của chúng có khả năng hàng phục tất cả các thứ phiền não, đưa hành giả đến Thánh đạo.” Năm căn ấy là:
- Tín căn (Śraddhendriya)
- Tấn căn (Vīryendriya)
- Niệm căn (Smṛtīndriya)
- Ðịnh căn (Samādhīndriya)
- Huệ căn (Prajñendriya).
NGŨ LỰC (Pañcānāṃ balānām): tức là năm lực này có được nhờ vào năm căn tăng trưởng sinh ra trong lúc hành giả tu hành, chúng chính là sức mạnh duy trì sự liên tục đưa đến giải thóat cho hành giả. Đó chính là thần lực của năm căn, chúng có khả năng đối trị thế lực của năm chướng. Nói một cách dễ hiểu: Ngũ căn như năm cánh tay của chúng ta, còn ngũ lực như là sức mạnh của năm cánh tay ấy.
- Tín lực (Śraddhā-bala): Tức là sức mạnh do tín căn sinh ra, với công năng là phá hủy tất cả mọi thứ tà tín.
- Tấn lực (Vīrya-bala): Tức sức mạnh do tinh tấn căn sinh ra, có công năng phá hủy mọi sự lười biếng nhác nhớm của thân và, lúc nào cũng siêng năng tinh cần trong việc chỉ ác hành thiện,. trong việc thực hành tu Tập tứ chánh cần.
- Niệm lực (Smriti-bala): Tức là sức mạnh do niệm căn sinh ra, hay sức mạnh lớn lao bền chắc của niệm căn, với khả năng phá hủy mọi thứ tà niệm và, dùng pháp tứ niệm xứ để giữ gìn chánh niệm.
- Ðịnh lực (Samādhi-bala): Tức sức mạnh do định căn sinh ra, với khả năng chống phá các thứ lọan tưởng, bằng vào chuyên tâm thiền định để đọan trừ các dục phiền não.
- Huệ lực (Prajñā-bala): Tức sức mạnh do huệ căn sinh ra, với khả năng phá hoại các hoặc của ba cõi, bằng vào quán ngộ Tứ đế, thành tựu trí tuê, mà đạt được giải thóat.
BÌNH LUẬN