"Bách" là một trăm. "Dụ" là thí dụ; Kinh BÁCH DỤ gồm gần một trăm câu truyện ngụ ngôn đầy sinh động và súc tích ẩn tà...
"Bách" là một trăm. "Dụ" là thí dụ; Kinh BÁCH DỤ gồm gần một trăm câu truyện ngụ ngôn đầy sinh động và súc tích ẩn tàng các giá trị triết lý giáo dục nhân sinh do Đức Phật kể ra để dạy về giáo lý và giáo pháp. Kinh có tác dụng phổ biến Đạo Phật bằng phương pháp thí dụ. Đức Phật mang những truyện xưa có liên quan đến thiện ác, tội phước, báo ứng làm thí dụ cụ thể để từ đó nêu ra sự dại dột mê lầm, vạch rõ ra cái vô minh của chúng sinh. Đa số truyện thường lấy hạng người bình dân hoặc những kẻ khờ dại quá mức làm đối tượng. Một số truyện lại dùng cả loài vật làm vai chính. Sau mỗi truyện nêu làm thí dụ là phần luận bàn ngắn gọn.
Nghe truyện ngụ ngôn để thấy ra ý nghĩa rồi lĩnh hội được lời dạy của Đức Phật. Kinh có ích lợi nhiều cho các người tu học, dù đã xuất gia, hay còn là cư sĩ và cho toàn thể Phật tử nói chung. Tôn chỉ của bộ kinh là muốn đem ánh sáng trí tuệ để xua tan đi màn si ám của những ý thức vô minh trong quá trình tu tập của người Phật tử.
Kinh mang một thể loại văn học Phật giáo rất đặc thù. Kinh có công dụng tương tự như những truyện trong cuốn sách "Cổ Học Tinh Hoa" của Ôn Như Nguyễn Văn Ngọc hay tập truyện thơ của Aesop hoặc những truyện thơ ngụ ngôn của thi hào La Fontaine nước Pháp hồi thế kỷ thứ 17. Vì thế những truyện kể trong Kinh BÁCH DỤ còn có tác dụng giáo dục nói chung cho tất cả mọi người đọc, không phân biệt tôn giáo. Tuy nhiên ngoài tính cách giáo dục về phương diện đạo đức như những tác phẩm kể trên, Kinh BÁCH DỤ còn mang lại ý nghĩa những lời giáo huấn về mặt tôn giáo. "Ngoại đạo" được đề cập tới nhiều trong kinh là những đạo cùng thời với Đức Phật cả hơn 2600 năm trước đây.
Truyện vui có thể coi như là những lớp đường phèn rất ngon ngọt bọc ngoài những vị thuốc đắng. Thuốc có đắng mới dã tật, đây là những tật xấu của chúng sinh. Truyện vui cũng được coi như những lớp lá cây dùng để gói thuốc giải độc ở bên trong. Một khi đã được giải độc, đã thấm nhuần được những lời giáo huấn đầy chân lý thời chúng ta nên loại ra những lời châm biếm khôi hài giễu cợt như vứt bỏ đi những lá cây bọc ngoài sau khi đã dùng thuốc và đã được lành bệnh.
Kinh BÁCH DỤ này được dịch giả THÍCH NỮ NHƯ HUYỀN dựa vào bản tiếng Hán rồi phiên dịch ra văn xuôi tiếng Việt (bản in ghi năm 1958) từ "cốt truyện" cho tới "lời bàn". Trong lời nói đầu dịch giả cho biết: "Bộ Kinh Bách Dụ gồm có 98 bài thí dụ của Phật nói do ngài Pháp Sư Tăng Già Tư Na sao lục trong kinh tạng"..."Một đời thuyết giáo trong bốn mươi chín năm, tùy theo căn cơ chúng sanh sai khác, Đức Phật nói ra vô lượng pháp môn không đồng. Khi nói thấp, khi nói cao, từ dễ lần đến khó, đem gần tỉ dụ xa. Chung qui chỉ hướng về một mục đích duy nhất là làm cho chúng sanh tự giác ngộ bản tánh sáng suốt của mình" (trích Lời nói đầu quyển Kinh BÁCH DỤ – Tâm Minh Ngô Đằng Giao)
16. Kinh Bách Dụ 01 (bài 1-5): Đừng dại dột nữa
17. Kinh Bách Dụ 02 (bài 6-9): Khi không còn gì để mất
18. Kinh Bách Dụ 03 (bài 10-13): Nền tảng và thành công
19. Kinh Bách Dụ 04 (bài 14-18): Do hiểu sai nhân quả
20. Kinh Bách Dụ 05 (bài 19-23): Bỏ mê tín, theo nhân quả
21. Kinh Bách Dụ 06: Tác hại của nhiệt tình ngớ ngẫn - P1/2
22. Kinh Bách Dụ 06: Tác hại của nhiệt tình ngớ ngẫn - P2/2
23. Kinh Bách Dụ 07 (bài 29-33): Chưa có trái thì đừng chặt cây
24. Kinh Bách Dụ 08 (bài 34-37): Con đường tắt
25. Kinh Bách Dụ 09 (bài 38-42): Cắt đứt dòng nghiệp
26. Kinh Bách Dụ 10 (bài 43-46): Để đầu tư được thành công
27. Kinh Bách Dụ 11 (bài 47-51): Vượt qua nghèo khó
(tiếp tục cập nhật)
- Trong quá trình xem nếu files bị lỗi vui lòng thông báo với CĐO bằng comments dưới bài viết này.
- Nếu xem bị giật hoặc chậm, xin nhấn nút dừng khoảng 30s và sau đó nhấn play để xem tiếp
- Nếu muốn sao chép một bản để xem offline hoặc làm tư liệu, xin liên lạc với CĐO
BÌNH LUẬN