# Header

$show=/p/news.html$type=grid$c=4$a=0$m=0$tbg=rainbow$sn=0$rm=0

$hide=/p/news.html

THỜI SỰ$show=/p/buddhism.html$c=4$type=sticky$au=0$date=1$cm=0$va=0$cl=#782121

QUAN ĐIỂM - GÓC NHÌN$show=/p/buddhism.html$c=3$type=three$h=320$m=0$sn=0$rm=0$cl=#782121$va=0

TU HỌC - PHẬT PHÁP$show=/p/buddhism.html$c=3$type=left$m=0$cl=#782121$va=0

NGHỆ THUẬT PHẬT GIÁO$show=/p/buddhism.html$c=3$type=right$m=0$cl=#782121$va=0

BÀI CŨ HƠN_$show=/p/buddhism.html$c=21$type=blogging$m=0$cl=#782121$page=1

TIN TỨC GĐPT$show=/p/gdpt.html$c=4$type=sticky$au=0$date=1$cm=0$va=0$cl=#008000

TÂM TÌNH LAM$show=/p/gdpt.html$c=3$type=blogging$au=0$cm=0$date=1$cl=#008000$va=0

HOẠT ĐỘNG THANH NIÊN$show=/p/gdpt.html$c=3$type=three$h=320$m=0$sn=0$rm=0$cl=#008000$va=0

NHỮNG DÒNG LAM SỬ$show=/p/gdpt.html$c=3$type=left$m=0$cl=#008000$va=0

VĂN NGHỆ GĐPT$show=/p/gdpt.html$c=3$type=right$m=0$cl=#008000$va=0

BÀI CŨ HƠN_$show=/p/gdpt.html$c=21$type=blogging$m=0$cl=#008000$page=1

TỪ THIỆN XÃ HỘI$show=/p/hdxh.html$c=4$type=complex$M=0$cl=#00A99D$va=0

HOẠT ĐỘNG NGUOIAOLAM.NET$show=/p/hdxh.html$c=3$type=three$h=320$m=0$sn=0$rm=0$cl=#00A99D$va=0

CỘNG ĐỒNG$show=/p/hdxh.html$c=6$type=carousel$m=0$cl=#00A99D$va=0

BÀI CŨ HƠN_$show=/p/hdxh.html$c=21$type=blogging$m=0$cl=#00A99D$page=1

VĂN HÓA$show=/p/life.html$c=4$type=sticky$au=0$date=1$cm=0$cl=#ff6600$va=0

CHỦ ĐỀ KHÁC$show=/p/life.html$c=3$h=320$type=three$m=0$sn=0$rm=0$cl=#ff6600$va=0

DU LỊCH TÂM LINH$show=/p/life.html$c=3$type=left$m=0$cl=#ff6600$va=0

SỨC KHỎE - ĂN CHAY$show=/p/life.html$c=3$type=right$m=0$cl=#ff6600$va=0

BÀI CŨ HƠN_$show=/p/life.html$c=21$type=blogging$m=0$cl=#ff6600$page=1

$show=/p/tu-sach.html$type=three$h=320$c=30$rm=0$a=0$m=0$i=1$sn=0$ho=https://ebook.nguoiaolam.net/

$show=/p/tvn.html$type=three$c=30$rm=0$a=0$m=0$i=1$sn=0$$ho=https://tv.nguoiaolam.net/

$show=/p/tin-tuc-gdpt.html

$show=/p/tin-tuc-phat-giao.html

PHẬT GIÁO$show=/p/news.html$type=complex$c=4$va=0$a=0$m=0$i=1

TIN TỨC GĐPT$show=/p/news.html$type=three$c=3$va=0$h=300$m=0$sn=0$rm=0$i=1

GIA ĐÌNH PHẬT TỬ$show=/p/news.html$type=blogging$c=3$va=0$m=0$i=1

$show=/p/news.html$type=three$c=9$va=0$spc=0$rm=0$a=0$m=0$i=1$sn=0$ho=https://tv.nguoiaolam.net/

HOẠT ĐỘNG - TỪ THIỆN$show=/p/news.html$type=left$c=3$va=0$a=0$m=0$i=1

ĐỜI SỐNG TÂM LINH$show=/p/news.html$type=right$c=3$va=0$a=0$m=0$i=1

MỚI CẬP NHẬT$show=/p/news.html$type=blogging$c=7$va=0$pages=1$i=1$m=0

Sự tích Cây Nêu Ngày Tết (HT Thích Thiện Siêu)

Những năm trước đây, khi đang đảm trách Phật sụ tại tỉnh nhà, tôi thường xuyên xuống thăm viếng các đạo hữu. Nhưng ba năm lại đây, vì đảm tr...

cotich42-su-tich-cay-neu-ngay-tetNhững năm trước đây, khi đang đảm trách Phật sụ tại tỉnh nhà, tôi thường xuyên xuống thăm viếng các đạo hữu. Nhưng ba năm lại đây, vì đảm trách Phật sự ở các phương xa, nên sự thăm viếng đó đã bớt đi nhiều. Hôm nay là một dịp nay mắn, tôi được viếng chung hết các đạo hữu trong các Khuôn, các Gia đình Phật tử thuộc huyện Giáo hội Phú Vang.

Dù là xa cách, nhưng tôi luôn luôn để tâm hỏi thăm đến tinh hình tu học của các đạo hữu, và tôi tin tưởng rằng: Dù trong hoàn cảnh nào, đạo tâm của các đạo hữu, của các em Gia đình Phật tử, cũng như tất cả các Phật tử khác luôn luôn bền vững kiên cố, không vì một lẽ gì mà thay đổi. Bởi đạo tâm của quý đạo hữu không phải chúng chỉ một ngày hai ngày mà nó đã bắt nguồn từ bao thế kỷ, khi đạo Phật có mặt trên đất nước này. Đạo tâm của các Phật tử đã được hun đúc, vun xới, bồi bổ từ bao thế hệ bởi các bậc tiền nhân, lúc đất nước chúng ta đang còn ở vào những giai đoạn chưa được văn minh, chưa được mở mang. Vì vậy, việc giữ đạo tâm cũng là một phần đem lại sự an lạc và giải thoát mà giáo lý của đức Phật đã chỉ dạy cho chúng ta, phần khác cũng để bảo vệ lòng tín ngưỡng của tiền nhân để lại. Khi giữ vững được đạo tâm cũng có nghĩa chúng ta giữ được lòng hiếu thảo đối với các bậc tiền nhân của chúng ta. Giữ được đạo tâm đồng nghĩa với sự bảo vệ những cái đẹp của ông bà tổ tiên ta đã gây dựng cho xưa sở, cho đất nước. Qua những giai đoạn thăng trầm của lịch sử, đạo Phật đã góp phần góp sức một cách tích cực, gắn bó giữa đạo pháp và dân tộc làm một, mà trong lịch sử không có một giai đoạn nào đạo pháp lại tách rời dân tộc và dân tộc lại tách rời đạo pháp. Lịch sử đã nói lên điều đó và không ai có thể chối cãi được. Ngày hôm nay Phật tử chúng ta lại càng có bổn phận phải bảo trì sự nghiệp đạo pháp và dân tộc làm một, để không phụ ơn các bậc tiền nhân của chúng ta đã dày công xây dựng. Nếu các đạo hữu muốn tìm hiểu sâu hơn nữa, qua những câu chuyện mà sách sử còn ghi lại thì chúng ta càng thấy rõ, thuở sơ khai từ khi nhân dân ta chưa được an cư lạc nghiệp thì đức Phật đã có mặt, đạo Phật đã có mặt, để dìu dắt dân tộc chúng ta qua những bước tối tăm lúc ban sơ.

Sử thoại đã kể lại một câu chuyện như thế này: Dân tộc Việt Nam lúc sơ khai sống rất cực khổ, phải chui rúc torng hang trong lỗ, bao nhiêu ruộng đất lọt vào trong gia đình ma quỷ hết. Vì không có đất đai để canh tác nên dân tộc Việt Nam phải sống đời sống vất vả, cực khổ, kiếm ăn không đủ, đành phải đến xin với ma quỷ làm thuê với điều kiện: Đến mùa gặt thì đem ngọn về cho nó mà gốc thì thuộc của mình. Dân chúng ráng sức làm với bao vất vả khó nhọc, nhưng đến mùa gặt bao nhiêu lúa (ngọn) đều thuộc về gia đình ma quỷ, dân mình còn lại bao gốc rạ, chẳng biết làm sao để nuôi sống! Vì đói khó, cực khổ nên dân tình lầm than, rên xiết động đến trời đất.

Lúc bấy giờ Bụt ở trên tòa sen, động lòng từ bi nên ngài hiện xuống và chỉ cho dân tộc Việt Nam rằng: "Các con, mùa này không trồng lúa nữa mà tất cả hãy trồng khoai". Nghe lời Ngài, mọi người đua nhau trồng khoai khắp nơi, khắp chốn. Đến mùa thu hoạch khoai, theo lời giao ước cũ, dân ta gánh ngọn về nhà cho ma quỷ còn gốc gánh về nhà mình. Ma quỷ bị mất mùa thất trận lấy làm buồn bực, nên nó càng tức tối thêm. Sau khi suy nghĩ, nó lại giao hẹn ngược lại: "Thôi, lần này ta lấy gốc, các người lấy ngọn". Dân chúng thưa Phật, khi đó Phật lại bảo: "Thế thì các con nên trở lại trồng lúa hết". Dân tộc Việt Nam lại trồng lúa tất cả. Mùa đó bao nhiêu ngọn gặt về nhà mình, còn gốc rạ thì giao cho ma quỷ. Ma quỷ lại mất thêm một mùa nữa. Lần thứ ba, nó tức quá và nói rằng: "Bây giờ các ngươi hãy gặt về giao cho ta cả ngọn lẩn gốc". Phật lại bảo dân tộc Việt Nam rằng: "Thôi, lần này các con hãy trồng bí đi. Ta cho các con một số giống hạt bí đây, các con hãy đem về mà trồng". Mọi người vâng lời Phật trồng bí hết. Tới mùa, dân chúng hái trái về nhà mình, còn gốc và ngọn bí thì đem về cho ma quỷ. Ma quỷ bị mất luôn ba mùa nên đâm ra túng thiếu.

Ngày trước gia đình ma quỷ sống sung sướng đầy đủ, đêm ngày phè phởn, chẵng nghĩ tới sự đau thương của dân chúng; thì ngược lại, ngày nay, nó phải bán ruộng, bán đất. Phật nghe được, tới mua đất, mua ruộng, thì nó bằng lòng bán nhưng lại hỏi Phật mua bao nhiêu? Phật trả lời là không bao nhiêu hết, chỉ vừa chiếc áo cà-sa thôi. Phật trưng chiếc áo cà-sa cho nó xem, nó coi xong bằng lòng bán. Phật bảo dân chúng trồng một cây tre thật cao, và Phật hiện lên trên đọt tre đó trương chiếc áo cà-sa trước ánh mặt trời. Bóng chiếc áo cà-sa nhỏ xíu mà nó toả mênh mông quá nên nó chiếm hết đất của ma quỷ. Vì đã hứa với Phật, nó đành chịu. Và Phật nói: "Bao nhiêu ruộng đất ta đã mua. Các ngươi không được xâm phạm tới". Ma quỷ vì đã hứa hẹn bán đất cho Phật đám đất đã bán đó, nó phải để dành cho Phật và kéo nhau đi ra ngoài biên giới, ngoài góc biển, dưới chân đồi để ở. Không còn đất để ở, ruộng để làm ăn, nên lần này nó dự định dùng các bạo lực để chiếm lại. Đức Phật biết ma quỷ đang âm mưu đưa người đi dò thám thực lực bên Phật để sau đó dùng bạo lực chiếm lại đất ruộng, nên Phật mới bảo dân chúng rằng: "Nếu ma quỷ đến dò hỏi thì các con phải nói cho ma quỷ biết rằng: - Bụt sợ oản, sợ chuối và sợ xôi nhé". Trong khi đó Phật biết ma quỷ sợ vôi, sợ roi dâu và sợ huyết chó. Ma quỷ đã biết tình hình Bụt sợ oản, sợ chuối, sợ xôi cho nên nó sắm đủ ba thứ khí giới để chờ ngày xuất quân.

Xuất quân lần thức nhất, nó tập trung tất cả oản đem ném vào Phật, ném tứ tung, nhưng ném bên đông Phật hiện ra bên tây, ném bên tây Phật hiện ra bên bắc, ném không trúng nên bao nhiêu oản đều sạch hết. Phật bảo dân chúng lượm tất cả oản đó để làm lương thực và đem vôi rải ra. Thấy vôi, ma quỷ sợ khiếp vía nên đã bỏ chạy và thế là thất trận thứ nhất.

Trận thứ hai, nó nghĩ Phật rất sợ chuối. Lần này nó đem chuối ra ném. Nó ném tứ tung, Phật cũng hiện qua đông, hiện qua bắc. Ném không trúng nên bao nhiêu chuối dự trữ đều sạch hết. Phật bảo dân chúng lượm chuối ăn và đem roi dâu ra đánh. Ma quỷ lại thất thêm một trận thứ hai

Trận thứ ba, nó nghĩ rằng: Phật rất sợ xôi. Lần này nó lại đem xôi ra ném. Nhưng khi nó ném sạch hết xôi cũng chẳng hơn đức Phật, mà dân chúng thì ngày càng thịnh vượng. Sau khi đã thua nhiều trận, ma quỷ không còn mưu kế nào có thể thi hành, lúc bấy giờ mới lạy lục cúng bái, xin Phật mở lượng từ bi để nó cứ đến ngày tết được trở về thăm mồ mả ông bà tổ tiên.

Phật bảo: "Được, nhưng khi các ngươi về, hễ thấy chỗ nào dân ta có cắm nêu thì các ngươi không được xâm phạm tới". Phật dạy tất cả dân chúng rằng: "Ngày 30 tết là này lễ lớn nhất, ông bà cha mẹ về thăm, trong ngày đó, hễ cắm nêu lên trong nhà là cốt làm ranh giới cho ma quỷ biết để nó không được xâm phạm vào". Đó là sự tích Cây Nêu mà nhân dân ta dùng từ trước tới nay mỗi dịp tết đến.

***

Kể câu chuyện như vậy, chúng ta có thể nói rằng đó là câu chuyện thần thoại, không chắc đã có thật trong đời sống thực tế, nhưng mà rất có thật về mặt tâm lý, về mặt luân thường đạo lý của nhân sinh và xã hội. Tại sao? Vì trong cổ tích Việt Nam chúng ta đã có câu chuyện đó, có lẽ ngay từ phút đầu, đất nước chúng ta khi khai quốc đã có mặt đức Phật, có mặt đạo Phật, và đạo Phật đã đem lại sự lợi lạc cho dân chúng, giúp đỡ cho dân chúng trong khi khốn khó. Đạo Phật đã tạo lập được nơi nương tựa tinh thần trong khi dân chúng đang rối ren, khổ cực. Đạo Phật đã tạo lập một tinh thần tự lập tự cường cho dân chúng. Vì công ích đó mà dân chúng Việt Nam không quên đến Đức Phật. Dân chúng Việt Nam đã kể câu chuyện đó để nhớ ơn đức Phật, dẫu câu chuyện đó không có thật trên thực tế 100% nhưng trên ý nghĩa, trên tinh thần, nó vẫn là câu chuyện thật, còn thật hơn là giữa các đạo hữu với chúng tôi gặp nhau ngày hôm nay. Vì câu chuyện nó thật như thế, nên câu chuyện đó vẫn còn mãi mãi ở trong tâm tư của chúng ta, nhắc nhở chúng ta đừng bao giờ đi ngược lại tinh thần đó.

Ngày xưa đức Phật đã giúp ích cho dân tộc như thế nào, giáo pháp của Ngài ban bố đã làm lợi lạc cho dân tộc như thế nào, giáo pháp của Ngài ban bố đã làm lợi lạc cho dân tộc như thế nào, thì ngày nay, hàng Phật tử chúng ta phải có bổn phận bồi bổ cho sự nghiệp đó, duy trì nó và chúng ta không có quyền phản bội lại tổ tiên, phản bội Đạo giáo chúng ta. Nếu phản bội Đạo giáo tức là phản bội tổ tiên. Nếuu phản bội tổ tiên là tự đày đoạ mình và tự đánh mất sự sống của chính mình.

Qua câu chuyện đó, Phật tử chúng ta rất hãnh diện và quyết tâm giữ vững đạo tâm của mình. Muốn giữ đạo tâm thì phải thức tỉnh, đề phòng, chế ngự ba độc tham, sân, si để trở thành người có ích cho gia đình và xã hội vậy.

Hòa thượng Thích Thiện Siêu
(Trích trong tập THỨC BIẾN)

BÌNH LUẬN

Name

ăn chay,441,báo chí,1,BBT,2,biên khảo,12,cảm tác,120,câu chuyện đầu ngày,1,câu chuyện lửa tàn,1,chia sẻ,45,chủ đề khác,24,chuyện ăn chay,50,cộng đồng,14,cổng trại,6,đi và viết,10,Diệu Hoàng,11,đố vui phật pháp,4,đời sống,601,du khảo,1,du lịch,56,Đức Phật A Di Đà,12,Đức Quảng,1,GĐPT,114,GĐPT QĐSG,5,GĐPT Quốc Nội,5,GĐPT Thế Giới,1,ghi chép,25,Giác Đạo,1,giáo dục gđpt,10,góc nhìn,13,gút (nút) dây,6,hành chánh gđpt,1,HĐXH,70,hoạt động,18,hoạt động thanh niên,23,huấn luyện gđpt,2,khoa học,9,kiến trúc,6,kinh chú,4,kinh điển,5,kỹ mỹ thuật,11,lam sử,6,lễ hội,3,mật thư,1,Minh Thi,1,món bánh,13,món chay,335,món chè,9,món chính,1,món mứt,2,mỹ thuật,69,nếp sống,150,nghệ thuật,261,nghi thức,8,nghiên cứu,42,Ngọc Hằng,7,người ăn chay,7,Nguyên Hiệp,1,nhân vật,4,nhiếp ảnh,2,pháp âm,82,pháp phục,6,pháp thoại,43,phật đản - an cư,7,phật giáo,972,phật giáo thế giới,40,phật pháp,360,phật pháp & tuổi trẻ,1,phật pháp vấn đáp,39,phim nhạc,29,phóng sự,106,phóng sự ảnh,53,quán chay,12,sách nói,5,sự kiện,85,sức khỏe,38,tâm tình lam,65,thắng cảnh,18,thánh tích,2,Thích Chơn Thiện,5,Thích Giác Nhiên,1,Thích Minh Châu,34,Thích Minh Thế,2,Thích Nhất Hạnh,1,Thích Nhật Từ,1,Thích Tâm Mẫn,25,Thích Thái Hòa,1,Thích Trí Tịnh,3,thơ văn,153,thời sự,350,thủ công trại,7,thực tập hạnh phúc,21,thức uống,3,tiêu điểm,161,tìm hiểu,128,tin tức,190,tin tức gđpt,8,tổ chức gđpt,7,trại - lửa trại,3,Triệu Minh Thi,2,truyện,14,truyện cổ phật giáo,22,truyền tin,5,tu học gđpt,4,tủ sách pdf,108,từ thiện,38,tự viện,31,văn hóa,83,văn nghệ gđpt,19,videos,1,vu lan - báo hiếu,25,xuân - thành đạo,71,
ltr
item
Người Áo Lam: Sự tích Cây Nêu Ngày Tết (HT Thích Thiện Siêu)
Sự tích Cây Nêu Ngày Tết (HT Thích Thiện Siêu)
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEidyRLgdfkcWq1pr4LmEd0FSSiND17apazyaW2TvbGSEAAYteshWP7SswkF7VYBQESQMU4Ldtc87VOuu4cbQ1C8snEQj709W6MOqXMqyAk-OsIXAgzkDfKOE1_a1zW_tMQ48cHRlu_suQEU/?imgmax=800
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEidyRLgdfkcWq1pr4LmEd0FSSiND17apazyaW2TvbGSEAAYteshWP7SswkF7VYBQESQMU4Ldtc87VOuu4cbQ1C8snEQj709W6MOqXMqyAk-OsIXAgzkDfKOE1_a1zW_tMQ48cHRlu_suQEU/s72-c/?imgmax=800
Người Áo Lam
https://old.nguoiaolam.net/2012/01/su-tich-cay-neu-ngay-tet-ht-thich-thien.html
https://old.nguoiaolam.net/
https://old.nguoiaolam.net/
https://old.nguoiaolam.net/2012/01/su-tich-cay-neu-ngay-tet-ht-thich-thien.html
true
8680068194570582821
UTF-8
Tải Hết Không tìm thấy bài đăng nào XEM HẾT Đọc thêm Trả lời Hủy Xóa Bởi TRANG NHÀ TRANG BÀI VIẾT Xem Hết BẠN CÓ THỂ ĐỌC THÊM CHUYÊN MỤC CÁC BÀI CŨ TÌM KIẾM TẤT CẢ BÀI VIẾT Không tìm thấy bài viết nào phù hợp với yêu cầu của bạn Trở về TRANG NHÀ Sunday Monday Tuesday Wednesday Thursday Friday Saturday Sun Mon Tue Wed Thu Fri Sat January February March April May June July August September October November December Jan Feb Mar Apr May Jun Jul Aug Sep Oct Nov Dec tức thời 1 phút trước $$1$$ minutes ago 1 giờ trước $$1$$ hours ago Hôm qua $$1$$ days ago $$1$$ weeks ago hơn 5 tuần trước Người theo dõi Theo dõi NỘI DUNG CHÍNH ĐÃ BỊ ẨN BƯỚC 1: Chia sẻ bài viết. BƯỚC 2: Nhấn vào đường dẫn bạn vừa chia sẻ để mở khóa Sao Chép Mã Chọn Mã Tất cả mã bạn chọn đã được sao chép Không thể sao chép mã / văn bản, vui lòng nhấn [CTRL]+[C] (or CMD+C with Mac) để thử lại