# Header

$show=/p/news.html$type=grid$c=4$a=0$m=0$tbg=rainbow$sn=0$rm=0

$hide=/p/news.html

THỜI SỰ$show=/p/buddhism.html$c=4$type=sticky$au=0$date=1$cm=0$va=0$cl=#782121

QUAN ĐIỂM - GÓC NHÌN$show=/p/buddhism.html$c=3$type=three$h=320$m=0$sn=0$rm=0$cl=#782121$va=0

TU HỌC - PHẬT PHÁP$show=/p/buddhism.html$c=3$type=left$m=0$cl=#782121$va=0

NGHỆ THUẬT PHẬT GIÁO$show=/p/buddhism.html$c=3$type=right$m=0$cl=#782121$va=0

BÀI CŨ HƠN_$show=/p/buddhism.html$c=21$type=blogging$m=0$cl=#782121$page=1

TIN TỨC GĐPT$show=/p/gdpt.html$c=4$type=sticky$au=0$date=1$cm=0$va=0$cl=#008000

TÂM TÌNH LAM$show=/p/gdpt.html$c=3$type=blogging$au=0$cm=0$date=1$cl=#008000$va=0

HOẠT ĐỘNG THANH NIÊN$show=/p/gdpt.html$c=3$type=three$h=320$m=0$sn=0$rm=0$cl=#008000$va=0

NHỮNG DÒNG LAM SỬ$show=/p/gdpt.html$c=3$type=left$m=0$cl=#008000$va=0

VĂN NGHỆ GĐPT$show=/p/gdpt.html$c=3$type=right$m=0$cl=#008000$va=0

BÀI CŨ HƠN_$show=/p/gdpt.html$c=21$type=blogging$m=0$cl=#008000$page=1

TỪ THIỆN XÃ HỘI$show=/p/hdxh.html$c=4$type=complex$M=0$cl=#00A99D$va=0

HOẠT ĐỘNG NGUOIAOLAM.NET$show=/p/hdxh.html$c=3$type=three$h=320$m=0$sn=0$rm=0$cl=#00A99D$va=0

CỘNG ĐỒNG$show=/p/hdxh.html$c=6$type=carousel$m=0$cl=#00A99D$va=0

BÀI CŨ HƠN_$show=/p/hdxh.html$c=21$type=blogging$m=0$cl=#00A99D$page=1

VĂN HÓA$show=/p/life.html$c=4$type=sticky$au=0$date=1$cm=0$cl=#ff6600$va=0

CHỦ ĐỀ KHÁC$show=/p/life.html$c=3$h=320$type=three$m=0$sn=0$rm=0$cl=#ff6600$va=0

DU LỊCH TÂM LINH$show=/p/life.html$c=3$type=left$m=0$cl=#ff6600$va=0

SỨC KHỎE - ĂN CHAY$show=/p/life.html$c=3$type=right$m=0$cl=#ff6600$va=0

BÀI CŨ HƠN_$show=/p/life.html$c=21$type=blogging$m=0$cl=#ff6600$page=1

$show=/p/tu-sach.html$type=three$h=320$c=30$rm=0$a=0$m=0$i=1$sn=0$ho=https://ebook.nguoiaolam.net/

$show=/p/tvn.html$type=three$c=30$rm=0$a=0$m=0$i=1$sn=0$$ho=https://tv.nguoiaolam.net/

$show=/p/tin-tuc-gdpt.html

$show=/p/tin-tuc-phat-giao.html

PHẬT GIÁO$show=/p/news.html$type=complex$c=4$va=0$a=0$m=0$i=1

TIN TỨC GĐPT$show=/p/news.html$type=three$c=3$va=0$h=300$m=0$sn=0$rm=0$i=1

GIA ĐÌNH PHẬT TỬ$show=/p/news.html$type=blogging$c=3$va=0$m=0$i=1

$show=/p/news.html$type=three$c=9$va=0$spc=0$rm=0$a=0$m=0$i=1$sn=0$ho=https://tv.nguoiaolam.net/

HOẠT ĐỘNG - TỪ THIỆN$show=/p/news.html$type=left$c=3$va=0$a=0$m=0$i=1

ĐỜI SỐNG TÂM LINH$show=/p/news.html$type=right$c=3$va=0$a=0$m=0$i=1

MỚI CẬP NHẬT$show=/p/news.html$type=blogging$c=7$va=0$pages=1$i=1$m=0

'Cái bang', 'hai ngón' tung hoành mùa lễ hội

Tháng Giêng âm lịch là mùa lễ hội nhưng cũng là mùa của những “đệ tử cái bang" ăn theo, mùa của đạo chích móc túi mặc sức tung hoành, đ...

Tháng Giêng âm lịch là mùa lễ hội nhưng cũng là mùa của những “đệ tử cái bang" ăn theo, mùa của đạo chích móc túi mặc sức tung hoành, để lại những hình ảnh không hề đẹp mắt cho du khách thập phương...

Thật giả ăn mày

Số lượng người ăn xin bùng phát hầu hết các lễ hội khắp miền Bắc, những lễ hội càng lớn như: Yên Tử, đền Trần, hội Lim... thì mật độ các "đệ tử cái bang" càng nhiều. Việc tăng số lượng người ăn xin đến chóng mặt tại các lễ hội khiến cho nhiều người khó có thể nhận ra đâu là ăn mày thật đâu là ăn mày giả.

Tại lễ hội đền Trần (Nam Định), trong dòng người chen chân tới đền, thỉnh thoảng lại xuất hiện một thanh niên tay bó, chân băng bò lê lết sát mặt đất, hoá trang máu me đầy người xin tiền một cách tội nghiệp. Rất nhiều người trông thấy đã rủ lòng thương hại cho tiền. Nhưng một lúc sau không thấy ai để ý, hoặc lúc thưa người, những thanh niên đó đã đứng dậy đi lại như thường.

Cũng ở đền Trần, một "chiêu" khác được "đệ tử cái bang" thực hiện là đeo bám các khách du lịch. Họ bíu áo, kéo tay, chạy theo cầu xin một cách... quyết liệt. Nếu không được bố thí thì những "đệ tử cái bang" không ngần ngại rủa du khách: "Đồ keo kiệt", "đầu năm không bố thí thì mất lộc cả năm"... Rất nhiều du khách vì không muốn bị làm phiền nên đã miễn cưỡng cho tiền.

Có những trường hợp lại không hề kêu xin lấy một tiếng, chủ động huơ huơ chiếc tay cụt, tay kia cầm chiếc nón chìa ra ý như xin lòng thương hại của người qua đường. Nhưng đông đảo nhất và được coi là "thuần" nhất trong giới “cái bang” là những cụ ông cụ bà đã già. Họ ngồi thành hàng, không kéo áo, không bò lê la, chỉ ngồi xin: "Mắt mờ chân chậm không làm được gì, ông bà cho xin đôi đồng về đong gạo nuôi gia đình".

Tại đền Cờn (Nghệ An), mỗi năm dịp đầu xuân, người dân hành hương về rất đông. Đây cũng là lúc "đệ tử cái bang" ở đâu khắp nơi đổ về. Già có, trẻ có, cha cõng con, bà cõng cháu, ngồi xe lăn, bò lê la... đủ kiểu trên đời.

1299137793-cai1

Phì phèo thuốc lá trong lúc chờ.

Tôi đang đứng ở ngoài bãi gửi xe thì một thanh niên đẩy xe lăn đến ngả mũ xin chút lộc đầu năm. Tôi bỏ vào mũ 5.000 đồng, không nói gì rồi vào bước vào đền. Khoảng hơn một giờ đồng hồ sau, ra quán nước sau đền ngồi, bắt gặp anh chàng này đang ngồi chiễm chệ trên ghế hút thuốc lào.

Thấy tôi nhận ra, anh ta chìa cái chân trái bị cụt mất bàn chân rồi thút thật: "Nổ mìn ở bãi đá bị cụt ngón đấy". Hỏi mấy bà bán nước ở đây mới biết, anh này sau ngày bị tai nạn được mai mối cho một cô gái cũng không được nhanh nhẹn tháo vát cho lắm. Thế rồi cứ mỗi độ Tết đến xuân về, cả hai vợ chồng lại ra đền "làm ăn".

Đi cầu may gặp... hạn

Sau ngày Rằm tháng Giêng, các chùa ở Hà Nội vẫn đông người đến dâng hương không kém những ngày đầu năm. Tại chùa Phúc Khánh, chị Hoàng Thị Phúc (nhà ở phố Hồ Đắc Di) đội lễ vật vào chùa dâng hương. Chen chân mãi mới đến được ban thờ chính để đặt lễ. Lễ xong, thò tay vào túi quần mới hay chiếc điện thoại của mình đã không cánh mà bay.

Chị Phúc cho biết, năm ngoái chị cũng vừa bị móc ví ở lễ hội Hoa anh đào tổ chức ở nhà thi đấu Quần Ngựa, Ba Đình. "Đã rút kinh nghiệm chỗ đông người rồi, nhưng mình cứ nghĩ là ở chốn đền chùa, chốn cửa phật không ai làm cái chuyện ăn cắp. Vậy mà nó vẫn mất. Đầu năm đã gặp vận đen rồi", chị Phúc buồn rầu nói.

Những địa điểm như Phủ Tây Hồ, chùa Quán Sứ, chùa Hà, chùa Phúc Khánh và hàng chục ngôi chùa trong địa bàn Thủ đô lúc nào cũng nườm nượp khách ra vào. Chen lấn, xô đẩy do đông đúc là môi trường tốt cho bọn đạo chích dễ dàng "hành động".

1299137793-le1

Ăn xin nhưng vẫn tranh thủ “buôn” điện thoại di động

Anh Nguyễn Xuân Vẹn, quê ở Nghệ An, đang làm cho một công ty thức ăn gia súc. Đầu năm, ra Hà Nội sớm hơn so với ngày làm việc để đi Phủ Tây Hồ lễ Phật. Vừa đến lượt, anh vội vã miệng hỏi mua sớ, tay rút ví trả tiền thì ví đã không cánh mà bay. Số tiền hơn một triệu đồng trong ví đi tong, kèm theo đó là bằng lái xe, chứng minh nhân dân và hai cái thẻ ATM. Vì để mật khẩu là ngày sinh của mình nên anh đã cuống cuồng đi chặn thẻ. Rồi ngày đầu tuần sau đó, anh Vẹn phải xin phép cơ quan để về quê làm lại chứng minh nhân dân.

Đang buồn rầu vì vẫn chưa làm lại được thẻ ATM do chưa có chứng minh nhân dân, bất ngờ Vẹn nhận được cú điện thoại đến chuộc lại giấy tờ. Số tiền chuộc 2 triệu đồng. Bỏ điện thoại rời tai, Vẹn ngán ngẩm: "Sao nó không gọi sớm, khỏi mình mất công về quê giấy tờ lỉnh kỉnh, xin xỏ dấu má".

Anh Vẹn kể, bạn anh đi hội Lim, đang lúi húi thắp hương thì có ai đó thúc vào lưng, quay lại thấy có kẻ vừa lấy ví của mình. "Nhìn rõ mồn một kẻ gian, định hô hoán thì liền bị tên đạo chích trợt mắt ra hiệu cắt cổ làm cho cô ấy cứng cả miệng ú ớ không nói được gì. Khi định thần lại thì kẻ gian đã biến mất. Hôm qua, hai anh em vừa buôn điện thoại mới biết đều gặp hạn đầu năm".

Vấn nạn trộm cắp ngày càng táo tợn đã làm xấu đi hình ảnh lễ hội- một nét đẹp lâu đời của dân tộc ta. Lý do khách quan là do lượng khách quá lớn, nhưng quan trọng hơn là công tác tổ chức, quản lý ở các lễ hội chưa được thắt chặt một cách nghiêm ngặt.

Khi các cơ quan quản lý các lễ hội đang phải bó tay trước nạn "cái bang" và "đạo chích" oanh tạc, thì lời khuyên hữu ích cho khách hành hương là... "cẩn tắc vô áy náy".

Một số hình ảnh cái bang mùa lễ hội

Thời điểm đầu năm là lúc "đội ngũ" ăn xin kéo về các lễ hội lớn như chùa Bái Đính (Ninh Bình), chùa Hương (Hà Nội),...rất đông để "hành nghề".

Đủ các tư thế như đứng, ngồi, lăn le, nằm bò ra đất để đánh vào lòng hảo tâm, trắc ẩn của người qua đường.

Hình ảnh những "cái bang nhí" nằm bò dưới đất để xin tiền du khách như thế này không hiếm tại các lễ hội.

Cố gắng "trưng" ra các khuyết tật của mình hoặc liên tục diễn những cảnh thảm thương nhất nhằm xin tiền du khách.

Hình ảnh người ăn xin tràn lan tại những lễ hội mà trong đó có rất nhiều là "ăn xin giả" trông rất phản cảm và thường gây không ít phiền hà cho du khách.

Hình ảnh người ăn xin tràn lan tại những lễ hội mà trong đó có rất nhiều là "ăn xin giả" trông rất phản cảm và thường gây không ít phiền hà cho du khách.

CĐO – tổng hợp từ baomoi.com

BÌNH LUẬN

Name

ăn chay,441,báo chí,1,BBT,2,biên khảo,12,cảm tác,120,câu chuyện đầu ngày,1,câu chuyện lửa tàn,1,chia sẻ,45,chủ đề khác,24,chuyện ăn chay,50,cộng đồng,14,cổng trại,6,đi và viết,10,Diệu Hoàng,11,đố vui phật pháp,4,đời sống,601,du khảo,1,du lịch,56,Đức Phật A Di Đà,12,Đức Quảng,1,GĐPT,114,GĐPT QĐSG,5,GĐPT Quốc Nội,5,GĐPT Thế Giới,1,ghi chép,25,Giác Đạo,1,giáo dục gđpt,10,góc nhìn,13,gút (nút) dây,6,hành chánh gđpt,1,HĐXH,70,hoạt động,18,hoạt động thanh niên,23,huấn luyện gđpt,2,khoa học,9,kiến trúc,6,kinh chú,4,kinh điển,5,kỹ mỹ thuật,11,lam sử,6,lễ hội,3,mật thư,1,Minh Thi,1,món bánh,13,món chay,335,món chè,9,món chính,1,món mứt,2,mỹ thuật,69,nếp sống,150,nghệ thuật,261,nghi thức,8,nghiên cứu,42,Ngọc Hằng,7,người ăn chay,7,Nguyên Hiệp,1,nhân vật,4,nhiếp ảnh,2,pháp âm,82,pháp phục,6,pháp thoại,43,phật đản - an cư,7,phật giáo,972,phật giáo thế giới,40,phật pháp,360,phật pháp & tuổi trẻ,1,phật pháp vấn đáp,39,phim nhạc,29,phóng sự,106,phóng sự ảnh,53,quán chay,12,sách nói,5,sự kiện,85,sức khỏe,38,tâm tình lam,65,thắng cảnh,18,thánh tích,2,Thích Chơn Thiện,5,Thích Giác Nhiên,1,Thích Minh Châu,34,Thích Minh Thế,2,Thích Nhất Hạnh,1,Thích Nhật Từ,1,Thích Tâm Mẫn,25,Thích Thái Hòa,1,Thích Trí Tịnh,3,thơ văn,153,thời sự,350,thủ công trại,7,thực tập hạnh phúc,21,thức uống,3,tiêu điểm,161,tìm hiểu,128,tin tức,190,tin tức gđpt,8,tổ chức gđpt,7,trại - lửa trại,3,Triệu Minh Thi,2,truyện,14,truyện cổ phật giáo,22,truyền tin,5,tu học gđpt,4,tủ sách pdf,108,từ thiện,38,tự viện,31,văn hóa,83,văn nghệ gđpt,19,videos,1,vu lan - báo hiếu,25,xuân - thành đạo,71,
ltr
item
Người Áo Lam: 'Cái bang', 'hai ngón' tung hoành mùa lễ hội
'Cái bang', 'hai ngón' tung hoành mùa lễ hội
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjBsHStdrXf90ytbbY1shZOVwAfUiZObtR1cvl4gt-UJX5zBNwCUGyza-jeJ4TLNPSqgKnc4izN52XizXzzUeaGeT_0YTxWwt0JpIKOH8r4pf_HtpIzI7g41fFfAA6oRQ4fg2ePhafuA3A/?imgmax=800
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjBsHStdrXf90ytbbY1shZOVwAfUiZObtR1cvl4gt-UJX5zBNwCUGyza-jeJ4TLNPSqgKnc4izN52XizXzzUeaGeT_0YTxWwt0JpIKOH8r4pf_HtpIzI7g41fFfAA6oRQ4fg2ePhafuA3A/s72-c/?imgmax=800
Người Áo Lam
https://old.nguoiaolam.net/2012/02/bang-ngon-tung-hoanh-mua-le-hoi.html
https://old.nguoiaolam.net/
https://old.nguoiaolam.net/
https://old.nguoiaolam.net/2012/02/bang-ngon-tung-hoanh-mua-le-hoi.html
true
8680068194570582821
UTF-8
Tải Hết Không tìm thấy bài đăng nào XEM HẾT Đọc thêm Trả lời Hủy Xóa Bởi TRANG NHÀ TRANG BÀI VIẾT Xem Hết BẠN CÓ THỂ ĐỌC THÊM CHUYÊN MỤC CÁC BÀI CŨ TÌM KIẾM TẤT CẢ BÀI VIẾT Không tìm thấy bài viết nào phù hợp với yêu cầu của bạn Trở về TRANG NHÀ Sunday Monday Tuesday Wednesday Thursday Friday Saturday Sun Mon Tue Wed Thu Fri Sat January February March April May June July August September October November December Jan Feb Mar Apr May Jun Jul Aug Sep Oct Nov Dec tức thời 1 phút trước $$1$$ minutes ago 1 giờ trước $$1$$ hours ago Hôm qua $$1$$ days ago $$1$$ weeks ago hơn 5 tuần trước Người theo dõi Theo dõi NỘI DUNG CHÍNH ĐÃ BỊ ẨN BƯỚC 1: Chia sẻ bài viết. BƯỚC 2: Nhấn vào đường dẫn bạn vừa chia sẻ để mở khóa Sao Chép Mã Chọn Mã Tất cả mã bạn chọn đã được sao chép Không thể sao chép mã / văn bản, vui lòng nhấn [CTRL]+[C] (or CMD+C with Mac) để thử lại