# Header

$show=/p/news.html$type=grid$c=4$a=0$m=0$tbg=rainbow$sn=0$rm=0

$hide=/p/news.html

THỜI SỰ$show=/p/buddhism.html$c=4$type=sticky$au=0$date=1$cm=0$va=0$cl=#782121

QUAN ĐIỂM - GÓC NHÌN$show=/p/buddhism.html$c=3$type=three$h=320$m=0$sn=0$rm=0$cl=#782121$va=0

TU HỌC - PHẬT PHÁP$show=/p/buddhism.html$c=3$type=left$m=0$cl=#782121$va=0

NGHỆ THUẬT PHẬT GIÁO$show=/p/buddhism.html$c=3$type=right$m=0$cl=#782121$va=0

BÀI CŨ HƠN_$show=/p/buddhism.html$c=21$type=blogging$m=0$cl=#782121$page=1

TIN TỨC GĐPT$show=/p/gdpt.html$c=4$type=sticky$au=0$date=1$cm=0$va=0$cl=#008000

TÂM TÌNH LAM$show=/p/gdpt.html$c=3$type=blogging$au=0$cm=0$date=1$cl=#008000$va=0

HOẠT ĐỘNG THANH NIÊN$show=/p/gdpt.html$c=3$type=three$h=320$m=0$sn=0$rm=0$cl=#008000$va=0

NHỮNG DÒNG LAM SỬ$show=/p/gdpt.html$c=3$type=left$m=0$cl=#008000$va=0

VĂN NGHỆ GĐPT$show=/p/gdpt.html$c=3$type=right$m=0$cl=#008000$va=0

BÀI CŨ HƠN_$show=/p/gdpt.html$c=21$type=blogging$m=0$cl=#008000$page=1

TỪ THIỆN XÃ HỘI$show=/p/hdxh.html$c=4$type=complex$M=0$cl=#00A99D$va=0

HOẠT ĐỘNG NGUOIAOLAM.NET$show=/p/hdxh.html$c=3$type=three$h=320$m=0$sn=0$rm=0$cl=#00A99D$va=0

CỘNG ĐỒNG$show=/p/hdxh.html$c=6$type=carousel$m=0$cl=#00A99D$va=0

BÀI CŨ HƠN_$show=/p/hdxh.html$c=21$type=blogging$m=0$cl=#00A99D$page=1

VĂN HÓA$show=/p/life.html$c=4$type=sticky$au=0$date=1$cm=0$cl=#ff6600$va=0

CHỦ ĐỀ KHÁC$show=/p/life.html$c=3$h=320$type=three$m=0$sn=0$rm=0$cl=#ff6600$va=0

DU LỊCH TÂM LINH$show=/p/life.html$c=3$type=left$m=0$cl=#ff6600$va=0

SỨC KHỎE - ĂN CHAY$show=/p/life.html$c=3$type=right$m=0$cl=#ff6600$va=0

BÀI CŨ HƠN_$show=/p/life.html$c=21$type=blogging$m=0$cl=#ff6600$page=1

$show=/p/tu-sach.html$type=three$h=320$c=30$rm=0$a=0$m=0$i=1$sn=0$ho=https://ebook.nguoiaolam.net/

$show=/p/tvn.html$type=three$c=30$rm=0$a=0$m=0$i=1$sn=0$$ho=https://tv.nguoiaolam.net/

$show=/p/tin-tuc-gdpt.html

$show=/p/tin-tuc-phat-giao.html

PHẬT GIÁO$show=/p/news.html$type=complex$c=4$va=0$a=0$m=0$i=1

TIN TỨC GĐPT$show=/p/news.html$type=three$c=3$va=0$h=300$m=0$sn=0$rm=0$i=1

GIA ĐÌNH PHẬT TỬ$show=/p/news.html$type=blogging$c=3$va=0$m=0$i=1

$show=/p/news.html$type=three$c=9$va=0$spc=0$rm=0$a=0$m=0$i=1$sn=0$ho=https://tv.nguoiaolam.net/

HOẠT ĐỘNG - TỪ THIỆN$show=/p/news.html$type=left$c=3$va=0$a=0$m=0$i=1

ĐỜI SỐNG TÂM LINH$show=/p/news.html$type=right$c=3$va=0$a=0$m=0$i=1

MỚI CẬP NHẬT$show=/p/news.html$type=blogging$c=7$va=0$pages=1$i=1$m=0

Nét đẹp độc đáo chùa Khmer Candaransì

Được xây dựng và hoàn thành vào năm 1948, trải qua bao mưa nắng thời gian, chùa Candaransì vẫn lặng lẽ nằm bên bờ kênh Nhiêu Lộc ngay giữa t...

Được xây dựng và hoàn thành vào năm 1948, trải qua bao mưa nắng thời gian, chùa Candaransì vẫn lặng lẽ nằm bên bờ kênh Nhiêu Lộc ngay giữa trung tâm của TP.Hồ Chí Minh như một nét độc đáo hiếm có về sự tồn tại, phát triển của người Khmer nói chung và một số người gốc Campuchia đang sinh sống ở thành phố nói riêng. Có thể nói, Candaransì không đơn thuần là chốn tâm linh mà còn là nơi để những con người xa xứ nương tựa, tìm về giữa bộn bề cuộc sống mưu sinh.

 net-dep-chua- Candaransi (4)

Cổng chùa candaransì

 net-dep-chua- Candaransi (1)

Trăng của người Khmer

Candaransì, theo tiếng Khmer có nghĩa là ánh trăng sáng, là soi rọi, thấu hiểu tận cùng những góc khuất tâm linh của đời người. Trong tín ngưỡng dân tộc mình, người Khmer luôn tin rằng, ánh trăng là sự khởi đầu cũng là sự kết thúc, là điều may mắn, sự bao dung vì ánh trăng dịu hiền lại xua đi bóng tối trong những đêm dài lạnh giá. Vì thế, không lạ khi chùa Candaransì chính là nơi chốn để nhiều người Khmer lui tới, nhất là những ngày lễ lớn trong năm vì cuộc sống tinh thần rất quan trọng trong sinh hoạt cộng đồng của họ.

Nằm ở đường Hoàng Sa (phường 7, quận 3) hướng mặt tiền ra phía bờ kênh Nhiêu Lộc thơ mộng, chùa Candaransì được xây dựng với những thiết kế hoành tráng cùng gam màu vàng chủ đạo rất bắt mắt. Khuôn viên và các mặt tiền của chùa đều được đắp tượng nổi những loài vật như rắn chín đầu, tượng các vị thần, tượng trâu, ngựa... được khắc tinh tế, mang dáng dấp của những đền đài Ăng-ko danh tiếng từ ngàn năm qua. Ngoài ra, trong những bức tường, trên trần nhà, chùa Candaransì còn có nhiều bức tranh cỡ lớn hàng chục mét vuông ghi lại cảnh sống thường ngày của chư ni phật tử chốn niết bàn xa xôi mà gần gũi. Những bức tranh này luôn có cảm giác tươi vui, nhộn nhịp, màu sắc thuộc gam nóng, bắt mắt. Đây có lẽ cũng là nét khác biệt lớn nhất của những kiến trúc ngôi chùa trong quan niệm người Kinh và chùa của người Khmer nói chung.

Được xây dựng bởi một hòa thượng quê gốc Phnom-Penh có pháp danh Việt là Phạm Trang cùng các chư ni phật tử người Khmer sinh sống quanh vùng đất Sài Gòn-Gia Định xưa. Sau gần trăm năm tồn tại, phát triển, có thể nói, với hàng ngàn người dân tộc Khmer đang sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam, một ngôi chùa to đẹp, lộng lẫy nằm giữa thành phố mang tên Bác như một niềm tự hào sâu sắc bởi trước kia, có lần các tăng ni của chùa đã xuống đường phản đối chế độ Ngô Đình Diệm, che chở chiến sỹ Việt Minh cách mạng. Vào những ngày lễ hội đặc biệt của người Khmer như lễ Chôl Chnăm Thmây, Đôn tà, Khel đôn... hàng trăm người Khmer ở khắp nơi như Tây Ninh, An Giang, Đồng Nai... hay cả những người bên Campuchia cũng hành hương về đây cúng lễ, tỏ lòng biết ơn các thế hệ người đi trước.

Đứng ngay trước cửa đại điện của chùa, hòa thượng Lâc Som, thủ đô Phnom Penh - Campuchia tâm sự, tôi đi tu theo dòng phật giáo Nam tông, những ngày đầu năm thường có thói quen đi thăm những ngôi chùa của Nam tông ở khắp nơi trên thế giới. Chùa Candaransì chính là một trong những ngôi chùa rất nổi tiếng không chỉ ở Việt Nam mà còn nhiều nơi khác. Một số bạn bè của tôi bên tận nước Ấn Độ xa xôi cũng biết đến ngôi chùa này và mong muốn có một lần được sang đây để chứng kiến nét văn hóa độc đáo của người Việt nói chung và người Khmer nói riêng tồn tại song hành nơi đây.

An cư chốn vĩnh hằng

Còn một nguyên nhân khác khiến Candaransì thu hút được sự chú ý quan tâm đặc biệt của người Khmer khắp nơi là quan niệm mai táng người đã khuất của họ. Theo đó, với người Khmer, sống ở trên đời chỉ là tạm bợ, thác về cõi vĩnh hằng mới là cuộc sống viên mãn, bền lâu. Vì thế, sau khi mất đi, người Khmer thường hỏa táng thi thể người quá cố và đem lên chùa thờ phụng, cũng như nhiều người Kinh ngày nay vẫn làm.

Tiếp chúng tôi, hòa thượng Tăng Ươl ở chùa, tâm sự: "Với những người Khmer chúng tôi, chùa thường có ý nghĩa vô cùng quan trọng và linh thiêng. Họ vẫn thường nói với con cháu rằng, ‘sống gửi thân ở chùa, thác vào chùa gửi cốt’. Nói vậy để thấy chùa chính là nơi cư trú tâm linh trong suốt vòng đời. Ngoài việc là nơi để du khách và người dân đến vãn cảnh hàng ngày, Candaransì còn lưu giữ nhiều nét văn hóa độc đáo sau lịch sử gần một trăm năm tồn tại đến nay. Đó chính là những bộ kinh kệ của các đời trụ trì, các tăng ni sưu tầm được nhằm giáo huấn các thế hệ sau biết răn mình, sống đúng với đạo nghĩa và giáo luật đặt ra. Ngoài ra, chùa còn có một số bộ kinh lá khá độc đáo. Đây là loại kinh được viết trên lá buông, một loại lá to bản mọc nhiều ở vùng biên giới xa xôi. Với những người theo dòng Nam tông thì kinh lá có thể nói là báu vật của người Khmer nói chung. Kinh lá xuất hiện và khá phổ biến ở vùng An Giang, nơi có cộng đồng người Khmer sinh sống lâu đời.

Trong một cái am nhỏ, bên trái chùa, chúng tôi thấy hàng ngàn lọ tro cốt bằng sành, sứ được đặt ngay ngắn với tên tuổi và quê quán, được chăm sóc hương khói hàng ngày. Họ chính là những linh hồn người Khmer đang yên nghỉ nơi đây. Mặc dù là nơi an nghỉ của các linh hồn nhưng không gợi cho chúng ta cảm giác chết chóc mà chỉ có sự an nhiên, tự tại một cách nhẹ nhàng. Hình như, với những người Khmer, cái chết chỉ là sự chuyển tiếp, luân hồi và nằm trong cùng một vòng quay nhân quả với sự sống. Với cộng đồng người Khmer và người gốc Campuchia sinh sống ở thành phố Hồ Chí Minh, những ngày lễ, ngoài việc lên chùa cầu ước còn là dịp để họ tỏ lòng thương nhớ những người thân đã mất. Chị Nguyễn Thị Tâm, một người dân gốc Campuchia hiện đang sinh sống ở khu phố 375/52 đường Lê Hồng Phong (phường 1, quận 10) cho biết. Gia đình chị có nguồn gốc từ vùng Kampot (Campuchia) sang sinh sống ở Sài Gòn từ trước năm 1954. Hiện nay, những ngày đặc biệt gia đình chị vẫn thường xuyên lên chùa Candaransì này để thắp hương, cúng lễ. Ngay như ông bà nội của chị cũng vậy, tâm nguyện duy nhất một điều rằng mất đi sẽ được an nghỉ vĩnh viễn tại ngôi chùa này. Vì thế, cả đại gia đình chị thường xuyên lên đây để con cháu biết được nơi an nghỉ của tổ tiên, ông bà mình.

Ngoài gia đình chị Tâm, ngôi chùa này còn là nơi an nghỉ của nhiều linh hồn quá cố khác của người Khmer sinh sống quanh vùng. Họ có thể cư trú ở thành phố Hồ Chí Minh hay các tỉnh, thành lân cận. Vì thế, nên nói chùa Candaransì là chiếc cầu nối, là nơi giao lưu văn hóa giữa những người Khmer với người Kinh, giữa đạo với đời, giữa những dòng phật giáo khác nhau cũng không sai chút nào. Có lẽ, đó chính là nét đặc sắc nhất của ngôi chùa lâu đời này.

net-dep-chua- Candaransi (2)

Candaransì không đơn thuần là chốn tâm linh mà còn là nơi để những con người xa xứ nương tựa, tìm về giữa bộn bề cuộc sống

ĐOÀN XÁ
(theo Đại Đoàn Kết)

BÌNH LUẬN

Name

ăn chay,441,báo chí,1,BBT,2,biên khảo,12,cảm tác,120,câu chuyện đầu ngày,1,câu chuyện lửa tàn,1,chia sẻ,45,chủ đề khác,24,chuyện ăn chay,50,cộng đồng,14,cổng trại,6,đi và viết,10,Diệu Hoàng,11,đố vui phật pháp,4,đời sống,601,du khảo,1,du lịch,56,Đức Phật A Di Đà,12,Đức Quảng,1,GĐPT,114,GĐPT QĐSG,5,GĐPT Quốc Nội,5,GĐPT Thế Giới,1,ghi chép,25,Giác Đạo,1,giáo dục gđpt,10,góc nhìn,13,gút (nút) dây,6,hành chánh gđpt,1,HĐXH,70,hoạt động,18,hoạt động thanh niên,23,huấn luyện gđpt,2,khoa học,9,kiến trúc,6,kinh chú,4,kinh điển,5,kỹ mỹ thuật,11,lam sử,6,lễ hội,3,mật thư,1,Minh Thi,1,món bánh,13,món chay,335,món chè,9,món chính,1,món mứt,2,mỹ thuật,69,nếp sống,150,nghệ thuật,261,nghi thức,8,nghiên cứu,42,Ngọc Hằng,7,người ăn chay,7,Nguyên Hiệp,1,nhân vật,4,nhiếp ảnh,2,pháp âm,82,pháp phục,6,pháp thoại,43,phật đản - an cư,7,phật giáo,972,phật giáo thế giới,40,phật pháp,360,phật pháp & tuổi trẻ,1,phật pháp vấn đáp,39,phim nhạc,29,phóng sự,106,phóng sự ảnh,53,quán chay,12,sách nói,5,sự kiện,85,sức khỏe,38,tâm tình lam,65,thắng cảnh,18,thánh tích,2,Thích Chơn Thiện,5,Thích Giác Nhiên,1,Thích Minh Châu,34,Thích Minh Thế,2,Thích Nhất Hạnh,1,Thích Nhật Từ,1,Thích Tâm Mẫn,25,Thích Thái Hòa,1,Thích Trí Tịnh,3,thơ văn,153,thời sự,350,thủ công trại,7,thực tập hạnh phúc,21,thức uống,3,tiêu điểm,161,tìm hiểu,128,tin tức,190,tin tức gđpt,8,tổ chức gđpt,7,trại - lửa trại,3,Triệu Minh Thi,2,truyện,14,truyện cổ phật giáo,22,truyền tin,5,tu học gđpt,4,tủ sách pdf,108,từ thiện,38,tự viện,31,văn hóa,83,văn nghệ gđpt,19,videos,1,vu lan - báo hiếu,25,xuân - thành đạo,71,
ltr
item
Người Áo Lam: Nét đẹp độc đáo chùa Khmer Candaransì
Nét đẹp độc đáo chùa Khmer Candaransì
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhFQNAslIL_teNKWD0ILts6s2xyxl_McrYUWm4jdUU6XrBJSyeZ2sf_7HAuTkGkIgEpfld8q1BWzm6io8M3CaVWKisHm-ORB4MYuzeS4-Yts9wuy8s-rfvWnzcDg01H3lKCu33DKerpU2E/?imgmax=800
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhFQNAslIL_teNKWD0ILts6s2xyxl_McrYUWm4jdUU6XrBJSyeZ2sf_7HAuTkGkIgEpfld8q1BWzm6io8M3CaVWKisHm-ORB4MYuzeS4-Yts9wuy8s-rfvWnzcDg01H3lKCu33DKerpU2E/s72-c/?imgmax=800
Người Áo Lam
https://old.nguoiaolam.net/2012/02/net-ep-oc-ao-chua-khmer-candaransi.html
https://old.nguoiaolam.net/
https://old.nguoiaolam.net/
https://old.nguoiaolam.net/2012/02/net-ep-oc-ao-chua-khmer-candaransi.html
true
8680068194570582821
UTF-8
Tải Hết Không tìm thấy bài đăng nào XEM HẾT Đọc thêm Trả lời Hủy Xóa Bởi TRANG NHÀ TRANG BÀI VIẾT Xem Hết BẠN CÓ THỂ ĐỌC THÊM CHUYÊN MỤC CÁC BÀI CŨ TÌM KIẾM TẤT CẢ BÀI VIẾT Không tìm thấy bài viết nào phù hợp với yêu cầu của bạn Trở về TRANG NHÀ Sunday Monday Tuesday Wednesday Thursday Friday Saturday Sun Mon Tue Wed Thu Fri Sat January February March April May June July August September October November December Jan Feb Mar Apr May Jun Jul Aug Sep Oct Nov Dec tức thời 1 phút trước $$1$$ minutes ago 1 giờ trước $$1$$ hours ago Hôm qua $$1$$ days ago $$1$$ weeks ago hơn 5 tuần trước Người theo dõi Theo dõi NỘI DUNG CHÍNH ĐÃ BỊ ẨN BƯỚC 1: Chia sẻ bài viết. BƯỚC 2: Nhấn vào đường dẫn bạn vừa chia sẻ để mở khóa Sao Chép Mã Chọn Mã Tất cả mã bạn chọn đã được sao chép Không thể sao chép mã / văn bản, vui lòng nhấn [CTRL]+[C] (or CMD+C with Mac) để thử lại