# Header

$show=/p/news.html$type=grid$c=4$a=0$m=0$tbg=rainbow$sn=0$rm=0

$hide=/p/news.html

THỜI SỰ$show=/p/buddhism.html$c=4$type=sticky$au=0$date=1$cm=0$va=0$cl=#782121

QUAN ĐIỂM - GÓC NHÌN$show=/p/buddhism.html$c=3$type=three$h=320$m=0$sn=0$rm=0$cl=#782121$va=0

TU HỌC - PHẬT PHÁP$show=/p/buddhism.html$c=3$type=left$m=0$cl=#782121$va=0

NGHỆ THUẬT PHẬT GIÁO$show=/p/buddhism.html$c=3$type=right$m=0$cl=#782121$va=0

BÀI CŨ HƠN_$show=/p/buddhism.html$c=21$type=blogging$m=0$cl=#782121$page=1

TIN TỨC GĐPT$show=/p/gdpt.html$c=4$type=sticky$au=0$date=1$cm=0$va=0$cl=#008000

TÂM TÌNH LAM$show=/p/gdpt.html$c=3$type=blogging$au=0$cm=0$date=1$cl=#008000$va=0

HOẠT ĐỘNG THANH NIÊN$show=/p/gdpt.html$c=3$type=three$h=320$m=0$sn=0$rm=0$cl=#008000$va=0

NHỮNG DÒNG LAM SỬ$show=/p/gdpt.html$c=3$type=left$m=0$cl=#008000$va=0

VĂN NGHỆ GĐPT$show=/p/gdpt.html$c=3$type=right$m=0$cl=#008000$va=0

BÀI CŨ HƠN_$show=/p/gdpt.html$c=21$type=blogging$m=0$cl=#008000$page=1

TỪ THIỆN XÃ HỘI$show=/p/hdxh.html$c=4$type=complex$M=0$cl=#00A99D$va=0

HOẠT ĐỘNG NGUOIAOLAM.NET$show=/p/hdxh.html$c=3$type=three$h=320$m=0$sn=0$rm=0$cl=#00A99D$va=0

CỘNG ĐỒNG$show=/p/hdxh.html$c=6$type=carousel$m=0$cl=#00A99D$va=0

BÀI CŨ HƠN_$show=/p/hdxh.html$c=21$type=blogging$m=0$cl=#00A99D$page=1

VĂN HÓA$show=/p/life.html$c=4$type=sticky$au=0$date=1$cm=0$cl=#ff6600$va=0

CHỦ ĐỀ KHÁC$show=/p/life.html$c=3$h=320$type=three$m=0$sn=0$rm=0$cl=#ff6600$va=0

DU LỊCH TÂM LINH$show=/p/life.html$c=3$type=left$m=0$cl=#ff6600$va=0

SỨC KHỎE - ĂN CHAY$show=/p/life.html$c=3$type=right$m=0$cl=#ff6600$va=0

BÀI CŨ HƠN_$show=/p/life.html$c=21$type=blogging$m=0$cl=#ff6600$page=1

$show=/p/tu-sach.html$type=three$h=320$c=30$rm=0$a=0$m=0$i=1$sn=0$ho=https://ebook.nguoiaolam.net/

$show=/p/tvn.html$type=three$c=30$rm=0$a=0$m=0$i=1$sn=0$$ho=https://tv.nguoiaolam.net/

$show=/p/tin-tuc-gdpt.html

$show=/p/tin-tuc-phat-giao.html

PHẬT GIÁO$show=/p/news.html$type=complex$c=4$va=0$a=0$m=0$i=1

TIN TỨC GĐPT$show=/p/news.html$type=three$c=3$va=0$h=300$m=0$sn=0$rm=0$i=1

GIA ĐÌNH PHẬT TỬ$show=/p/news.html$type=blogging$c=3$va=0$m=0$i=1

$show=/p/news.html$type=three$c=9$va=0$spc=0$rm=0$a=0$m=0$i=1$sn=0$ho=https://tv.nguoiaolam.net/

HOẠT ĐỘNG - TỪ THIỆN$show=/p/news.html$type=left$c=3$va=0$a=0$m=0$i=1

ĐỜI SỐNG TÂM LINH$show=/p/news.html$type=right$c=3$va=0$a=0$m=0$i=1

MỚI CẬP NHẬT$show=/p/news.html$type=blogging$c=7$va=0$pages=1$i=1$m=0

Tháp cổ và thuật phong thủy

Phong thủy có ảnh hưởng đến tính tình, lành dữ, giàu nghèo của con người. Người ta đã xây dựng những ngọn tháp theo phong thủy để đuổi tà ma...

Phong thủy có ảnh hưởng đến tính tình, lành dữ, giàu nghèo của con người. Người ta đã xây dựng những ngọn tháp theo phong thủy để đuổi tà ma đồng thời cũng có thể tạo ra những nhân tài.

phật pháp chân chánh - thành tựu chân chánh

Ngũ tinh và cửu tinh

Phong thủy chia địa hình thành 5 loại chính theo ngũ hành, gọi là ngũ tinh. Kim tinh là miếng đất ngay ngắn, đầu tròn chân rộng; Mộc tinh là miếng đất hình dài, thẳng; Thủy tinh là thế đất thấp, nhấp nhô không đều; Hỏa tinh là thế đất nhọn, nhô cao, chân rộng; Thổ tinh là thế đất hình vuông vắn, vững chắc. Kim tinh thuộc Võ tinh, Mộc tinh thuộc văn tinh, Thủy tinh thuộc Tú tinh, Hỏa tinh thuộc Lộc tinh, Thổ tinh thuộc Tài tinh. Ngũ tinh tương ứng với 5 hạng người trong xã hội là quân nhân, văn sĩ, nghệ nhân, quan lại và nông dân.

Theo môn Kỷ hà học thì Kim tinh tương ứng hình bán cầu, Mộc tinh hình chữ nhật, Thủy tinh hình gấp khúc, Hỏa tinh hình nón, Thổ tinh hình lập thể. Nếu địa thế hình tròn mà trong có hình vuông thì gọi là cuộc đất "thổ phù kim"; Miếng đất dài mà chia nhánh thì gọi là "mộc sinh nha"...

Chánh Đạt Online - Duy tuệ thị nghiệp

Tháp Bút bên Hồ Gươm

Vì trên thực tế rất khó có một địa cuộc thuần, mà thường pha tạp hai ba loại, vừa giống thổ, vừa giống kim, hoặc thổ không thành thổ, kim không thành kim... nên các nhà Kham dư học lại đặt ra phép Cửu tinh từ hình thái căn bản của Ngũ tinh. Cửu tinh phân theo 9 loại, lấy tên của 9 vì sao (Cửu diệu) là Tham lang, Cự môn, Lộc tồn, Văn khúc, Liêm trinh, Võ khúc, Phá quân, Tả phù, Hữu bật.

Quy về ngũ hành thì Tham lang thuộc Mộc tinh; Cự môn, Lộc tồn thuộc Thổ tinh; Văn khúc, Hữu bật thuộc Thuỷ tinh; Liêm trinh thuộc Hoả tinh; Vũ khúc, Phá quân, Tả phù thuộc Thổ tinh.

Như vậy, trong biến thể địa hình của Cửu tinh thì Tham lang thuộc Văn tinh (sao Khuê), thuộc hành Mộc, khí màu tía, hình nhô thẳng cao vút, hình tượng giống như cái hốt (thẻ bài để các quan cầm vào chầu), lại giống như cây bút nên Tham lang biểu trưng cho văn chương, quý nhân. Phong thủy cho rằng, cuộc đất ấy thường tạo ra nhiều nhân tài văn học.

Tháp trấn tà

Một điều thú vị là hình thể Tham lang lại giống như kiến trúc toà tháp 7 hoặc 9 tầng trong Phật giáo, gọi là "phù đồ", vừa để thờ Phật vừa có nghĩa là chỉ phương hướng, có tác dụng trấn áp yêu tà, bảo vệ dân chúng. Chính vì sự tương hợp này mà tại những xứ sở chịu ảnh hưởng của văn hoá Trung Hoa và Ấn Độ thường kiến tạo nhiều toà bảo tháp. Ở Trung Quốc, "tháp phong thủy" xuất hiện rất nhiều.

Những nơi tận cùng sơn mạch, trên đỉnh núi, bên nguồn nước... thường xây dựng tháp để "trấn sơn, áp thủy, trấn tà", đồng thời bổ sung khiếm khuyết của địa thế nơi ấy.

Các tháp nổi tiếng ở Trung Quốc như Song Tháp ở Thái Nguyên, Lôi Phong ở Tây Hồ, Văn Xương ở Hồ Bắc... ngoài biểu trưng Phật giáo thì đều gắn liền với yếu tố phong thủy. Toà Song Tháp gồm 2 ngọn tháp đôi 13 tầng, hình bát giác, cao 54,7m là một kiến trúc cao nhất của Trung Hoa, trải qua gần 500 năm vẫn sừng sững như xưa. Tháp được xây vào năm Vạn Lịch thứ 27 đời Minh (1599) do các thân sĩ địa phương cầu mong đất Thái Nguyên được "hưng thịnh văn phong", nên tháp còn có tên là Văn Phong hay Tuyên Văn, được xưng là "Kỳ quan đất Tấn Dương".

Cổ nhất là toà Văn Phong tháp ở huyện Chung Dương, tỉnh Hồ Bắc, xây dựng từ năm 880 đời Đường. Tháp cao 16m, có 22 cấp, hình dạng như một cây bút khổng lồ, là nơi để văn sĩ bốn phương lên du ngoạn, tìm tứ lạ.

Đến biểu tượng của văn hiến

Người xưa tin rằng tạo tháp làm hưng khởi việc học, khoa cử đỗ đạt. Thường những địa phương nào kém đường học vấn, lâu năm không có người đỗ đạt thì chọn đất dựng Văn bút tháp tại các hướng Chấn (đông), Tốn (đông nam), Ly (nam) để cải tạo phong thủy.

Chánh Đạt Online - Duy tuệ thị nghiệp

Chùa Bút Tháp, Bắc Ninh

Một toà tháp nổi tiếng của Trung Quốc là Sùng Văn tháp ở huyện Kinh Dương tỉnh Thiểm Tây, xây dựng từ đời Minh. Truyền thuyết kể rằng, vùng Kinh Dương có núi che nước bọc, phong thuỷ cực tốt, nhưng bao năm việc học không phát, không có người đỗ đạt.

Quan Thượng thư Lý Đạt thỉnh thầy phong thủy đến xem, thấy phía tây bắc có núi Bút Gia, hình như giá bút mà không có bút; Phía nam có sông Kinh như dòng mực lớn, chỉ chờ bút chấm vào, bèn chọn hướng đông nam lập toà Sùng Văn tháp. Cũng kỳ lạ là từ đó trở về sau, đất Kinh Dương xuất hiện văn tài rất nhiều, nổi tiếng có Vu Hựu Nhậm, Phùng Nhuận Chương, Ngô Mật... Hiện nay, các nhà văn Lý Nhược Băng, Lôi Trữ Ưng, Bạch Miêu, nhà thư pháp Mông Chí Quân... đều xuất thân từ Kinh Dương.

Văn bút tháp và Khuê văn các

"Dương trạch tam yếu" nói rằng: "Phàm các tỉnh, phủ, huyện, thị mà đường học hành bất lợi, đường khoa cử không phát thì nên chọn tại các hướng giáp, tốn, bính, đinh mà dựng văn bút tháp, chỉ cần cao hơn núi thì khoa giáp sẽ phát. Hoặc lập tháp trên núi, hoặc dựng tháp cao ở đất bằng, đều gọi là văn bút tháp".

Trong các kinh thành xưa, thường thì Văn bút tháp và Khuê văn các được dựng ở phương Tốn, tức hướng đông nam. Khuê tức sao Khuê thuộc chòm Bạch Hổ, là một trong "Nhị thập bát tú" - 28 ngôi sao trên đường hoàng đạo, người xưa tin rằng sao Khuê là chủ tể về văn vận.

Theo phong thủy học, hướng đông nam trũng, đất nhẹ, địa khí tràn ra, khó có nhân tài, vì thế dựng tháp để trấn địa. Kinh Dịch lại nói: "Tượng của Tốn là gió, gió thì theo, không vật gì mà không lợi". Người xưa xem hướng Tốn là "phủ của văn chương" nên dựng tháp hình ngọn bút như là biểu tượng của giáo hoá, học hành. Hình dạng tháp bút đã trở thành tên gọi của nhiều ngọn tháp cổ nước ta.

Thiên Tường
(theo bee.net.vn)


Đài Nghiên - Tháp Bút

Đài Nghiên - Tháp Bút đã trở thành biểu tượng văn hiến của đất Thăng Long ngàn năm văn vật. Được kiến tạo từ năm 1865 nhờ công của "Thần Siêu" Nguyễn Văn Siêu và án sát Đặng Huy Tá, toà tháp Bút cao 7 tầng này có đỉnh là hình ngọn bút phóng thẳng lên trời như thể hiện khí thế  ba chữ "Tả thanh thiên" khắc ở thân tháp. Thân đài Nghiên có khắc bài minh 64 chữ của "Thần Siêu", ý tứ sâu xa: "Xưa lấy hốc đất làm nghiên, chú giải Đạo Đức kinh, nghiền ngẫm bên nghiên lớn, viết sách Hán Xuân Thu. Từ đá tách ra làm nghiên, chẳng có hình dáng. Không vuông không tròn, dùng vào mọi việc thật kỳ diệu. Không cao không thấp, ngôi ở chính giữa. Cúi soi hồ Hoàn Kiếm, ngửa trông ngọn Bút đá, ứng vào sao Thai mà làm ra mọi biến đổi. Ngậm nguyên khí mà mài hư không".  Nguyễn Vinh Phúc (dịch)

Chùa Bút Tháp

Ở Bắc Ninh có chùa Bút Tháp tức Ninh Phúc tự ở Đình Tổ, Thuận Thành, được xây dựng từ thời Hậu Lê, thế kỷ XVII. Vùng đất nổi tiếng "địa linh nhân kiệt" Nghệ An có tháp bút Kim Nhan cùng nhiều địa danh thể hiện sự khát khao học vấn, tôn kính văn chương của người dân như Bút Trận, Cát Văn, Bút Điền, Nho Lâm, Văn Tập... Về khía cạnh tâm lý, khi đứng trên toà tháp cao vút, tầm mắt mở ra muôn trùng, khiến con người khoáng đạt, tâm tình thoải mái, sáng suốt, dễ nảy sinh nhiều ý tưởng lạ.

Tháp Chăm

Từ đèo Hải Vân trở vào, hầu hết tháp cổ mang màu sắc tôn giáo. Các quần thể tháp Mỹ Sơn (Quảng Nam), tháp Nhạn Tuy Hoà (Phú Yên), tháp Hoà Lai, tháp Pô Klông Garai, tháp Pôrômê (Ninh Thuận)... đều thuần tuý là kiến trúc tín ngưỡng tôn giáo của người Chăm (Champa). Các đền tháp này theo tiếng Chăm gọi là"kalan", nghĩa là "lăng", hướng về phía đông được xây dựng để thờ cúng các vị thần tiêu biểu của đạo Bà la môn như Shiva, Ganesha...

BÌNH LUẬN

Name

ăn chay,441,báo chí,1,BBT,2,biên khảo,12,cảm tác,120,câu chuyện đầu ngày,1,câu chuyện lửa tàn,1,chia sẻ,45,chủ đề khác,24,chuyện ăn chay,50,cộng đồng,14,cổng trại,6,đi và viết,10,Diệu Hoàng,11,đố vui phật pháp,4,đời sống,601,du khảo,1,du lịch,56,Đức Phật A Di Đà,12,Đức Quảng,1,GĐPT,114,GĐPT QĐSG,5,GĐPT Quốc Nội,5,GĐPT Thế Giới,1,ghi chép,25,Giác Đạo,1,giáo dục gđpt,10,góc nhìn,13,gút (nút) dây,6,hành chánh gđpt,1,HĐXH,70,hoạt động,18,hoạt động thanh niên,23,huấn luyện gđpt,2,khoa học,9,kiến trúc,6,kinh chú,4,kinh điển,5,kỹ mỹ thuật,11,lam sử,6,lễ hội,3,mật thư,1,Minh Thi,1,món bánh,13,món chay,335,món chè,9,món chính,1,món mứt,2,mỹ thuật,69,nếp sống,150,nghệ thuật,261,nghi thức,8,nghiên cứu,42,Ngọc Hằng,7,người ăn chay,7,Nguyên Hiệp,1,nhân vật,4,nhiếp ảnh,2,pháp âm,82,pháp phục,6,pháp thoại,43,phật đản - an cư,7,phật giáo,972,phật giáo thế giới,40,phật pháp,360,phật pháp & tuổi trẻ,1,phật pháp vấn đáp,39,phim nhạc,29,phóng sự,106,phóng sự ảnh,53,quán chay,12,sách nói,5,sự kiện,85,sức khỏe,38,tâm tình lam,65,thắng cảnh,18,thánh tích,2,Thích Chơn Thiện,5,Thích Giác Nhiên,1,Thích Minh Châu,34,Thích Minh Thế,2,Thích Nhất Hạnh,1,Thích Nhật Từ,1,Thích Tâm Mẫn,25,Thích Thái Hòa,1,Thích Trí Tịnh,3,thơ văn,153,thời sự,350,thủ công trại,7,thực tập hạnh phúc,21,thức uống,3,tiêu điểm,161,tìm hiểu,128,tin tức,190,tin tức gđpt,8,tổ chức gđpt,7,trại - lửa trại,3,Triệu Minh Thi,2,truyện,14,truyện cổ phật giáo,22,truyền tin,5,tu học gđpt,4,tủ sách pdf,108,từ thiện,38,tự viện,31,văn hóa,83,văn nghệ gđpt,19,videos,1,vu lan - báo hiếu,25,xuân - thành đạo,71,
ltr
item
Người Áo Lam: Tháp cổ và thuật phong thủy
Tháp cổ và thuật phong thủy
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEimXnf81Cb8ct3KBWjWWlGO6Oo5DGhf_0eCJL51JekG3Nfx3CDVd4ixNk6UDbeKcxcFaJdQx5wEn7jbxT6HhpAPRkLu-nRY5rdvu1vSH8x6h5GdvpsnzJNGSETJ2Fqj-Q-ZvP_MSb-C6CA/?imgmax=800
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEimXnf81Cb8ct3KBWjWWlGO6Oo5DGhf_0eCJL51JekG3Nfx3CDVd4ixNk6UDbeKcxcFaJdQx5wEn7jbxT6HhpAPRkLu-nRY5rdvu1vSH8x6h5GdvpsnzJNGSETJ2Fqj-Q-ZvP_MSb-C6CA/s72-c/?imgmax=800
Người Áo Lam
https://old.nguoiaolam.net/2012/02/thap-co-va-thuat-phong-thuy.html
https://old.nguoiaolam.net/
https://old.nguoiaolam.net/
https://old.nguoiaolam.net/2012/02/thap-co-va-thuat-phong-thuy.html
true
8680068194570582821
UTF-8
Tải Hết Không tìm thấy bài đăng nào XEM HẾT Đọc thêm Trả lời Hủy Xóa Bởi TRANG NHÀ TRANG BÀI VIẾT Xem Hết BẠN CÓ THỂ ĐỌC THÊM CHUYÊN MỤC CÁC BÀI CŨ TÌM KIẾM TẤT CẢ BÀI VIẾT Không tìm thấy bài viết nào phù hợp với yêu cầu của bạn Trở về TRANG NHÀ Sunday Monday Tuesday Wednesday Thursday Friday Saturday Sun Mon Tue Wed Thu Fri Sat January February March April May June July August September October November December Jan Feb Mar Apr May Jun Jul Aug Sep Oct Nov Dec tức thời 1 phút trước $$1$$ minutes ago 1 giờ trước $$1$$ hours ago Hôm qua $$1$$ days ago $$1$$ weeks ago hơn 5 tuần trước Người theo dõi Theo dõi NỘI DUNG CHÍNH ĐÃ BỊ ẨN BƯỚC 1: Chia sẻ bài viết. BƯỚC 2: Nhấn vào đường dẫn bạn vừa chia sẻ để mở khóa Sao Chép Mã Chọn Mã Tất cả mã bạn chọn đã được sao chép Không thể sao chép mã / văn bản, vui lòng nhấn [CTRL]+[C] (or CMD+C with Mac) để thử lại