Mumbai, Ấn Độ : “ Người Ấn Độm qua nhiều thế kỷ, đã đánh mất văn hóa Phật Giáo vào những quốc gia khác như Trung Hoa.” Charles Willemen, n...
Mumbai, Ấn Độ: “ Người Ấn Độm qua nhiều thế kỷ, đã đánh mất văn hóa Phật Giáo vào những quốc gia khác như Trung Hoa.” Charles Willemen, người đứng đầu trường đại học Phật Giáo quốc tế ở Thái Lan cho biết như vậy.
Willemen có mặt ở trung tâm Somaiya dành để nghiên cứu về Phật giáo để xuất bản quyển sách “ Phát thảo con đường phản chiếu” giải thích về những mô hình cơ bản của thiền định trong văn hóa Phật Giáo cổ đại.
Với những tập sách như vậy, trung tâm nhắm vào việc giới thiệu đến cho giới trẻ về văn hóa cổ đại có nguồn gốc từ Ấn Độ này.
Willemen cho biết:”Phật giáo có nguồn gốc từ Ấn Độ nhưng đất nước này đã mất đi văn hóa Phật Giáo. Trung Hoa có thể trả lại cho Ấn Độ rất nhiều về văn hóa bản địa của mình. Có rất nhiều nhân tố từ lịch sử đã đóng góp vào việc suy giảm Phật Giáo ở Ấn Độ. Nhiều chuyên gia đã đưa ra nhiều lý do về vấn đề này. Hiện nay, khi người nước ngoài mang điều gì đó trở lại, người bản địa mới bắt đầu nhận thức lại.”
“Phát thảo con đường phản chiếu” nhằm để cảm ơn Ngài Cưu Ma Thập Đa, một chuyên gia về Phật giáo ở Ấn Độ, người đã dịch ra rất nhiều sách Phật Giáo từ tiếng Sanskrit sang Trung Hoa. Điều này gây cảnn trở cho tôi khi tìm hiểu về Phật Giáo bằng tiếng Pali trong khi tôn giáo này có nguồn gốc từ tiếng Sanskrit.” Ông Willemen cho biết.
“Điều quan trong là phát triển văn hóa Phật Giáo trong sinh viên cùng với những môn học khác.”
Những nghiên cứu về Phật Giáo là bước khởi đầu của trung tâm nghiên cứu Phật Giáo Somaiya, nơi sẽ xuất bản nhiều nghiên cứu về Phật giáo ở nhiều truyền thống khác nhau.
Bao gồm tất cả những truỳen thống phật giáo, trong những chuyên đề Phật Giáo này sẽ bao gồm sách nghiên cứu, bản dịch, văn hóa, xã hội, nghiên cứu, và triết học liên quan đến Phật Giáo cũng như các biểu hiện của Phật Giáo thông qua văn hóa và nghệ thuật của Châu Á.
Những tập sách nghiên cứu này cũng sẽ bao gồm chiều hướng hiện đại của Phật Giáo đuơng đại, kết nối xã họi, nghiên cứu về giới tính, đạo đức và sinh thái học.
Ngọc Hằng dịch
BÌNH LUẬN