Đến miền Tây Nam Bộ, ngoài đời sống sông nước của bà con nơi đây, du khách sẽ được ngắm nhìn chùa Kh’mer với kiến trúc nghệ thuật độc đáo ...
Đến miền Tây Nam Bộ, ngoài đời sống sông nước của bà con nơi đây, du khách sẽ được ngắm nhìn chùa Kh’mer với kiến trúc nghệ thuật độc đáo
Hầu hết các tỉnh miền Tây đều có sự hiện diện của chùa Kh’mer, nhưng có lẽ tập trung nhiều nhất vẫn là tỉnh Sóc Trăng. Tính đến nay, Sóc Trăng có khoảng 92 ngôi chùa Kh’mer trong đó có rất nhiều ngôi chùa cổ kính: chùa Rơi, Chùa Đất Sét, Chùa Kh’leang …
Chùa Kh’leang là ngôi chùa cổ nhất, có niên đại trên 470 năm với các nét kiến trúc độc đáo, riêng biệt. Khung mái chùa được làm bằng gỗ quý lợp ngói theo kiểu vẩy rồng, và trên 4 góc mái đều có trang trí hình tượng đầu rồng mảnh mai, có sừng nhọn uốn lượn, thân rồng là thân của một loại cá, nên rồng không có chân, trên lưng giương những đao mác nhọn cong về phí đuôi. Theo tích phật và truyền thuyết Khmer thì rồng là con vật linh thiêng, tự nó biến mình thành thuyền để đưa phật vượt bể tới nhiều vùng miền để giảng kinh cứu độ chúng sinh, do đó rồng đã được đưa lên mái chùa với ý muốn đức phật dừng lại để cứu vớt con người thoát khỏi cảnh trầm luân.
Chùa Dơi, hiện đã trên 440 năm tuổi, được công nhận là di tích văn hóa cấp quốc gia và là điểm tham quan du lịch sinh thái với đàn dơi tự nhiên hàng hàng con. Nơi đây được xem như một bảo tàng hoàn hảo về giá trị văn hóa nghệ thuật lẫn về mặt vật chất, từ chi tiết nhỏ đến tổng thể các hạn mục như Cổng Chùa, kiến trúc chánh điện, Sala, nhà tăng. Mỗi công trình đều là một chỉnh thể mỹ thuật đạo đáo bởi đôi tay điêu luyện của các nghệ nhân khmer đã kiến tạo nên một quần thể kiến trúc đẹp bậc nhất với mái hai lớp ngói màu.
Và các ngôi chùa này đều tập trung ở thành phố Sóc Trăng, giao thông thuận tiện nên du khách có thể thăm quan nhiều nơi.
Cùng ngắm nhìn một số đặc điểm nổi bật của chùa Kh’mer dưới đây:
Chùa Kh’leang là ngôi chùa cổ nhất, có niên đại trên 470 năm
Kiến trúc bên trong chùa Kh’leang. Trong chính điện chùa có 16 cột gỗ thiếp vàng khắc các hình ảnh mô tả cuộc đời đức Phật và các sinh hoạt Phật pháp. Giữa chính điện là tượng Phật ngồi trên tòa sen cao 6, 8m được đúc vào năm 1916. Chung quanh tượng Phật trưng bày nhiều hiện vật của cộng đồng người Khmer như là một cách bảo tồn và phát huy nét sinh hoạt văn hóa cổ xưa
Ở mỗi chùa thường không có nhiều Thầy
Các bức tường bên trong các ngôi chùa Kh'mer thường được vẽ những câu chuyện, kể về cuộc sống của Phật từ khi Phật được sinh ra đến khi niết bàn
Mỗi ngôi chùa Kh'mer lại có kiến trúc độc đáo và riêng biệt. Các trụ cột trong chùa thường được thiếp vàng, trang trí bằng các họa tiết độc đáo
Mái chùa được trang trí bằng các phù điêu hình chim thú thể hiện quan niệm, triết lý của người Khmer về mối giao hoà giữa Phật - Con người – Trời
Không chỉ các ngôi chùa, mà cả những nhà nghỉ của các sư thầy trong chùa đều mang đậm bản sắc văn hóa của người Kh'mer
Các ngôi chùa Kh'mer còn gây ấn tượng bởi bốn đầu mái cong vút chạm trổ hình rắn Naga, trên đỉnh mái có một ngọn tháp nhọn. Các bảo tháp chứa di hài các sư trụ trì chùa được đặt ngay trong chùa. Nhiều ngôi chùa cho phép các tín đồ xây bảo tháp nhưng với một số điều kiện của chùa
Anh Trần
(theo baomoi.com)
BÌNH LUẬN