# Header

$show=/p/news.html$type=grid$c=4$a=0$m=0$tbg=rainbow$sn=0$rm=0

$hide=/p/news.html

THỜI SỰ$show=/p/buddhism.html$c=4$type=sticky$au=0$date=1$cm=0$va=0$cl=#782121

QUAN ĐIỂM - GÓC NHÌN$show=/p/buddhism.html$c=3$type=three$h=320$m=0$sn=0$rm=0$cl=#782121$va=0

TU HỌC - PHẬT PHÁP$show=/p/buddhism.html$c=3$type=left$m=0$cl=#782121$va=0

NGHỆ THUẬT PHẬT GIÁO$show=/p/buddhism.html$c=3$type=right$m=0$cl=#782121$va=0

BÀI CŨ HƠN_$show=/p/buddhism.html$c=21$type=blogging$m=0$cl=#782121$page=1

TIN TỨC GĐPT$show=/p/gdpt.html$c=4$type=sticky$au=0$date=1$cm=0$va=0$cl=#008000

TÂM TÌNH LAM$show=/p/gdpt.html$c=3$type=blogging$au=0$cm=0$date=1$cl=#008000$va=0

HOẠT ĐỘNG THANH NIÊN$show=/p/gdpt.html$c=3$type=three$h=320$m=0$sn=0$rm=0$cl=#008000$va=0

NHỮNG DÒNG LAM SỬ$show=/p/gdpt.html$c=3$type=left$m=0$cl=#008000$va=0

VĂN NGHỆ GĐPT$show=/p/gdpt.html$c=3$type=right$m=0$cl=#008000$va=0

BÀI CŨ HƠN_$show=/p/gdpt.html$c=21$type=blogging$m=0$cl=#008000$page=1

TỪ THIỆN XÃ HỘI$show=/p/hdxh.html$c=4$type=complex$M=0$cl=#00A99D$va=0

HOẠT ĐỘNG NGUOIAOLAM.NET$show=/p/hdxh.html$c=3$type=three$h=320$m=0$sn=0$rm=0$cl=#00A99D$va=0

CỘNG ĐỒNG$show=/p/hdxh.html$c=6$type=carousel$m=0$cl=#00A99D$va=0

BÀI CŨ HƠN_$show=/p/hdxh.html$c=21$type=blogging$m=0$cl=#00A99D$page=1

VĂN HÓA$show=/p/life.html$c=4$type=sticky$au=0$date=1$cm=0$cl=#ff6600$va=0

CHỦ ĐỀ KHÁC$show=/p/life.html$c=3$h=320$type=three$m=0$sn=0$rm=0$cl=#ff6600$va=0

DU LỊCH TÂM LINH$show=/p/life.html$c=3$type=left$m=0$cl=#ff6600$va=0

SỨC KHỎE - ĂN CHAY$show=/p/life.html$c=3$type=right$m=0$cl=#ff6600$va=0

BÀI CŨ HƠN_$show=/p/life.html$c=21$type=blogging$m=0$cl=#ff6600$page=1

$show=/p/tu-sach.html$type=three$h=320$c=30$rm=0$a=0$m=0$i=1$sn=0$ho=https://ebook.nguoiaolam.net/

$show=/p/tvn.html$type=three$c=30$rm=0$a=0$m=0$i=1$sn=0$$ho=https://tv.nguoiaolam.net/

$show=/p/tin-tuc-gdpt.html

$show=/p/tin-tuc-phat-giao.html

PHẬT GIÁO$show=/p/news.html$type=complex$c=4$va=0$a=0$m=0$i=1

TIN TỨC GĐPT$show=/p/news.html$type=three$c=3$va=0$h=300$m=0$sn=0$rm=0$i=1

GIA ĐÌNH PHẬT TỬ$show=/p/news.html$type=blogging$c=3$va=0$m=0$i=1

$show=/p/news.html$type=three$c=9$va=0$spc=0$rm=0$a=0$m=0$i=1$sn=0$ho=https://tv.nguoiaolam.net/

HOẠT ĐỘNG - TỪ THIỆN$show=/p/news.html$type=left$c=3$va=0$a=0$m=0$i=1

ĐỜI SỐNG TÂM LINH$show=/p/news.html$type=right$c=3$va=0$a=0$m=0$i=1

MỚI CẬP NHẬT$show=/p/news.html$type=blogging$c=7$va=0$pages=1$i=1$m=0

Huyền thoại hoa ngô đồng

Khi ánh tà dương dần khuất về phía núi, tôi thường thả bộ giữa chiều dọc theo các con đường ven sông. Thú thả bộ đã trở nên lỗi thời giữa cu...

Khi ánh tà dương dần khuất về phía núi, tôi thường thả bộ giữa chiều dọc theo các con đường ven sông. Thú thả bộ đã trở nên lỗi thời giữa cuộc sống vội vã và đầy những cám dỗ của thời nay. May ra, hình ảnh người tản bộ đúng nghĩa chỉ còn sót lại trong tâm tưởng của một vài người dân xứ Huế.

Dừng lại ở khoảng sân phía sau Trung tâm Phật giáo Liễu Quán, phía bên kia sông cả một màu sắc lạ kỳ nổi bật giữa màu lục non của lá. Không thể nhầm lẫn được, đó là sắc tím huyền hoặc chỉ có ở hoa ngô đồng, mặc dù khoảng cách hơn ba trăm mét nhưng trong tâm thức tôi hình ảnh của hoa ngô đồng đã trở nên quen thuộc.

Huyền thoại hoa ngô đồng

Ảnh minh họa

Hiện nay quanh thành phố Huế, những cây ngô đồng có khả năng ra hoa chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Trong số đó quanh khu vực điện Thái Hòa có bốn cây đều ra hoa, cây ngô đồng ở Tả Vu có tuổi đời lớn nhất, nở rất nhiều hoa và dáng vẻ tuyệt đẹp, rồi cây ngô đồng ở Công viên Tứ Tượng trên đường đi bộ Nguyễn Đình Chiểu, một cây bên cạnh cầu Phú Xuân ở bờ Bắc sông Hương và một cây ngô đồng ở bờ Bắc cạnh cầu Trường Tiền đều đã nở hoa. Khu vực cầu Trường Tiền còn có vài cây thiếu niên cao chừng năm mét.

Theo truyền thuyết, loài chim Phượng Hoàng linh thiêng chỉ đậu trên cây ngô đồng và khi chim Phượng Hoàng về đậu thì sẽ có thánh nhân ra đời. Người dân quê tôi cầu mong một ngày nào đó truyền thuyết đó sẽ trở thành hiện thực.

Theo tài liệu mô tả, cây ngô đồng có tên khoa học là Firmiana simples, cây cao từ 12m đến 15m, lá mọc thành từng chùm trên mỗi cành, cuốn lá dài 12cm, mỗi cành có 12 lá, năm nhuận thì có 13 lá, mỗi lá có ba hoặc năm thùy. Tương truyền rằng, nhạc cụ Dao cầm rất quý của Bá Nha được làm từ đoạn thân tốt nhất của cây ngô đồng, vậy mà khi ngang qua núi Mã Yên hay tin Tử Kỳ, người em kết nghĩa năm trước không còn nữa, Bá Nha đã tấu khúc “Thiên thu trường hận” để tiễn biệt người tri âm và khi nốt nhạc cuối cùng vừa ngưng, Bá Nha đã vái cây Dao cầm một vái rồi đập mạnh cây Dao cầm vào tảng đá, Dao cầm vỡ tung. Với các nhạc cụ cổ như đàn bầu, đàn tranh,... thì để có một cây đàn vừa ý, các cụ ngày xưa có câu “mặt ngô thành trắc”, tức là mặt đàn được làm từ gỗ cây ngô đồng, còn thành đàn làm từ gỗ trắc.

Ở Huế, cây ngô đồng có lá to cỡ khuôn mặt trẻ thơ và hoa thường nở vào cuối mùa xuân có khi sang đầu hè, hoa nở từng chùm li ti có màu tím mơ hồ như hình chiếc vương miện của hoàng hậu, sắc tím hồng ấy khảm vào không gian như nét cọ tài hoa của họa sĩ Levitan điểm vào tấm toan thiên địa bao la. Hình ảnh ngọn lá ngô đồng cuối cùng lìa cành xoáy vòng rồi đáp nhẹ xuống mặt đất, giúp tôi nhớ đến truyện ngắn “The last leaf” (Chiếc lá cuối cùng) đầy cảm động của O’Henry, và khi hoa rực rỡ nhất là lúc cây trút hết lá, lúc này cây ngô đồng như một tuyệt tác của thượng đế đang cởi bỏ xiêm y để thăng hoa về cõi tiên giới.

Lúc này, giữa nền trời trong xanh, điểm vài áng mây trắng đã làm nền cho vòm hoa ngô đồng một cách trang nhã, mang mang nét u hoài quý phái của một gương mặt đa cảm. Hầu hết những cây ngô đồng đều vượt cao hơn hẳn những cây xung quanh nó, tạo nên hình ảnh chơ vơ cô độc như bản tính một nghệ sĩ.

Trong Cửu đỉnh ở Đại Nội, hình ảnh cây ngô đồng được khắc trên Nhơn đỉnh. Cho hay từ thời xa xưa, người ta đã rất quý cây ngô đồng. Và cây ngô đồng đã đi vào thi ca qua những câu thơ của một thi nhân đời Đường: “Ngô đồng thất diệp lạc/ Thiên hạ cộng tri thu”, tạm dịch: “Một lá ngô đồng rơi/ Màu thu nhuộm đất trời” hay trong bài Tỳ Bà của thi sĩ Bích Khê có câu: “Ô hay! buồn vương cây ngô đồng/ Vàng rơi! vàng rơi: Thu mênh mông”.

Hoa là biểu tượng của cái đẹp, là kho tàng vô giá mà thiên nhiên ban tặng cho con người. Nhưng các loài hoa đi vào huyền thoại thì không nhiều. Như hoa quỳnh hương có một truyền thuyết rất thần bí để lý giải vì sao hoa quỳnh chỉ nở vào ban đêm và lụi tàn sau khi nở rộ. Như thể hoa quỳnh chỉ muốn hiến dâng làn hương dặt dìu trinh bạch của mình dành cho người tình đã hẹn hò từ thuở xa xăm. Còn hoàng mai là biểu tượng của mùa xuân, ví von cho cốt cách của người quân tử, đã khiến một thi nhân đầy khí phách như Cao Bá Quát phải cúi mình đảnh lễ; với hoa sen thì tượng trưng cho sự tinh khiết, sáng tạo, biểu tượng của sự giác ngộ, cho dù môi trường của cây sen sinh trưởng được xem là bùn dơ trong các ao hồ. Hoa nói chung và ngô đồng nói riêng là một phần linh hồn xứ Huế.
Viết về loài hoa như để nhắc nhở cõi dân gian này hãy sống nhân hậu và giúp cuộc đời tươi đẹp hơn. Tôi cảm nhận hoa như một thiên sứ, giáng trần để làm vơi dịu nỗi thống khổ, đau thương của con người và ban tặng cho chúng ta một triết lý sống: sống đẹp trong bất kỳ hoàn cảnh nào.

Tạp bút của Lê Huỳnh Lâm
(theo GNO)

BÌNH LUẬN

Name

ăn chay,441,báo chí,1,BBT,2,biên khảo,12,cảm tác,120,câu chuyện đầu ngày,1,câu chuyện lửa tàn,1,chia sẻ,45,chủ đề khác,24,chuyện ăn chay,50,cộng đồng,14,cổng trại,6,đi và viết,10,Diệu Hoàng,11,đố vui phật pháp,4,đời sống,601,du khảo,1,du lịch,56,Đức Phật A Di Đà,12,Đức Quảng,1,GĐPT,114,GĐPT QĐSG,5,GĐPT Quốc Nội,5,GĐPT Thế Giới,1,ghi chép,25,Giác Đạo,1,giáo dục gđpt,10,góc nhìn,13,gút (nút) dây,6,hành chánh gđpt,1,HĐXH,70,hoạt động,18,hoạt động thanh niên,23,huấn luyện gđpt,2,khoa học,9,kiến trúc,6,kinh chú,4,kinh điển,5,kỹ mỹ thuật,11,lam sử,6,lễ hội,3,mật thư,1,Minh Thi,1,món bánh,13,món chay,335,món chè,9,món chính,1,món mứt,2,mỹ thuật,69,nếp sống,150,nghệ thuật,261,nghi thức,8,nghiên cứu,42,Ngọc Hằng,7,người ăn chay,7,Nguyên Hiệp,1,nhân vật,4,nhiếp ảnh,2,pháp âm,82,pháp phục,6,pháp thoại,43,phật đản - an cư,7,phật giáo,972,phật giáo thế giới,40,phật pháp,360,phật pháp & tuổi trẻ,1,phật pháp vấn đáp,39,phim nhạc,29,phóng sự,106,phóng sự ảnh,53,quán chay,12,sách nói,5,sự kiện,85,sức khỏe,38,tâm tình lam,65,thắng cảnh,18,thánh tích,2,Thích Chơn Thiện,5,Thích Giác Nhiên,1,Thích Minh Châu,34,Thích Minh Thế,2,Thích Nhất Hạnh,1,Thích Nhật Từ,1,Thích Tâm Mẫn,25,Thích Thái Hòa,1,Thích Trí Tịnh,3,thơ văn,153,thời sự,350,thủ công trại,7,thực tập hạnh phúc,21,thức uống,3,tiêu điểm,161,tìm hiểu,128,tin tức,190,tin tức gđpt,8,tổ chức gđpt,7,trại - lửa trại,3,Triệu Minh Thi,2,truyện,14,truyện cổ phật giáo,22,truyền tin,5,tu học gđpt,4,tủ sách pdf,108,từ thiện,38,tự viện,31,văn hóa,83,văn nghệ gđpt,19,videos,1,vu lan - báo hiếu,25,xuân - thành đạo,71,
ltr
item
Người Áo Lam: Huyền thoại hoa ngô đồng
Huyền thoại hoa ngô đồng
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEiQ9FR_tkvjMCx7oKwbRNy2SpK19g73kEXjLFw5PgxE6jC-Qk01voYcv1z17A66kN78BxoO1nAwslcDbxTtGxWO-XeKQ7Yi2oEH4ybSlpCyZC8Wjob93D99CXWyB1GZSTSTop1-zoMCwArY/?imgmax=800
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEiQ9FR_tkvjMCx7oKwbRNy2SpK19g73kEXjLFw5PgxE6jC-Qk01voYcv1z17A66kN78BxoO1nAwslcDbxTtGxWO-XeKQ7Yi2oEH4ybSlpCyZC8Wjob93D99CXWyB1GZSTSTop1-zoMCwArY/s72-c/?imgmax=800
Người Áo Lam
https://old.nguoiaolam.net/2012/07/huyen-thoai-hoa-ngo-ong.html
https://old.nguoiaolam.net/
https://old.nguoiaolam.net/
https://old.nguoiaolam.net/2012/07/huyen-thoai-hoa-ngo-ong.html
true
8680068194570582821
UTF-8
Tải Hết Không tìm thấy bài đăng nào XEM HẾT Đọc thêm Trả lời Hủy Xóa Bởi TRANG NHÀ TRANG BÀI VIẾT Xem Hết BẠN CÓ THỂ ĐỌC THÊM CHUYÊN MỤC CÁC BÀI CŨ TÌM KIẾM TẤT CẢ BÀI VIẾT Không tìm thấy bài viết nào phù hợp với yêu cầu của bạn Trở về TRANG NHÀ Sunday Monday Tuesday Wednesday Thursday Friday Saturday Sun Mon Tue Wed Thu Fri Sat January February March April May June July August September October November December Jan Feb Mar Apr May Jun Jul Aug Sep Oct Nov Dec tức thời 1 phút trước $$1$$ minutes ago 1 giờ trước $$1$$ hours ago Hôm qua $$1$$ days ago $$1$$ weeks ago hơn 5 tuần trước Người theo dõi Theo dõi NỘI DUNG CHÍNH ĐÃ BỊ ẨN BƯỚC 1: Chia sẻ bài viết. BƯỚC 2: Nhấn vào đường dẫn bạn vừa chia sẻ để mở khóa Sao Chép Mã Chọn Mã Tất cả mã bạn chọn đã được sao chép Không thể sao chép mã / văn bản, vui lòng nhấn [CTRL]+[C] (or CMD+C with Mac) để thử lại