# Header

$show=/p/news.html$type=grid$c=4$a=0$m=0$tbg=rainbow$sn=0$rm=0

$hide=/p/news.html

THỜI SỰ$show=/p/buddhism.html$c=4$type=sticky$au=0$date=1$cm=0$va=0$cl=#782121

QUAN ĐIỂM - GÓC NHÌN$show=/p/buddhism.html$c=3$type=three$h=320$m=0$sn=0$rm=0$cl=#782121$va=0

TU HỌC - PHẬT PHÁP$show=/p/buddhism.html$c=3$type=left$m=0$cl=#782121$va=0

NGHỆ THUẬT PHẬT GIÁO$show=/p/buddhism.html$c=3$type=right$m=0$cl=#782121$va=0

BÀI CŨ HƠN_$show=/p/buddhism.html$c=21$type=blogging$m=0$cl=#782121$page=1

TIN TỨC GĐPT$show=/p/gdpt.html$c=4$type=sticky$au=0$date=1$cm=0$va=0$cl=#008000

TÂM TÌNH LAM$show=/p/gdpt.html$c=3$type=blogging$au=0$cm=0$date=1$cl=#008000$va=0

HOẠT ĐỘNG THANH NIÊN$show=/p/gdpt.html$c=3$type=three$h=320$m=0$sn=0$rm=0$cl=#008000$va=0

NHỮNG DÒNG LAM SỬ$show=/p/gdpt.html$c=3$type=left$m=0$cl=#008000$va=0

VĂN NGHỆ GĐPT$show=/p/gdpt.html$c=3$type=right$m=0$cl=#008000$va=0

BÀI CŨ HƠN_$show=/p/gdpt.html$c=21$type=blogging$m=0$cl=#008000$page=1

TỪ THIỆN XÃ HỘI$show=/p/hdxh.html$c=4$type=complex$M=0$cl=#00A99D$va=0

HOẠT ĐỘNG NGUOIAOLAM.NET$show=/p/hdxh.html$c=3$type=three$h=320$m=0$sn=0$rm=0$cl=#00A99D$va=0

CỘNG ĐỒNG$show=/p/hdxh.html$c=6$type=carousel$m=0$cl=#00A99D$va=0

BÀI CŨ HƠN_$show=/p/hdxh.html$c=21$type=blogging$m=0$cl=#00A99D$page=1

VĂN HÓA$show=/p/life.html$c=4$type=sticky$au=0$date=1$cm=0$cl=#ff6600$va=0

CHỦ ĐỀ KHÁC$show=/p/life.html$c=3$h=320$type=three$m=0$sn=0$rm=0$cl=#ff6600$va=0

DU LỊCH TÂM LINH$show=/p/life.html$c=3$type=left$m=0$cl=#ff6600$va=0

SỨC KHỎE - ĂN CHAY$show=/p/life.html$c=3$type=right$m=0$cl=#ff6600$va=0

BÀI CŨ HƠN_$show=/p/life.html$c=21$type=blogging$m=0$cl=#ff6600$page=1

$show=/p/tu-sach.html$type=three$h=320$c=30$rm=0$a=0$m=0$i=1$sn=0$ho=https://ebook.nguoiaolam.net/

$show=/p/tvn.html$type=three$c=30$rm=0$a=0$m=0$i=1$sn=0$$ho=https://tv.nguoiaolam.net/

$show=/p/tin-tuc-gdpt.html

$show=/p/tin-tuc-phat-giao.html

PHẬT GIÁO$show=/p/news.html$type=complex$c=4$va=0$a=0$m=0$i=1

TIN TỨC GĐPT$show=/p/news.html$type=three$c=3$va=0$h=300$m=0$sn=0$rm=0$i=1

GIA ĐÌNH PHẬT TỬ$show=/p/news.html$type=blogging$c=3$va=0$m=0$i=1

$show=/p/news.html$type=three$c=9$va=0$spc=0$rm=0$a=0$m=0$i=1$sn=0$ho=https://tv.nguoiaolam.net/

HOẠT ĐỘNG - TỪ THIỆN$show=/p/news.html$type=left$c=3$va=0$a=0$m=0$i=1

ĐỜI SỐNG TÂM LINH$show=/p/news.html$type=right$c=3$va=0$a=0$m=0$i=1

MỚI CẬP NHẬT$show=/p/news.html$type=blogging$c=7$va=0$pages=1$i=1$m=0

Huynh trưởng GĐPT với đời sống thiền môn

Người Áo Lam – Huynh Trưởng Đồng Bích đã gởi trực tiếp bài viết này cho BBT Người Áo Lam với tựa đề “THIỀN TRONG ĐỜI SỐNG CỦA MỘT HUYNH TRƯỞ...

Người Áo Lam – Huynh Trưởng Đồng Bích đã gởi trực tiếp bài viết này cho BBT Người Áo Lam với tựa đề “THIỀN TRONG ĐỜI SỐNG CỦA MỘT HUYNH TRƯỞNG GĐPT”. Chúng tôi vô cùng tán thán sự công phu trong biên soạn, tinh thần nghiêm túc của Huynh Trưởng Đồng Bích. Thực ra theo chúng tôi thì đây là một thiên tiểu luận biên khảo thì đúng hơn. Nó diễn bày nhiều vấn đề về thiền tông như, nguồn gốc thiền tông, đặc điểm của thiền tông, các phương pháp hành thiền … Vì vậy nó có giá trị không chỉ cho các Huynh trưởng GĐPT mà còn cho những bạn nào muốn tìm hiểu về Thiền tông.

Huynh trưởng GĐPT và đời sống thiền môn

A- MỞ ĐẦU:

Một huynh trưởng GĐPT, trước hết là phải là một Phật tử. Hiểu một cách khái quát và đầy đủ, thì một Phật tử đúng nghĩa là một người tu tập theo phương pháp tỉnh thức của Đức Phật để được giải thoát, giác ngộ thoát khỏi sanh tử luân hồi như Ngài. Do vậy trước khi tìm hiểu và áp dụng Thiền trong đời sống của một huynh trưởng, việc hiểu rõ cội nguồn, những khái niệm và đặc điểm của Thiền tông, một phương pháp tu tập “Bất lập văn tự - Giáo ngoại biệt truyền - Trực chỉ nhân tâm - Kiến tánh thành Phật” là điều cần thiết.

Trước hết cần phải minh định: Nguồn gốc Thiền tông xuất phát từ Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Đức Phật thành đạo vô thượng Chánh đẳng – Chánh giác chính nhờ nơi công phu thiền định.

Sau khi trải qua nhiều năm tu khổ hạnh, mong nhờ khổ hạnh để đạt đến mục tiêu tối hậu là giải thoát sanh tử, luân hồi nhưng thảy đều vô vọng và vô ích, Ngài đã giã từ lối tu này và đến cội Tất Bát La ngồi thiền định suốt 49 ngày đêm. Đến đêm thứ 49, Ngài đã chứng quả vô thượng, thấy rõ được mấu chốt sanh tử, thấu triệt được phương pháp giải thoát sanh tử luân hồi. Ngài tuyên bố đã giác ngộ viên mãn gọi là Phật.

Như vậy ta đã rõ, đạo Phật là đạo Giác ngộ giải thoát, mà muốn giải thoát giác ngộ thì căn bản tu tập con đường đưa đến giác ngộ chính là Thiền định.

B- NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA THIỀN TÔNG

I- Thiền là gì?:

Thiền là thuật ngữ Hán-Việt được phiên âm từ dhyāna trong tiếng Phạn. Nghĩa là sự tư duy, tập trung lắng đọng và dịch ý là Tĩnh lự. Các cách phiên âm Hán-Việt khác là Đà-diễn-na, Trì-a-na. Đây là thuật ngữ để chỉ phương pháp tu tập với một mục đích duy nhất là đạt kinh nghiệm “Tỉnh giác”, “Giải thoát” và “Giác ngộ”.

Theo cách dịch ý tĩnh lự, có nghĩa là lặng nghĩ suy. Tâm nghĩ suy là tâm vọng tưởng, vọng niệm là tâm sinh diệt, nguồn cội của sanh tử, luân hồi. Dứt vọng tâm thì chân tâm (Phật tánh) hiện tiền. Đó là mục đích của Thiền : Tỉnh giác - Giải thoát – Giác ngộ.

Thiền tông không muốn người tu học mắc kẹt vào ngôn ngữ bên ngoài, vì vậy để phá bỏ chấp trước vào ngôn ngữ, một thời nọ, trên hội Linh Sơn, Đức Phật tay cầm cành hoa thị chúng. Khi ấy, cả hội chúng không nhận được yếu chỉ nên đều im lặng, riêng ngài Đại Ca Diếp mỉm cười rạng rỡ. Thế Tôn nói: “Ta có Chánh pháp Nhãn tạng, Niết bàn diệu tâm, thật tướng vô tướng, pháp môn mầu nhiệm, chẳng lập văn tự, có cách truyền khác ngoài kinh điển, đem giao phó cho Ma Ha Ca Diếp”. Đây tức công án “Niêm hoa vi tiếu” của Thiền tông, cũng tức là Đại pháp mà Đức Thế Tôn truyền trao cho Ca Diếp, được suy tôn là tổ thứ nhất Thiền tông.

Kinh cũng chép lại vào lúc cuối đời, đức Phật đã tuyên bố: “ Suốt 49 năm qua ta chưa từng nói một lời!” là cũng nhằm phá bỏ chấp trước vào ngôn ngữ mà quên thật tánh.

II- Đặc điểm Thiền tông:

Thiền tông tạo dựng cho con người có đủ 3 đức tánh:

1- Tự tín: Người tu thiền phải tin một cách quả quyết và mãnh liệt tâm mình là Phật (tức Tâm tức Phật). Tin tưởng tuyệt đối Phật tánh luôn có sẵn nơi tâm mình.

Không tin tâm mình là Phật thì không sao cố gắng nỗ lực vượt qua những cảnh huống khó khăn trên con đường tu hành. Người tu hành phải khẳng định dứt khoát: chính mình mới giải thoát sinh tử cho mình. Đức tự tin khiến con người không trốn tránh trách nhiệm, không ỷ lại kẻ khác, không hèn nhát trước mọi khó khăn.

2- Quả cảm: Nhờ tự tín, người tu thiền mới can đảm vượt qua mọi khó khăn. Cương quyết, quả cảm tiến lên trên con đường giác ngộ, giải thoát, dũng lực chiến thắng ma quân.

Thấy rõ mình có khả năng thành Phật nên chăng ngần ngại, e dè. Quyết chí tiến tu cho thành đạt kết quả.

Người tu thiền có lòng quả cảm nên trước nguy hiểm vẫn ung dung tự tại. Thiền sư Linh Hựu khi mới đến Qui Sơn, núi này cao chót vót không một bóng người lai vãng, là hang ổ của cọp sói. Sư đến cất một chòi tranh hằng ngày lượm trái rừng, uống nước suối qua ngày. Trải qua bảy năm, một hôm Sư nghĩ: “Đạo cốt tiếp vật, lợi sanh, nay ta ở một mình thật chẳng phải”. Nghĩ đoạn, Sư bèn đi lần xuống núi. Thấy cọp sói, Sư bảo: “Nếu ta có duyên với núi này, các ngươi nên đi tránh chỗ khác. Còn như ta không có duyên ở đây thì các ngươi cứ ăn thịt ta đi!”. Trước thái độ bình tĩnh, quả cảm ung dung tự tại của Sư, lũ cọp sói lẳng lặng rời đi nơi khác.

3- Cần cù(Tinh tấn): Có tự tín mới có quả cảm và cũng nhờ có tự tín nên mới nỗ lực tiến tu. Bất cứ làm việc gì mà không tin mình làm được, chắc chắn việc vấy sẽ bất thành, dở dang. Hoặc nếu có làm cũng chỉ làm với tâm niệm lừng chừng, cầu may. Trái lại, khi đã tin chắc việc này nhất định mình làm được, nhất định sẽ thành tựu thì mới ra sức nỗ lực, cần cù ngày đêm không dám lơi lỏng.

Tin cả quyết tâm mình là Phật, người tu thiền luôn tinh tấn, bền chí, nhẫn nại cố gắng thực hành cho đến kết quả mới thôi.

Người có đức tự tín chắc chắn mọi công việc sẽ thành công. Tin tưởng khả năng của mình, tin tưởng vào đường lối, pháp môn tu của mình mới siêng năng, cố gắng trong mọi nhiệm vụ.

Tóm lại, nhờ có đức tự tín mới phát sinh lòng quả cảm và sự siêng năng, cần cù (tinh tấn).

III- Thiền tông với sự thịnh suy của dân tộc:

Thiền tông chủ trương nương nhờ vào tự lực, do vậy khi dân tộc có đầy đủ chủ quyền, độc lập thì pháp môn tu của Đạo Phật hướng về tự lực. Thời Lý Trần đất nước hưng thịnh, phú cường thì Phật giáo hầu hết là Thiền tông. Sang đời Lê, thiền tông yếu thế dần, đến đời Nguyễn lại càng yếu và hoàn toàn mất dạng khi nước ta bị Pháp đô hộ.

Sự gắn liền ấy là do thiền tông đặt hẳn về sức tự tín, tự lực. Thiếu tự tín thì thiền tông mất đất đứng.

IV- Tinh thần thực tiễn của Thiền tông:

Chủ trương của thiền tông là mở mang trí tuệ, khai mở tuệ giác của con người để sống với tánh giác chân thật là Thường, Lạc, Ngã và Tịnh.

· Chân thường: Tánh giác không bao giờ mất.

· Chân lạc: Tánh giác là chân hạnh phúc

· Chân ngã: Tánh giác chân thật này mới thật là Ta

· Chân tịnh: Tánh giác không có gì nhiễm ô.

C- NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA THIỀN TÔNG VỚI BỔN PHẬN HUYNH TRƯỞNG

Qua ba đặc điểm tiêu biểu của Thiền tông là Tự tín; Quả cảmTinh tấn (cần cù), ta nhận thấy rõ sự tương đồng giữa Thiền tông và bổn phận, vai trò của huynh trưởng.

1- Đức Tự tín: Nếu người tu theo Thiền tông phải có một niềm tin quả quyết, mãnh liệt rằng tâm mình là Phật, tin tưởng Phật tánh có sẵn nơi tâm mình (Tự Tín) thì người huynh trưởng cũng phải có đức Tự tín quả quyết, mãnh liệt như thế. Phải có niềm tin kiên cố, vững bền vào lý tưởng, mục đích của tổ chức GĐPT; phải bền tâm vững chí tin tưởng chắc chắn rằng: Lý tưởng mà chúng ta đang phụng sự (Đào luyện Thanh Thiếu Đồng niên trở thành người Phật tử chân chánh – Góp phân xây dựng xã hội theo tinh thần Phật Giáo) là chân chánh, thiết thực và mãi mãi trường tồn với Đạo pháp và Dân tộc.

Người huynh trưởng phải lập thệ vững bền như đã xác định trong điều tâm niệm thứ nhất của huynh trưởng : Tin vào Đạo; Tin vào tổ chức GĐPT. Tuy nhiên, muốn niềm tin có gốc sâu, bền rễ thì phải luôn tâm niệm điều thứ hai: Thông suốt đường lối của GĐPT: Phụng sự Đạo Pháp tức là phụng sự Dân Tộc. Bởi vì người Huynh trưởng được nuôi dưỡng thân mạng trong lòng mẹ tổ quốc Việt Nam, bằng cơm bùi sữa ngọt của đất nước, dân tộc. Huệ mạng được trưởng dưỡng trong ánh sáng của giáo pháp Đức Phật, nên không thể quên ơn Đạo Pháp và Dân Tộc được. Người huynh trưởng phải nên khắc ghi dời dạy của Ôn Già Lam, Hoà Thượng đệ nhất Chủ tịch HĐTS TƯ GHPGVN Thượng Trí Hạ Thủ: “Những gì tôi làm lợi ích cho Đạo Pháp tức là làm lợi ích cho Dân Tộc, những gì tôi làm lợi ích cho dân tộc cũng chính là làm lợi ích cho Đạo Pháp”

Khi đã thông suốt đường lối, thì niềm tin sẽ có định hướng, không mù quáng lệch lạc.

Người huynh trưởng nếu không rèn luyện cho mình đức tự tín trên căn bản trí tuệ, nếu không tin tưởng một cách quả quyết, mãnh liệt vào Đạo, vào tổ chức GĐPT thì rất dễ thối chí, ngã lòng trước phong ba, chướng ngại. Không có đức tự tín thì làm sao có thể nung nấu ngọn lửa nhiệt huyết, tấm lòng thiết tha vì lý tưởng và trao truyền ngọn lửa ấy cho đàn em thế hệ mai sau?

2 – Lòng Quả cảm: Người tu Thiền nhờ tự tín nên can đảm vượt qua mọi khó khăn. Cương quyết tiến lên trên con đường giác ngộ, giải thoát. Tự tin rằng mình có khả năng thành Phật nên chẳng ngần ngại, e dè. Tự tin Phật tánh có sẵn nơi tâm mình nên quyết chí tiến tu cho thành đạt kết quả.

Người huynh trưởng cũng vậy, khi đã xác quyết và bền tâm vững chí tin tưởng vào mục đích, lý tưởng của mình thì sẽ có đủ dũng lực và can đảm vượt qua mọi chướng ngại để tiến bước trên con đường phụng sự Đạo pháp và Dân tộc. Bao tấm gương chói lọi của các Thánh tử Đạo của GĐPT Việt Nam đã minh chứng hùng hồn cho điều này.

Lòng quả cảm được sinh ra từ đức tự tin.

3 - Cần cù – Tinh Tấn: Người tu Thiền vì tin cả quyết tâm mình là Phật, nên luôn tinh tấn, bền chí, nhẫn nại cố gắng thực hành cho đến kết quả mới thôi.

Người huynh trưởng cũng thế, khi đã tin tưởng vào mục đích của GĐPT thì, bên cạnh lòng quả cảm, cần phải luôn nỗ lực không ngừng, bền bỉ, siêng năng và nhẫn nại hoàn thành mọi nhiệm vụ và bổn phận của mình. Khẩu hiệu Tinh Tấn của GĐPT Việt Nam đã khẳng định đức tính không thể không có này của mọi Đoàn viên GĐPT mà huynh trưởng là thành phần phải nêu gương.

Tóm lại, qua những nhận xét trên, ta thấy những đặc điểm của Thiền tông thật khế hợp với bổn phận và nhiệm vụ của huynh trưởng.

D- ÁP DỤNG THIỀN TRONG ĐỜI SỐNG CỦA HUYNH TRƯỞNG

Qua những nhận xét khái lượt nêu trên, ta có thể nhận thức: Việc áp dụng Thiền vào đời sống của huynh trưởng là đương nhiên và cần thiết. Tuy nhiên, phải áp dụng như thế nào? Theo phương pháp nào?

Hiện nay có nhiều tông phái sử dụng một số phương pháp của Thiền tông để áp dụng vào đường lối tu tập của tông phái mình. Chưa bao giờ phong trào tu tập theo phương pháp Thiền tông lại nở rộ và phát triển đều khắp trên thế giới như hôm nay. Do vậy, chúng ta thử lần lượt điểm qua vài tông phái Thiền để có một cái nhìn tổng quát, trước khi lựa chọn một phương pháp thích hợp để tu tập theo đúng tinh thần khế lý, khế cơ và cả khế thời.

I- CÁC PHƯƠNG PHÁP HÀNH THIỀN:

1- Thiền Nguyên thủy ( còn gọi là Như Lai Thiền) :  là các phương pháp hành thiền nương theo các kinh, luật và luận đã thuyết; như thiền Quán Niệm Hơi Thờ, thiền Tứ Niệm Xứ, Thiền Na Ba La Mật..v..v..Tu các pháp thiền này được chứng nhập tuần tự theo thứ bậc, tuỳ theo trình độ và thời gian hành trì của hành giả.

Thiền Nguyên thủy căn cứ theo những lời Phật dậy trong các kinh điển nên có rất nhiều phương pháp tu khác nhau như: Ngũ đình tâm quán, Thập nhứt thế xứ quán, Bát bối xả, Bát thắng xứ quán, Lục diệu pháp môn, Tứ vô lượng tâm, Thập tướng, Thông minh thiền, Siêu việt tam muội v..v.. Tuy vậy có thể nói hiện nay có hai pháp được áp dụng nhiều nhất là Thiền Anapanasati (niệm hơi thở), và thiền Vipassana (quán)

1.1- Thiền Anapanasati: Pháp Thiền này đặt trọng tâm vào việc hằng chú niệm hơi thở, đã được Phật giảng dạy trong nhiều kinh nhưng riêng kinh Anapanasati (Quán Niệm Hơi Thở) chỉ dẫn đầy đủ nhất nên thường được học tập kỹ.

1.2- ThiềnTứ Niệm Xứ (Satipatthana Sutta) Muốn hiểu rõ hơn về công hiệu của pháp Thiền nói trên thì cần hiểu rõ kinh Niệm Xứ hoặc Tứ Niệm Xứ. Kinh này được coi là căn bản của Thiền Nguyên thủy, dù là Anapanasati hoặc Vipassana.

Sati có nghĩa là tâm niệm, chú niệm (mindfulness), còn patthana là căn bản, như vậy kinh này chỉ dẫn về căn bản của sự chú niệm. Chú niệm về bốn đề tài nên cũng được gọi là Tứ Niệm Xứ. Cũng nên chú ý là có năm kinh nói về đề tài Tứ Niệm Xứ : Maha Satipatthana Sutta, Satipatthana Sutta, Satipatthana Samyutta, Augutta Nikaya và Sutta Vibhanga. Câu mở đầu mà đức Phật nói trong kinh là: "Có một con đường duy nhất để thanh lọc bản thân, diệt trừ phiền não, diệt trừ ưu khổ, đạt tới trí huệ và chứng ngộ Niết Bàn: đó là con đường Tứ Niệm Xứ". Bốn pháp quán niệm được chỉ dẫn ở trong kinh này là: 

- Quán niệm thân trong thân bằng cách quán niệm: hơi thở, vị thế của thân như đang đi, đứng, nằm, ngồi, hoạt động của thân như nhìn, co tay, duỗi chân, mặc áo, ăn, uống, nhai ..., suy nghĩ về tính cách ô trược của thân như nước mắt, nước mũi, đờm, mồ hôi, nước tiểu, phân, mủ ..., suy nghĩ về những thành phần vật chất cấu tạo thân này như đất, nước, gió và lửa, suy tưởng đến chín loại tử thi tan rã.

- Quán niệm thọ cảm trong thọ cảm: Người tu thấy rõ những thọ: lạc (vui thích), khổ, vô ký (không vui, không khổ) đang diễn tiến trong mình, từ lúc khởi sinh đến lúc hoại diệt.

- Quán niệm tâm trong tâm: Người tu thấy rõ từng hoạt động của tâm mình, như đang: tham, giận, si, hôn trầm, loạn động, cao thượng, không cao thượng, định, giải thoát... Người tu thấy rõ tiến trình của mỗi hoạt động của tâm, từ lúc khởi sinh đến lúc hoại diệt.

- Quán niệm pháp trong pháp, gồm quán các pháp (đối tượng của tâm) như : 

  1. Quán về năm chướng ngại tinh thần (ngũ triền cái hoặc ngũ cái): tham dục, sân hận, hôn trầm, lo âu (trạo cử) và hoài nghi.
  2. Quán ngũ uẩn : sắc, thọ, tưởng, hành và thức. Người tu thấy rõ sự khởi sinh và hoại diệt của từng uẩn. 
  3. Quán sáu căn (mắt, tai, mũi lưỡi, thân và ý) cùng đối tượng của sáu căn là sáu trần (sắc, thanh, hương, vị, xúc và pháp). Người tu thấy rõ khi căn tiếp xúc với trần đã tạo ra những ràng buộc, cũng thấy rõ sự ràng buộc đã phát sinh và sau đó diệt như thế nào. 
  4. Quán về bảy yếu tố ngộ đạo (thất giác chi) như: chánh niệm, trạch pháp (phân biệt đúng, sai), tinh tấn, hỷ, an, định và xả. 
  5. Quán về tứ diệu đế (bốn chân lý thâm diệu) là khổ, tập (nguyên nhân tạo khổ), diệt (sự chấm dứt khổ) và đạo (con đường đưa đến chấm dứt sự khổ). 

Kinh nói rõ là người nào tu theo pháp Tứ Niệm Xứ sẽ đạt đạo quả A La Hán (Chánh trí) ngay trong kiếp này, hoặc ít ra cũng đạt được đạo quả A Na Hàm (Bất lai).

1.3 - Thiền Vipassana: Vipassana có nghĩa là quán, nên Thiền Vipassana còn được gọi là Thiền Quán hoặc Thiền Minh Sát hoặc phiên âm là Tỳ bà xá na. Pháp Thiền này không được ghi rõ trong riêng kinh nào mà đặt nền tảng trọn vẹn trên kinh Tứ Niệm Xứ. Kinh này rất cao sâu, bao gồm những đề tài rộng lớn, tổng quát nên việc thực hành có phần khó khăn, cho nên sau này có những pháp thực dụng dễ thực hành được đề ra như Thiền Vipassana. 

Không có tài liệu ghi rõ Thiền này khởi đầu từ bao giờ, chỉ biết là Thiền Vipassana xuất hiện từ đầu thế kỷ này tại Miến Ðiện, và hiện nay phát triển rất mạnh tại các nước tu theo Phật gíao Nguyên thủy như Miến Ðiện, Thái Lan, Sri Lanka ... Ngay tại Mỹ đã có rất nhiều trung tâm dạy tu theo pháp này. Về phương pháp hành Thiền Vipassana có nhiều sách của các vị tăng Miến Ðiện, Thái Lan viết để chỉ dẫn phương pháp tu. Theo phương pháp của vị tăng Miến Ðiện nổi tiếng là Mahasi Sayadaw, lúc mới khởi tu nên quán về thân, và quán về hơi thở ở bụng, chú niệm vào bụng khi hơi thở vào, thấy bụng phồng lên, hành giả niệm "Phồng", khi hơi thở ra, bụng xẹp xuống thì niệm "Xẹp". Ðó là để chú ý tới cảm giác nơi thân do cử động của bụng, chứ không phải là chú ý tới hình dáng của bụng. Phương pháp đó giúp cho người mới tu dễ tập trung sự chú ý. Trong khi đang theo dõi hơi thở mà bỗng dưng có ý nghĩ nào hiện tới thì niệm "Suy nghĩ", cho tới khi nào ý nghĩ đó tan mất thì trở lại niệm " Phồng", "Xẹp". Nếu khát nước niệm "Khát", muốn đứng dậy đi uống nước, niệm "Muốn", khi bước đi niệm "Bước", bước chân trái niệm "Trái", chân phải niệm "Phải". Nếu ngồi hoặc nằm lâu mà thấy mỏi, đau, ngứa chỗ nào đó thì hướng về chỗ đó và niệm "Mỏi", Ðau" hoặc "Ngứa".
Phương pháp mới nghe lần đầu thì có vẻ kỳ lạ, nhưng nếu đã hiểu về kinh Niệm Xứ thì thấy đó là một phương pháp áp dụng rất đúng việc chú niệm để quán về thân, thọ, tâm và pháp. Trong khi Anapanasati chỉ cột tâm bằng cách theo dõi hơi thở thì Vipassana theo dõi chẳng những hơi thở mà tất cả hoạt động của toàn thân, của mọi cảm thọ, cùng những hoạt động của tâm và những đối tượng của tâm, như vậy tức thấy rõ toàn diện con người về hai phương diện thân và tâm. Vipassana được áp dụng không phải chỉ khi ngồi Thiền mà bất cứ lúc nào như đi, đứng, nằm, ngồi, ngay khi đang hoạt động bình thường như ăn, uống, nghe, nói ... 

1.4 - Thiền tông - Tổ Sư Thiền: Trong đạo Phật, dù là Nguyên thủy hay Ðại thừa cũng đều có áp dụng pháp Thiền vì đó là một đặc tính quan trọng của đạo Phật. Thiền tông tuy cũng áp dụng pháp Thiền như các tông khác trong đạo Phật, nhưng đã phát triển theo một đường lối riêng nên trở thành một tông phái riêng biệt trong 10 tông phái của đạo Phật là: Câu xá tông, Thành Thật tông, Luật tông, Pháp Tướng tông, Tam Luận tông, Hoa Nghiêm tông, Thiên Thai tông, Thiền tông, Mật tông, và Tịnh Độ tông.

Thiền tông còn được gọi bằng những tên khác như: Thiền Như Lai Tối Thượng; Thiền Như Lai Thanh Tịnh; Thiền Tổ Sư; Thiền Ðốn Ngộ; Thiền Ðạt Ma; Thiền Tự Tánh Thanh Tịnh; Tâm Tông ...

II- SƠ LƯỢC LỊCH SỬ THIỀN TÔNG

Như trên đã dẫn, Thiền tông được khởi đầu từ hội Linh Sơn, khi đức Phật truyền cho ngài Ma Ha Ca Diếp: "Ta có Chánh pháp Nhãn tạng, Niết bàn diệu tâm, thật tướng vô tướng, pháp môn mầu nhiệm, chẳng lập văn tự, có cách truyền khác ngoài kinh điển, đem giao phó cho Ma Ha Ca Diếp". Tổ Ma Ha Ca Diếp là vị Tổ thứ nhất Thiền tông tại Ấn Ðộ. Cho đến Tổ thứ 28 là Tổ Bồ Ðề Ðạt Ma (?-532) thì ngài qua Trung Hoa để truyền đạo nên được coi là Tổ thứ nhất tại Trung Hoa. Tổ Bồ Ðề Ðạt Ma truyền y, bát cho đến Tổ Huệ Năng (638-713), được coi là Tổ thứ 6 tại Trung Hoa, hoặc Tổ thứ 33 của Thiền tông. Việc truyền y, bát tới tổ Huệ Năng thì chấm dứt, thể theo lời sấm ký của Tổ Bồ Ðề Ðạt Ma lưu lại. Sau đó các Tổ kế tiếp truyền bá Thiền tông chẳng những ở Trung Hoa mà còn truyền rộng qua các nước ở Á châu như Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Nam.

III- THIỀN TÔNG  VIỆT NAM

1- Dòng Tỳ Ni Đa Lưu Chi : Thiền tông được truyền qua Việt Nam vào năm 580, do ngài Tỳ Ni Ða Lưu Chi (Vinitaruci), đệ tử của Tam Tổ Tăng Xán, sau ngài truyền pháp cho ngài Pháp Hiền, lập ra dòng Tỳ Ni Ða Lưu Chi.

2- Dòng Vô Ngôn Thông: Ðến năm 820 ngài Vô Ngôn Thông, đệ tử của Tổ Bá Trượng, qua Việt Nam truyền pháp cho ngài Cảm Thành, lập ra dòng Vô Ngôn Thông.

3- Dòng Thảo Đường: Ðến đầu thế kỷ thứ 11 có ngài Thảo Ðường, đệ tử dòng Vân Môn, truyền pháp cho đệ tử đầu tiên là vua Lý Thánh Tông, và lập ra dòng Thảo Ðường.

* Cả ba dòng Thiền trên sau được điều hợp thành dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử bởi Điều Ngự Giác Hoàng, tức Vua Trần Nhân Tông, Ngài chính là Sơ Tổ của dòng Thiền thuần Việt này.

IV- THIỀN TRÚC LÂM YÊN TỬ & ĐƯỜNG LỐI TU THIỀN CỦA THIỀN VIỆN TRÚC LÂM

Vua Trần Nhân Tông (1258-1308) lúc còn làm Thái tử đã thông suốt Thiền tông do sự giáo dục của Tuệ Trung Thượng Sĩ. Sau khi bỏ ngôi đi xuất gia, lấy hiệu là Hương Vân Ðại Ðầu đà, Ngài hòa hội các phái thiền Tỳ Ni Đa Lưu Chi, Vô Ngôn Thông, Thảo Ðường đã truyền bá trên đất nước Việt Nam, lập thành phái thiền Trúc Lâm Yên Tử. Ðây là phái thiền hoàn toàn Việt Nam.
Dòng Thiền này được Hòa Thượng Thanh Từ khôi phục và hiện nay đã phát triển rộng khắp trong nước và ở nước ngoài với hệ thống thiền viện được tổ chức qui củ, nghiêm mật và một đường lối tu tập rõ ràng, nhất quán, thông suốt.

Đường lối tu Thiền theo dòng Trúc Lâm Yên Tử do HT Thích Thanh Từ khôi phục theo tôn chỉ kết hợp ba cái mốc quan trọng trong dòng lịch sử truyền thừa Thiền tông từ Trung Hoa đến Việt Nam. Mốc thứ nhất là Nhị tổ Huệ Khả, mốc thứ hai là Lục tổ Huệ Năng, mốc thứ ba là Sơ tổ Trúc Lâm. Hòa hội chỗ thấy, chỗ ngộ và sự ứng dụng tu hành của ba vị Tổ này thành phương pháp tu thiền trong các Thiền viện của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử hiện nay.

Chủ trương của HT Thanh Từ là dung hợp pháp tu của ba vị Tổ trên thành một lối tu có thể tóm lược như sau :

* Nơi Nhị Tổ Huệ Khả: Ứng dụng pháp an tâm. Dựa theo câu chuyện ngài Huệ Khả sau khi được Tổ Bồ-đề-đạt-ma nhận làm đệ tử mà lòng vẫn còn thao thức, tại sao tâm mãi lăng xăng trong lúc ngồi thiền. Một hôm đến trước Tổ, Ngài bạch: “Bạch Hòa thượng, tâm con chẳng an, xin Hòa thượng dạy con pháp an tâm.” Tổ Ðạt-ma nhìn thẳng, bảo: “Ðem tâm ra ta an cho.” Ngài sửng sốt quay lại tìm tâm, không thấy bóng dáng, bạch Tổ: “Con tìm tâm không được.” Tổ bảo: “Ta an tâm cho ngươi rồi.” Ngay đây ngài Huệ Khả biết được đường vào.

*Nơi Lục Tổ Huệ Năng: Ứng dụng sáu căn không dính mắc sáu trần làm hướng tiến tu. Ðó là câu “Bất ưng trụ sắc sanh tâm...” trong kinh Kim Cang được Ngũ Tổ giảng cho Lục Tổ. Căn, cảnh không dính mắc nhau là Vô niệm, Vô tướng, Vô trụ, đó là chủ trương của Lục Tổ.

* Ðến Sơ tổ Trúc Lâm: Ứng dụng chỗ ngộ của Sơ tổ thể hiện trong bài phú Cư Trần lạc Đạo. Phần sau ở hai câu kệ “Trong nhà có báu thôi tìm kiếm. Ðối cảnh không tâm chớ hỏi Thiền”. Thấu triệt tánh mình như thấy hòn ngọc quí vô giá có sẵn trong nhà. Trong không chấp thân, không chấp vọng tưởng làm mình, ngoài đối cảnh không còn dính mắc, chính đây là chủ yếu của Thiền tông, cũng là cội nguồn của Phật pháp.

Ngoài ra, điểm đặc biệt của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử là chủ trương “Thiền, Giáo đồng hành”. Vì Nhị tổ Huệ Khả sau khi ngộ đạo vẫn được Tổ Ðạt-ma giới thiệu bốn quyển kinh Lăng Già để ấn tâm. Lục tổ Huệ Năng nghe giảng kinh Kim Cang ngộ đạo.

Điều đó minh chứng Thiền tông không rời Kinh, vì Kinh là miệng của PhậtThiền là tâm của Phật. Ðức Phật tâm miệng không khác thì Thiền và Giáo cũng không tách rời. Ðể thấy rõ lối dung hợp pháp tu qua ba vị Tổ trên, HT Thanh Từ đã cô đọng lại qua bốn pháp tu như sau:

1. Biết vọng không theo, vì vọng tưởng là những tâm niệm hư ảo.

2. Ðối cảnh không tâm, vì nó là tướng duyên hợp giả dối tạm bợ.

3. Không kẹt hai bên, vì đối đãi là không thật.

4. Hằng sống với cái thật, không theo cái giả, vì giả là luân hồi, thật là giải thoát.

V - THIỀN THEO ĐƯỜNG LỐI CỦA HÒA THƯỢNG NHẤT HẠNH (TĂNG THÂN LÀNG MAI)

Chủ trương và phương pháp tu Thiền của Hòa thượng Nhất Hạnh là An Lạc, Hạnh phúc Ở ĐÂY VÀ BÂY GIỜ. Theo đó, hành giả cần phải biết:

1- Thắp sáng hiện hữu (Giới) để,

2- Tạo nên định lực (Định) và nhờ đó,

3- Đưa đến Tuệ giác (Tuệ)

Để giúp hành giả tỉnh thức trong từng giây phút và qua đó, nhận được an lạc ngay trong giây phút đó, Hòa thượng có những bài kệ ngắn cho mỗi mỗi hành vi, cử chỉ trong mọi sinh hoạt thường nhật, được gọi là Thi kệ Thực tập Chánh Niệm. Trích ghi:

Thức dậy
Thức dậy mỉm miệng cười
Hăm bốn giờ tinh khôi
Xin nguyện sống trọn vẹn
Mắt thương nhìn cuộc đời

Quơ dép
Ðặt chân trên mặt đất
Là thể hiện thần thông
Từng bước chân tỉnh thức
Làm hiển lộ pháp thân

Rửa chân
Sự an lạc Của ngón chân
Niềm an lạc Của thân tâm

Mở cửa sổ
Mở cửa nhìn pháp thân
Ðời mầu nhiệm không cùng
Lòng dặn lòng tỉnh thức
Giòng nước tâm trong ngần

Vặn nước
Nước từ nguồn suối cao
Nước từ lòng đất sâu
Nước mầu nhiệm tuôn chảy
Ơn nước luôn tràn đầy

Rửa tay
Múc nước để rửa tay
Xin nguyện cho mọi người
Có đôi bàn tay khéo
Gìn giữ trái đất này

Ðánh răng
Ðánh răng và súc miệng
Cho sạch nghiệp nói năng
Miệng thơm lời chánh ngữ
Hoa nở tự vườn tâm

Súc miệng
Súc miệng lòng cũng sạch
Vũ trụ ngát hoa hương
Ba nghiệp thường thanh tịnh
Cùng Bụt chơi Tây Phương

Vào nhà cầu
Không nhơ cũng không sạch
Không bớt cũng không thêm
Trí tuệ Ba La Mật
Không có pháp nào trên

Tắm
Không sinh cũng không diệt
Không trước cũng không sau
Trao truyền và tiếp thọ
Pháp giới tính nhiệm mầu

KẾT LUẬN

Tu thiền là một pháp tu thực tế phù hợp với tinh thần khoa học hiện đại. Khi tâm chúng ta khởi vọng tưởng phiền não, chúng ta khéo quán thì vọng tưởng lặng, hết phiền não, tâm an định. Có tu tập thì có kết quả, rất cụ thể, không xa vời. Như đang khát, uống nước vào thì hết khát ngay, không phải nay uống thì ngày mai mới hết khát. Phải dùng trí tuệ để quán chiếu: vọng tưởng phiền não là cái không thật, hư ảo, phải tin chắc nơi mình sẵn có Phật tánh là cái chân thật bị vọng tưởng phiền não che khuất, bây giờ bỏ hết vọng tưởng thì Phật tánh hiện ra. Đó là những vấn đề chủ yếu của việc tu thiền

Mang một sứ mệnh cao cả là giáo dục thanh thiếu nhi, nên người Huynh trưởng GĐPT tự khoác vào mình tính chất đặc thù mà khả năng và đạo đức không thể tách rời. Do vậy, để có thể thực hiện được sứ mệnh và lý tưởng của mình, thiết tưởng việc ứng dụng tinh thần Thiền tông vào đời sống thật sự mang lại nhiều lợi lạc cho cả hai mặt tự lợi và lợi tha.

Như trên đã thưa, một huynh trưởng GĐPT, trước hết là phải là một Phật tử. Mà mục đích của đạo Phật là giải thoát luân hồi sanh tử. Trong kinh Pháp Hoa, Đức Phật đã xác định nhân duyên lớn mà Ngài xuất hiện ra nơi đời là: Khai thị chúng sanh ngộ nhập Phật tri kiến.

Tóm lại, việc áp dụng Thiền, thực tập Thiền trong đời sống sẽ giúp cho người Huynh trưởng có đủ những đức tính để hoàn thành sứ mệnh của mình và bên cạnh đó, cũng không xa rời mục đích tối hậu của người Phật tử là : Tinh tấn, dũng mãnh tiến lên trên con đường giác ngộ, giải thoát.

Đồng Bích biên soạn

Tài liệu tham khảo:

· Thiền tông VN cuối TK 20 – HT. Thanh Từ

· Giới thiệu đường lối tu Thiền – HT. Thanh Từ

· Nẻo vào Thiền học – HT. Nhất Hạnh

· Thi kệ thực tập chánh niệm – HT. Nhất Hạnh

BÌNH LUẬN

Name

ăn chay,441,báo chí,1,BBT,2,biên khảo,12,cảm tác,120,câu chuyện đầu ngày,1,câu chuyện lửa tàn,1,chia sẻ,45,chủ đề khác,24,chuyện ăn chay,50,cộng đồng,14,cổng trại,6,đi và viết,10,Diệu Hoàng,11,đố vui phật pháp,4,đời sống,601,du khảo,1,du lịch,56,Đức Phật A Di Đà,12,Đức Quảng,1,GĐPT,114,GĐPT QĐSG,5,GĐPT Quốc Nội,5,GĐPT Thế Giới,1,ghi chép,25,Giác Đạo,1,giáo dục gđpt,10,góc nhìn,13,gút (nút) dây,6,hành chánh gđpt,1,HĐXH,70,hoạt động,18,hoạt động thanh niên,23,huấn luyện gđpt,2,khoa học,9,kiến trúc,6,kinh chú,4,kinh điển,5,kỹ mỹ thuật,11,lam sử,6,lễ hội,3,mật thư,1,Minh Thi,1,món bánh,13,món chay,335,món chè,9,món chính,1,món mứt,2,mỹ thuật,69,nếp sống,150,nghệ thuật,261,nghi thức,8,nghiên cứu,42,Ngọc Hằng,7,người ăn chay,7,Nguyên Hiệp,1,nhân vật,4,nhiếp ảnh,2,pháp âm,82,pháp phục,6,pháp thoại,43,phật đản - an cư,7,phật giáo,972,phật giáo thế giới,40,phật pháp,360,phật pháp & tuổi trẻ,1,phật pháp vấn đáp,39,phim nhạc,29,phóng sự,106,phóng sự ảnh,53,quán chay,12,sách nói,5,sự kiện,85,sức khỏe,38,tâm tình lam,65,thắng cảnh,18,thánh tích,2,Thích Chơn Thiện,5,Thích Giác Nhiên,1,Thích Minh Châu,34,Thích Minh Thế,2,Thích Nhất Hạnh,1,Thích Nhật Từ,1,Thích Tâm Mẫn,25,Thích Thái Hòa,1,Thích Trí Tịnh,3,thơ văn,153,thời sự,350,thủ công trại,7,thực tập hạnh phúc,21,thức uống,3,tiêu điểm,161,tìm hiểu,128,tin tức,190,tin tức gđpt,8,tổ chức gđpt,7,trại - lửa trại,3,Triệu Minh Thi,2,truyện,14,truyện cổ phật giáo,22,truyền tin,5,tu học gđpt,4,tủ sách pdf,108,từ thiện,38,tự viện,31,văn hóa,83,văn nghệ gđpt,19,videos,1,vu lan - báo hiếu,25,xuân - thành đạo,71,
ltr
item
Người Áo Lam: Huynh trưởng GĐPT với đời sống thiền môn
Huynh trưởng GĐPT với đời sống thiền môn
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgVl2R-UQbXOTUtalkxLWxGFHNTo42FIwyRvBCdfTzfqw173q32L25LOOQSTWgR5Zd_EXnuCmZmBTOeG7A_6aBJ32uDk1qzC14lotIO3wKdN-ZTidwEbWjl0k9fTLzfJoFz7CS8ZXpAWFCG/s1600/Buddhism_MahakasyapaFlower.jpg
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgVl2R-UQbXOTUtalkxLWxGFHNTo42FIwyRvBCdfTzfqw173q32L25LOOQSTWgR5Zd_EXnuCmZmBTOeG7A_6aBJ32uDk1qzC14lotIO3wKdN-ZTidwEbWjl0k9fTLzfJoFz7CS8ZXpAWFCG/s72-c/Buddhism_MahakasyapaFlower.jpg
Người Áo Lam
https://old.nguoiaolam.net/2012/07/huynh-truong-gpt-voi-oi-song-thien-mon.html
https://old.nguoiaolam.net/
https://old.nguoiaolam.net/
https://old.nguoiaolam.net/2012/07/huynh-truong-gpt-voi-oi-song-thien-mon.html
true
8680068194570582821
UTF-8
Tải Hết Không tìm thấy bài đăng nào XEM HẾT Đọc thêm Trả lời Hủy Xóa Bởi TRANG NHÀ TRANG BÀI VIẾT Xem Hết BẠN CÓ THỂ ĐỌC THÊM CHUYÊN MỤC CÁC BÀI CŨ TÌM KIẾM TẤT CẢ BÀI VIẾT Không tìm thấy bài viết nào phù hợp với yêu cầu của bạn Trở về TRANG NHÀ Sunday Monday Tuesday Wednesday Thursday Friday Saturday Sun Mon Tue Wed Thu Fri Sat January February March April May June July August September October November December Jan Feb Mar Apr May Jun Jul Aug Sep Oct Nov Dec tức thời 1 phút trước $$1$$ minutes ago 1 giờ trước $$1$$ hours ago Hôm qua $$1$$ days ago $$1$$ weeks ago hơn 5 tuần trước Người theo dõi Theo dõi NỘI DUNG CHÍNH ĐÃ BỊ ẨN BƯỚC 1: Chia sẻ bài viết. BƯỚC 2: Nhấn vào đường dẫn bạn vừa chia sẻ để mở khóa Sao Chép Mã Chọn Mã Tất cả mã bạn chọn đã được sao chép Không thể sao chép mã / văn bản, vui lòng nhấn [CTRL]+[C] (or CMD+C with Mac) để thử lại