# Header

$show=/p/news.html$type=grid$c=4$a=0$m=0$tbg=rainbow$sn=0$rm=0

$hide=/p/news.html

THỜI SỰ$show=/p/buddhism.html$c=4$type=sticky$au=0$date=1$cm=0$va=0$cl=#782121

QUAN ĐIỂM - GÓC NHÌN$show=/p/buddhism.html$c=3$type=three$h=320$m=0$sn=0$rm=0$cl=#782121$va=0

TU HỌC - PHẬT PHÁP$show=/p/buddhism.html$c=3$type=left$m=0$cl=#782121$va=0

NGHỆ THUẬT PHẬT GIÁO$show=/p/buddhism.html$c=3$type=right$m=0$cl=#782121$va=0

BÀI CŨ HƠN_$show=/p/buddhism.html$c=21$type=blogging$m=0$cl=#782121$page=1

TIN TỨC GĐPT$show=/p/gdpt.html$c=4$type=sticky$au=0$date=1$cm=0$va=0$cl=#008000

TÂM TÌNH LAM$show=/p/gdpt.html$c=3$type=blogging$au=0$cm=0$date=1$cl=#008000$va=0

HOẠT ĐỘNG THANH NIÊN$show=/p/gdpt.html$c=3$type=three$h=320$m=0$sn=0$rm=0$cl=#008000$va=0

NHỮNG DÒNG LAM SỬ$show=/p/gdpt.html$c=3$type=left$m=0$cl=#008000$va=0

VĂN NGHỆ GĐPT$show=/p/gdpt.html$c=3$type=right$m=0$cl=#008000$va=0

BÀI CŨ HƠN_$show=/p/gdpt.html$c=21$type=blogging$m=0$cl=#008000$page=1

TỪ THIỆN XÃ HỘI$show=/p/hdxh.html$c=4$type=complex$M=0$cl=#00A99D$va=0

HOẠT ĐỘNG NGUOIAOLAM.NET$show=/p/hdxh.html$c=3$type=three$h=320$m=0$sn=0$rm=0$cl=#00A99D$va=0

CỘNG ĐỒNG$show=/p/hdxh.html$c=6$type=carousel$m=0$cl=#00A99D$va=0

BÀI CŨ HƠN_$show=/p/hdxh.html$c=21$type=blogging$m=0$cl=#00A99D$page=1

VĂN HÓA$show=/p/life.html$c=4$type=sticky$au=0$date=1$cm=0$cl=#ff6600$va=0

CHỦ ĐỀ KHÁC$show=/p/life.html$c=3$h=320$type=three$m=0$sn=0$rm=0$cl=#ff6600$va=0

DU LỊCH TÂM LINH$show=/p/life.html$c=3$type=left$m=0$cl=#ff6600$va=0

SỨC KHỎE - ĂN CHAY$show=/p/life.html$c=3$type=right$m=0$cl=#ff6600$va=0

BÀI CŨ HƠN_$show=/p/life.html$c=21$type=blogging$m=0$cl=#ff6600$page=1

$show=/p/tu-sach.html$type=three$h=320$c=30$rm=0$a=0$m=0$i=1$sn=0$ho=https://ebook.nguoiaolam.net/

$show=/p/tvn.html$type=three$c=30$rm=0$a=0$m=0$i=1$sn=0$$ho=https://tv.nguoiaolam.net/

$show=/p/tin-tuc-gdpt.html

$show=/p/tin-tuc-phat-giao.html

PHẬT GIÁO$show=/p/news.html$type=complex$c=4$va=0$a=0$m=0$i=1

TIN TỨC GĐPT$show=/p/news.html$type=three$c=3$va=0$h=300$m=0$sn=0$rm=0$i=1

GIA ĐÌNH PHẬT TỬ$show=/p/news.html$type=blogging$c=3$va=0$m=0$i=1

$show=/p/news.html$type=three$c=9$va=0$spc=0$rm=0$a=0$m=0$i=1$sn=0$ho=https://tv.nguoiaolam.net/

HOẠT ĐỘNG - TỪ THIỆN$show=/p/news.html$type=left$c=3$va=0$a=0$m=0$i=1

ĐỜI SỐNG TÂM LINH$show=/p/news.html$type=right$c=3$va=0$a=0$m=0$i=1

MỚI CẬP NHẬT$show=/p/news.html$type=blogging$c=7$va=0$pages=1$i=1$m=0

Vùng đất huyền thoại - Eaphe ký sự (phần 3)

Tôi đã không định viết tiếp thiên ký sự này nữa vì tôi thấy cảm xúc mình mất dần đi cái trầm tư ban đầu... Thời gian là thứ thuốc thần hiệu ...

Tôi đã không định viết tiếp thiên ký sự này nữa vì tôi thấy cảm xúc mình mất dần đi cái trầm tư ban đầu... Thời gian là thứ thuốc thần hiệu chữa lành mọi vết thương.. khi vết thương đã lành, người ta không còn thể nào cảm được cái đớn đau cũ nữa. Cố gắng đến mấy cũng là khiên cưỡng, miễn cưỡng viết thêm về nó là dối lòng, dối trá chỉ gieo vào lòng người sự thương hại. Một người bạn thân nói với tôi rằng... Vi ơi sao mà đọc Ea phê ký sự thấy buồn quá! Cái buồn man mác thấm tận trong lòng... Tôi thấy đúng thật, mình vô lý... đem cái trầm tư riêng mình đặt vào cuộc vui chung. Tôi quyết định chỉ viết về những niềm vui, viết về núi rừng cao nguyên lẫn khuất tiếng cười cô gái Êđê giòn tan trong gió....

tây nguyên huyền thoại

Chỗ tôi ở - nhà chị Hường - là xã Ea Phê thuộc huyện Krong Păk cách Buôn Ma Thuột 38km đi về hướng Đông. Từ đây nếu tiếp tục đi về hướng Đông theo quốc lộ 26 thêm khoảng 140 cây số nữa qua Ma Đ’rắk ta sẽ ra đến Nha Trang thuộc địa phận tỉnh Khánh Hòa. Người dân nơi đây nói rằng từ đây nếu đi ngược về thành phố Buôn Mê Thuộc, rồi rẽ về quốc lộ 27 theo hướng Đông Nam xuyên qua huyện Krông Ana và huyện Lắk – nơi có thắng cảnh nổi tiếng hồ Lăk – vượt qua dãy núi Chư Yan Sin[1] hùng vỹ đi vào tỉnh Lâm Đồng ta hoàn toàn có thể về Đà Lạt để hưởng cái không khí lành lạnh đặc trưng của một thắng cảnh du lịch nổi tiếng bậc nhất cả nước.

Nhà chị Hường, một căn nhà tường kiểu xưa xây theo lối ba gian một cháy lợp ngói bằng thứ đất sét nung đỏ truyền thống, chẳng cần đến một lớp la – phông vẫn mát lạnh như thường. Trước nhà là khoảnh sân rộng mênh mông tráng xi măng nghe đâu trước đây khi còn trồng cà phê nhà chị dùng để phơi hạt mỗi khi đến mùa thu hoạch. Phía trước khoảnh sân ấy, dọc theo cái hàng rào bằng lưới sắt B40 nhà chị trồng ít đậu bắp, dây nhãn lồng dại một giàn mướp trổ hoa vàng óng ả. Cái hàng rào xanh tự nhiên ngăn cách căn nhà với con đường bụi đỏ. Phố núi đã yên mà nhà chị còn yên ắng hơn nữa. Sau nhà tôi thấy đủ thứ cây trái mà bất cứ một người dân thành thị nào cũng mê tít mắt, sầu riêng, vú sữa, cam, ổi... Đó là chưa kể cái mơn mởn của những thứ rau dân dã, mộc mạc như rau má, càng cua mọc lên xanh rì tràn lan trên những lối đi mòn và hẹp. Ở góc vườn mấy cây ớt hiểm sẻ loại trái nhỏ vị thơm tho cay xé lưỡi cũng vươn lên trổ hoa trắng li ti nõn nà...

Sáng sớm hôm đó (ngày thứ nhất) tôi cùng những người bạn thả bộ nhàn tản trên con đường liên xã trong cái nắng nhẹ nhàng của buổi bình minh để ra chợ. Rời xa thành phố bụi bặm tôi hít một hơi căn phồng lồng ngực cái không khí tinh khôi và cảm thấy nhẹ nhõm thư thái biết dường nào. Chợ xã không lớn lắm nhưng hình như cũng đầy đủ không thiếu thứ gì, cũng đông vui ồn ào như bản chất vốn có của... chợ. Thi thoảng trên con đường nhựa lấp lóa ánh nắng mai vài người phụ nữ dân tộc M’nông vai điệu gùi ngô, khoai đi thoăn thoắt lẩn khuất vào những tàng cây xanh ngắt. Tôi len lỏi vào chợ ăn sáng bằng món mì Quảng và nhận ra rằng nó là sự pha lẫn của đặc sản miền Nam, xứ Quảng và hương vị đậm đà vùng sơn cước.

Mười giờ sáng, chúng tôi xuất phát đi ngược về thành phố Buôn Ma Thuột... con đường ngập tràn nắng, nắng cao nguyên buổi sáng không gắt lắm nhưng đó là thứ nắng "quái" rát mặt làm đôi gò má cô gái vùng cao hây hây sắc đỏ tươi thuần. Bạn tôi, một đứa con trai đai ngàn, nói rằng: "Đi Đắk Lắk là phải thăm bảo tàng các dân tộc, ghé vào Buôn Đôn ngắm nghía voi rừng, du thuyền độc mộc trên hồ Lắk thơ mộng và đi qua cầu treo sông Sereppok kỳ vĩ. Đêm ở Buôn Ma Thuột, thưởng thức ly cà phê nóng đậm đặc đến ngây người thả hồn theo làn khói sương lãng đãng hay nhâm nhi chút rượu cần cho thấm thía chất núi rừng Tây Nguyên. Tao sẽ chở mày vào buôn Ea Nho, ghé nhà H’Lai Niê để mua một chóe Pa, chóe Tuk rượu cần nấu bằng gạo tẻ, đằm thơm say nồng và ngồi nghe A ma công kể chuyện sắn bắt voi rừng" Tôi nương vào đấy tưởng tượng rất nhiều về cao nguyên huyền hoặc... Chắc chắn tôi sẽ không có dịp đi hết những địa danh thắng cảnh ấy trong chuyến đi này. Hai ngày là không đủ để khám phá một vùng đất quá nhiều truyền thuyết bí mật. Tôi nói với Giao rằng... nhất định anh sẽ quay lại đây, nhất định anh sẽ rong ruổi bằng xe máy để thăm bằng hết không bỏ sót một ngóc ngách nào của vùng đất huyền thoại Đắk Lắk

Phố núi không đón chúng tôi bằng cái nắng oi ả và màu trắng xóa bạt ngàn hoa cà phê. Mùa này cà phê đã ra trái, khắp nơi xanh rì một màu lá cà phê điểm tô bằng những dây trái xanh trái đỏ xòe ra mọng chín đang chờ bàn tay con người đến hái. Cách Buôn Ma Thuột khoảng 18 cây số chúng tôi quẹo vào con đường nhỏ, quanh co lẩn khuất giữa những vườn cà phê, dưới những tán cây cao vút thẳng đều tăm tắp mắt lạnh người và đi thêm 2 cây số nữa ra đến vùng hồ đẹp mê hồn... Không phải là hồ Lắk quê hương của câu chuyện cổ, truyền thuyết về mối bất hòa giữa nước và lửa, về tấm lòng của anh em Y Lắk với đại ngàn và cuộc chiến đấu giữa rồng, lươn ác liệt hơn bảy ngày bảy đêm rung chuyển cả núi rừng, mịt mù cả dòng sông Krong Ana.

Hồ Ea Nhái khiêm nhường nằm nép mình dưới những tán cây rừng... mặt hồ phẳng lặng trong veo phản chiếu những đám mây trời đủ thứ hình thù kỳ quái trôi vô đinh... chúng tôi đi dọc theo bờ hồ, thật ra đó là một con đê dài, ngăn cách một bên làn nước trong veo, một bên hõm sâu xuống là rẫy lúa xanh xanh trải dài ngút mắt... Cuối con đường người ta thiết lập một cửa xả bằng thép để điều tiết thủy lợi phía hạ nguồn. Từ trên đê nhìn dọc theo bờ hồ xa thật xa thấy thấp thoáng bóng người nhỏ thẫm như dấu chấm than dưới nắng. Nghe thật sâu trong mạch đất vọng về tiếng sóng nước vỗ man mác gợi nét đằm sâu bền chặt tình yêu thảo nguyên. Từ trong tán rừng thưa, một đàn chim bay ra lượn một vòng in bóng hình trên bầu trời xanh, chúng dang dôi cánh bé xíu kéo giãn mây trời thêm rộng. Đôi cánh chim cứ mãi thênh thang chập chờn trong lòng tôi không mỏi.

Chia tay với hồ Nhái, ngược về Buôn Ma Thuột chúng tôi đi giữa tán cây muồng đen cao chót vót trổ từng chùm hoa sắc vàng dịu dàng. Ở vùng này người ta trồng cà phê lúp xúp núp tránh cái nắng oi nồng dưới những tán cây muồng đen cành lá sum xuê, thân cao lớn có khi đến hai ba mươi mét. Càng đến gần Buôn Ma Thuột, cà phê càng ít đi thay vào đó là rẫy mì, rẫy ngô chen lẫn những mẫu cao su thẳng đều tăm tắp. Chị Hạnh người đi chung xe với tôi nói rằng cao su vùng này còn bé lắm phải vài năm nữa mới đến ngày thu hoạch nhưng một khi đã trưởng thành thì có thể lấy mủ trong vòng vài ba chục năm. Cao su là giống cây mọc ở Nam Mỹ dọc theo sông A-ma-zôn có tên gọi gốc là Hévéa. Cách đây gần 10 thế kỷ, thổ dân Mainas sống ở đây đã biết lấy nhựa của cây này dùng để tẩm vào quần áo chống ẩm ướt, và tạo ra những quả bóng vui chơi trong dịp hội hè. Họ gọi chất nhựa này là Caouchouk, theo thổ ngữ Mainas nghĩa là “Nước mắt của cây”.

Sau này tôi biết được người có công đầu tiên đưa giống cây giàu tiềm năng kinh tế này vào Việt Nam là bác sĩ Yersin. Những cây cao su đầu tiên xuất hiện ở nước ta được trồng ở vườn thực vật Sài Gòn vào năm 1877, lấy giống từ Singapore nhưng không cây nào sống. Đến năm 1897, dược sỹ Raoult đã gửi hạt giống và một số cây con từ Java (Indonesia) để gieo trồng tại vườn thí nghiệm ông Yêm (Thủ Dầu Một); Đồng thời bác sỹ Yersin cũng đã nhận được một số cây con đem trồng tại suối Dầu trong phần đất của viện Pasteur Nha Trang. Sau đó bác sỹ Yersin nhập nhiều hạt giống từ Srilanka để thành lập đồn điền cao su đầu tiên ở nước ta.

vùng đất huyền thoại - eaphe ký sựTượng đài chiến thắng Buôn Ma Thuột

Người ta đang trải nhựa con đường Nguyễn Văn Cừ nên khói bụi mù mịt. Song khói bụi không thể làm lu mờ đi cái màu tím liêu trai đậm đà của những bóng Hoa Ban Tím. Ban đầu, khi ở xa chị Hạnh thét lên: “Triết ơi bằng lăng tím kìa!”. Khi đến gần tôi nói với chị Hạnh: “Hoa Ban Tím chị ạh”. Màu tím Hoa Ban không đậm đặc như màu tím hoa sim, những cũng không nhẹ nhàng tựa màu tím bằng lăng… nhưng màu tím của những nhánh Hoa Ban Tím đủ gieo vào lòng người một chút lãng mạn một chút suy tư… Hoa Ban Tím là cái tên văn vẻ kiêu sa, khi còn nhỏ tôi vẫn gọi nó cái tên rất dân dã bình dân “cây móng bò”. Hoa Ban Tím là giống cây thân gỗ thấp, lá to, tán rộng hoa lại đẹp thuần khiết, nhờ ưu điểm đó mà ngày nay ở Sài Gòn người ta bắt đầu trông Hoa Ban Tím dọc theo con đường Lý Thái Tổ từ Ngã Bảy chạy dài tới bệnh viện Nhi Đồng, cứ mỗi độ ra hoa con đường lại được điểm tô bằng cái màu tím dung dị lạ thường.

50844020_5 Hoa Ban Tím

Đi hết đường Nguyễn Văn Cừ, rẽ trái theo đường Nguyễn Tất Thành, một trong những trục đường chính đẹp nhất đi ngang qua bưu điện thành phố chúng tôi đến tượng đài chiến thắng – niềm tự hào của Buôn Ma Thuột. Thành phố Buôn Ma Thuột, đến lượt nó, là niềm tự hào của người dân cao nguyên. Buôn Ma Thuột là thủ phủ của Tây Nguyên có số dân đông đúc sầm uất, là trung tâm hành chánh văn hóa kinh tế toàn vùng. Tên gọi Buôn Ma Thuột xuất hiện từ khi nào không ai rõ, chỉ biết rằng, thuở xa xưa khi núi rừng Chư Yan Sin còn liền một dãy vùng đất này không một bóng người, họa chăng có dấu chân của đàn voi, bầy sói. Vị tù trưởng Êđê dũng cảm Y Thuột dựng cái nhà rông, phát nương phát rẫy, lập buôn bên dòng suối Ea Tam. Bàn tay, ý chí con người khiến thần núi thần rừng nhường bước, dân làng chặt cây làm nhà, tỉa bắp làm nương, kết lá rừng làm áo, quần tụ nương tựa vào nhau. Buôn A ma Y Thuột – làng của người cha vĩ đại tên Thuột – gọi tắt là Buôn Ma Thuột là cách người Êđê tự hào về buôn làng mình giữa miền hoang dại.

Trong đoàn, trừ chị Hường – người dân bản địa – tôi và chị Hạnh có lẽ là người biết nhiều nhất về Buôn Ma Thuột. Tôi và chị đã loanh quanh không biết chán, lang thang trên những con đường của thành phố, rong ruổi dọc theo những con đường nho nhỏ xinh xinh, nhìn ngắm những căn nhà phố núi khép mình dưới những tán cây và mơ ước nếu không phải lo toan mưu sinh kiếm sống thì không gì tuyệt bằng ở tại nơi này, giữa đại ngàn thẳm xanh. Tôi thầm nghĩ nếu nắm lấy bàn tay nhỏ nhắn xinh xắn người yêu ngồi uống cà phê nghe tiếng chuông nhà thờ leng keng trong một chiều Buôn Ma mờ sương lạnh chắc chắn mình sẽ làm nhạc sĩ hoặc chí ít cũng là ... nhà thơ lãng mạn. Buôn Ma Thuột không phải là Sài Gòn nhưng khi nhìn con đường Nguyễn Tất Thành rộng thênh thênh tôi nhớ đến con đường Lê Lợi và yêu biết bao Sài Gòn. Thỉnh thoảng tôi bắt gặp một góc Sài Gòn náo nhiệt nằm gọn trong lòng Buôn Ma. Buôn Ma Thuột cũng chẳng phải Hà Nội, song chị Hạnh một người yêu Hà Nội tha thiết, nhìn những hàng hoa sữa lặng lẽ nép bên đường lại nhớ đến mùa đông Hà Nội... nhớ đến nhạc sỹ Phú Quang và tấm chân tình của ông với Hà Nội:"tôi thường nghĩ về hạnh phúc như một thoáng chợt hiện chợt tan. Sau khoảnh khắc hạnh phúc là nỗi trống vắng đến tận cùng, nhất là khi cảm giác ấy đến với ta trong một đêm mùa đông Hà Nội, khi ta trở về một mình trong cái rét đến tái tê và căn phòng vẫn thoảng mùi hương hoa sữa như một điều có thực mà cũng như một điều không thực...". Không thể nào cắt nghĩa được, đó là thứ tình cảm riêng tư, rất trong sáng mà người ta gọi là quê hương. Buôn Ma Thuột vẫn là Buôn Ma Thuột, sự so sánh chỉ làm đẹp thêm phố núi vốn đã mê hoặc kỳ bí.

Trưa lắm rồi. Trời vẫn lồng lộng nắng gió! Thị trấn Ea T’Linh[2] đón chào chúng tôi bằng sự mệt mỏi và cơn đói cồn cào. Nhưng không chỉ có vậy, tất cả sự mệt nhọc tan biến khi con đường đến thác Dray Sap dần dần lộ diện. Cao nguyên huyền thoại đã không phụ lòng người du ngoạn. Một cung đường vòng vèo không thể nào vòng vèo hơn được nữa, cứ cong qua vẹo lại làm xiếc khiến người điều khiển xe máy cũng phải lượn lờ rã rời đôi tay. Con đường hồng hào bụi đỏ nằm vắt vẻo trên một cái nền màu xanh lơ. Một bên là đồi, đồi và đồi, hết ngọn đồi này đến ngọn đồi khác; một bên là dòng Sereppok đỏ ngầu vờn lên một nỗi tức giận mơ hồ uốn lượn men theo con đường quanh co như bóng với hình. Từ trên đỉnh đồi nhìn xuống, thấy thung lũng lưa thưa những cây bụi thấp xanh thẫm không đủ che lấp màu đất đỏ. Khắp nơi phủ một màu bụi đỏ, bụi đỏ vướng víu theo những vòng xe, bám lên áo quần, sền sệt trong những vũng nước đọng lại bên đường. Người dân nơi đây đã tìm ra thứ đất sét đỏ đèn bên bờ sông Sereppok để làm gạch, họ xây những lò nung đỏ quạch hai bên đường. Còn tôi đến đây không tìm thứ đất sét gắn chặt với cuộc đời người thợ đóng gạch, mà đi tìm thứ đất đỏ vấn vương làm hồng đôi má đôi môi cô gái vùng cao, làm mỡ màng những vườn tiêu vườn cà phê say trái trĩu hạt và nhất là thứ đất đỏ thắm bền chặt trong trái tim người dân Buôn Ma Thuột. Thứ đất ấy càng nung càng thắm mãi lên một màu đỏ âm âm huyền ảo.

hoàng hôn ở cao nguyên huyền thoạiThác Dray Sap

Con đường lên dòng thác Dray Sap cũng thay sắc đổi màu lẹ làng như thời tiết giao mùa từ sắc vàng mùa thu sang sắc trắng của mùa đông, rực rỡ khi xuân về và hồng hào mỗi độ con ve sầu kêu rả rích. Vượt qua những đám bụi đỏ mù con đường khoát thêm tấm áo choàng xanh xanh màu lá điểm tô bằng những đóa hoa chôm chôm trắng toát mà ban đầu tôi cứ tưởng đâu là hoa cà phê tung cánh phủ mờ...

Vòng xuống những bậc thang, khập khiễng vượt qua trùng điệp đá mát lạnh dưới tán cây rừng. Dòng thác Dray Sap hiện ra hùng vỹ và đẹp mơ màng hư ảo. Ấn tượng đầu tiên là đá, đá rải dọc bờ thác, có đoạn tương đối ngay ngắn bằng phẳng, có đoạn vung vãi tung tóe như thể một con quái vật nào đó ném chúng ra trong cơn giận dỗi cùng cực. Dòng nước khá rộng, ven bờ nhiều lùm cây cao tỏa bóng mát rười rượi. Thác nước không tập trung mà tỏa ra chia làm năm bảy ngã đổ xuống, ầm ì mải miết reo vang muôn thuở giữa đại ngàn thẳm xanh. Đứng dưới nhìn lên ta thấy hơi nước mờ mịt bay như một lớp sương mù bao phủ ngọn thác, bao phủ du khách bao phủ cả núi rừng Krong Ana. Tôi hiểu vì sao người dân Êđê lại gọi đây là dòng Thác Khói bởi cái mịt mù hư ảo của khói nước mênh manh bàng bạc nỗi bất hạnh tình yêu. Dòng thác này, không gian này đã lưu giữ huyền thoại về chuyện tình đớn đau của cô gái H’Mi xinh đẹp như đóa hoa lan bên dòng Sereppok. Nàng H’Mi đã từ chối lời cầu hôn nhiều chàng trai quyền quý từ khắp các buôn làng Êđê, M’Nông để đến với người yêu cùng buôn tuy nghèo nhưng hiền lành, chịu thương chịu khó. Một hôm, H'Mi cùng người yêu đi thăm rẫy. Đường xa hai người dừng chân nghỉ lại bên một tảng đá lớn, bỗng có một con quái vật xuất hiện, đầu nó to như một quả núi, mắt nó đỏ như lửa, toàn thân quái vật sáng lóa lên, với những vẩy vàng, vẩy bạc... Từ trên cao quái vật lao xuống nhúng mỏ vào dòng nước, sau đó một cột nước khổng lồ dâng cao quét về phía cô gái, còn chàng trai bị nước ném xa lên bờ, ngất đi... Khi tỉnh dậy thì người yêu đã bị bắt đi mất. Quá đau khổ chàng trai hóa thành một cây to, rễ cây đâm sâu vào tảng đá, toàn thân cây phát ra những tiếng kêu than vãn, đau thương, nhung nhớ... Chỗ chàng trai đứng bây giờ là rừng cây trên bờ đá, còn chỗ quái vật lao xuống đá lở thành thác Draysap ngày nay…

Thác Dray Sap nằm chỗ giáp ranh giữa hai tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông, cách thị xã Buôn Ma Thuột 30 cây số về hướng Tây Nam theo quốc lộ 14 ngược về phía thành phố HCM, thác nằm giữa rừng nguyên sinh xa vùng dân cư nên không khí trong lành, vẻ đẹp tự nhiên và quyến rũ. Chúng tôi ngồi giữa những tán cây rừng, một bên là dòng thác, một bên là vách đá dựng đứng phủ đầy dây leo bao nỗi vất vả, nhọc nhằn bon chen trên đường tan biến tự bao giờ. Bữa cơm trưa nhanh chóng được dọn ra, chúng tôi chia nhau những ổ bánh mì trong tiếng cười nắc nẻ. Sau một hồi "chiến đấu" tận tình bánh mì thịt nguội được cất kỹ trong những bao tử lép xẹp, mọi người lim dim tìm chỗ ngả lưng giải quyết nhu cầu chính đáng… ngủ. Tôi cũng mệt mỏi và thèm một phiến đá phẳng phiu nhưng có cái gì đó ở nơi núi rừng này cuốn hút, lôi kéo tôi theo những lối mòn đi ngược lên đỉnh dòng thác. Con đường mòn trơn trượt, ẩm ướt bởi khói nước quanh năm suốt tháng. Mới đầu do không quen tôi trượt lên trợt xuống mấy lần đến nỗi phải rón rén cởi giày. Tôi cứ nghĩ khổ thân hóa ra lại là diễm phúc, đã lâu lắm rồi không có cảm giác nhồn nhột nghe thứ đá thô ráp sắc nhọn xoa nhẹ lòng bàn chân. Con người thật lạ lùng, chính ngày xưa vì sợ bàn chân bị trầy xướt người ta nghĩ ra đôi dép đôi giày, dáng này kiểu nọ rồi cũng đến lúc phải đi mát – xa chân để chữa bệnh. Đôi lúc tôi nghĩ (hơi buồn cười) sao không bỏ quách đôi dép trần chân đi lại có phải hay ho không nhỉ? Liệu pháp kỹ thuật đâu có bằng liệu pháp thiên nhiên… con người đã quên mất bà mẹ thiên nhiên vĩ đại đã sản sinh ra nhân loại. Khi đã quen dần với sự trơn trượt, tôi leo thoăn thoắt và mở ra cho mình một cánh cửa một góc nhìn mới mẻ về dòng thác Dray Sap. Ở phía hạ nguồn dòng hung hãn bao nhiêu thì trên thượng nguồn nó hiền lành bấy nhiêu. Trái với sự tưởng tượng của nhiều người dòng sông Sereppok đoạn không sâu lắm có chỗ chỉ cạn đến hơn mắt cá chân nước chảy hiền hòa trong vắt… một nhánh khác nước chảy xiết hơn, tôi thấy toán học sinh vượt ngang dòng nước dắt díu nhau đi ra đến tận bờ đá chỗ dòng nước bắt đầu đổ xuống. Đứng ở đấy mà nhìn xuống cảm giác như mình trên đỉnh cao đạp dưới chân mình cả dòng thác hung hãn tung bọt trắng xóa, cả núi rừng xa tít tắp không không điểm dừng sảng khoái biết bao. Điều ngạc nhiên hơn ở vùng núi heo hắt này mà bà con dân tộc vẫn tỉa ngô trên những khoảnh đất nho nhỏ xen lẫn giữa thác đá và những tán cây rừng…

Chúng tôi đi trở ra qua cầu treo bắt ngang dòng thác, luồn lạch giữa những rẫy ngô đã thu hoạch chỉ còn trơ lại thân xốp vàng hoe, thấp người qua những bụi tre gai chằng chịt để đến chân thác… Ở đây, khói nước còn mù mịt hơn trước, bụi nước li ti bám đầy người, đọng trên quần áo long lanh trên những mái đầu. Tôi, Huấn và anh Trị nổi hứng trẻ con thi nhau thét thật to đọ sức với tiếng nước ầm ầm tuôn chảy… nghe đã điếu trong lòng. Nắng lên. Bất chợt một dãy màu sắc hiện lên rạng rỡ, mờ ảo trong tầng tầng lớp lớp khói bụi. Tuyệt đẹp! Cầu vồng! Cầu vồng sau mưa hẳn đã gieo vào tâm trí tuổi thơ những ước mơ, kỳ vọng. Cầu vồng dưới chân thác Dray Say khi tỏ khi mờ gần lắm, gần đến nỗi tôi cảm tưởng có thể tóm chặt chúng trong đôi bàn tay mình. Tôi đưa tay ra song chỉ chạm vào hư không chẳng thể nào nắm bắt được vẻ đẹp kỳ ảo của cầu vồng. Không phải sau mưa hay khi nào hửng nắng dưới chân thác Dray Sap mới có cầu vồng. Cầu vồng là ánh sáng, ánh sáng tràn ngập khắp nơi nơi. Nắng chỉ làm rực rỡ thêm vẻ đẹp tự nhiên của ánh sáng. Cũng giống như tình yêu, không phải không nói ra là không tồn tại, có những thứ không thể cầm nắm, không thể nhìn thấy, không thể nếm trải nhưng nó vẫn hiện hữu và người ta chỉ có thể lắng nghe bằng nhịp đập trái tim mình...

8184

Chiều dần buông, bóng chiều dâng nhẹ lên dần từ sắc áo đại ngàn. Chân trời đằng tây níu kéo một góc mây rán đỏ cực đậm. Nhưng rồi cả đất trời chuyển dần sang màu lam, một màu lam sâu sắc và thủy chung, nó diễn tả đúng cái chất của rừng núi Đắk Lắk. Cái màu lam đẹp đẽ ấy không tồn tại lâu, chuyển sang màu chàm rồi màu tím thẫm một niềm im lạnh. Tôi bật đèn và nhận ra... xe không đèn pha, chỉ có hai chiếc đèn xi-nhan nhỏ xíu như hai con mắt le lói trong đêm. Đường đèo lạ lẫm bắt đầu tối đen. Tôi ngán nhất là những chiếc xe đò ngược chiều trong đêm, không biết bác tài có thấy được hai cái đốm sáng le lói không mà cứ lấn trái, khi đó tôi vội đánh xe sang phải đôi lúc tràn cả xuống lề. Thỉnh thoảng, một chiếc xe máy cùng chiều vượt lên tôi ngó ngang nhìn những gương mặt chờn vờn nhờ thứ ánh sáng hắt ra từ ánh đèn pha. Tôi và chị Hạnh dò dẫm chạy cô đơn trong màn sương lạnh buốt. Không gian xung quanh đặc quánh lại nhất là khi chúng tôi đi ngang những mẫu cao su thâm u trong đêm. Đường không xa lắm nhưng chính sự mỏi mòn khiến con đường dài ra vô tận...

Hồng Hòa Vi (09/2006)


[1] Chư Yan Sin là đỉnh núi cao nhất của Đắk Lắk cao 2.442m

[2] Ea T’Ling là thị trấn thuộc tỉnh Đắk Nông giáp ranh với Đắk Lắk.

BÌNH LUẬN

Name

ăn chay,441,báo chí,1,BBT,2,biên khảo,12,cảm tác,120,câu chuyện đầu ngày,1,câu chuyện lửa tàn,1,chia sẻ,45,chủ đề khác,24,chuyện ăn chay,50,cộng đồng,14,cổng trại,6,đi và viết,10,Diệu Hoàng,11,đố vui phật pháp,4,đời sống,601,du khảo,1,du lịch,56,Đức Phật A Di Đà,12,Đức Quảng,1,GĐPT,114,GĐPT QĐSG,5,GĐPT Quốc Nội,5,GĐPT Thế Giới,1,ghi chép,25,Giác Đạo,1,giáo dục gđpt,10,góc nhìn,13,gút (nút) dây,6,hành chánh gđpt,1,HĐXH,70,hoạt động,18,hoạt động thanh niên,23,huấn luyện gđpt,2,khoa học,9,kiến trúc,6,kinh chú,4,kinh điển,5,kỹ mỹ thuật,11,lam sử,6,lễ hội,3,mật thư,1,Minh Thi,1,món bánh,13,món chay,335,món chè,9,món chính,1,món mứt,2,mỹ thuật,69,nếp sống,150,nghệ thuật,261,nghi thức,8,nghiên cứu,42,Ngọc Hằng,7,người ăn chay,7,Nguyên Hiệp,1,nhân vật,4,nhiếp ảnh,2,pháp âm,82,pháp phục,6,pháp thoại,43,phật đản - an cư,7,phật giáo,972,phật giáo thế giới,40,phật pháp,360,phật pháp & tuổi trẻ,1,phật pháp vấn đáp,39,phim nhạc,29,phóng sự,106,phóng sự ảnh,53,quán chay,12,sách nói,5,sự kiện,85,sức khỏe,38,tâm tình lam,65,thắng cảnh,18,thánh tích,2,Thích Chơn Thiện,5,Thích Giác Nhiên,1,Thích Minh Châu,34,Thích Minh Thế,2,Thích Nhất Hạnh,1,Thích Nhật Từ,1,Thích Tâm Mẫn,25,Thích Thái Hòa,1,Thích Trí Tịnh,3,thơ văn,153,thời sự,350,thủ công trại,7,thực tập hạnh phúc,21,thức uống,3,tiêu điểm,161,tìm hiểu,128,tin tức,190,tin tức gđpt,8,tổ chức gđpt,7,trại - lửa trại,3,Triệu Minh Thi,2,truyện,14,truyện cổ phật giáo,22,truyền tin,5,tu học gđpt,4,tủ sách pdf,108,từ thiện,38,tự viện,31,văn hóa,83,văn nghệ gđpt,19,videos,1,vu lan - báo hiếu,25,xuân - thành đạo,71,
ltr
item
Người Áo Lam: Vùng đất huyền thoại - Eaphe ký sự (phần 3)
Vùng đất huyền thoại - Eaphe ký sự (phần 3)
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjrs91CnzvE4j9LQsfy3m_tjx4WwHzeEKuzuMGfKGdtcftiKLiRoMPJBdjGNjyw7tcvDAkisup6y3AbJNzVlCEaf9DelrJ-mfuTfaS3JE3Opu3WEF_n72frcTvqMmEJnGgJVYOT_JfvvE8Y/?imgmax=800
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjrs91CnzvE4j9LQsfy3m_tjx4WwHzeEKuzuMGfKGdtcftiKLiRoMPJBdjGNjyw7tcvDAkisup6y3AbJNzVlCEaf9DelrJ-mfuTfaS3JE3Opu3WEF_n72frcTvqMmEJnGgJVYOT_JfvvE8Y/s72-c/?imgmax=800
Người Áo Lam
https://old.nguoiaolam.net/2012/07/vung-at-huyen-thoai-eaphe-ky-su-phan-3.html
https://old.nguoiaolam.net/
https://old.nguoiaolam.net/
https://old.nguoiaolam.net/2012/07/vung-at-huyen-thoai-eaphe-ky-su-phan-3.html
true
8680068194570582821
UTF-8
Tải Hết Không tìm thấy bài đăng nào XEM HẾT Đọc thêm Trả lời Hủy Xóa Bởi TRANG NHÀ TRANG BÀI VIẾT Xem Hết BẠN CÓ THỂ ĐỌC THÊM CHUYÊN MỤC CÁC BÀI CŨ TÌM KIẾM TẤT CẢ BÀI VIẾT Không tìm thấy bài viết nào phù hợp với yêu cầu của bạn Trở về TRANG NHÀ Sunday Monday Tuesday Wednesday Thursday Friday Saturday Sun Mon Tue Wed Thu Fri Sat January February March April May June July August September October November December Jan Feb Mar Apr May Jun Jul Aug Sep Oct Nov Dec tức thời 1 phút trước $$1$$ minutes ago 1 giờ trước $$1$$ hours ago Hôm qua $$1$$ days ago $$1$$ weeks ago hơn 5 tuần trước Người theo dõi Theo dõi NỘI DUNG CHÍNH ĐÃ BỊ ẨN BƯỚC 1: Chia sẻ bài viết. BƯỚC 2: Nhấn vào đường dẫn bạn vừa chia sẻ để mở khóa Sao Chép Mã Chọn Mã Tất cả mã bạn chọn đã được sao chép Không thể sao chép mã / văn bản, vui lòng nhấn [CTRL]+[C] (or CMD+C with Mac) để thử lại