# Header

$show=/p/news.html$type=grid$c=4$a=0$m=0$tbg=rainbow$sn=0$rm=0

$hide=/p/news.html

THỜI SỰ$show=/p/buddhism.html$c=4$type=sticky$au=0$date=1$cm=0$va=0$cl=#782121

QUAN ĐIỂM - GÓC NHÌN$show=/p/buddhism.html$c=3$type=three$h=320$m=0$sn=0$rm=0$cl=#782121$va=0

TU HỌC - PHẬT PHÁP$show=/p/buddhism.html$c=3$type=left$m=0$cl=#782121$va=0

NGHỆ THUẬT PHẬT GIÁO$show=/p/buddhism.html$c=3$type=right$m=0$cl=#782121$va=0

BÀI CŨ HƠN_$show=/p/buddhism.html$c=21$type=blogging$m=0$cl=#782121$page=1

TIN TỨC GĐPT$show=/p/gdpt.html$c=4$type=sticky$au=0$date=1$cm=0$va=0$cl=#008000

TÂM TÌNH LAM$show=/p/gdpt.html$c=3$type=blogging$au=0$cm=0$date=1$cl=#008000$va=0

HOẠT ĐỘNG THANH NIÊN$show=/p/gdpt.html$c=3$type=three$h=320$m=0$sn=0$rm=0$cl=#008000$va=0

NHỮNG DÒNG LAM SỬ$show=/p/gdpt.html$c=3$type=left$m=0$cl=#008000$va=0

VĂN NGHỆ GĐPT$show=/p/gdpt.html$c=3$type=right$m=0$cl=#008000$va=0

BÀI CŨ HƠN_$show=/p/gdpt.html$c=21$type=blogging$m=0$cl=#008000$page=1

TỪ THIỆN XÃ HỘI$show=/p/hdxh.html$c=4$type=complex$M=0$cl=#00A99D$va=0

HOẠT ĐỘNG NGUOIAOLAM.NET$show=/p/hdxh.html$c=3$type=three$h=320$m=0$sn=0$rm=0$cl=#00A99D$va=0

CỘNG ĐỒNG$show=/p/hdxh.html$c=6$type=carousel$m=0$cl=#00A99D$va=0

BÀI CŨ HƠN_$show=/p/hdxh.html$c=21$type=blogging$m=0$cl=#00A99D$page=1

VĂN HÓA$show=/p/life.html$c=4$type=sticky$au=0$date=1$cm=0$cl=#ff6600$va=0

CHỦ ĐỀ KHÁC$show=/p/life.html$c=3$h=320$type=three$m=0$sn=0$rm=0$cl=#ff6600$va=0

DU LỊCH TÂM LINH$show=/p/life.html$c=3$type=left$m=0$cl=#ff6600$va=0

SỨC KHỎE - ĂN CHAY$show=/p/life.html$c=3$type=right$m=0$cl=#ff6600$va=0

BÀI CŨ HƠN_$show=/p/life.html$c=21$type=blogging$m=0$cl=#ff6600$page=1

$show=/p/tu-sach.html$type=three$h=320$c=30$rm=0$a=0$m=0$i=1$sn=0$ho=https://ebook.nguoiaolam.net/

$show=/p/tvn.html$type=three$c=30$rm=0$a=0$m=0$i=1$sn=0$$ho=https://tv.nguoiaolam.net/

$show=/p/tin-tuc-gdpt.html

$show=/p/tin-tuc-phat-giao.html

PHẬT GIÁO$show=/p/news.html$type=complex$c=4$va=0$a=0$m=0$i=1

TIN TỨC GĐPT$show=/p/news.html$type=three$c=3$va=0$h=300$m=0$sn=0$rm=0$i=1

GIA ĐÌNH PHẬT TỬ$show=/p/news.html$type=blogging$c=3$va=0$m=0$i=1

$show=/p/news.html$type=three$c=9$va=0$spc=0$rm=0$a=0$m=0$i=1$sn=0$ho=https://tv.nguoiaolam.net/

HOẠT ĐỘNG - TỪ THIỆN$show=/p/news.html$type=left$c=3$va=0$a=0$m=0$i=1

ĐỜI SỐNG TÂM LINH$show=/p/news.html$type=right$c=3$va=0$a=0$m=0$i=1

MỚI CẬP NHẬT$show=/p/news.html$type=blogging$c=7$va=0$pages=1$i=1$m=0

Gia đình Phật tử cùng với những trăn trở

Người Áo Lam từ trước tới giờ vẫn kiên trì không nhắc đến vấn đề Phân Ban – Truyền Thống vì xem đó là một vết thương không lành. Mỗi khi “tr...

Người Áo Lam từ trước tới giờ vẫn kiên trì không nhắc đến vấn đề Phân Ban – Truyền Thống vì xem đó là một vết thương không lành. Mỗi khi “trái gió trở trời” nó gây nên những đau đớn không thể nguôi ngoai. Người Áo Lam cố gắng đăng tải các bài viết mang tính chất chuyên môn, tu học , văn nghệ, hoạt động thanh niên thuần túy với hy vọng sẽ cung cấp cho anh chị em những thứ thực sự hữu ích. Bài viết này là một ngoại lệ, nhưng Người Áo Lam đã nhìn thấy được tâm hồn trong sáng, trái tim nhiệt huyết của một Huynh trưởng GĐPT muốn đóng góp hết sức mình cho tổ chức. Rất mong tất cả mọi người hãy vượt qua hình dáng đi sâu vào tủy chất để nhìn thấy một tấm lòng.


Gia đình Phật tử cùng với những trăn trở

Gia Đình Phật Tử Việt Nam (GĐPTVN) đã tồn tại và phát triển cùng với những cung trầm, bậc bổng của đất nước hơn 60 năm qua.

Gia đình Phật tử cùng với những trăn trở

60 năm một chặng đường, nói ngắn không ngắn, dài không dài nhưng lịch sử GĐPT đã nói lên một bề dày vững chắc, đã khẳng định một chỗ đứng rất quan trọng trong lòng GHPGVN nói riêng và của toàn Phật giáo Việt Nam nói chung.

Vậy lý do vì sao mà ngày hôm nay GĐPTVN lại đứng trước bao nhiêu là thách thức, biết bao nhiêu oan ức vì cái danh không đáng ba đồng mà làm chậm chân tới sự phát triển của tổ chức, rồi được nhận xét là “hình như … chỉ mạnh trong thời kỳ đấu tranh Phật giáo…” và được liệt vào là một “di sản” của Phật giáo Việt Nam?

Một cái nhìn bi quan

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, Kính bạch chư tôn Hòa thượng, Thượng tọa, Đại đức Tăng, Ni đã và đang quan tâm đến sự thịnh suy của tổ chức Gia Đình Phật Tử Việt Nam. Kính thưa các anh chị Huynh trưởng Gia Đình Phật Tử Việt Nam.

Trong thời gian qua trên các trang mạng điện tử của Phật giáo VN có đăng nhiều bài viết về GĐPTVN, nổi bậc nhất là các bài: Gia Đình Phật Tử Việt Nam đang ở đâu? Đăng ngày 22/06/2012 tác giả Thích Thanh Thắng,Cái Danh Trong Gia Đình Phật Tử (không rõ ngày đăng) tác giả Đạo Quang và Sinh hoạt Gia Đình Phật Tử trong bối cảnh mới: Thời cơ và thách thức đăng ngày 20/06/2012 của tác giả Minh Thạnh.

Con rất vui mừng và xúc động nhưng không thiếu phần nào nghẹn ngào đau xót khi đọc các bài viết trên. Con thầm nghĩ, với tư cách và trách nhiệm của một người đoàn viên GĐPT đã khoác áo lam hơn 10 năm, dù chỉ mới đang theo học bậc Kiên (bậc tu học đầu tiên trước khi bước chân vào hàng ngũ Huynh trưởng GĐPTVN – tạm gọi là còn ở lứa tuổi “ngựa non”, nhưng con cảm thấy cần góp 1 tiếng nói phản hồi để chia sẻ những suy nghĩ cá nhân của mình trước các bài viết trên.

một cái nìn bi quan về gđpt - lễ truyền đăng

Trước hết, con cảm thấy vui sướng vì con thấy tổ chức GĐPTVN vẫn còn được các vị Chư Tôn đức Tăng Ni quan tâm, ưu ái và đã đặt vấn đề rất thẳng thắn, trực diện rằng GĐPT cần phải thay đổi và phát triển cho phù hợp với thời đại mới hiện nay. Thật ra những cụm từ như “Đổi mới”, “Thay đổi”, “Cải cách”, “Hiện đại hóa”…đã xuất hiện khá liên tục trong những năm gần đây từ bên trong hàng ngũ Huynh trưởng và Đoàn sinh GĐPT chúng con và đồng thời cũng đến từ bên ngoài với niềm thiện chí mong muốn GĐPT ở thời kỳ mới có diện mạo, sinh khí và hoạt động phong phú, đa dạng, đáp ứng nhu cầu của tuổi trẻ Phật tử nhiều hơn. Tuy nhiên, tự thâm tâm con nhận thấy người kêu gọi “đổi mới, cải cách GĐPT” thì nhiều nhưng đường hướng, chiến lược, cách thức, lộ trình cụ thể đổi mới ra sao thì hầu như chưa có 1 công trình nghiên cứu, 1 kế hoạch tổng thể nào được trình bày 1 cách chính thức. Con nghĩ rằng quá trình đổi mới GĐPT đã được khởi động, nhưng đi hơi chậm và làm nhiều người trong chúng ta khá sốt ruột nhưng không đến nổi “bế tắc” như một số quý thầy ưu tư nhận xét.

Bên cạnh đó, con cũng cảm thấy nghẹn ngào xót xa khi đọc các bài viết trên vì có vẻ rằng bức tranh GĐPTVN hiện nay được mô tả theo gam màu khá u tối, ảm đạm. Hình như quý vị tác giả chỉ thấy được một mặt nào đó tiêu cực mà không thấy mặt tích cực của GĐPTVN trong thời đại hiện nay.

Con thiết nghĩ không chỉ riêng con thấy được như vậy mà các anh chị Huynh trưởng của tổ chức GĐPTVN cũng thấy được nhưng lại không lên tiếng phản hồi giải thích cho chư vị Đại đức hiểu rõ thêm về GĐPTVN theo cách tích cực hơn. Cá nhân con có cảm giác rằng các anh chị Huynh trưởng tự hào đến nổi không cần phản hồi, trong khi đó một số phản hồi khác lại hơi quá khích trên tinh thần sai chánh pháp.

Theo như tác giả bài viết “Gia Đình Phật Tử Việt Nam đang ở đâu?” của Đại Đức Thích Thanh Thắng có nêu lên vài vấn đề rằng GĐPTVN là một ngõ cụt đầy bế tắc so với các phong trào câu lạc bô thanh thiếu niên Phật tử và GĐPTVN chỉ tồn tại như một loại “hàng rào danh dự” mỗi khi chùa nào đó có lễ lạc, rồi ở đâu không biết từ bao giờ được gán cho một cái tên là “người giúp việc cao cấp”?

Còn đó những điểm sáng

Gia đình Phật tử là một tổ chức đã tồn tại từ rất lâu mà sáng lập viên đó là cư sỹ Tâm Minh Lê Đình Thám từ thuở sơ khai là Gia đình Phật Hóa phổ cho đến khi mang danh xưng Gia Đình Phật tử Việt Nam. Trong những năm đó, kết quả mà cư sỹ đã đóng góp vẫn mãi mãi được ghi nhớ: Một bộ phận tăng sĩ tài ba đã nở rộ, làm nền tảng tuyên truyền phát huy chánh pháp, đoàn kết Tăng Ni và Phật tử, bảo vệ Phật giáo. Và ngày hôm nay GĐPT vẫn đang kế thừa truyền thống đó.

lý tưởng chỉ hướng cho thuyền đời và nẩy hoa cho cuộc sống - võ đình cường

Rất nhiều thế hệ trưởng thành từ GĐPT, có vị trở thành những bậc xuất gia khả kính lãnh đạo Giáo Hội hoặc thành danh trong nhiều lãnh vực, giúp ích cho đạo pháp rất nhiều. Vậy hiện tại có tổ chức nào hay phong trào Câu Lạc Bộ của Phật giáo VN nào làm được điều đó?  Mặt khác, các phong trào và các câu lạc bộ (CLB) ngày nay được định nghĩa như là nơi tập hợp những niềm vui, những điều lạ, nhưng phong trào thì không có một kỷ luật, nội quy nhất định, “Thích thì tới, không vui thì đi”.

Bên cạnh việc hướng dẫn tu tập theo chánh pháp cho đoàn sinh, GĐPT gần đây còn tạo ra nhiều sân chơi cho giới trẻ đặc biệt là ở thành phố, các tỉnh thành miền Trung và miền Nam, tổ chức nhiều hoạt động từ thiện xã hội đã thành truyền thống hàng chục năm nay, ví dụ Chương trình Hiến máu nhân đạo của GĐPT tỉnh Thừa Thiên Huế.

Nhưng ngược lại, GĐPT thì khác, khi đã được Giáo hội và Nhà nước công nhận là tổ chức và nằm trong lòng GHPGVN thì GĐPT có Phụ Đính Nội quy, quy chế, mục đích, châm ngôn, lược sử và có một chương trình tu học huấn luyện xuyên xuốt… và đặc biệt hơn nữa GĐPT có tính truyền thừa.

Chúng ta cũng thử tính xem hằng năm GĐPT tổ chức hàng bao nhiêu kỳ trại Huấn luyện, đào tạo Huynh trưởng từ sơ cấp tới cao cấp ở khắp các tỉnh thành từ Quảng Trị cho đến Bà Rịa Vũng Tàu. Dù chương trình huấn luyện đúng không phải là hoàn hảo nhưng với sự cố vấn của các Huynh trưởng cao niên và quý Tăng Ni có tâm huyết với GĐPT, hàng ngàn Huynh trưởng tốt nghiệp từ các trại huấn luyện này cũng đã và đang ngày đêm phụng sự cho tổ chức GĐPT nói riêng và cho Phật giáo VN nói chung một cách tích cực.

Một số điển hình cụ thể từ ngày 14/07 đến ngày 18/07/2012 tại Chùa Phước Hậu, Tam Bình, Vĩnh Long đã được PBHD GĐPT tổ chức Liên trại Huấn luyện Huynh trưởng các tỉnh miền Đông, miền Tây Nam Bộ. Qua đó khẳng định đây không phải là một phong trào tập hợp các anh chị Huynh trưởng lại với nhau như một tổ nhóm hay CLB mà là một kỳ Huấn luyện kéo dài liên tục 4 ngày 3 đêm với mục đích rõ ràng là đào tạo Huynh trưởng nhằm phát triển GĐPT, góp phần xây dựng đạo Pháp và dân tộc.

Điều cần được ghi nhận.

Và những nét thay đổi tích cực của GĐPT nữa đó là trại Huấn luyện Huynh trưởng Huyền Trang 8 tại TT Huế. Ngoài nội dung Huấn luyện theo chương trình do Phân ban Hướng dẫn GĐPT Trung ương đề ra, Ban Quản trại đã đưa vào chương trình trại một số hoạt động ngoại khóa như đi thực tập tại cơ sở nhằm tăng thêm phần sinh khí cho trại, đồng thời cũng là cơ hội để toàn thể trại sinh thể hiện những khả năng, sở trường của mình trong việc học tập, hướng dẫn đoàn sinh và tinh thần xây dựng tổ chức.

Đồng thời cũng đã có 2 buổi hội thảo với những nội dung mà lâu nay các anh chị trong BHD cho là tế nhị không đề ra mà nay đã thẳng thắng nhìn nhận, đưa ra nghiên cứu trao đổi và tìm ra phương hướng giải quyết.

lễ đang hoa - thiếu nữ gia đình phật tử - gđpt

Đây chỉ là một vài ví dụ điển hình mà chưa nói đến các tỉnh thành khác. Quý vị độc giả có thể xem thêm thông tin tại trang http://giadinhphattu.vn/. Như đã nói ở trên, ngoài các kỳ trại huấn huyện, GĐPT cũng thường tổ chức Hiến máu nhân đạo, hằng năm có thêm hoạt động tiếp sức mùa thi, kết hợp với Chư Tôn đức thường xuyên tổ chức từ thiện… một số chương trình thu hút Đoàn sinh do các đơn vị Gia đình cơ sở tổ chức như dã ngoại, trại hè vừa vui chơi vừa học tập thêm về đạo pháp qua các cuộc thi Phật Pháp, các khóa tu, ngày hội Oanh lam hướng về Phật đản, Đố vui Phật pháp mà GĐPT kết hợp chung với các tự viện thực hiện.

Với những hoạt động nói trên, con nhận thấy GĐPT gần đây đã có sự khởi sắc, nhưng đúng là không mạnh bằng thời tranh đấu Phật giáo. Vậy chúng ta tự hỏi vì sao?

Con thiển nghĩ thời đấu tranh Phật giáo đó là thời kỳ khó khăn của đất nước, GĐPT góp phần cùng quý thầy bảo vệ đạo pháp và hàng ngàn Huynh trưởng Đoàn sinh đã không quản khó khăn gian khổ, hy sinh mồ hôi nước mắt chỉ vì 1 mục đích duy nhất là xiển dương lá cờ Phật giáo thân yêu. Hiện nay đất nước và tôn giáo không còn lâm nguy, GĐPT đã dần ổn định nhưng Huynh trưởng và Đoàn sinh GĐPTVN cũng giống như hàng triệu người dân khác phải đối diện với những lo toan cuộc sống, với cơm áo gạo tiền nên việc chuyên tâm phụng sự có phần sa sút hơn thời gian trước.

Bên cạnh đó, chúng ta phải thừa nhận thực tế là hiện nay có rất nhiều phong trào, CLB thanh niên trẻ mới hình thành hàng loạt để cố gắng cho bằng được tổ chức GĐPT, các phong trào và CLB đó lan rộng ra và mang nhiều tên như: Đội áo vàng, CLB áo nâu, áo cam và CLB thanh thiếu niên Phật tử…

Tuy nhiên, khi bình tĩnh nhìn lại thì chúng ta tự hỏi thật ra các phong trào và CLB đã đáp ứng đủ nhu cầu cho Phật giáo nói chung và Giáo hội nói riêng chưa, đã thật sự hướng các bạn trẻ quay về và nương tựa dưới gót Tam Bảo chưa? Hay nó chỉ là một niềm vui nhất thời, bồng bột của tuổi trẻ của thanh niên hiện nay và một thời gian sau này lại vì một chướng duyên nào đó rời bỏ phong trào và các CLB thanh niên Phật tử mà chuyển qua các hoạt động thanh niên khác và có khi nào họ cải đạo cũng không chừng.

Dây thân ái - nghi lễ chia tay truyền thống của GĐPT

Con có thể nói lên điều này vì trước khi viết bài này, con đã ra Hà Nôi học nâng cao thêm gần 2 tháng, trong thời gian 2 tháng đó con đã tìm đến một CLB Thanh thiếu niên Phật tử sinh hoạt và tìm hiểu được thực tế (con xin phép không nói tên đó ra).

Ngoài ra, con cũng xin mạo muội có ý kiến rằng các vị luôn nói cần phải có một đội ngũ cư sĩ Phật tử có tài, có đức và hơn hết phải có đạo tâm nhưng thực tế Giáo Hội đã quan tâm đúng mức để đào tạo bồi dưỡng đội ngũ này chưa?

Trách nhiệm của giáo hội?

Con nói ra điều này có thể là vô phép nhưng bản thân con nhận thấy Ban Hướng dẫn Phật tử TW cũng chưa làm hết nhiệm vụ của mình trong nhiệm kỳ vừa rồi.

Bên cạnh đó, một năm các trường Học viện, cao đẳng, trung cấp Phật học trên toàn quốc tốt nghiệp ra bao nhiêu tăng, Ni vậy số lượng các vị đi hoằng dương chánh pháp là bao nhiêu và số còn lại đi đâu? Có một điều xót xa là trong khi ở một số tỉnh thành phố, GĐPT được quý Tăng Ni sát cánh hỗ trợ thông cảm biết bao thì bên cạnh đó lại có nhiều quý Tăng Ni thờ ơ, lãnh đạm và cũng không hề để ý đến đoàn thể áo lam  bấy nhiêu. Điều này thật buồn cho chúng con!

Gia đình Phật tử không dám tự hào là mình đã làm tròn bổn phận hoằng dương chánh pháp trong ngôi nhà Phật giáo VN nhưng ít ra GĐPT là một tổ chức thanh thiếu niên Phật giáo có truyền thống lịch sử hơn 60 năm với những tiêu chí, luật lệ rất vững chắc và tuy là mang hình thức sinh hoạt nửa bán Hướng Đạo nhưng đã tạo ra được diện mạo đặc trưng của giới trẻ Phật giáo. GĐPT đã thu hút không những cả giới trẻ mà còn là các vị phụ huynh của các em cùng đến chùa, cùng tụng kinh niệm Phật, cùng nghe pháp, học pháp và hành pháp. Vậy nếu nói rằng GĐPTVN bế tắc thì nặng nề cho chúng con quá!

Và vấn đề quan trọng cuối cùng cần nói tới đó là các vị ai cũng luôn nói GĐPT cần phải thay đổi cho hợp với thời đại hiện nay. Vậy các vị đã đưa ra được một kế hoạch thiết thực, một dự án thực tiễn nào cho GĐPT để GĐPT dựa trên đó mà tiến hành thay đổi chưa? Hay các vị chỉ nói rồi thành lập song hành các CLB Thanh Thiếu niên Phật tử… như vậy đó là kế hoạch của các vị nhằm cho GĐPT thay đổi hay sao?

Sở dĩ ngày hôm nay GĐPT được xem “hàng rào danh dự” mỗi khi chùa nào đó có lễ lạc vì GĐPT chúng con Y Giáo Phụng Hành mà bên trong còn nhiều vấn đề tế nhị không thể nói được. Và như thế GĐPT chúng con được gán cho một cái tên nghe vui tai “Người giúp việc cao cấp” và được cho là ngõ cụt bế tắt?

Có bế tắc thì chỉ bế tắc vì các vị sanh con ra mà không nuôi, đã có cái cũ chắc chắn tốt nhất mà lại còn muốn có thêm một cái mới chưa chắc đã tốt hơn cái cũ. Ở đây con không dám đánh đồng hết tất cả quý Chư Tôn thiền đức Tăng, Ni vì theo con được biết hiện nay còn rất nhiều vị quan tâm và ủng hộ GĐPT hết mình.

Kết luận

Từ những vấn đề trên, theo con Gia Đình Phật Tử Việt Nam phải là một tổ chức duy nhất của Giáo hội Phật giáo Việt Nam hướng đến hàng ngũ tuổi trẻ Phật giáo… Vì nếu một tổ chức có bề dày lịch sử hơn 60 năm mà được quy vào một di sản của Phật giáo hay chỉ tồn tại như một loại “hàng rào danh dự” mỗi khi chùa nào đó có lễ lạc và được gán cho một cái tên là “người giúp việc cao cấp” thì các Phong trào và CLB thanh thiếu niên Phật tử mới xuất hiện gần đây thì gọi là gì...?

Con xin có vài lời mạo muội như trên, trong lúc suy nghĩ nhất thời không tránh khỏi sai sót. Con xin thành kính đảnh lễ sám hối chư Tôn đức và kính mong quý liệt vị hoan hỉ góp ý để các bài viết đóng góp cho GĐPTVN thật sự là những viên gạch vững chắc có thể kết nối được với nhau ngõ hầu giúp ngôi nhà lam GĐPT VN ngày càng vững mạnh.

Tấn Phát - YM:ducdatclp@gmail.com

(bài viết gốc của Phật Tử Việt Nam)

BÌNH LUẬN

Name

ăn chay,441,báo chí,1,BBT,2,biên khảo,12,cảm tác,120,câu chuyện đầu ngày,1,câu chuyện lửa tàn,1,chia sẻ,45,chủ đề khác,24,chuyện ăn chay,50,cộng đồng,14,cổng trại,6,đi và viết,10,Diệu Hoàng,11,đố vui phật pháp,4,đời sống,601,du khảo,1,du lịch,56,Đức Phật A Di Đà,12,Đức Quảng,1,GĐPT,114,GĐPT QĐSG,5,GĐPT Quốc Nội,5,GĐPT Thế Giới,1,ghi chép,25,Giác Đạo,1,giáo dục gđpt,10,góc nhìn,13,gút (nút) dây,6,hành chánh gđpt,1,HĐXH,70,hoạt động,18,hoạt động thanh niên,23,huấn luyện gđpt,2,khoa học,9,kiến trúc,6,kinh chú,4,kinh điển,5,kỹ mỹ thuật,11,lam sử,6,lễ hội,3,mật thư,1,Minh Thi,1,món bánh,13,món chay,335,món chè,9,món chính,1,món mứt,2,mỹ thuật,69,nếp sống,150,nghệ thuật,261,nghi thức,8,nghiên cứu,42,Ngọc Hằng,7,người ăn chay,7,Nguyên Hiệp,1,nhân vật,4,nhiếp ảnh,2,pháp âm,82,pháp phục,6,pháp thoại,43,phật đản - an cư,7,phật giáo,972,phật giáo thế giới,40,phật pháp,360,phật pháp & tuổi trẻ,1,phật pháp vấn đáp,39,phim nhạc,29,phóng sự,106,phóng sự ảnh,53,quán chay,12,sách nói,5,sự kiện,85,sức khỏe,38,tâm tình lam,65,thắng cảnh,18,thánh tích,2,Thích Chơn Thiện,5,Thích Giác Nhiên,1,Thích Minh Châu,34,Thích Minh Thế,2,Thích Nhất Hạnh,1,Thích Nhật Từ,1,Thích Tâm Mẫn,25,Thích Thái Hòa,1,Thích Trí Tịnh,3,thơ văn,153,thời sự,350,thủ công trại,7,thực tập hạnh phúc,21,thức uống,3,tiêu điểm,161,tìm hiểu,128,tin tức,190,tin tức gđpt,8,tổ chức gđpt,7,trại - lửa trại,3,Triệu Minh Thi,2,truyện,14,truyện cổ phật giáo,22,truyền tin,5,tu học gđpt,4,tủ sách pdf,108,từ thiện,38,tự viện,31,văn hóa,83,văn nghệ gđpt,19,videos,1,vu lan - báo hiếu,25,xuân - thành đạo,71,
ltr
item
Người Áo Lam: Gia đình Phật tử cùng với những trăn trở
Gia đình Phật tử cùng với những trăn trở
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgOHopEieyXrWVdZiTaHNj1djrt2G1UXMlKx6sFPkoYSGcf0ssB8BgWw2OvEYwK7COQqxSueXD-aLKbh_rd1RSqBDsvks5gcQqfZAsuGv7khQL6qcP9WApUShBcJvnK40XnSxmgumugtxhw/?imgmax=800
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgOHopEieyXrWVdZiTaHNj1djrt2G1UXMlKx6sFPkoYSGcf0ssB8BgWw2OvEYwK7COQqxSueXD-aLKbh_rd1RSqBDsvks5gcQqfZAsuGv7khQL6qcP9WApUShBcJvnK40XnSxmgumugtxhw/s72-c/?imgmax=800
Người Áo Lam
https://old.nguoiaolam.net/2012/08/gia-inh-phat-tu-cung-voi-nhung-tran-tro.html
https://old.nguoiaolam.net/
https://old.nguoiaolam.net/
https://old.nguoiaolam.net/2012/08/gia-inh-phat-tu-cung-voi-nhung-tran-tro.html
true
8680068194570582821
UTF-8
Tải Hết Không tìm thấy bài đăng nào XEM HẾT Đọc thêm Trả lời Hủy Xóa Bởi TRANG NHÀ TRANG BÀI VIẾT Xem Hết BẠN CÓ THỂ ĐỌC THÊM CHUYÊN MỤC CÁC BÀI CŨ TÌM KIẾM TẤT CẢ BÀI VIẾT Không tìm thấy bài viết nào phù hợp với yêu cầu của bạn Trở về TRANG NHÀ Sunday Monday Tuesday Wednesday Thursday Friday Saturday Sun Mon Tue Wed Thu Fri Sat January February March April May June July August September October November December Jan Feb Mar Apr May Jun Jul Aug Sep Oct Nov Dec tức thời 1 phút trước $$1$$ minutes ago 1 giờ trước $$1$$ hours ago Hôm qua $$1$$ days ago $$1$$ weeks ago hơn 5 tuần trước Người theo dõi Theo dõi NỘI DUNG CHÍNH ĐÃ BỊ ẨN BƯỚC 1: Chia sẻ bài viết. BƯỚC 2: Nhấn vào đường dẫn bạn vừa chia sẻ để mở khóa Sao Chép Mã Chọn Mã Tất cả mã bạn chọn đã được sao chép Không thể sao chép mã / văn bản, vui lòng nhấn [CTRL]+[C] (or CMD+C with Mac) để thử lại