# Header

$show=/p/news.html$type=grid$c=4$a=0$m=0$tbg=rainbow$sn=0$rm=0

$hide=/p/news.html

THỜI SỰ$show=/p/buddhism.html$c=4$type=sticky$au=0$date=1$cm=0$va=0$cl=#782121

QUAN ĐIỂM - GÓC NHÌN$show=/p/buddhism.html$c=3$type=three$h=320$m=0$sn=0$rm=0$cl=#782121$va=0

TU HỌC - PHẬT PHÁP$show=/p/buddhism.html$c=3$type=left$m=0$cl=#782121$va=0

NGHỆ THUẬT PHẬT GIÁO$show=/p/buddhism.html$c=3$type=right$m=0$cl=#782121$va=0

BÀI CŨ HƠN_$show=/p/buddhism.html$c=21$type=blogging$m=0$cl=#782121$page=1

TIN TỨC GĐPT$show=/p/gdpt.html$c=4$type=sticky$au=0$date=1$cm=0$va=0$cl=#008000

TÂM TÌNH LAM$show=/p/gdpt.html$c=3$type=blogging$au=0$cm=0$date=1$cl=#008000$va=0

HOẠT ĐỘNG THANH NIÊN$show=/p/gdpt.html$c=3$type=three$h=320$m=0$sn=0$rm=0$cl=#008000$va=0

NHỮNG DÒNG LAM SỬ$show=/p/gdpt.html$c=3$type=left$m=0$cl=#008000$va=0

VĂN NGHỆ GĐPT$show=/p/gdpt.html$c=3$type=right$m=0$cl=#008000$va=0

BÀI CŨ HƠN_$show=/p/gdpt.html$c=21$type=blogging$m=0$cl=#008000$page=1

TỪ THIỆN XÃ HỘI$show=/p/hdxh.html$c=4$type=complex$M=0$cl=#00A99D$va=0

HOẠT ĐỘNG NGUOIAOLAM.NET$show=/p/hdxh.html$c=3$type=three$h=320$m=0$sn=0$rm=0$cl=#00A99D$va=0

CỘNG ĐỒNG$show=/p/hdxh.html$c=6$type=carousel$m=0$cl=#00A99D$va=0

BÀI CŨ HƠN_$show=/p/hdxh.html$c=21$type=blogging$m=0$cl=#00A99D$page=1

VĂN HÓA$show=/p/life.html$c=4$type=sticky$au=0$date=1$cm=0$cl=#ff6600$va=0

CHỦ ĐỀ KHÁC$show=/p/life.html$c=3$h=320$type=three$m=0$sn=0$rm=0$cl=#ff6600$va=0

DU LỊCH TÂM LINH$show=/p/life.html$c=3$type=left$m=0$cl=#ff6600$va=0

SỨC KHỎE - ĂN CHAY$show=/p/life.html$c=3$type=right$m=0$cl=#ff6600$va=0

BÀI CŨ HƠN_$show=/p/life.html$c=21$type=blogging$m=0$cl=#ff6600$page=1

$show=/p/tu-sach.html$type=three$h=320$c=30$rm=0$a=0$m=0$i=1$sn=0$ho=https://ebook.nguoiaolam.net/

$show=/p/tvn.html$type=three$c=30$rm=0$a=0$m=0$i=1$sn=0$$ho=https://tv.nguoiaolam.net/

$show=/p/tin-tuc-gdpt.html

$show=/p/tin-tuc-phat-giao.html

PHẬT GIÁO$show=/p/news.html$type=complex$c=4$va=0$a=0$m=0$i=1

TIN TỨC GĐPT$show=/p/news.html$type=three$c=3$va=0$h=300$m=0$sn=0$rm=0$i=1

GIA ĐÌNH PHẬT TỬ$show=/p/news.html$type=blogging$c=3$va=0$m=0$i=1

$show=/p/news.html$type=three$c=9$va=0$spc=0$rm=0$a=0$m=0$i=1$sn=0$ho=https://tv.nguoiaolam.net/

HOẠT ĐỘNG - TỪ THIỆN$show=/p/news.html$type=left$c=3$va=0$a=0$m=0$i=1

ĐỜI SỐNG TÂM LINH$show=/p/news.html$type=right$c=3$va=0$a=0$m=0$i=1

MỚI CẬP NHẬT$show=/p/news.html$type=blogging$c=7$va=0$pages=1$i=1$m=0

Phát tâm cúng dường trùng tu chùa Phúc Khánh – Hưng Yên

Nam Mô A Di Đà Phật Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật Nam Mô Đại Từ Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát Nam Mô Đức Phật Hoàng Trần Nhân Tông ...

Nam Mô A Di Đà Phật

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Nam Mô Đại Từ Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát

Nam Mô Đức Phật Hoàng Trần Nhân Tông

Trong một chuyến làm từ thiện, do nhân duyên qua một chị Phật Tử tên là Mai nên tôi biết đến Chùa Phúc Khánh bị cháy và hiện đang gặp nhiều khó khăn. Chùa Phúc Khánh nằm tại thôn Miêu Nha, xã Song Mai, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên.

chua-phuc-khanh-hung-yen (6)

Chủ nhật ngày 03/06/2012 tôi và hai Phật Tử khác đã quyết định xuống thăm chùa. Sư cô Trân Bảo được tỉnh hội Phật giáo Hưng Yên bổ nhiệm về làm trụ trì chùa từ tháng 11/2011. Trước đó chùa đã thay một số trụ trì bởi điều kiện tu hành ở đây khá khó khăn.

Sau khi làm lễ tại Tam Bảo chúng tôi đã trò chuyện cùng sư cô và đi vãn cảnh chùa. Ấn tượng của chúng tôi với sư cô là sự lắng nghe, tính cách điềm đạm cùng với vóc người thanh mảnh khắc khổ của một người tu hành thực sự. Sư cô đã ăn trường chay từ khi xuất gia, theo chúng tôi đó là một điều đáng quý trong thời cuộc hiện nay.

Đặc biệt ấn tượng là tại đây không có việc đốt vàng mã và dâng cúng đồ mặn. Trước khi sư cô về làm trụ trì, với lễ giải hạn tại chùa người dân trong thôn có thói quen đốt hình nhân thế mạng. Bằng sự kiên trì và nhẫn nại, sư cô đã làm cho người dân trong thôn hiểu rõ về giáo lý của Đức Phật trong việc cầu an, cũng như làm sao lễ Phật và thờ Phật cho đúng cách.

Sau một vòng quanh chùa, chúng tôi cảm thấy trong lòng dấy lên một nỗi buồn, trước khi bị cháy, chùa đã xuống cấp và sư cô cũng đã cố gắng sửa chữa tu bổ bằng số tiền hạn hẹp của các Phật tử đóng góp. Vì đây là vùng nông thôn với mức sống thấp, nên số tiền đó cũng là một sự cố gắng lớn của các Phật tử địa phương.

Mỗi khi trời mưa là Tam Bảo sẽ bị dột bởi mái chùa đã xuống cấp trầm trọng hơn sau đám cháy, nhìn những bức tượng của chư Phật trên Tam Bảo với những vết nứt và ám màu đen của khói, những bàn để bát hương cũ kĩ với chân kê bằng gạch, những bệ thờ lát đá hoa thời bao cấp, những mảng tường bong tróc chắc hẳn sẽ làm đau lòng các Phật Tử khi tới thăm chùa.

Qua lời kể của sư cô, đôi lúc đang tụng kinh mà mưa thì các Phật tử nơi đây phải chạy ra những chỗ không bị dột, có sãi đêm ngủ tại chùa, sáng hôm sau tỉnh dậy thấy người mình ướt vì đêm hôm trước trời mưa dột do ngủ say mà không biết.

Nếu sang bên nhà thờ Tổ chắc hẳn các Phật tử còn đau lòng hơn nữa khi biết gian thờ Tổ trước đây là một cái kho, vì chùa xuống cấp nên phải tận dụng làm nhà thờ. Trong nhà thờ Tổ, ban thờ Tổ nằm ở giữa, hai bên là ban thờ đức Ngọc Hoàng Thượng Đế, Mẫu và ban thờ Đức Thánh Trần còn ở phía góc là ban thờ chủ tịch Hồ Chí Minh.

Nhìn lên ban thờ Tổ, chúng tôi thấy có di ảnh của Đại Đức Thích Thanh Tứ, khi hỏi sư cô thì mới biết thôn này chính là quê gốc của ngài. Khi còn sống mỗi lần về thăm quê, ngài dù có bận việc gì cũng luôn ra chùa thắp hương lễ Phật. Sư cô Trân Bảo đã may mắn khi được Đại Đức làm lễ đăng đàn thọ giới cho. Trước khi mất Đại Đức đã có tâm nguyện trùng tu chùa, ngài đã đề nghị sư cô chuẩn bị hồ sơ, nhưng khi sư cô đang chuẩn bị thì ngài đã theo đức Phật về Tây Phương, không kịp thực hiện hạnh nguyện của mình.

Mong muốn của sư cô thật giản đơn, làm sao có một ngôi chùa nhỏ, trang nghiêm và thanh tịnh để là nơi giáo lý màu nhiệm của đức Phật đến với những người dân trong thôn. Nhìn những ngôi chùa to lớn ở Hà Nội mà xót xa cho những ngôi chùa quê. Tôi sinh ra và lớn lên tại quận Long Biên, Hà Nội, hàng ngày đi qua một ngôi chùa lâu đời gần cầu Chương Dương. Ngôi chùa thực sự gắn bó với mọi người bởi hình ảnh mộc mạc đơn sơ với gác chuông cổ kính. Thật đáng buồn giờ gác chuông đã không còn nữa thay thế vào đó là một ngôi chùa mới. Tôi chợt nghĩ giá mà có một phép mầu nào đó chỉ để đem được ngôi chùa cũ về nơi thôn quê này, chắc hẳn sẽ làm cho Phật tử địa phương vô cùng hoan hỷ.

Đọc các bài báo phản ánh về thực trạng xây chùa hiện nay, tôi thấy rằng thích to, thích mới, thích hào nhoáng, hoành tráng, bóng bẩy và dáng dấp chùa Trung Quốc đang là cái mốt trong cơn lốc sửa chữa chùa. Đến đây xin trích một đoạn viết của tác giả Tập Văn Thành Đạo - Thiền Viện Vạn Hạnh:

“ Nghĩ cho cùng, ngày nay trong hoàn cảnh cuộc sống thế giới đầy cập rập, khó có ai an nhiên tu tập và truyền pháp trong rừng sâu, hoang vắng như xưa kia mà cần phải có ngôi chùa. Nhưng chùa chiền dù được gọi dưới bất cứ tên gì, bằng bất cứ tiếng nước nào, bề thế có ra sao đi nữa thì cũng chỉ là phương tiện cơ sở giúp Tăng Ni cư trú an ổn tu hành, tín đồ tới lui lễ Phật bái Sư. Nếu không nhận ra ngôi chùa "Tự tâm, thấy được ông "Phật Tự Kỷ" mà chạy vạy đua đòi làm chùa thật cao, đúc tượng Phật thật lớn, mà quên đi cốt lõi giáo lý đạo Phật ta là từ bi hỉ xả, tự giác giác tha, giác hạnh viên mãn, thì dù cho có kiến lập được ngôi Lôi Âm tự thứ hai đi nữa, chẳng qua cũng chỉ là hướng ngoại cầu huyền, áp lương vi tiện mà thôi.”

Với mục đích tạo điều kiện cho các Phật tử ở xa có thể giúp đỡ chùa, tôi hỏi sư cô có tài khoản ngân hàng không? Tôi thật sự ngạc nhiên với câu trả lời là không có. Thực tế, sư cô cũng ít đi đâu xa trừ khi có việc, chủ yếu là ở tại chùa tu tập. Vì thế việc đầu tiên tôi mong muốn sư cô làm là đi mở một tài khoản ngân hàng. Theo ước nguyện của chúng tôi mọi sự giúp đỡ của các Phật tử sẽ được chuyển vào tài khoản này, để việc thu chi được công khai và minh bạch.

Cuối cùng tôi muốn nói lên một cảm nhận từ đáy lòng, dường như về đến ngôi chùa nhỏ này tình cảm giữa sư trụ trì với các Phật tử có một cái gì đó đặc biệt khác xa chốn phồn hoa náo nhiệt.

Để có kinh phí tu sửa hay xây mới, nhà chùa chỉ biết nương nhờ sức gia hộ của chư Phật, chư Đại Bồ Tát, Chư Hiền Thánh Tăng, Long Thần Hộ Pháp, cùng sự sẻ chia ủng hộ của các Phật tử gần xa. Nhà chùa dự kiến sẽ tiến hành công việc này dựa trên số tiền các Phật tử ủng hộ từ lúc thời điểm kêu gọi đến ngày 31/12/2012. Trong quá trình chờ đợi nhà chùa sẽ không sử dụng tiền công đức thu được cho bất kỳ một mục đích nào khác.

Kính mong các Phật tử phát Tâm, góp sức để công việc trùng tu chùa sớm được bắt đầu, mọi công đức xin gửi vào tài khoản:

Chủ tài khoản: Lê Thị Hiền (Thế danh của sư cô Thích Trân Bảo)
Số TK 711 A 688 011 36
Ngân hàng Vietinbank Hưng Yên

Thông tin liên lạc:

1. Sư cô Trân Bảo: Tel 0987137818
2. Đường đến chùa Phúc Khánh: Đi xe Bus 205, 208 từ Hà Nội hoặc xe khách đi thành phố Hưng Yên, xin dừng tại Bệnh Viện Kim Động, hỏi chùa thôn Miêu Nha, xã Song Mai, quãng đường từ bệnh viện đến chùa khoảng 3.5 km

Một số hình ảnh

chua-phuc-khanh-hung-yen (1)

chua-phuc-khanh-hung-yen (2)

chua-phuc-khanh-hung-yen (3)

chua-phuc-khanh-hung-yen (4)

chua-phuc-khanh-hung-yen (5)

chua-phuc-khanh-hung-yen (7)

chua-phuc-khanh-hung-yen (8)

chua-phuc-khanh-hung-yen (9)

chua-phuc-khanh-hung-yen (10)

chua-phuc-khanh-hung-yen (11)

chua-phuc-khanh-hung-yen (12)

chua-phuc-khanh-hung-yen (13)

chua-phuc-khanh-hung-yen (14)

BÌNH LUẬN

Name

ăn chay,441,báo chí,1,BBT,2,biên khảo,12,cảm tác,120,câu chuyện đầu ngày,1,câu chuyện lửa tàn,1,chia sẻ,45,chủ đề khác,24,chuyện ăn chay,50,cộng đồng,14,cổng trại,6,đi và viết,10,Diệu Hoàng,11,đố vui phật pháp,4,đời sống,601,du khảo,1,du lịch,56,Đức Phật A Di Đà,12,Đức Quảng,1,GĐPT,114,GĐPT QĐSG,5,GĐPT Quốc Nội,5,GĐPT Thế Giới,1,ghi chép,25,Giác Đạo,1,giáo dục gđpt,10,góc nhìn,13,gút (nút) dây,6,hành chánh gđpt,1,HĐXH,70,hoạt động,18,hoạt động thanh niên,23,huấn luyện gđpt,2,khoa học,9,kiến trúc,6,kinh chú,4,kinh điển,5,kỹ mỹ thuật,11,lam sử,6,lễ hội,3,mật thư,1,Minh Thi,1,món bánh,13,món chay,335,món chè,9,món chính,1,món mứt,2,mỹ thuật,69,nếp sống,150,nghệ thuật,261,nghi thức,8,nghiên cứu,42,Ngọc Hằng,7,người ăn chay,7,Nguyên Hiệp,1,nhân vật,4,nhiếp ảnh,2,pháp âm,82,pháp phục,6,pháp thoại,43,phật đản - an cư,7,phật giáo,972,phật giáo thế giới,40,phật pháp,360,phật pháp & tuổi trẻ,1,phật pháp vấn đáp,39,phim nhạc,29,phóng sự,106,phóng sự ảnh,53,quán chay,12,sách nói,5,sự kiện,85,sức khỏe,38,tâm tình lam,65,thắng cảnh,18,thánh tích,2,Thích Chơn Thiện,5,Thích Giác Nhiên,1,Thích Minh Châu,34,Thích Minh Thế,2,Thích Nhất Hạnh,1,Thích Nhật Từ,1,Thích Tâm Mẫn,25,Thích Thái Hòa,1,Thích Trí Tịnh,3,thơ văn,153,thời sự,350,thủ công trại,7,thực tập hạnh phúc,21,thức uống,3,tiêu điểm,161,tìm hiểu,128,tin tức,190,tin tức gđpt,8,tổ chức gđpt,7,trại - lửa trại,3,Triệu Minh Thi,2,truyện,14,truyện cổ phật giáo,22,truyền tin,5,tu học gđpt,4,tủ sách pdf,108,từ thiện,38,tự viện,31,văn hóa,83,văn nghệ gđpt,19,videos,1,vu lan - báo hiếu,25,xuân - thành đạo,71,
ltr
item
Người Áo Lam: Phát tâm cúng dường trùng tu chùa Phúc Khánh – Hưng Yên
Phát tâm cúng dường trùng tu chùa Phúc Khánh – Hưng Yên
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjWsEkAqB3SmksfUDGzBX2QGf4hFIe4ULBW5SkkI_Q9wXjIMBU80m2gMucEqdIlD9THjuhLKW1v6O9Q3SMbiEZ0KKjKto8NlroqHB0BQaKZW3aSbq9PYUZCN1x8wUYrcv4S5Jx6gTVQKQtq/?imgmax=800
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjWsEkAqB3SmksfUDGzBX2QGf4hFIe4ULBW5SkkI_Q9wXjIMBU80m2gMucEqdIlD9THjuhLKW1v6O9Q3SMbiEZ0KKjKto8NlroqHB0BQaKZW3aSbq9PYUZCN1x8wUYrcv4S5Jx6gTVQKQtq/s72-c/?imgmax=800
Người Áo Lam
https://old.nguoiaolam.net/2012/08/phat-tam-cung-duong-trung-tu-chua-phuc.html
https://old.nguoiaolam.net/
https://old.nguoiaolam.net/
https://old.nguoiaolam.net/2012/08/phat-tam-cung-duong-trung-tu-chua-phuc.html
true
8680068194570582821
UTF-8
Tải Hết Không tìm thấy bài đăng nào XEM HẾT Đọc thêm Trả lời Hủy Xóa Bởi TRANG NHÀ TRANG BÀI VIẾT Xem Hết BẠN CÓ THỂ ĐỌC THÊM CHUYÊN MỤC CÁC BÀI CŨ TÌM KIẾM TẤT CẢ BÀI VIẾT Không tìm thấy bài viết nào phù hợp với yêu cầu của bạn Trở về TRANG NHÀ Sunday Monday Tuesday Wednesday Thursday Friday Saturday Sun Mon Tue Wed Thu Fri Sat January February March April May June July August September October November December Jan Feb Mar Apr May Jun Jul Aug Sep Oct Nov Dec tức thời 1 phút trước $$1$$ minutes ago 1 giờ trước $$1$$ hours ago Hôm qua $$1$$ days ago $$1$$ weeks ago hơn 5 tuần trước Người theo dõi Theo dõi NỘI DUNG CHÍNH ĐÃ BỊ ẨN BƯỚC 1: Chia sẻ bài viết. BƯỚC 2: Nhấn vào đường dẫn bạn vừa chia sẻ để mở khóa Sao Chép Mã Chọn Mã Tất cả mã bạn chọn đã được sao chép Không thể sao chép mã / văn bản, vui lòng nhấn [CTRL]+[C] (or CMD+C with Mac) để thử lại