# Header

$show=/p/news.html$type=grid$c=4$a=0$m=0$tbg=rainbow$sn=0$rm=0

$hide=/p/news.html

THỜI SỰ$show=/p/buddhism.html$c=4$type=sticky$au=0$date=1$cm=0$va=0$cl=#782121

QUAN ĐIỂM - GÓC NHÌN$show=/p/buddhism.html$c=3$type=three$h=320$m=0$sn=0$rm=0$cl=#782121$va=0

TU HỌC - PHẬT PHÁP$show=/p/buddhism.html$c=3$type=left$m=0$cl=#782121$va=0

NGHỆ THUẬT PHẬT GIÁO$show=/p/buddhism.html$c=3$type=right$m=0$cl=#782121$va=0

BÀI CŨ HƠN_$show=/p/buddhism.html$c=21$type=blogging$m=0$cl=#782121$page=1

TIN TỨC GĐPT$show=/p/gdpt.html$c=4$type=sticky$au=0$date=1$cm=0$va=0$cl=#008000

TÂM TÌNH LAM$show=/p/gdpt.html$c=3$type=blogging$au=0$cm=0$date=1$cl=#008000$va=0

HOẠT ĐỘNG THANH NIÊN$show=/p/gdpt.html$c=3$type=three$h=320$m=0$sn=0$rm=0$cl=#008000$va=0

NHỮNG DÒNG LAM SỬ$show=/p/gdpt.html$c=3$type=left$m=0$cl=#008000$va=0

VĂN NGHỆ GĐPT$show=/p/gdpt.html$c=3$type=right$m=0$cl=#008000$va=0

BÀI CŨ HƠN_$show=/p/gdpt.html$c=21$type=blogging$m=0$cl=#008000$page=1

TỪ THIỆN XÃ HỘI$show=/p/hdxh.html$c=4$type=complex$M=0$cl=#00A99D$va=0

HOẠT ĐỘNG NGUOIAOLAM.NET$show=/p/hdxh.html$c=3$type=three$h=320$m=0$sn=0$rm=0$cl=#00A99D$va=0

CỘNG ĐỒNG$show=/p/hdxh.html$c=6$type=carousel$m=0$cl=#00A99D$va=0

BÀI CŨ HƠN_$show=/p/hdxh.html$c=21$type=blogging$m=0$cl=#00A99D$page=1

VĂN HÓA$show=/p/life.html$c=4$type=sticky$au=0$date=1$cm=0$cl=#ff6600$va=0

CHỦ ĐỀ KHÁC$show=/p/life.html$c=3$h=320$type=three$m=0$sn=0$rm=0$cl=#ff6600$va=0

DU LỊCH TÂM LINH$show=/p/life.html$c=3$type=left$m=0$cl=#ff6600$va=0

SỨC KHỎE - ĂN CHAY$show=/p/life.html$c=3$type=right$m=0$cl=#ff6600$va=0

BÀI CŨ HƠN_$show=/p/life.html$c=21$type=blogging$m=0$cl=#ff6600$page=1

$show=/p/tu-sach.html$type=three$h=320$c=30$rm=0$a=0$m=0$i=1$sn=0$ho=https://ebook.nguoiaolam.net/

$show=/p/tvn.html$type=three$c=30$rm=0$a=0$m=0$i=1$sn=0$$ho=https://tv.nguoiaolam.net/

$show=/p/tin-tuc-gdpt.html

$show=/p/tin-tuc-phat-giao.html

PHẬT GIÁO$show=/p/news.html$type=complex$c=4$va=0$a=0$m=0$i=1

TIN TỨC GĐPT$show=/p/news.html$type=three$c=3$va=0$h=300$m=0$sn=0$rm=0$i=1

GIA ĐÌNH PHẬT TỬ$show=/p/news.html$type=blogging$c=3$va=0$m=0$i=1

$show=/p/news.html$type=three$c=9$va=0$spc=0$rm=0$a=0$m=0$i=1$sn=0$ho=https://tv.nguoiaolam.net/

HOẠT ĐỘNG - TỪ THIỆN$show=/p/news.html$type=left$c=3$va=0$a=0$m=0$i=1

ĐỜI SỐNG TÂM LINH$show=/p/news.html$type=right$c=3$va=0$a=0$m=0$i=1

MỚI CẬP NHẬT$show=/p/news.html$type=blogging$c=7$va=0$pages=1$i=1$m=0

Chùa Tôn Thạnh với nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu

Nằm bên tỉnh lộ 835, cách trung tâm huyện Cần Giuộc, Long An chừng 3km, chùa Tôn Thạnh (xã Mỹ Lộc, Cần Giuộc) nhìn bề ngoài cũng như hầu hết...

Nằm bên tỉnh lộ 835, cách trung tâm huyện Cần Giuộc, Long An chừng 3km, chùa Tôn Thạnh (xã Mỹ Lộc, Cần Giuộc) nhìn bề ngoài cũng như hầu hết những ngôi chùa bình dị khác. Tuy nhiên, ít ai biết được rằng đây chính là ngôi chùa cổ nhất của tỉnh Long An, và ngay chính tại nơi đây, nhà văn Nguyễn Đình Chiểu đã từng sống và viết bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc hào hùng, cũng như hoàn thành nốt những chương đoạn cuối cùng của truyện thơ nổi tiếng Lục Vân Tiên.

Chùa Tôn Thạnh ban đầu có tên là chùa Lan Nhã được Thiền sư Viên Ngộ sáng lập năm 1808. Thiền sư có thế danh là Nguyễn Ngọc Dót, con của ông Nguyễn Ngọc Bình và bà Trà Thị Huệ ở làng Thanh Ba, tổng Phước Điền Trung, huyện Phước Lộc thuộc đất Gia Định xưa.

Từ thuở còn niên thiếu ông đã có tâm mộ đạo. Năm 17 tuổi, cậu thanh niên Nguyễn Ngọc Dót trong một lần nằm mộng đã nhìn thấy Đức Phật và sau đó phát tâm tu học. Sau nhiều lần xin phép song thân xuất gia đầu Phật, suốt khoảng thời gian 3 năm (17 đến 20 tuổi nhưng cha không cho phép). Mặc dù vậy ông vẫn không từ bỏ quyết tâm.

Nghĩ rằng nếu ông lấy vợ thì sẽ không theo cửa Phật nữa, nên cha cho ông 17 mẫu đất (sau này ông dùng đất riêng làm công quả xây chùa) và chọn vợ cho ông. Nhưng đất thì ông lấy nhưng vợ thì không và nhất quyết tu học.

Một lần cha ông cố ngăn con mới bảo rằng: ''Nghe nói đạo Phật tất cả đều không, hà huống có thân, con muốn xuất gia theo Phật hãy cầm cục lửa than cho cha châm thuốc cha mới tin con quyết tâm theo Phật''. Ông liền vào nhà bếp cầm một cục than hồng vào tay trái lên, mặc không biến sắc để cha châm thuốc. Cha ông thấy tâm Đạo ông quá lớn nên không ngăn cản nữa và để ông quy y.

Ban đầu thiền sư tu học ở chùa Vĩnh Quang, gần chợ Trường Bình, được sư phụ đặt cho pháp danh là Viên Ngộ. Thuở ấy đường vào chợ Trường Bình cỏ cây rậm rạp, lầy lội khó đi, hùm beo, thú dữ thường ra làm hại người.

Thấy vậy thiền sư Viên Ngộ phát nguyện một mình chặt cây, đắp đường từ chợ Trường Bình xuống thôn Tích Đức và phường Hòa Thuận dài 250 trượng. Năm Gia Long thứ 7 (1808) sư Viên Ngộ cất chùa Lan Nhã - tiền thân chùa Tôn Thạnh tại làng Thanh Ba (nay là thuộc xã Mỹ Lộc) nay chùa đã đổi tên là Tổ Đình Tôn Thạnh.

Theo Đại Nam Nhất Thống Chí, đây là ngôi chùa ''rường cột tráng lệ, vàng son huy hoàng'' nổi tiếng ở đất Gia Định xưa. Khoảng năm 1813, khi chùa cất gần xong Thiền sư cho đúc tượng Điạ Tạng Bồ Tát bằng đồng để thờ trong chùa.

Tương truyền, khi đúc lần đầu, sau lưng tượng Bồ Tát bị khuyết, thiền sư Viên Ngộ quan sát thấy vết khuyết đúng một ngón tay của mình. Ông cho đúc lại tượng và đã chặt một ngón tay ở bàn tay phải của mình cho vào nồi nước đồng để tượng đúc lần sau được viên mãn.

Ông không những là một người con chí hiếu mà còn là một người đầy lòng từ bi bác ái. Khi cha bị bệnh, thiền sư đã thề trước Phật đài là sẽ ''trường tọa'' 10 năm để kéo dài tuổi thọ cho cha và cha ông đã vượt qua cơn bạo bệnh.

Năm Minh Mạng nguyên niên (1820) trong vùng có dịch đậu mùa, sư Viên Ngộ đã nguyện ''trì kinh niệm Phật, chung thân tịch cốc'' ( không ăn chỉ uống nước, ngồi thiền) để cầu cho nhân dân thoát khỏi cơn tai ách, quả nhiên một tuần sau người dân trong vùng tai qua nạn khỏi. Kể từ đó ông nhịn ăn suốt 26 năm.

Năm Thiệu Trị thứ 5 (1846), sau 40 năm xuất gia mà chưa đắc đạo nên ông "tịch thủy" (không uống nước, chỉ ngồi thiền). 49 ngày sau Thiền sư đắc đạo viên tịch. Pháp thân của ông được tăng chúng an táng ở bảo tháp phía Tây chùa Tôn Thạnh. Tưởng nhớ đến một thiền sư suốt đời hy sinh thân mình để đem lại điều lành cho chúng sinh, nhân dân đã gọi chùa Tôn Thạnh là chùa Tăng Ngộ hay chùa Ông Ngộ.

Mười sáu năm sau khi thiền sư Viên Ngộ viên tịch, chùa Tôn Thạnh đã đi vào lịch sử nước nhà với bài văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của nhà thơ mù Nguyễn Đình Chiểu. Trong ba năm 1859-1861 nhà chí sĩ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu đã về đất Thanh Ba, lấy chùa Tôn Thạnh làm nơi dạy học, làm thơ và làm thuốc. Trong trận tập kích đồn Tây Dương (đồn Lang Sa) tại chợ Trường Bình đêm rằm tháng 11 năm Tân Du, một trong ba cánh nghĩa quân đã xuất phát từ chùa Tôn Thạnh đốt nhà dạy đạo, chém rơi đầu quan hai Phú Lang Sa.

Cảm khái trước tấm lòng vị nghĩa của những người ''dân ấp dân lân'', nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu đã sáng tác nên bài văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc nổi tiếng tại chùa Tôn Thạnh. Lịch sử đã lưu danh ngôi chùa này của đất Long An qua những câu văn bất hủ:

''Chùa Tôn Thạnh năm canh ưng đóng lạnh, tấm lòng son để lại ánh trăng rằm.

Đồn Lang sa một khắc đặng trả hờn, tủi phận bạc trôi theo dòng nước đổ''.

Xin nói thêm về cụ Đồ Chiểu; Nguyễn Đình Chiểu về ngôi Tôn Thạnh Tự vào năm 1859 (tức 13 năm sau khi Thiền sư Viên Ngộ viên tịch) khi ấy ông đã bị mù vì khóc thương mẹ mất. Tại đất Cần Giuộc này ông đã kết nghĩa vợ chồng với bà Lê Thị Điền (em gái ông Lê Tăng Quýnh - người vô cùng mến phục văn chương và nhân cách của ông qua tác phẩm Dương Từ Hà Mậu).

Trải qua bao cuộc thăng trầm của lịch sử, chùa Tôn Thạnh ngày nay không còn nguyên vẹn cảnh ''rường cột tráng lệ, vàng son huy hoàng'' như xưa. Thay vào đó là một tổng thể kiến trúc bao gồm tiền điện, chánh điện, nhà giảng, đông lang, tây lang mái lợp ngói, tường gạch.

Tuy nhiên chùa Tôn Thạnh vẫn giữ được nét cổ xưa qua hệ thống cột kiểu tứ tượng ở chánh điện, những tượng Phật có từ đầu thế kỷ XIX, và các hoành phi câu đối chữ Hán sơn son thếp vàng.

Ngoài là bia kỷ niệm nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu do chính quyền Sài Gòn xây dựng năm 1973. Bia xây bằng gạch, xi măng, cao 160cm, rộng 130cm, dày 23cm. Các chân bia tạo thành hình tứ giác, nóc bia có mái che nhỏ, bốn góc mái là bốn đầu đào cong, chính giữa đỉnh bia có hình bầu hồ lô. Mặt bia bằng đá cẩm thạch màu đen, khắc những dòng chữ:

"Dưới mái chùa Tôn Thạnh này, từ năm Kỷ Mùi (1859) đến năm Nhâm Tuất (1862). Đại chí sĩ Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888) bề ngoài mở lớp dạy học, bên trong lãnh đạo nghĩa binh chống Pháp và cũng nơi đây cụ đã sáng tác Lục Vân Tiên".

Tổng diện tích toàn bộ khu vực chùa là 34.410m², trong đó diện tích chùa chiếm 940m². Trong vườn còn có tháp ba tầng hình lục giác cao 4,5 mét, nơi yên nghỉ của tổ sư Viên Ngộ (viên tịch năm Thiệu Trị thứ 5 - 1845), xây dựng năm 1846, trùng tu năm 1959, tầng trên cùng chạm nổi dòng chữ “Nam mô A di đà Phật”

Trong cả khu chùa có trên dưới 20 cặp đối, trong đó xưa nhất có cặp đối với hai chữ ở đầu mang tên chùa, được phiên âm là:

“Tôn tích Như Lai kiến thiết pháp minh đản nguyện dân an quốc thới

Thạnh hưng tam bửu sùng tu diệu điển chỉ kỳ võ thuận phong điều”...

Bộ ảnh chùa Tôn Thạnh

Hồng Nguyễn
(tổng hợp từ internet)

BÌNH LUẬN

Name

ăn chay,441,báo chí,1,BBT,2,biên khảo,12,cảm tác,120,câu chuyện đầu ngày,1,câu chuyện lửa tàn,1,chia sẻ,45,chủ đề khác,24,chuyện ăn chay,50,cộng đồng,14,cổng trại,6,đi và viết,10,Diệu Hoàng,11,đố vui phật pháp,4,đời sống,601,du khảo,1,du lịch,56,Đức Phật A Di Đà,12,Đức Quảng,1,GĐPT,114,GĐPT QĐSG,5,GĐPT Quốc Nội,5,GĐPT Thế Giới,1,ghi chép,25,Giác Đạo,1,giáo dục gđpt,10,góc nhìn,13,gút (nút) dây,6,hành chánh gđpt,1,HĐXH,70,hoạt động,18,hoạt động thanh niên,23,huấn luyện gđpt,2,khoa học,9,kiến trúc,6,kinh chú,4,kinh điển,5,kỹ mỹ thuật,11,lam sử,6,lễ hội,3,mật thư,1,Minh Thi,1,món bánh,13,món chay,335,món chè,9,món chính,1,món mứt,2,mỹ thuật,69,nếp sống,150,nghệ thuật,261,nghi thức,8,nghiên cứu,42,Ngọc Hằng,7,người ăn chay,7,Nguyên Hiệp,1,nhân vật,4,nhiếp ảnh,2,pháp âm,82,pháp phục,6,pháp thoại,43,phật đản - an cư,7,phật giáo,972,phật giáo thế giới,40,phật pháp,360,phật pháp & tuổi trẻ,1,phật pháp vấn đáp,39,phim nhạc,29,phóng sự,106,phóng sự ảnh,53,quán chay,12,sách nói,5,sự kiện,85,sức khỏe,38,tâm tình lam,65,thắng cảnh,18,thánh tích,2,Thích Chơn Thiện,5,Thích Giác Nhiên,1,Thích Minh Châu,34,Thích Minh Thế,2,Thích Nhất Hạnh,1,Thích Nhật Từ,1,Thích Tâm Mẫn,25,Thích Thái Hòa,1,Thích Trí Tịnh,3,thơ văn,153,thời sự,350,thủ công trại,7,thực tập hạnh phúc,21,thức uống,3,tiêu điểm,161,tìm hiểu,128,tin tức,190,tin tức gđpt,8,tổ chức gđpt,7,trại - lửa trại,3,Triệu Minh Thi,2,truyện,14,truyện cổ phật giáo,22,truyền tin,5,tu học gđpt,4,tủ sách pdf,108,từ thiện,38,tự viện,31,văn hóa,83,văn nghệ gđpt,19,videos,1,vu lan - báo hiếu,25,xuân - thành đạo,71,
ltr
item
Người Áo Lam: Chùa Tôn Thạnh với nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu
Chùa Tôn Thạnh với nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu
http://cC7.upanh.com/23.646.30707786.j6H0/01.jpg
Người Áo Lam
https://old.nguoiaolam.net/2012/10/chua-ton-thanh-voi-nha-tho-nguyen-inh.html
https://old.nguoiaolam.net/
https://old.nguoiaolam.net/
https://old.nguoiaolam.net/2012/10/chua-ton-thanh-voi-nha-tho-nguyen-inh.html
true
8680068194570582821
UTF-8
Tải Hết Không tìm thấy bài đăng nào XEM HẾT Đọc thêm Trả lời Hủy Xóa Bởi TRANG NHÀ TRANG BÀI VIẾT Xem Hết BẠN CÓ THỂ ĐỌC THÊM CHUYÊN MỤC CÁC BÀI CŨ TÌM KIẾM TẤT CẢ BÀI VIẾT Không tìm thấy bài viết nào phù hợp với yêu cầu của bạn Trở về TRANG NHÀ Sunday Monday Tuesday Wednesday Thursday Friday Saturday Sun Mon Tue Wed Thu Fri Sat January February March April May June July August September October November December Jan Feb Mar Apr May Jun Jul Aug Sep Oct Nov Dec tức thời 1 phút trước $$1$$ minutes ago 1 giờ trước $$1$$ hours ago Hôm qua $$1$$ days ago $$1$$ weeks ago hơn 5 tuần trước Người theo dõi Theo dõi NỘI DUNG CHÍNH ĐÃ BỊ ẨN BƯỚC 1: Chia sẻ bài viết. BƯỚC 2: Nhấn vào đường dẫn bạn vừa chia sẻ để mở khóa Sao Chép Mã Chọn Mã Tất cả mã bạn chọn đã được sao chép Không thể sao chép mã / văn bản, vui lòng nhấn [CTRL]+[C] (or CMD+C with Mac) để thử lại