# Header

$show=/p/news.html$type=grid$c=4$a=0$m=0$tbg=rainbow$sn=0$rm=0

$hide=/p/news.html

THỜI SỰ$show=/p/buddhism.html$c=4$type=sticky$au=0$date=1$cm=0$va=0$cl=#782121

QUAN ĐIỂM - GÓC NHÌN$show=/p/buddhism.html$c=3$type=three$h=320$m=0$sn=0$rm=0$cl=#782121$va=0

TU HỌC - PHẬT PHÁP$show=/p/buddhism.html$c=3$type=left$m=0$cl=#782121$va=0

NGHỆ THUẬT PHẬT GIÁO$show=/p/buddhism.html$c=3$type=right$m=0$cl=#782121$va=0

BÀI CŨ HƠN_$show=/p/buddhism.html$c=21$type=blogging$m=0$cl=#782121$page=1

TIN TỨC GĐPT$show=/p/gdpt.html$c=4$type=sticky$au=0$date=1$cm=0$va=0$cl=#008000

TÂM TÌNH LAM$show=/p/gdpt.html$c=3$type=blogging$au=0$cm=0$date=1$cl=#008000$va=0

HOẠT ĐỘNG THANH NIÊN$show=/p/gdpt.html$c=3$type=three$h=320$m=0$sn=0$rm=0$cl=#008000$va=0

NHỮNG DÒNG LAM SỬ$show=/p/gdpt.html$c=3$type=left$m=0$cl=#008000$va=0

VĂN NGHỆ GĐPT$show=/p/gdpt.html$c=3$type=right$m=0$cl=#008000$va=0

BÀI CŨ HƠN_$show=/p/gdpt.html$c=21$type=blogging$m=0$cl=#008000$page=1

TỪ THIỆN XÃ HỘI$show=/p/hdxh.html$c=4$type=complex$M=0$cl=#00A99D$va=0

HOẠT ĐỘNG NGUOIAOLAM.NET$show=/p/hdxh.html$c=3$type=three$h=320$m=0$sn=0$rm=0$cl=#00A99D$va=0

CỘNG ĐỒNG$show=/p/hdxh.html$c=6$type=carousel$m=0$cl=#00A99D$va=0

BÀI CŨ HƠN_$show=/p/hdxh.html$c=21$type=blogging$m=0$cl=#00A99D$page=1

VĂN HÓA$show=/p/life.html$c=4$type=sticky$au=0$date=1$cm=0$cl=#ff6600$va=0

CHỦ ĐỀ KHÁC$show=/p/life.html$c=3$h=320$type=three$m=0$sn=0$rm=0$cl=#ff6600$va=0

DU LỊCH TÂM LINH$show=/p/life.html$c=3$type=left$m=0$cl=#ff6600$va=0

SỨC KHỎE - ĂN CHAY$show=/p/life.html$c=3$type=right$m=0$cl=#ff6600$va=0

BÀI CŨ HƠN_$show=/p/life.html$c=21$type=blogging$m=0$cl=#ff6600$page=1

$show=/p/tu-sach.html$type=three$h=320$c=30$rm=0$a=0$m=0$i=1$sn=0$ho=https://ebook.nguoiaolam.net/

$show=/p/tvn.html$type=three$c=30$rm=0$a=0$m=0$i=1$sn=0$$ho=https://tv.nguoiaolam.net/

$show=/p/tin-tuc-gdpt.html

$show=/p/tin-tuc-phat-giao.html

PHẬT GIÁO$show=/p/news.html$type=complex$c=4$va=0$a=0$m=0$i=1

TIN TỨC GĐPT$show=/p/news.html$type=three$c=3$va=0$h=300$m=0$sn=0$rm=0$i=1

GIA ĐÌNH PHẬT TỬ$show=/p/news.html$type=blogging$c=3$va=0$m=0$i=1

$show=/p/news.html$type=three$c=9$va=0$spc=0$rm=0$a=0$m=0$i=1$sn=0$ho=https://tv.nguoiaolam.net/

HOẠT ĐỘNG - TỪ THIỆN$show=/p/news.html$type=left$c=3$va=0$a=0$m=0$i=1

ĐỜI SỐNG TÂM LINH$show=/p/news.html$type=right$c=3$va=0$a=0$m=0$i=1

MỚI CẬP NHẬT$show=/p/news.html$type=blogging$c=7$va=0$pages=1$i=1$m=0

NHỮNG DÒNG LAM SỬ BI TRÁNG

Hơn 60 năm trôi qua, tổ chức GĐPT không ngừng lớn mạnh, với mục đích lấy giáo lý Phật Đà làm căn bản, GĐPT đã đóng góp công sức và trí tuệ đ...

Hơn 60 năm trôi qua, tổ chức GĐPT không ngừng lớn mạnh, với mục đích lấy giáo lý Phật Đà làm căn bản, GĐPT đã đóng góp công sức và trí tuệ để duy trì và xây dựng nền đạo lý vốn có qua các thời đại.

Trải qua biết bao thăng trầm biến thiên của lịch sử, GĐPT vẫn đứng vững như kiềng ba chân, mặc dù không biết bao âm mưu xảo quyệt từ mọi phía đã tìm cách nhận chìm, triệt phá và tiêu diệt.

Giữa bao thăng trầm và biến thiên ấy, giữa những sóng gió ngút ngàn gian khổ, đoá sen trắng vẫn khai hoa nở nhụy. Vẫn tươi màu tinh khiết trong biển đời rực lửa tham si.

Qua các cuộc đàn áp đẫm máu nhằm tiêu diệt Phật Giáo của những kẻ si mê, vong bản, đạp đổ bàn thờ tiên tổ, hướng vọng những giáo điều phi lý để vinh thân… dưới thời Đệ nhất Cộng hoà, rồi đến âm mưu chia rẽ Phật Giáo nhằm làm suy yếu Phật Giáo dưới thời Đệ nhị Cộng hoà và gần đây GĐPT  đã gặp không ít nghịch cảnh đau thương bởi nội ma ngoại chướng. Tinh thần Bi – Trí – Dũng của GĐPT sẽ thắng hoá mọi tà quyền ma lực với phương châm “Không khuất phục uy vũ, không khiếp sợ bạo tàn”, bởi lẽ chân lý muôn đời vẫn là chân lý.

Xin lần giở những trang sử bi hùng đầy máu và nước mắt của GĐPT để chiêm nghiệm, để suy diễn, rồi trong mỗi tự thân của đoàn viên GĐPT, nhất là huynh trưởng phải làm sao tô bồi cho trang sử Lam mỗi ngày một rạng rỡ để không hổ danh với các bậc tiền nhân đã dày công khai sáng và hy sinh đời mình cho lý tưởng Áo Lam…

Năm 1955 khi nền Đệ nhất Cộng hoà mới được thiết lập, đồng thời đảng Cần Lao Nhân Vị Cộng Đồng cũng ra đời ngấm ngầm đẩy lùi Phật Giáo của Gia đình trị Ngô Đình Diệm.

Huynh Trưởng TÂM KHIẾT PHAN DUY TRINH

người áo lam, huynh trưởng gia đình phật tử, gđpt

Người huynh trưởng đầu tiên đã hy sinh cho tổ chức GĐPT  đó là anh Phan Duy Trinh, cái chết của anh thật hào hùng mà cũng thật bi thương. Anh sinh năm 1925 tại Quận Phú Vang, Thừa Thiên Huế, theo cha mẹ di trú sinh sống tại Kim Long, anh sinh hoạt tại GĐPT Kim An năm 1953, năm 1954 anh dự trại đào tạo Huynh trưởng. Sau khi GĐPT Kim An vững mạnh, anh về sáng lập GĐPT Phú Thạnh (Phú Bình – Huế) và cộng sự đắc lực cho GĐPT An Hoà.

Giỏi giắn về Phật Pháp và chuyên môn, anh đã đóng góp khá nhiều công sức cho tổ chức, nên anh đã bị mật vụ của Ngô Đình Cẩn răn đe hăm doạ, thế nhưng anh vẫn không sợ sệt, nản lòng. Vì vậy vào đêm 18-4 Ất Mùi (1955) anh đã bị bắt cóc. Sáng hôm sau phát hiện anh đã chết tại Cồn Mã – Kim Long, anh bị đâm một nhát dao tại thái dương, nhiều ống xương bị đánh gẫy, toàn thân tím bầm đầy máu. Đám tang của anh được cử hành trọng thể, đoàn người tiễn đưa anh kéo nối dài gần cây số, những tiếng khóc sụt sùi của các em Oanh vũ, Thiếu nữ, Thiếu nam tiếc thương anh rơi ướt những nẻo đường Kim Long, những nẻo đường quê hương yêu dấu đã khắc đậm bước chân anh qua một thời hoạt động cho tổ chức GĐPT. Năm 1965 Viện Hoá Đạo đã phong Thánh Tử Đạo cho anh.

Cường quyền vẫn tiếp nối cường quyền, chính sách triệt tiêu Phật Giáo vẫn là hàng đầu của chính quyền đương đại thời bấy giờ. Để rồi pháp nạn 1963, đây là mùa pháp nạn khốc liệt nhất vì sự mất còn của Phật giáo. Quyền lực nhà Ngô đã không ngần ngại đàn áp dã man đẫm máu. Các bàn thờ Phật tại gia buộc phải dỡ bỏ để thay vào đó là những bàn thờ thánh giá, lư hương bát nước bài vị của tổ tiên ông bà cũng đều bị triệt hạ, não lòng thay!

Quyết không lùi bước trước họng súng bạo tàn và phi nhân, cùng chung đấu tranh với  Giáo Hội đương thời, GĐPT cũng sẵn sàng hy sinh xương máu của mình để bảo tồn chánh pháp. Khi lá cờ Phật Giáo bị triệt hạ, giữa những sục sôi căm hờn bi thương chết chóc của cái đêm kinh hoàng 8.5.1963 (15.4 ÂL) tại đài phát thanh Huế. Khi tiếng nói Phật giáo được cất lên, đông đảo tín đồ đang lắng nghe, thì kinh khủng thay xe tăng, thiết giáp đâm thẳng vào nhóm người, cán lên không thương tiếc. Trong số Phật tử hy sinh có 7 em Oanh vũ GĐPT khi tuổi đời đang còn trong trắng ngây thơ đã phải nằm dưới làn răng của xe bọc thép, có em nát đầu, có em lòi ruột, em thì tan thây. Ôi! Thật là bạo tàn trên cả bạo tàn. Những cuộc thánh chiến của một thời… tái hiện hôm nay tại đài phát thanh Huế.

Giáo Hội Phật Giáo đương thời cũng đã phong thánh tử đạo cho 7 em Oanh vũ nói trên.

Bác HOÀNG THUYẾT – Gia trưởng GĐPT HƯƠNG TỪ

người áo lam, huynh trưởng gia đình phật tử, gđpt

Quyết đấu cho lý tưởng của mình giữa bao tang thương chồng chất của đạo pháp, thành viên GĐPT không ngại hy sinh. Bác Hoàng Thuyết, Gia trưởng của GĐPT Hương Từ đã đệ đơn xin Giáo Hội Phật Giáo Thừa Thiên tự mổ bụng trước Toà Tỉnh trưởng Thừa Thiên để phản đối việc đàn áp Phật giáo, nhưng Giáo Hội không chấp nhận Bác làm việc này. Sau đó Bác viết đơn xin tự thiêu, được Giáo Hội chuẩn nhận, nhưng phải chờ sau khi lo lễ tang cho thầy Thích Tiêu Diêu vừa mới tự thiêu xong.

Ngày 28.8.1963 chùa Từ Đàm bị mật vụ của Ngô Đình Cẩn tấn công. Bác Hoàng Thuyết đã bị bắt và bị tra tấn dã man, ba hôm sau Bác được trả về, thân thể Bác bầm tím vì bị đánh đập tàn khốc. Bác nằm nghỉ trên chiếc giường tre mà miệng thì luôn niệm Phật. Đến ngày 31.8.1963 (13.7 Quý Mão) có lẽ đây là một đêm đáng nhớ của gia đình Bác vì Bác đã bị bắt cóc, thế rồi sáng hôm sau phát hiện thi thể Bác trôi giữa dòng sông Phú Bình. Bác đã bị bóp cổ chết trước khi thả trôi sông, bởi những dấu tay còn in trên cổ Bác. Huynh trưởng và đoàn sinh GĐPT Hương Từ tiếc thương cho một gia trưởng hiền từ đôn hậu, luôn luôn nghĩ đến GĐPT. Đám tang của Bác được tổ chức tại chùa sau đó đưa đi an táng tại quê nhà làng Vĩnh Hoà, Xã Vinh Hiển, Vĩnh Lộc, Thừa Thiên. Bác đã được Giáo Hội phong Thánh tử đạo.

Qua cuộc đấu tranh đầy máu và nước mắt của Phật Giáo đã đem đến cuộc Cách mạng 1.11.1963, chế độ nhà Ngô cáo chung. Phật giáo đã qua cơn pháp nạn. Thế nhưng chính sách đàn áp Phật giáo của ngoại bang vẫn còn tiếp diễn khi nền Đệ nhị Cộng Hoà được thiết lập. Sự bất bình đẳng này đã khiến cho Phật giáo tiếp tục đấu tranh và GĐPT vẫn còn trách nhiệm bảo vệ chánh pháp.

Huynh trưởng NGUYÊN THƯỜNG ĐÀO THỊ YẾN PHI

người áo lam, huynh trưởng gia đình phật tử, gđpt

Năm 1965, ngọn lửa Yến Phi lại bùng cháy ở Nha Trang – Khánh Hoà.

Huynh trưởng Đào Thị Yến Phi quê quán ở Hà Đông, song thân là ông Đào Trọng Bình và bà Lê Thị Vượng, sinh năm 1948, pháp danh Nguyên Thường, tự Diệu Mai, theo cha mẹ vào Nam sinh sống vào năm 1954, cha mất sớm ở với mẹ, và được mẹ cho đi sinh hoạt GĐPT Linh Thứu 1958, đã được dự trại đào tạo Lộc Uyển. Sau đó chuyển về sinh hoạt tại GĐPT Chánh Quang.

Trước sự kiện Phật giáo bị đàn áp năm 1965 dưới triều đại Thiệu – Kỳ - Hương ngày 26.1.1965 (24.02 Giáp Thìn) Yến Phi quyết định thiêu thân trước Toà Hành chính tỉnh Khánh Hoà vào lúc 14g để đấu tranh cho tự do bình đẳng tôn giáo.

Yến Phi đã được Giáo Hội phong Thánh tử đạo.

Thiếu nữ KHÔNG GIAN NGUYỄN THỊ VÂN

người áo lam, huynh trưởng gia đình phật tử, gđpt

Chủ trương kỳ thị tôn giáo vẫn tiếp diễn thì đấu tranh vẫn không ngừng nghỉ, GĐPT vẫn không ngừng hy sinh, những ngọn lửa được thắp sáng lên từ trái tim nồng cháy của những đoàn viên GĐPT, đáng khâm phục thay cho thân nữ nhi can trường, trầm tĩnh hiền hoà và can đảm bất khuất, áo Lam ngoan từ mà dũng mãnh, vô úy hiên ngang. Đó là một thiếu nữ GĐPT thiêu thân để thức tỉnh cho những người đang ngồi trên đài danh vọng đã đánh mất lương tri. Đó là ngọn lửa Nguyễn Thị Vân.

Nguyễn Thị Vân pháp danh Không Gian, sinh năm 1950 tại thành nội Huế. Song thân là ông Nguyễn Văn Khả và bà Nguyễn Thị Minh. Nguyễn Thị Vân gia nhập GĐPT Thành Nội năm 1959 sinh hoạt đoàn Oanh vũ nữ, năm 14 tuổi được làm lễ lên đoàn, sinh hoạt đoàn thiếu nữ, là một đoàn sinh chuyên cần, ngoan ngoãn thông minh, tính tình hiền hòa, đôi mắt bồ câu và miệng cười rất có duyên nên được anh chị em thương mến.

Năm 1966 trong cuộc đấu tranh chống chế độ độc tài Nguyễn Văn Thiệu, vào lúc 03 giờ sáng ngày 12.4 âm lịch, Nguyễn Thị Vân đã tự mình châm ngọn lửa thiêu thân trong sân chùa Thành Nội. Vì xăng quá ít nên không đủ cháy hết toàn thân, ngọn lửa tắt mà Vân chưa trút hơi thở cuối cùng, thế mà miệng luôn niệm “Nam Mô A Di Đà Phật”, bà con anh em bạn bè thấy vậy liền chuyển Vân đến bệnh viện trung ương Huế, trên đường di chuyển, Vân mấp máy: “Xin... cho… con… thêm… xăng… để… tròn… ước… nguyện” mọi người xung quanh, nhất là các em GĐPT khóc sướt mướt, đứng bên Vân mà than thở: “Vân ơi! Đừng chết Vân ơi” thế nhưng Vân đã trút hơi thở cuối cùng giã từ cõi đời ô trược để đi vào thế giới tinh khôi vào lúc 7g 15 phút cùng ngày. Tất cả thân bằng quyến thuộc, huynh trưởng đoàn sinh GĐPT tiếc thương một đóa hoa trinh nguyên, một thiếu nữ xinh xắn hiền hòa tuổi đời 16 đã nặng lòng cho đạo pháp, nêu cao ý chí bất khuất dũng mãnh, quyết hi sinh thân mình vì đại nghĩa vì chân lý Phật đà.

Nguyễn Thị Vân được giáo hội phong thánh tử đạo năm 1966.

Huynh trưởng NGUYÊN LIỄU PHAN GIA LY

người áo lam, huynh trưởng gia đình phật tử, gđpt

Vẫn chưa hết đấu tranh trong khi bất công và áp bức vẫn còn nặng nề. Vẫn là ngọn lửa của đoàn viên GĐPT lại thắp sáng lên. Đó là ngọn lửa Phan Gia Ly.

Phan Gia Ly pháp danh Nguyên Liễu, sinh ngày 1.2.1952 tại làng Phú Lễ, Quảng Điền, Thừa Thiên. Theo cha mẹ vào sinh sống tại phường Tây Lộc Huế, năm 1969, cũng vào năm này anh đã gia nhập GĐPT Bình Hòa, là đoàn sinh thiếu nam. Năm 1970 anh được đề cử đi dự trại Lộc Uyển, sau đó được giữ chức vụ Đoàn phó Oanh vũ nam – Với tính tình hiền hòa, trầm lặng, tinh thần phục vụ cao, cộng thêm ăn chay trường nên được anh chị em thương yêu kính mến. Anh làm nghề thợ may nên đoàn phục của đoàn sinh hoàn toàn do anh may mà không nhận một khoản thù lao nào.

Chiều chủ nhật hôm đó (30.4 ÂL.PL2514) sau khi dây thân ái xong, chúng tôi chia tay nhau ra về còn anh thì ở lại chùa, 01 giờ sáng hôm sau 01.5 ÂL, sân chùa Bình Hòa (phường Phú Bình Huế) người ta nghe có tiếng niệm “Nam Mô A Di Đà Phật” rất lớn, sau đó ngọn lửa bùng sáng lên. Thì ra anh đã tự thiêu thân thể để cúng dường Phật Pháp và đấu tranh cho bình đẳng tôn giáo. Ngay sau đó chúng tôi có mặt, huy động đoàn sinh đứng xung quanh nhục thân anh, kết chặt vòng tay quyết không cho chính quyền cướp xác anh đi. Anh để lại 3 bức thư gởi cho Tổng thống Thiệu, gởi cho cha mẹ và một gởi cho GĐPT Bình Hòa cùng với câu khẩu hiệu anh đã viết sẵn trên vải được để trong chánh điện:

“ Kính lạy Thế Tôn
Con xin phát nguyện thiêu thân
Tránh xa khổ nhục theo chân đạo màu ”

Với bình xăng ít ỏi không đủ cháy hết toàn thân, nhưng nhờ tâm kiên định, khi trút hơi thở cuối cùng, anh nằm nghiêng mình về phía tay trái, tay phải còn giữ nguyên ấn Tam Muội, đôi vớ bị cháy loang lỗ, chiếc nón tứ ân cháy xém mấy chỗ. Đám tang anh được tổ chức tại chùa Từ Đàm 5 ngày, sau đó đưa đi an táng tại nghĩa địa chùa Tường Vân.

Anh được giáo hội phong Thánh tử đạo năm 1971. Sự hy sinh đầy uy linh cho Đạo pháp và tổ chức GĐPT, đoàn viên GĐPT luôn có những ngọn đuốc để thắp sáng chân lý uyên nguyên.

Vốn dĩ GĐPT là một tổ chức có quy cũ, hình thành trên đất nước Việt Nam gần 70 năm, lấy giáo lý Phật đà làm căn bản, có nội quy, quy chế rạch ròi. Ai đi ngược lại nội quy, quy chế, đó là người phản bội tổ chức, chà đạp lên ngọn cờ màu xanh lá mạ ôm ấp huy hiệu hoa sen trắng. Vậy mà cũng không ít thành viên vì tham vọng hão huyền, vì danh lợi tiền tài đã dối gạt lương tri của mình để chà đạp lên tôn chỉ tổ chức. Vì ham cặn bã tục trần mà nhắm mắt đưa chân để làm điêu đứng GĐPT. Quy luật nhân quả mà họ đã từng thông hiểu, am tường thế mà họ vẫn mặc nhiên xem như một thứ lý thuyết suông để rồi vẫn mặc nhiên tự cho là những Huynh trưởng là những đệ tử Phật – Ôi! Trớ trêu thay.

Khể thủ tôn linh, anh linh, Chư tiền bối hữu công, Chư Thánh tử đạo, kính xin chư vị minh chứng gia trì cho GĐPT làm tròn Sứ mệnh giáo dục lớp trẻ đi đúng hướng để vượt qua ma chướng của cuộc đời. Xin tôn vinh Quý Huynh trưởng đã đi đúng con đường đã chọn. Quý anh, chị đã vận dụng huệ năng để soi rọi những bước di hành tuyệt bích đã không làm dơ uế những dòng sử lam bi hùng ấy.

Hoàng Mộng Long

BÌNH LUẬN

Name

ăn chay,441,báo chí,1,BBT,2,biên khảo,12,cảm tác,120,câu chuyện đầu ngày,1,câu chuyện lửa tàn,1,chia sẻ,45,chủ đề khác,24,chuyện ăn chay,50,cộng đồng,14,cổng trại,6,đi và viết,10,Diệu Hoàng,11,đố vui phật pháp,4,đời sống,601,du khảo,1,du lịch,56,Đức Phật A Di Đà,12,Đức Quảng,1,GĐPT,114,GĐPT QĐSG,5,GĐPT Quốc Nội,5,GĐPT Thế Giới,1,ghi chép,25,Giác Đạo,1,giáo dục gđpt,10,góc nhìn,13,gút (nút) dây,6,hành chánh gđpt,1,HĐXH,70,hoạt động,18,hoạt động thanh niên,23,huấn luyện gđpt,2,khoa học,9,kiến trúc,6,kinh chú,4,kinh điển,5,kỹ mỹ thuật,11,lam sử,6,lễ hội,3,mật thư,1,Minh Thi,1,món bánh,13,món chay,335,món chè,9,món chính,1,món mứt,2,mỹ thuật,69,nếp sống,150,nghệ thuật,261,nghi thức,8,nghiên cứu,42,Ngọc Hằng,7,người ăn chay,7,Nguyên Hiệp,1,nhân vật,4,nhiếp ảnh,2,pháp âm,82,pháp phục,6,pháp thoại,43,phật đản - an cư,7,phật giáo,972,phật giáo thế giới,40,phật pháp,360,phật pháp & tuổi trẻ,1,phật pháp vấn đáp,39,phim nhạc,29,phóng sự,106,phóng sự ảnh,53,quán chay,12,sách nói,5,sự kiện,85,sức khỏe,38,tâm tình lam,65,thắng cảnh,18,thánh tích,2,Thích Chơn Thiện,5,Thích Giác Nhiên,1,Thích Minh Châu,34,Thích Minh Thế,2,Thích Nhất Hạnh,1,Thích Nhật Từ,1,Thích Tâm Mẫn,25,Thích Thái Hòa,1,Thích Trí Tịnh,3,thơ văn,153,thời sự,350,thủ công trại,7,thực tập hạnh phúc,21,thức uống,3,tiêu điểm,161,tìm hiểu,128,tin tức,190,tin tức gđpt,8,tổ chức gđpt,7,trại - lửa trại,3,Triệu Minh Thi,2,truyện,14,truyện cổ phật giáo,22,truyền tin,5,tu học gđpt,4,tủ sách pdf,108,từ thiện,38,tự viện,31,văn hóa,83,văn nghệ gđpt,19,videos,1,vu lan - báo hiếu,25,xuân - thành đạo,71,
ltr
item
Người Áo Lam: NHỮNG DÒNG LAM SỬ BI TRÁNG
NHỮNG DÒNG LAM SỬ BI TRÁNG
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjne8cPqU2KCvXcfkQ12b4PtAQTKbr5D2RZ8T9RtxwXhekoNdjxZTwHGBn6kb3lUr3TYMpTAXYEfhyphenhyphenyWdatS767XTOFTXCQZ9arnwS4DIzQEvh7jN60DfhDmP37MtQFiKdj0W9W0CsdPmuB/?imgmax=800
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjne8cPqU2KCvXcfkQ12b4PtAQTKbr5D2RZ8T9RtxwXhekoNdjxZTwHGBn6kb3lUr3TYMpTAXYEfhyphenhyphenyWdatS767XTOFTXCQZ9arnwS4DIzQEvh7jN60DfhDmP37MtQFiKdj0W9W0CsdPmuB/s72-c/?imgmax=800
Người Áo Lam
https://old.nguoiaolam.net/2012/10/nhung-dong-lam-su-bi-trang.html
https://old.nguoiaolam.net/
https://old.nguoiaolam.net/
https://old.nguoiaolam.net/2012/10/nhung-dong-lam-su-bi-trang.html
true
8680068194570582821
UTF-8
Tải Hết Không tìm thấy bài đăng nào XEM HẾT Đọc thêm Trả lời Hủy Xóa Bởi TRANG NHÀ TRANG BÀI VIẾT Xem Hết BẠN CÓ THỂ ĐỌC THÊM CHUYÊN MỤC CÁC BÀI CŨ TÌM KIẾM TẤT CẢ BÀI VIẾT Không tìm thấy bài viết nào phù hợp với yêu cầu của bạn Trở về TRANG NHÀ Sunday Monday Tuesday Wednesday Thursday Friday Saturday Sun Mon Tue Wed Thu Fri Sat January February March April May June July August September October November December Jan Feb Mar Apr May Jun Jul Aug Sep Oct Nov Dec tức thời 1 phút trước $$1$$ minutes ago 1 giờ trước $$1$$ hours ago Hôm qua $$1$$ days ago $$1$$ weeks ago hơn 5 tuần trước Người theo dõi Theo dõi NỘI DUNG CHÍNH ĐÃ BỊ ẨN BƯỚC 1: Chia sẻ bài viết. BƯỚC 2: Nhấn vào đường dẫn bạn vừa chia sẻ để mở khóa Sao Chép Mã Chọn Mã Tất cả mã bạn chọn đã được sao chép Không thể sao chép mã / văn bản, vui lòng nhấn [CTRL]+[C] (or CMD+C with Mac) để thử lại