# Header

$show=/p/news.html$type=grid$c=4$a=0$m=0$tbg=rainbow$sn=0$rm=0

$hide=/p/news.html

THỜI SỰ$show=/p/buddhism.html$c=4$type=sticky$au=0$date=1$cm=0$va=0$cl=#782121

QUAN ĐIỂM - GÓC NHÌN$show=/p/buddhism.html$c=3$type=three$h=320$m=0$sn=0$rm=0$cl=#782121$va=0

TU HỌC - PHẬT PHÁP$show=/p/buddhism.html$c=3$type=left$m=0$cl=#782121$va=0

NGHỆ THUẬT PHẬT GIÁO$show=/p/buddhism.html$c=3$type=right$m=0$cl=#782121$va=0

BÀI CŨ HƠN_$show=/p/buddhism.html$c=21$type=blogging$m=0$cl=#782121$page=1

TIN TỨC GĐPT$show=/p/gdpt.html$c=4$type=sticky$au=0$date=1$cm=0$va=0$cl=#008000

TÂM TÌNH LAM$show=/p/gdpt.html$c=3$type=blogging$au=0$cm=0$date=1$cl=#008000$va=0

HOẠT ĐỘNG THANH NIÊN$show=/p/gdpt.html$c=3$type=three$h=320$m=0$sn=0$rm=0$cl=#008000$va=0

NHỮNG DÒNG LAM SỬ$show=/p/gdpt.html$c=3$type=left$m=0$cl=#008000$va=0

VĂN NGHỆ GĐPT$show=/p/gdpt.html$c=3$type=right$m=0$cl=#008000$va=0

BÀI CŨ HƠN_$show=/p/gdpt.html$c=21$type=blogging$m=0$cl=#008000$page=1

TỪ THIỆN XÃ HỘI$show=/p/hdxh.html$c=4$type=complex$M=0$cl=#00A99D$va=0

HOẠT ĐỘNG NGUOIAOLAM.NET$show=/p/hdxh.html$c=3$type=three$h=320$m=0$sn=0$rm=0$cl=#00A99D$va=0

CỘNG ĐỒNG$show=/p/hdxh.html$c=6$type=carousel$m=0$cl=#00A99D$va=0

BÀI CŨ HƠN_$show=/p/hdxh.html$c=21$type=blogging$m=0$cl=#00A99D$page=1

VĂN HÓA$show=/p/life.html$c=4$type=sticky$au=0$date=1$cm=0$cl=#ff6600$va=0

CHỦ ĐỀ KHÁC$show=/p/life.html$c=3$h=320$type=three$m=0$sn=0$rm=0$cl=#ff6600$va=0

DU LỊCH TÂM LINH$show=/p/life.html$c=3$type=left$m=0$cl=#ff6600$va=0

SỨC KHỎE - ĂN CHAY$show=/p/life.html$c=3$type=right$m=0$cl=#ff6600$va=0

BÀI CŨ HƠN_$show=/p/life.html$c=21$type=blogging$m=0$cl=#ff6600$page=1

$show=/p/tu-sach.html$type=three$h=320$c=30$rm=0$a=0$m=0$i=1$sn=0$ho=https://ebook.nguoiaolam.net/

$show=/p/tvn.html$type=three$c=30$rm=0$a=0$m=0$i=1$sn=0$$ho=https://tv.nguoiaolam.net/

$show=/p/tin-tuc-gdpt.html

$show=/p/tin-tuc-phat-giao.html

PHẬT GIÁO$show=/p/news.html$type=complex$c=4$va=0$a=0$m=0$i=1

TIN TỨC GĐPT$show=/p/news.html$type=three$c=3$va=0$h=300$m=0$sn=0$rm=0$i=1

GIA ĐÌNH PHẬT TỬ$show=/p/news.html$type=blogging$c=3$va=0$m=0$i=1

$show=/p/news.html$type=three$c=9$va=0$spc=0$rm=0$a=0$m=0$i=1$sn=0$ho=https://tv.nguoiaolam.net/

HOẠT ĐỘNG - TỪ THIỆN$show=/p/news.html$type=left$c=3$va=0$a=0$m=0$i=1

ĐỜI SỐNG TÂM LINH$show=/p/news.html$type=right$c=3$va=0$a=0$m=0$i=1

MỚI CẬP NHẬT$show=/p/news.html$type=blogging$c=7$va=0$pages=1$i=1$m=0

Phật Giáo Việt nam và tiến trình hòa hợp dân tộc

Phật giáo Việt Nam, hòa hợp dân tộc đạo pháp xã hội...

A.Vài nét về đạo Phật

Đạo Phật là một trong những tôn giáo lớn của thế giới, xuất phát từ vùng Tây bắc Ấn Độ, là một giáo pháp chứng đắc bởi Thái tử Tất-đạt-đa, một người xuất thân hoàng tộc trong dòng Thích-ca (Sakya) ở tiểu vương quốc Ca-tì-la-vệ thuộc xứ Nepal ngày nay. Do Ngài xuất gia, thành đạo, đạt tới sự giải thoát, và phổ biến giáo lý của mình, nên được xưng tụng là Đức Phật, được gọi là Sakyamuni (bậc Thánh trong dòng Thích-ca); giáo pháp mà Ngài truyền bá được gọi là Phật giáo, tôn giáo giải thoát.

Phật Giáo Việt nam và tiến trình hòa hợp dân tộc

Đạo Phật ra đời trong hoàn cảnh rối ren của xã hội Ấn Độ đầu thế kỷ thứ sáu trước Tây lịch. Bấy giờ, xã hội Ấn Độ đang trong thời kỳ chiếm hữu nô lệ với sự phân chia đẳng cấp ngặt nghèo. Ở thời kỳ này, xã hội Ấn Độ chia làm bốn đẳng cấp cách biệt nhau: đẳng cấp Bà-la-môn (Braman) có địa vị cao nhất với nhiệm vụ rao giảng kinh Vệ-đà; đẳng cấp Sát-đế-lỵ (Ksatrya) là tầng lớp quý tộc và chiến sĩ, có nhiệm vụ cai trị dân và dâng lễ vật cho thần thánh; đẳng cấp Xá-vệ (Vaisya) là tầng lớp bình dân có nhiệm vụ lao động sản xuất cung cấp cho hai đẳng cấp trên; cuối cùng là đẳng cấp Thủ-đà-la (Sudra) là dân bản địa bị thống trị, không có quyền lợi gì mà chỉ có thể làm thuê và phục vụ các tầng lớp trên. Ngoài ra còn có một tầng lớp tiện dân thuộc hàng cùng khổ dưới đáy xã hội, gọi là Chaldala hay Harijans, là thành phần bị khinh rẻ và chỉ được phép kiếm sống bằng những công việc hạ tiện, không được đến gần người thuộc đẳng cấp khác. Trước khi có sự ra đời của đạo Phật, mâu thuẫn giữa các đẳng cấp trên hết sức gay gắt, được thể hiện qua những tranh chấp mang tính chất toàn xã hội. Mặt khác, cuộc khủng hoảng về triết học và tôn giáo cũng hết sức trầm trọng, là sự phản ứng trước tình trạng bất lực của tư tưởng Bà-lamôn trong việc giải quyết những bất ổn xã hội. Sự sinh khởi và phát triển nhanh chóng của sáu mươi hai học thuyết về triết học và tôn giáo đương thời đã tạo nên một bức tranh hỗn loạn về niềm tin, thể hiện qua những tranh luận về duy tâm-duy vật, làm xuất hiện những tư duy biện chứng. Hoàn cảnh xã hội và những tư tưởng quan niệm trên đã trực tiếp hoặc gián tiếp góp phần thúc đẩy sự ra đời của đạo Phật.

Bỏ qua những truyền thuyết về việc Thái tử Tất-đạt-đa tìm đường cứu khổ cho chúng sinh mà sáng lập ra đạo Phật, thì có thể thấy rằng thực chất Phật giáo ra đời là do kết quả của cuộc đấu tranh gay gắt giữa các giai cấp, đấu tranh giữa thần quyền và thế quyền, giữa những người nắm kinh tế của xã hội và những người nắm tư tưởng xã hội. Cuộc đấu tranh ấy đã lôi kéo đông đảo quần chúng nghèo khổ tham gia; nhưng, thay vì đạt đến thành quả bình đẳng thật sự nơi trần gian, quần chúng đã nhận được sự bình đẳng trong tư tưởng, nơi gọi là cõi Niết-bàn của nhà Phật.

Giáo lý của đạo Phật tập trung vào hai vấn đề, một là sự thật về khổ não, hai là việc thoát ra khỏi sự thật khổ não ấy. Khổ não là bởi luân hồi, thoát khỏi vòng luân hồi thì khỏi khổ, mà muốn thoát khỏi vòng luân hồi thì phải bỏ hết lòng dục trên trần thế. Khi thoát khỏi vòng luân hồi con người mới lên được cõi Niết-bàn, là cõi cực lạc.

Là một tôn giáo, đạo Phật cũng có những tính chất như các tôn giáo khác, song đạo Phật còn có một số đặc điểm riêng: đạo Phật phủ nhận quan niệm về một đấng sáng tạo toàn năng. Thế giới tự nó vận động và phát triển thông qua luật nhân quả và duyên sinh nên có bản chất vô thường; sự vận động ấy diễn ra trong không gian và thời gian ở mức độ thế gian, gọi là tục đế. Các giáo lý của đạo Phật nhấn mạnh đến sự vận hành của tâm thức, đề cao các đức tính từ bi hỷ xả, chứa đựng nhiều nội dung đạo đức, hướng thiện; đồng thời cũng phủ nhận một cách gián tiếp những mâu thuẫn, xung đột xã hội. Với những đặc điểm đó, đạo Phật đã thực sự hòa nhập trong lòng xã hội Việt Nam.

B. Đạo Phật ở Việt Nam

Xét về mặt địa lý, Việt Nam nằm ở bán đảo Đông Dương, là nơi có nhiều điều kiện thuận lợi cho việc giao tiếp với các nước trong khu vực. Ấn Độ và Trung Hoa là hai nước có nền văn minh lớn cổ xưa, và Việt Nam nằm cạnh cả hai nước đó, vì vậy mà chịu nhiều ảnh hưởng của cả hai nền văn minh này.

Trong những năm đầu Công nguyên, Việt Nam đang ở thời kỳ Bắc thuộc. Về mặt tín ngưỡng, người Việt bắt đầu chịu ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo dựa trên cái nền quan niệm đa thần với một đấng có quyền lực cao nhất là ông trời.

Đạo Phật được truyền bá vào Việt Nam ngay từ đầu Công nguyên bằng hai con đường; đường thủy thông qua hoạt động buôn bán với thương gia Ấn Độ; đường bộ thông qua giao lưu văn hóa với Trung Quốc mà Trung Quốc khi ấy cũng đang tiếp nhận Phật giáo được truyềnbá từ Ấn Độ. Như vậy Phật giáo Việt Nam mang cả sắc thái Phật giáo Ấn Độ và Phật giáo Trung Quốc. Đạo Phật đã hòa nhập vào xã hội Việt Nam và cùng tồn tại với tín ngưỡng bản địa, với tư tưởng Nho giáo và Lão giáo do ảnh hưởng Trung Quốc, bổ khuyết những thiếu sót về phương diện tâm linh cho những học thuyết có mặt tại Việt Nam trước đó Suốt 2.000 năm có mặt trên đất Việt, giáo lý đạo Phật đã nhuần thấm tâm hồn người Việt. Bên cạnh việc nhiều chùa chiền được chính các triều đại quân chủ tạo lập, như chùa Khai Quốc (nay là chùa Trấn Quốc ở quận Tây Hồ, Hà Nội) được vua Lý Nam Đế cho xây dựng ngay sau khi thành lập nước Vạn Xuân (544-548) và hàng loạt những ngôi già-lam quy mô hình thành dưới các thời Lý-Trần, đã có nhiều ngôi chùa được dân chúng tự động xin phép nhà nước xây cất, thể hiện qua câu tục ngữ Đất vua, chùa làng, phong cảnh Bụt. Ngôi chùa làng không chỉ là nơi thể hiện tín ngưỡng của người dân Việt mà có lúc còn đóng vai trò ngôi trường dạy chữ cho con dân. Đạo Phật có lúc đã trở thành quốc giáo như dưới các thời Lý, Trần. Có những vị vua sau khi hoàn tất nhiệm vụ của người lãnh đạo đất nước đã rời bỏ cuộc sống thế tục để đi tu, như trường hợp vua Trần Nhân Tông, chẳng những chỉ tu tập không thôi, mà còn sáng lập cả một dòng Thiền Việt Nam, dòng Trúc Lâm Yên Tử. Ngay trong những thời kỳ Nho giáo thịnh đạt như dưới triều Lê thì vẫn không thiếu người tinh thông Phật học, như trường hợp trạng nguyên Lương Thế Vinh viết sách Thiền môn khoa giáo và viết lời tựa cho sách Nam tông tự pháp đồ của Thiền sư Thường Chiếu thời Lý; hoặc vua Lê Hiến Tông kế nghiệp Lê Thánh Tông đã ra đề thi về Phật học trong kỳ thi Đình năm 1502. Từ khi nhà Lê nhường ngôi cho Mạc Đăng Dung vào năm 1527, đất nước Việt Nam liên tục chịu cảnh qua phân, xâm lược, nội chiến…, xã hội không ổn định, Phật giáo Việt Nam cũng chịu cảnh suy tàn nhưng ở từng nơi, từng địa phương, từng khu vực… vẫn có những bậc cao tăng đắc đạo tích cực truyền bá giáo lý từ bi hỷ xả của Đức Phật để xoa dịu nỗi khổ của nhân gian trong thời tao loạn. Nói tóm lại, Phật giáo đã thấm sâu vào tâm hồn người Việt, được quan hệ làng xã níu giữ, duy trì. Trong quan niệm của nhân dân và bàng bạc trong văn học…, tư tưởng Phật giáo luôn thể hiện một dấu ấn đậm nét.

Khi văn hóa phương Tây theo chân đạo quân xâm lược của Pháp xâm nhập đời sống người Việt, Phật giáo Việt Nam một lần nữa chịu sự áp chế mạnh mẽ của chính quyền thực dân. Đến đầu thế kỷ thứ 20, một phong trào chấn hưng Phật giáo được dấy lên khắp ba miền Bắc, Trung, Nam với nhiều hội Phật học ra đời, áp dụng phương pháp nghiên cứu mới, truyền bá mới, đã dần dần phục hồi sinh khí cho đạo Phật ở nước ta. Từ đó đến nay, Phật giáo ngày càng phát triển. Trong hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ, Phật giáo Việt Nam cũng luôn có những đóng góp vào công cuộc kháng chiến của toàn dân, mặc dù trong hoàn cảnh bị chia cắt, sinh hoạt Phật giáo ở mỗi miền mỗi khác. Sau khi thống nhất đất nước, Giáo hội Phật giáo Việt Nam được thành lập vào năm 1981, thống nhất mọi hoạt động của Phật giáo toàn quốc vào một tổ chức chung, đã huy động được trí tuệ và tâm huyết của hết thảy Tăng, Ni, Phật tử tích cực tham gia vào công cuộc xây dựng đất nước.

Trong những năm gần đây, Việt Nam chuyển sang nền kinh tế thị trường, có những chủ trương và chính sách cởi mở thể hiện sự quan tâm tới tín ngưỡng và tôn giáo, Phật giáo Việt Nam có nhiều thay đổi, thu hút đông đảo hơn các Phật tử tham gia, và đang là một hiện tượng xã hội mà nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Kể từ sau đổi mới, Phật giáo Việt Nam đã thực sự phát triển, không chỉ ở những địa phương truyền thống, mà khắp mọi nơi, người dân đều tin theo Phật; nhiều chùa được tu sửa mới khang trang hơn, đẹp đẽ hơn, các ngày lễ ở chùa quy tụ Phật tử và quần chúng càng lúc càng đông hơn, thể hiện tâm của người dân đang dần quy hướng về Phật. Nhiều người trước là vô thần nay bỗng có thiện cảm với Phật. Phật giáo Việt Nam thực sự sống lại. Trước đây có thời chùa chỉ là nơi lui tới, là chỗ dựa cho người già, nhưng nay cả thanh thiếu niên, những nhà trí thức có học vị cao cũng có tình cảm với Phật giáo. Có thể nói Phật giáo Việt Nam đang bước sang giai đoạn phát triển với những nét mới khác trước.

Phật Giáo Việt nam và tiến trình hòa hợp dân tộc

C. Phật giáo trong tiến trình hòa nhập văn hóa dân tộc

Phật giáo từ lâu vốn đã đi sâu vào tâm hồn người Việt, gắn bó với sinh hoạt cộng đồng dân tộc, một sự gắn bó tự nhiên không do áp đặt của chính quyền, ngay cả khi Phật giáo được tôn là Quốc giáo. Sự tồn tại lâu dài của Phật giáo trong đời sống kinh tế, chính trị, xã hội đã đem lại những đóng góp đáng kể cho văn hóa, tư tưởng, kinh tế, chính trị trong diễn trình lịch sử Việt Nam.

Người ta thường xếp tôn giáo vào phạm trù văn hóa. Phật giáo là một sự kiện tôn giáo nên cũng là một sự kiện văn hóa. Phật giáo truyền từ Ấn Độ sang Việt Nam vốn không phải là một sự kiện đơn độc, mà cùng với sự kiện đó (hoặc trước, hoặc sau, hoặc đồng thời) là những ảnh hưởng của tổng thể văn hóa Ấn Độ đối với văn hóa Việt cổ; ảnh hưởng ấy diễn ra trên nhiều lĩnh vực như: nông nghiệp, y dược, âm nhạc, vũ đạo, ngôn ngữ… trong suốt thời Bắc thuộc. Trong khi đó, cũng cùng lúc ấy, ảnh hưởng của văn minh Trung Hoa tràn lên đất Việt mang khuynh hướng đồng hóa rõ rệt.

Ngoài đóng góp làm cho văn hóa Việt Nam thêm phong phú, khách quan mà nói, ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ là một đối trọng đối với ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa trên đất Việt, có tác dụng trung hòa ảnh hưởng quá mạnh mẽ của văn minh Trung Quốc; ảnh hưởng ấy một mặt góp sức cùng cơ tầng văn hóa Việt cổ ngăn chặn khuynh hướng đồng hóa của văn hóa Trung Hoa, mặt khác hoàn toàn hội nhập vào văn hóa Việt Nam làm giàu thêm nền văn hóa Việt, góp phần làm nên cái khác của văn hóa Việt so với văn minh Trung Quốc.

Lấy một ví dụ cụ thể: ở Thăng Long đời Lý, hoàng thành Thăng Long mở bốn cửa, nếu ở phía cửa Bắc thờ thánh Trấn Vũ (Trấn Võ) là một vị thần linh Trung Hoa được hội nhập vào đất Việt thì ở cửa Đông lại thờ thần Bạch Mã là ảnh hưởng của Ấn Độ, và cửa Tây được mang tên “Quảng Phúc môn”, mở ra phía Tây để mong phúc lớn rộng “phúc đẳng hà sa” của Đức Phật ở Tây Thiên.

Ngay trong buổi đầu, Phật giáo Việt Nam thời Bắc thuộc và chống Bắc thuộc đã trở thành một lực lượng đối kháng với tầng lớp Nho sĩ Trung Hoa sang cai trị Việt Nam. Khi Phật giáo bị sa sút ở thượng tầng, thì ở chốn làng quê “cơ sở hạ tầng”, Phật giáo lại tỏa ra dân chúng. Thời Lý Trần Phật giáo là Phật giáo quý tộc, còn sang thời Lê Nguyễn Phật giáo là Phật giáo dân gian. Nếu như quân chủ Việt Nam dựng ra cái đình ở làng quê với tư cách một “tiểu triều đình” trọng nam khinh nữ ở chốn đình trung, thì dân dã quê Việt Nam vẫn giữ và dựng cái chùa, cái “chùa làng” của dân gian chứ không phải cái quốc tự của triều đình; và những ai, trước hết là nữ giới, bị loại bỏ khỏi sinh hoạt chốn đình trung thì đã có một tổ chức, một trung tâm sinh hoạt tâm linh, đó là ngôi chùa. Thời nhà Lê, Nguyễn “đất vua, chùa làng” (đất của vua, chùa của làng) tức “chùa làng” đã trở thành đối trọng với đình làng, và bảo trợ cho một quá nửa lực lượng của dân tộc là “đàn bà”. Chính từ sự bảo trợ này mà Phật giáo Việt Nam có được chỗ đứng thêm vững vàng trên đất Việt.

Khi vào Việt Nam, nếu đạo Phật chỉ có một hệ thống kinh điển bất động không thôi thì sẽ không có tác dụng chủ yếu nào, nhưng chính nhờ sự tổ chức, tuyên truyền, giáo dục cải tạo của những người tiên phong thấm nhuần sâu sắc học thuyết của Đức Phật mà Phật giáo Việt Nam đã hòa nhập vào nền văn hóa bản địa và làm cho nền văn hóa đó thăng hoa. Ngay từ buổi đầu, đã có những vị thiền sư Việt Nam ý thức và chấp nhận tính nhân đạo, đại trí, đại dũng của Phật giáo, phù hợp với tinh thần anh dũng bất khuất, lòng thương người khổ đau và đặc tính phân biệt thiện ác, chánh tà của con người bình dân Việt Nam. Từ sự thấm nhuần tư tưởng Phật giáo nhằm xây dựng những cá nhân con người tốt, các vị thiền sư hướng đến việc phát huy bản chất tốt của con người xã hội, qua lời dạy đơn giản của Đức Phật: “Chư ác mạc tác – chúng thiện phụng hành – tự tịnh kỳ ý – thị chư Phật giáo”.

Không làm việc ác khiến mình trở thành tội khổ cho mình và cho người khác, là lời khuyên đâu tiên của Đức Phật; tiếp theo là việc làm lành, là hãy trở nên một phúc báu cho mình và cho người khác; lời kêu gọi cuối cùng là tự giữ tư tưởng cho trong sáng, đó là các điều giáo dục của Phật. Đối với các quốc gia dân tộc khác, lời dạy trên đây của Phật có thể chỉ có tầm giáo dục về tâm lý hay luân lý thông thường. Nhưng đối với hoàn cảnh và tình hình đất nước ta ngay từ xa xưa luôn bị địch họa rình rập, thì, qua khí, tiết, tính,… của người Việt, lời giáo dục ấy đã làm cho Phật giáo Việt Nam mang một ý nghĩa sâu sắc khác. Không làm các việc ác cũng có nghĩa là chống cái ác; làm các việc lành, các việc có đức cũng có nghĩa là liên minh với chân chính với thiện mỹ với chính nghĩa của nhân dân.

Tinh thần “Từ bi – hỷ xả – vô ngã – vị tha”, được cụ thể hóa bởi giáo lý Bát Chánh đạo đã được dân tộc Việt tiếp thu để làm thăng hoa tình yêu nước trong hoàn cảnh thường xuyên bị xâm lược, bị thống trị bởi những cái ác, cái bất nhân, bất nghĩa, trái với đạo lý dân tộc. Bởi thế, Phật giáo từ phương xa đến Việt Nam đã trở thành Phật giáo Việt Nam với tư tưởng yêu nước là chủ đạo. Tư tưởng yêu nước này được xác minh qua nhiều thế hệ, suốt dòng lịch sử tranh đấu giữ nước và dựng nước của dân tộc ta, phù hợp với tư tưởng “Chư ác mạc tác” và nghĩa vụ “Chúng thiện phụng hành” của giáo lý nhà Phật.

Chẳng những các vị vua, các bậc anh hùng dân tộc là Phật tử đã thấm nhuần tư tưởng yêu nước, ngay cả các Thiền sư Việt Nam cũng nêu cao tinh thần yêu nước, không bao giờ đi ngược lại nguyện vọng độc lập dân tộc, không tiếp tay với các thế lực xâm lăng. Phật giáo Việt Nam đã là một học thuyết giải thoát về thuật sống lương thiện tốt đẹp đối với từng con người Việt Nam; với tinh thần Tứ Ân, Phật giáo Việt Nam còn là một học thuyết coi trọng ơn Tổ quốc; thực sự góp phần quan trọng trong việc hình thành nền tư tưởng Việt Nam, văn hóa dân tộc Việt Nam, trong đó tinh thần yêu nước là chủ yếu. Tóm lại Phật giáo Việt Nam đã là một thành tố chính cho nền tảng tư tưởng văn hóa Việt Nam. Phật giáo đã thực sự có mặt trong các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam ngay từ buổi đầu giữ nước, để rồi có thêm điều kiện góp phần làm phong phú tâm hồn, đạo đức, hành vi cư xử của người Việt, làm phong phú thêm nền văn hóa dân tộc trong quá trình xây dựng đất nước. Trước sự đòi hỏi của dân tộc, của tín đồ Phật giáo, Phật giáo Việt Nam đã mang lại nhiều thành tựu cho nền văn hóa nước nhà.

Dân tộc Việt Nam có cái duyên là đã được tiếp nhận đạo Phật, đạo Phật có cái duyên là hòa nhập được trong cộng đồng người Việt, một cộng đồng dựa trên nền tảng kinh tế tự nhiên, tự cấp, tự túc, với quan niệm làng xã cổ truyền, với tín ngưỡng đa thần đã tiếp nhận đạo Phật và đã ít nhiều cải biến nền giáo lý ấy cho phù hợp với cộng đồng mình.

Cộng đồng người Việt tiếp nhận Phật giáo, là tiếp nhận những tư tưởng bình đẳng, vô ngã, vô thường… ở đạo Phật, những tư tưởng này cùng với những quan niệm cổ truyền đã là lực cản đối với quá trình phân hóa giai cấp, làm dịu những xung đột giai cấp trong xã hội. Như vậy, đạo Phật đã hòa vào đời sống tình cảm, tâm linh của người Việt Nam, người dân của một đất nước đã trải qua nhiều đau thương và đang còn nhiều khó khăn trong đời sống.

Trong thời gian tới, Phật giáo Việt Nam sẽ tiếp tục tồn tại và phát triển mạnh mẽ. Phật giáo Việt Nam cần đóng góp phần tích cực của mình bằng cách tự tịnh hóa, xóa bỏ những yếu tố mê tín lỗi thời, xây dựng một đường lối hoằng pháp hợp với trung đạo, thích ứng với thời đại, giúp làm cân bằng cuộc sống đang ngày càng quay cuồng với nhịp độ cao của nền văn minh tiêu thụ; bằng cách đó, Phật giáo Việt Nam hướng con người Việt Nam vào những hành xử hiền thiện. Việc cải tiến nghi lễ và hiện đại hóa là một xu hướng tất yếu, là điều cần thiết của tổ chức Phật giáo Việt Nam, nhằm góp phần thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, và văn minh” như trước đây đã từng đóng góp cho “quốc thái dân an”.

Trong điều kiện xã hội hiện nay, những di sản văn hóa của Phật giáo đang tiếp tục phát huy tác dụng, tạo nên sắc thái dân tộc, góp phần làm phong phú bản sắc văn hóa Việt Nam. Gần đây, nhiều tổ chức và cá nhân đã quyên góp công sức và tiền của để khôi phục, tôn tạo chùa chiền, xây cất tịnh xá, niệm Phật đường, đúc chuông, đắp tượng, dựng tháp… Ngoài ý nghĩa tâm linh, nhiều ngôi chùa đã trở thành những danh thắng nổi tiếng để du khách đến chiêm ngưỡng. Những giá trị văn hóa Phật giáo không chỉ tồn tại trong tư tưởng, mà còn đang hiện diện thông qua sự nỗ lực của hàng triệu tín đồ nhằm vươn tới một lẽ sống vì Tổ quốc giàu mạnh, nhân sinh hạnh phúc. Điều đó càng khẳng định được vị trí, vai trò của Phật giáo trong suốt quá trình đồng hành cùng dân tộc. ■

Trí Dũng (theo VHPG Blog)

BÌNH LUẬN

Name

ăn chay,441,báo chí,1,BBT,2,biên khảo,12,cảm tác,120,câu chuyện đầu ngày,1,câu chuyện lửa tàn,1,chia sẻ,45,chủ đề khác,24,chuyện ăn chay,50,cộng đồng,14,cổng trại,6,đi và viết,10,Diệu Hoàng,11,đố vui phật pháp,4,đời sống,601,du khảo,1,du lịch,56,Đức Phật A Di Đà,12,Đức Quảng,1,GĐPT,114,GĐPT QĐSG,5,GĐPT Quốc Nội,5,GĐPT Thế Giới,1,ghi chép,25,Giác Đạo,1,giáo dục gđpt,10,góc nhìn,13,gút (nút) dây,6,hành chánh gđpt,1,HĐXH,70,hoạt động,18,hoạt động thanh niên,23,huấn luyện gđpt,2,khoa học,9,kiến trúc,6,kinh chú,4,kinh điển,5,kỹ mỹ thuật,11,lam sử,6,lễ hội,3,mật thư,1,Minh Thi,1,món bánh,13,món chay,335,món chè,9,món chính,1,món mứt,2,mỹ thuật,69,nếp sống,150,nghệ thuật,261,nghi thức,8,nghiên cứu,42,Ngọc Hằng,7,người ăn chay,7,Nguyên Hiệp,1,nhân vật,4,nhiếp ảnh,2,pháp âm,82,pháp phục,6,pháp thoại,43,phật đản - an cư,7,phật giáo,972,phật giáo thế giới,40,phật pháp,360,phật pháp & tuổi trẻ,1,phật pháp vấn đáp,39,phim nhạc,29,phóng sự,106,phóng sự ảnh,53,quán chay,12,sách nói,5,sự kiện,85,sức khỏe,38,tâm tình lam,65,thắng cảnh,18,thánh tích,2,Thích Chơn Thiện,5,Thích Giác Nhiên,1,Thích Minh Châu,34,Thích Minh Thế,2,Thích Nhất Hạnh,1,Thích Nhật Từ,1,Thích Tâm Mẫn,25,Thích Thái Hòa,1,Thích Trí Tịnh,3,thơ văn,153,thời sự,350,thủ công trại,7,thực tập hạnh phúc,21,thức uống,3,tiêu điểm,161,tìm hiểu,128,tin tức,190,tin tức gđpt,8,tổ chức gđpt,7,trại - lửa trại,3,Triệu Minh Thi,2,truyện,14,truyện cổ phật giáo,22,truyền tin,5,tu học gđpt,4,tủ sách pdf,108,từ thiện,38,tự viện,31,văn hóa,83,văn nghệ gđpt,19,videos,1,vu lan - báo hiếu,25,xuân - thành đạo,71,
ltr
item
Người Áo Lam: Phật Giáo Việt nam và tiến trình hòa hợp dân tộc
Phật Giáo Việt nam và tiến trình hòa hợp dân tộc
Phật giáo Việt Nam, hòa hợp dân tộc đạo pháp xã hội...
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEia8vFnNCyFl2bwASVOOq70l3Cn4wXunV1eLJAriqKLEpLbYqfblhYrLVLjGFVyVTKGqUXmo68jpMqHTLesfRAzpLPWKAHItPypIcfgk3cOIsO3_-vU3OF8uUOpoMCZpN-bWhsSoWcolA/?imgmax=800
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEia8vFnNCyFl2bwASVOOq70l3Cn4wXunV1eLJAriqKLEpLbYqfblhYrLVLjGFVyVTKGqUXmo68jpMqHTLesfRAzpLPWKAHItPypIcfgk3cOIsO3_-vU3OF8uUOpoMCZpN-bWhsSoWcolA/s72-c/?imgmax=800
Người Áo Lam
https://old.nguoiaolam.net/2012/12/phat-giao-viet-nam-va-tien-trinh-hoa.html
https://old.nguoiaolam.net/
https://old.nguoiaolam.net/
https://old.nguoiaolam.net/2012/12/phat-giao-viet-nam-va-tien-trinh-hoa.html
true
8680068194570582821
UTF-8
Tải Hết Không tìm thấy bài đăng nào XEM HẾT Đọc thêm Trả lời Hủy Xóa Bởi TRANG NHÀ TRANG BÀI VIẾT Xem Hết BẠN CÓ THỂ ĐỌC THÊM CHUYÊN MỤC CÁC BÀI CŨ TÌM KIẾM TẤT CẢ BÀI VIẾT Không tìm thấy bài viết nào phù hợp với yêu cầu của bạn Trở về TRANG NHÀ Sunday Monday Tuesday Wednesday Thursday Friday Saturday Sun Mon Tue Wed Thu Fri Sat January February March April May June July August September October November December Jan Feb Mar Apr May Jun Jul Aug Sep Oct Nov Dec tức thời 1 phút trước $$1$$ minutes ago 1 giờ trước $$1$$ hours ago Hôm qua $$1$$ days ago $$1$$ weeks ago hơn 5 tuần trước Người theo dõi Theo dõi NỘI DUNG CHÍNH ĐÃ BỊ ẨN BƯỚC 1: Chia sẻ bài viết. BƯỚC 2: Nhấn vào đường dẫn bạn vừa chia sẻ để mở khóa Sao Chép Mã Chọn Mã Tất cả mã bạn chọn đã được sao chép Không thể sao chép mã / văn bản, vui lòng nhấn [CTRL]+[C] (or CMD+C with Mac) để thử lại