# Header

$show=/p/news.html$type=grid$c=4$a=0$m=0$tbg=rainbow$sn=0$rm=0

$hide=/p/news.html

THỜI SỰ$show=/p/buddhism.html$c=4$type=sticky$au=0$date=1$cm=0$va=0$cl=#782121

QUAN ĐIỂM - GÓC NHÌN$show=/p/buddhism.html$c=3$type=three$h=320$m=0$sn=0$rm=0$cl=#782121$va=0

TU HỌC - PHẬT PHÁP$show=/p/buddhism.html$c=3$type=left$m=0$cl=#782121$va=0

NGHỆ THUẬT PHẬT GIÁO$show=/p/buddhism.html$c=3$type=right$m=0$cl=#782121$va=0

BÀI CŨ HƠN_$show=/p/buddhism.html$c=21$type=blogging$m=0$cl=#782121$page=1

TIN TỨC GĐPT$show=/p/gdpt.html$c=4$type=sticky$au=0$date=1$cm=0$va=0$cl=#008000

TÂM TÌNH LAM$show=/p/gdpt.html$c=3$type=blogging$au=0$cm=0$date=1$cl=#008000$va=0

HOẠT ĐỘNG THANH NIÊN$show=/p/gdpt.html$c=3$type=three$h=320$m=0$sn=0$rm=0$cl=#008000$va=0

NHỮNG DÒNG LAM SỬ$show=/p/gdpt.html$c=3$type=left$m=0$cl=#008000$va=0

VĂN NGHỆ GĐPT$show=/p/gdpt.html$c=3$type=right$m=0$cl=#008000$va=0

BÀI CŨ HƠN_$show=/p/gdpt.html$c=21$type=blogging$m=0$cl=#008000$page=1

TỪ THIỆN XÃ HỘI$show=/p/hdxh.html$c=4$type=complex$M=0$cl=#00A99D$va=0

HOẠT ĐỘNG NGUOIAOLAM.NET$show=/p/hdxh.html$c=3$type=three$h=320$m=0$sn=0$rm=0$cl=#00A99D$va=0

CỘNG ĐỒNG$show=/p/hdxh.html$c=6$type=carousel$m=0$cl=#00A99D$va=0

BÀI CŨ HƠN_$show=/p/hdxh.html$c=21$type=blogging$m=0$cl=#00A99D$page=1

VĂN HÓA$show=/p/life.html$c=4$type=sticky$au=0$date=1$cm=0$cl=#ff6600$va=0

CHỦ ĐỀ KHÁC$show=/p/life.html$c=3$h=320$type=three$m=0$sn=0$rm=0$cl=#ff6600$va=0

DU LỊCH TÂM LINH$show=/p/life.html$c=3$type=left$m=0$cl=#ff6600$va=0

SỨC KHỎE - ĂN CHAY$show=/p/life.html$c=3$type=right$m=0$cl=#ff6600$va=0

BÀI CŨ HƠN_$show=/p/life.html$c=21$type=blogging$m=0$cl=#ff6600$page=1

$show=/p/tu-sach.html$type=three$h=320$c=30$rm=0$a=0$m=0$i=1$sn=0$ho=https://ebook.nguoiaolam.net/

$show=/p/tvn.html$type=three$c=30$rm=0$a=0$m=0$i=1$sn=0$$ho=https://tv.nguoiaolam.net/

$show=/p/tin-tuc-gdpt.html

$show=/p/tin-tuc-phat-giao.html

PHẬT GIÁO$show=/p/news.html$type=complex$c=4$va=0$a=0$m=0$i=1

TIN TỨC GĐPT$show=/p/news.html$type=three$c=3$va=0$h=300$m=0$sn=0$rm=0$i=1

GIA ĐÌNH PHẬT TỬ$show=/p/news.html$type=blogging$c=3$va=0$m=0$i=1

$show=/p/news.html$type=three$c=9$va=0$spc=0$rm=0$a=0$m=0$i=1$sn=0$ho=https://tv.nguoiaolam.net/

HOẠT ĐỘNG - TỪ THIỆN$show=/p/news.html$type=left$c=3$va=0$a=0$m=0$i=1

ĐỜI SỐNG TÂM LINH$show=/p/news.html$type=right$c=3$va=0$a=0$m=0$i=1

MỚI CẬP NHẬT$show=/p/news.html$type=blogging$c=7$va=0$pages=1$i=1$m=0

SƯ TỬ TRÙNG THỰC SƯ TỬ NHỤC

Ngược dòng thời gian 60 năm về trước vào cuối thập niên 30 và suốt thập niên 40, tổ quốc Việt Nam bị đô hộ của ách ngoại bang, một cổ hai tr...

Ngược dòng thời gian 60 năm về trước vào cuối thập niên 30 và suốt thập niên 40, tổ quốc Việt Nam bị đô hộ của ách ngoại bang, một cổ hai tròng, nền văn hóa nô dịch lai căn khiến tầng lớn tuổi trẻ sống theo sự cám dỗ của vật chất, kiểu Tây phuơng lại ngày càng đánh mất và xa rời bản sắc truyền thống của dân tộc. Trong bối cảnh ấy Gia Đình Phật Tử Việt Nam ra đời gồm đội ngũ thanh niên, tri thức dưới sự lãnh đạo của Bác Tâm Minh Lê Đình Thám nhằm quy tụ tầng lớp thanh, thiếu, đồng niên đuơng thời lấy giáo lý Phật Đà làm nền tảng căn bản giáo dục để đối trị sự tha hóa mất bản sắc dân tộc. Trong Kỳ họp Tổng hội đồng chính thức đầu tiên cuả An Nam Phật Học Hội Bác đã dõng dạt tuyên bố: “Không có một thành tựu vững bền nào lại không nhắm đến hàng ngũ thanh thiếu nhi. Vì họ là người nối tiếp chúng ta trong mai hậu"(Tâm Minh - Ngày 14.8.1938). Dần dà phong trào lan rộng ra khắp ba miền Bắc - Trung - Nam của Tổ quốc. Giờ đây còn lan rộng ra khắp Thế giới, quốc gia nào trên thế giới có người Việt sinh sống nơi đó đều có GĐPT sinh hoạt. Tại Quốc nội mặc dù gặp phải nhiều biến thiên của thời cuộc nhưng GĐPT vẫn tồn tại như một thực thể bất di bất dịch.

SƯ TỬ TRÙNG THỰC SƯ TỬ NHỤC

Mãi đến sau thời điểm năm 1975, tình hình sinh hoạt có phần khó khăn, phức tạp, sự quản lý điều hành chung của hệ thống tổ chức bị gián đoạn, ách tắc, cho nên hàng ngũ Huynh truởng bị mất phương huớng. Do đó tinh thần sinh hoạt bị thả nổi, mặc dù BHD TW đã rất cố gắng (thăm viếng, sách tấn, động viên, kết nối các địa phương…) nhưng tình hình chung cực kỳ khó khăn nên đành phải “tùy duyên bất biến”. Phần đông các đơn vị phải ngưng sinh hoạt, một số đơn vị sinh hoạt lẻ tẻ, rời rạc, hầu như tất cả đang ẩn nhẫn đợi chờ…

Bao nhiêu năm tháng thăng trầm theo thời cuộc, cũng đã có lúc thăng hoa rạng rỡ đến huy hoàng, cũng có lúc tắt lịm trong điu tàn vì khói lửa chiến tranh. Nhưng có một điều duy nhất vẫn còn sống mãi với thời gian đó là Đức Tin vào Chánh pháp và tâm Bồ đề kiên cố của tập thể Lam viên. Cho nên dù trải qua bao sống gió gian nan, màu Áo Lam vẫn tuơi thắm khoe sắc trên dãi đất hình Chữ “S”… Năm 1989, một luồng dư chấn gây ảnh huởng xôn xao đến đông đảo anh chị em Huynh truởng, đó là sự ra đi của chị Tâm Chánh Hoàng Thị Kim Cúc. Như những hòn than âm ỉ trong bếp tro đang đuợc khơi dậy bởi làn gió nam, và bùng lên mạnh mẽ khi anh Như Tâm Nguyễn Khắc Từ nằm xuống năm 1993. Lễ tang của anh Từ như biểu duơng lực luợng để làm tiền đề cho sự phục hưng sinh hoạt Gia Đình Phật Tử của các vùng miền. Nơi nơi xây dựng đơn vị, phát triển đoàn sinh, từ đó nảy sinh một tỷ lệ mất cân đối là: đoàn sinh dễ phát triển, nhưng Huynh truởng tìm đâu ra?!... Gần 20 năm chuớng ngại khó khăn, số Huynh truởng cũ (Già giặn kinh nghiệm, mẫu mực…) đã lụn tàn theo năm tháng, số Huynh truởng trẻ (Tuổi đời, thâm niên sinh hoạt, kinh nghiệm…) còn quá non yếu. Do đó BHDTW mở cấp tốc hàng loạt trại huấn luyện nhằm đào tạo số H.Tr cần thiết, nhằm đáp ứng cho nhu cầu sinh hoạt từ đó chúng ta bị ảnh huởng bởi một quy luật mà nó vẫn còn âm ỉ ở một số nơi cho đến hôm nay đó là: “Nặng về luợng nhẹ về chất” và cũng do vậy mà một số Huynh Truởng chưa đuợc đào tạo đến nơi đến chốn, không đủ năng lực đạo đức đứng lên cầm đoàn?!…Vậy thử hỏi lớp Huynh truởng này có “thân giáo” chưa? Có chiều sâu, bề dày để đủ sức chịu đựng gian khổ với tổ chức hay không? Hay chỉ mới nếm mùi sóng gió khó khăn đôi chút đã co giò chạy theo nhu cầu lợi duỡng… Số Huynh truởng còn lại trong quá trình hành hoạt có chịu học chịu tu không? Các anh chị đã học thuộc 10 điều tâm niệm của người Huynh truởng GĐPT Việt Nam chưa? Các anh chị có bao giờ tự kiểm điểm về bản thân mình về 4 đức tính cần có của một người Huynh truởng chưa?... Những đề tài tu học và huấn luyện dành cho Huynh truởng từ bậc Kiên cho đến Bậc Lực, Từ trại Lộc Uyển cho đến Vạn Hạnh chúng ta đã qua và thực hành đuợc những cánh cửa nào?!... Hoặc đã qua rồi nhưng thẩm thấu đuợc bao nhiêu phần trăm cho sinh hoạt tu học? Các anh chị đã nghiên cứu học tập đề tài Chân Dung Huynh Truởng chưa?... tất cả những gì vừa nêu chỉ là “một phần” hành trang nhập cuộc của người Huynh truởng. Một số Huynh Truởng thấy mình có đôi chút nổi trội thì bản ngã kêu căng trỗi dậy. Kiếm tìm cơ hội, đoạt lợi tranh danh, còn cống hiến hy sinh thì né tránh phớt lờ, thiếu trách nhiệm, nặng việc riêng, nhẹ việc chung. Lười tu nhác học, cứ ỷ mình 2, 3, hay 4 hột thì xem thuờng việc tu – học của tự thân, mãn nguyện ngủ chìm trong mộng mị của ánh sáng hoàng kim đó. Chưa kể một số Huynh Truởng mắc bệnh công thần,năng lực yếu kém nhưng đòi chèo cao? Không đuợc chức vị thì mặc cảm giận hờn? Để rồi đức tài kém cỏi trở thành gánh nặng trì trệ tổ chức; buông lung tự thân, quên giới quên luật xử sự theo cảm tính, làm mích lòng kẻ dưới người trên, gây mất đoàn kết nội bộ, lu mờ bài học Thân giáo, tổn thuơng danh dự tổ chức!?... Và rồi mỗi ngày, quý anh chị đã dành đuợc bao nhiêu thời gian cho công phu hàm duỡng tu tập? Dành đuợc bao bao nhiêu thời gian cho việc học tập trau dồi nâng cao KIẾN THỨC NGHỀ TRUỞNG?!... Dành đuợc bao nhiêu thời gian để suy tư tìm kế sách tổ chức sinh hoạt cho đơn vị hiệu quả hơn? Hay nếu có ai góp ý xây dựng thì đùng đùng tự ái… Là một tổ chức với Sứ mệnh giáo dục đạo đức, phát huy tôn chỉ “Lý tuởng chỉ huớng thuyền đời, nẩy hoa cho cuộc sống” cho thế hệ trẻ mà hàng ngũ cán bộ như thế thì làm sao phụng sự Lý tuởng, xây dựng tòa Lam? Trong khi số H.Tr có phẩm chất, có tinh thần phục vụ tích cực thì quá ít ỏi, làm sao đủ sức chèo chống với phong ba…

người áo lam - huynh trưởng gđpt

Quả đúng lời ngừơi xưa dạy “Gia bần tri hiếu tử”, khi nhà nghèo thì mới biết ai là con Hiếu, như đã nói ở trên đó là Nội ma ở trong máu đào tủy sống của ta, ngoài ra nó còn nhiều loại ma khác cũng rất đáng sợ, chúng nó là bà con thân bằng quyến thuộc của chúng ta, mà bản chất của họ đã lộ rõ là những người lợi dụng đạo pháp, muợn đạo tạo đời, là những kẻ cơ hội háo danh ham tài.

Cũng không hiểu nỗi lý do tại sao chừng 20 năm trở lại đây, lớp tu sĩ Phật giáo xuất hiện ngày càng đông đảo, Tăng có, Ni có. Họ là những lớp Tăng ni trẻ, đuợc Giáo Hội PGVN thâu nhận đào tạo, huấn luyện ở các truờng, Phật học viện cũng có, hoặc một bộ phận là những kẻ lỡ vận thất thời, cùng đinh khốn khó, đỗ vỡ trong chuyện tình cảm buồn chán chuyện riêng, gia đình nên vào chùa “tị nạn kinh tế” mà không cần đòi hỏi bất cứ một điều kiện gì về tuổi tác, đạo đức, hay học vấn v.v… Cũng không loại trừ những thành phân bất hảo “ngoài đời đã chán còn lan vô chùa”, chớp lấy thời cơ cửa chùa “Mở quá rộng” để tìm danh hám lợi, trong số họ phần đông là những kẻ giả danh, “muợn y áo hình tuớng của Như Lai mà làm việc kinh tế”, biến nơi “Trụ thế vuơng gia-Trì Như Lai tạng” (Trụ Trì) thành “Trụ sở kinh tế công cộng”. Làm mọi cách để chuộc lợi cho bản thân, xây chùa to, đắp tượng lớn, mỗi khi Rằm tháng giêng, Vu Lan… thìnhận sớ cúng sao giải hạn, cầu siêu, cầu an cả ngàn,… làm lễ thật lớn để cầu danh, danh càng cao thì lợi càng nhiều, họ không ngần ngại luồng cúi, nịn hót cấp trên làm thân nô bộc để đuợc tin dùng, từ đó dựa thế cậy quyền làm mưa làm gió. Kẻ ngu dốt làm xếp người chân tu. Rồi họ bị áp lực nhiều phía từ bên ngoài hùa theo ma chuớng chèn ép gây khó khăn cho sinh hoạt Áo Lam. Không thấy “Tàm Quý” với sứ mệnh “Tác Như Lai sứ, hành Như Lai sự” mà tự thân đã Tự thệ nguyện nhận lãnh gánh vác. Một khi Thầy cô trụ trì chỉ trích chê bai, phản bác sinh hoạt của GĐPT, thì việc duy trì sinh hoạt vô cùng khó khăn nguy khốn. Bởi phần đông đạo hữu kiến thức thiển cận, đi chùa chỉ vì cầu bình an, cầu may giải hạn… Xem Thầy cô như “Phật tái lai”, Thầy cô nói gì thì như thánh chỉ ban ra, răm rắp vâng dạ, bất kể chánh tà đúng sai, từ đó nghi ngờ Huynh Truởng, bất tín không ủng hộ sinh hoạt GĐPT. Không đồng tình việc con đi sinh hoạt. Gặp tình cảnh như vậy thì BHT đơn vị phải xoay sở làm sao, ứng biến như thế nào cho Y pháp?!... Trong đó những tay Huynh truởng cơ hội Tham NHU hám CẦU, đục nuớc béo cò, phá hoại Mái nhà Lam, tác oai tác quái để tìm chút công danh với đời…

Chưa hết, những khó khăn Nội tại dẫu sao cũng còn nhiều kế sách để xoay sở, ứng phó. Còn khó khăn ngoại tại thì sao? Đã là Huynh truởng GĐPT Việt Nam thì ai cũng biết chúng ta đang đối mặt với cả nội ma lẫn ngoại chuớng, và cả hai phía đều nặng nề ghê gớm. Nội ma là ung nhọt đôc địa lỡ nhói tàn phá bên trong, ngoại chuớng là thiên tai dịch bệnh hoành hành bên ngoài. Chung quanh ta ma chuớng đoanh vây, người thuơng kẻ ghét dẫy đầy…

Những chuớng ách thiên tai nói sao cho hết, nó thiên hình vạn tuợng đủ màu đủ sắc, từ nhiều phuơng huớng và bằng nhiều cách thức khác nhau, lúc thì êm ái nhẹ nhàng như bản truờng ca êm ả cho côn trùng, sâu bọ… phát triển, lúc thì sấm sét điện chớp, dông tố bão bùng, cho gãy cành trốc gốc “đó là âm mưu phân hóa của kẻ ngoại đạo”.

Cái khó chất chồng lên trăm nỗi khó khăn. Chúng ta phải vận dụng hành hoạt như thế nào để khắc phục?!... Người Huynh truởng trước hết phải là ngừơi Phật tử chơn chính, việc học đạo, tu đạo phải chuẩn mực, “Xả bỏ cái Ta” là tấm guơng sáng cho đàn em soi rọi, cho mọi người soi theo. Tự thân người Huynh Truởng phải là bài thuyết pháp không lời “Thân Giáo”. Có “Dĩ thân tác chứng” mới có thể “Dĩ thân tác chúng”tránh thái độ nguy hiểm “Nhứt manh dẫn quần manh” và lúc ấy , những gì Huynh trưởng truyền trao cho đoàn sinh, cho anh em, cha mẹ, gia đình, những người quyến thuộc chung quanh sẽ không còn là lý thuyết suông, không còn như một con vẹt chỉ biết nói theo người khác mà nó phải đi vào tâm hồn tươi trẻ, tạo thành chất keo gắn bó những cá nhân với cộng đồng sinh hoạt Phật giáo nói chung và GĐPT nói riêng! Nghe có vẻ khó quá phải không? Ấy vậy mà anh chị em chúng ta đã và sẽ vượt qua được, bởi vì chúng ta làHUYNH TRƯỞNG GIA ĐÌNH PHẬT TỬ VIỆT NAM. Một duyên sinh siêu tuyệt mà không dễ ai có được. Một Sứ mệnh kết hợp đủ 4 yếu tố là “Hy sinh – tình thương –nhẫn nhục – và trung kiên” được phát huy hài hòa đúng mức với tinh thần “Bi – Trí – Dũng”10 điều tâm niệm của người Huynh trưởng thì khó khăn nào cản bước được ta?!...

Giữa thời đại mà Pháp nhược ma cuờng như hiện nay nó luôn chực chờ để nhiễu hại ta và nguy hại hơn nữa là dịch bệnh hoành hành, nó âm thầm nhưng rất khóc liệt, khó mà dứt trừ, nhanh chống đưa ta vào chỗ suy kiệt và diệt vong hàng loạt mà không dễ dàng phòng chống “đó là giống vi trùng núp trong vạt áo casa” âm thầm đục khoét gới luật , giá trị vật chất ngự trị chi phối đời sống họ, trong sự bảo bọc che dấu của bọn Ma vương, còn quan niệm đạo đức, giáo lý Phật đà bị xa rời quên lãng, đến khi chân tướng bị phơi bày bại lộ thì ôi thôi giáo pháp đâu còn…? Và GĐPT sẽ ra sao?... Đúng là SƯ TỬ TRÙNG THỰC SƯ TỬ SỬ NHỤC

Vậy nên, để hạn chế sự tổn hại của nội ma ngoại chướng thừa cơ phá đạo, lợi dụng phá hoại tổ chức, chúng ta cần phải tích cực, ra sức nghiên cứu không ngừng, hầu lượng giá ma chướng từ mọi gốc độ và chuẩn đầy đủ tư lương khí cụ sắc bén, có biện pháp đề phòng thích ứng để tự vệ hữu hiệu và cũng để thực hiện mục đích GĐPT Việt Nam mà cũng chính là thực hành Sứ mệnh Người Huynh Trưởng Áo Lam “Đào luyện thanh thiếu đồng niên thành Phật tử chơn chính – Góp phần xây dựng xã hội theo tinh thần Phật giáo”.

- Minh Giác –


NAL: Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả, quan điểm của tác giả không phản ánh toàn bộ quan điểm của Người Áo Lam

BÌNH LUẬN

Name

ăn chay,441,báo chí,1,BBT,2,biên khảo,12,cảm tác,120,câu chuyện đầu ngày,1,câu chuyện lửa tàn,1,chia sẻ,45,chủ đề khác,24,chuyện ăn chay,50,cộng đồng,14,cổng trại,6,đi và viết,10,Diệu Hoàng,11,đố vui phật pháp,4,đời sống,601,du khảo,1,du lịch,56,Đức Phật A Di Đà,12,Đức Quảng,1,GĐPT,114,GĐPT QĐSG,5,GĐPT Quốc Nội,5,GĐPT Thế Giới,1,ghi chép,25,Giác Đạo,1,giáo dục gđpt,10,góc nhìn,13,gút (nút) dây,6,hành chánh gđpt,1,HĐXH,70,hoạt động,18,hoạt động thanh niên,23,huấn luyện gđpt,2,khoa học,9,kiến trúc,6,kinh chú,4,kinh điển,5,kỹ mỹ thuật,11,lam sử,6,lễ hội,3,mật thư,1,Minh Thi,1,món bánh,13,món chay,335,món chè,9,món chính,1,món mứt,2,mỹ thuật,69,nếp sống,150,nghệ thuật,261,nghi thức,8,nghiên cứu,42,Ngọc Hằng,7,người ăn chay,7,Nguyên Hiệp,1,nhân vật,4,nhiếp ảnh,2,pháp âm,82,pháp phục,6,pháp thoại,43,phật đản - an cư,7,phật giáo,972,phật giáo thế giới,40,phật pháp,360,phật pháp & tuổi trẻ,1,phật pháp vấn đáp,39,phim nhạc,29,phóng sự,106,phóng sự ảnh,53,quán chay,12,sách nói,5,sự kiện,85,sức khỏe,38,tâm tình lam,65,thắng cảnh,18,thánh tích,2,Thích Chơn Thiện,5,Thích Giác Nhiên,1,Thích Minh Châu,34,Thích Minh Thế,2,Thích Nhất Hạnh,1,Thích Nhật Từ,1,Thích Tâm Mẫn,25,Thích Thái Hòa,1,Thích Trí Tịnh,3,thơ văn,153,thời sự,350,thủ công trại,7,thực tập hạnh phúc,21,thức uống,3,tiêu điểm,161,tìm hiểu,128,tin tức,190,tin tức gđpt,8,tổ chức gđpt,7,trại - lửa trại,3,Triệu Minh Thi,2,truyện,14,truyện cổ phật giáo,22,truyền tin,5,tu học gđpt,4,tủ sách pdf,108,từ thiện,38,tự viện,31,văn hóa,83,văn nghệ gđpt,19,videos,1,vu lan - báo hiếu,25,xuân - thành đạo,71,
ltr
item
Người Áo Lam: SƯ TỬ TRÙNG THỰC SƯ TỬ NHỤC
SƯ TỬ TRÙNG THỰC SƯ TỬ NHỤC
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEirmo9NHmc_o4Zr0la_C9kvWy9orA0IXO1E6DEusTpEk2IFcY0Lc97AZKPhI60Xh13sN2aiMr487q7ZKs9aiGcQfGQGGlo50bY6B5DIbImtu08nLXIlroFb0HNqPe8SgGgd8a1JbquNLQ/?imgmax=800
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEirmo9NHmc_o4Zr0la_C9kvWy9orA0IXO1E6DEusTpEk2IFcY0Lc97AZKPhI60Xh13sN2aiMr487q7ZKs9aiGcQfGQGGlo50bY6B5DIbImtu08nLXIlroFb0HNqPe8SgGgd8a1JbquNLQ/s72-c/?imgmax=800
Người Áo Lam
https://old.nguoiaolam.net/2013/02/su-tu-trung-thuc-su-tu-nhuc.html
https://old.nguoiaolam.net/
https://old.nguoiaolam.net/
https://old.nguoiaolam.net/2013/02/su-tu-trung-thuc-su-tu-nhuc.html
true
8680068194570582821
UTF-8
Tải Hết Không tìm thấy bài đăng nào XEM HẾT Đọc thêm Trả lời Hủy Xóa Bởi TRANG NHÀ TRANG BÀI VIẾT Xem Hết BẠN CÓ THỂ ĐỌC THÊM CHUYÊN MỤC CÁC BÀI CŨ TÌM KIẾM TẤT CẢ BÀI VIẾT Không tìm thấy bài viết nào phù hợp với yêu cầu của bạn Trở về TRANG NHÀ Sunday Monday Tuesday Wednesday Thursday Friday Saturday Sun Mon Tue Wed Thu Fri Sat January February March April May June July August September October November December Jan Feb Mar Apr May Jun Jul Aug Sep Oct Nov Dec tức thời 1 phút trước $$1$$ minutes ago 1 giờ trước $$1$$ hours ago Hôm qua $$1$$ days ago $$1$$ weeks ago hơn 5 tuần trước Người theo dõi Theo dõi NỘI DUNG CHÍNH ĐÃ BỊ ẨN BƯỚC 1: Chia sẻ bài viết. BƯỚC 2: Nhấn vào đường dẫn bạn vừa chia sẻ để mở khóa Sao Chép Mã Chọn Mã Tất cả mã bạn chọn đã được sao chép Không thể sao chép mã / văn bản, vui lòng nhấn [CTRL]+[C] (or CMD+C with Mac) để thử lại