Đoạn băng ghi lại cảnh ân ái của một vị được cho là tăng nhân đang tu hành tại một ngôi chùa ở tỉnh Khánh Hòa bị tố cáo là ‘đã bị cắt gh...
Đoạn băng ghi lại cảnh ân ái của một vị được cho là tăng nhân đang tu hành tại một ngôi chùa ở tỉnh Khánh Hòa bị tố cáo là ‘đã bị cắt ghép’ để đưa hình ảnh vị tăng nhân này vào, vị luật sư thụ lý vụ việc nói với BBC.
Đoạn băng này được trang mạng của báo Khánh Hòa đưa lên lần đầu tiên hồi đầu tháng 12 năm ngoái và nhanh chóng lan rộng trên mạng.
Nhân vật nam trong đoạn băng được cho là một vị đại đức đang tu hành ở chùa Từ Tôn, thuộc tỉnh duyên hải Khánh Hòa.
Dù chưa được kiểm chứng, nhưng đoạn băng này đã gây bức xúc trong dư luận đối với phẩm hạnh của các vị tu sỹ của Phật giáo và Phật giáo Việt Nam nói chung.
Tổng biên tập báo Khánh Hòa, ông Trần Duy Hưng, cũng nói với BBC rằng báo ông đưa đoạn băng đó lên là ‘do đoạn băng ấy có đầy đủ hình ảnh với tên tuổi rõ ràng’.
Nữ Việt kiều Mỹ
Trao đổi với BBC, luật sư Lê Thanh Sơn thuộc Đoàn Luật sư Hà Nội, người đại diện pháp lý của chùa Từ Tôn, xác nhận một phụ nữ Việt kiều bên Mỹ đã nhận là nhân vật nữ trong đoạn băng này và nhờ ông đại diện cho bà thực hiện các thủ tục pháp lý để khởi kiện ở Việt Nam.
“Điều này không phải là một sự trả thù cá nhân mà gióng lên hồi chuông để thức tỉnh những Phật tử đã bị hắn khống chế, ru ngủ, mua chuộc, dụ dỗ lòng tin vào đạo Phật mà phục vụ cho những tham “vọng, hư danh của hắn mà thôi.
Nhân vật bí ẩn đã gửi đoạn băng sex viết trong email
Theo tường thuật của báo chí trong nước thì đoạn băng gốc ghi lại hình ảnh phòng the của người nữ Việt kiều hiện đang sống ở Hawaii, tiểu bang Honolulu, này và người bạn trai cũ của bà. Đoạn băng này sau đó đã được ‘chỉnh sửa, cắt dán và giả mạo bằng hình ảnh vị tăng nhân ở chùa Từ Tôn’.
Khi được có xác minh được đoạn băng này đã bị chỉnh sửa hay không, ông Sơn nói: “Bà ấy (nữ thân chủ của ông) đã làm việc với FBI rồi, đã làm việc với tòa án Mỹ rồi. Bà ấy xác nhận đó là clip của bà ấy với một người bạn trai trước đây và sau đó bị mất hồi năm 2009.”
“Bà ấy khẳng định có sự cắt dán và có sự sửa đổi lại để thay bằng hình ảnh của người khác,” ông nói thêm và cho biết nhân vật nữ này là ‘một Việt kiều nổi tiếng bên Mỹ’.
Ngoài ra ông cũng xác nhận đã nhận được một lá thư từ một địa chỉ email được cho là nguồn phát tán đoạn băng kia trong đó ‘xin lỗi’ về việc này.
Khi được hỏi có kiểm chứng được người gửi thư xin lỗi đó cũng chính là người đã gửi đoạn băng, Luật sư Sơn nói ‘để cho cơ quan an ninh điều tra làm’.
Trang mạng của tờ Đời sống Pháp luật cho biết đoạn băng này được gửi đi cho nhiều cơ quan báo chí hôm 5/12 cùng với một lá thư từ một địa chỉ email. Sau đó đoạn băng này đã được báo Khánh Hòa đăng tải.
‘Lời xin lỗi’
Tờ báo này cũng dẫn nội dung lá thư này viết: “Điều này không phải là một sự trả thù cá nhân mà gióng lên hồi chuông để thức tỉnh những Phật tử đã bị hắn khống chế, ru ngủ, mua chuộc, dụ dỗ lòng tin vào đạo Phật mà phục vụ cho những tham vọng, hư danh của hắn mà thôi.”
Tuy nhiên, sau đó cũng chính từ địa chỉ email này đã gửi đi một lá thư khác xin lỗi viết rằng: “Do trong tư duy và lối suy nghĩ của mình còn nông cạn... sau những hành động nông nổi đó của bản thân, tôi vô cùng áy náy, hổ thẹn với chính mình cũng như với Phật tử trên cả nước. Tôi thực sự nhận thấy sai lầm trong việc làm của mình,” theo nội dung thư được Đời sống Pháp luật dẫn lại.
Luật sư Lê Thanh Sơn xác nhận ông cũng nhận được lá thư này.
Khi BBC liên hệ để hỏi có xác minh hay không trước khi đăng tải đoạn băng phòng the nói trên, ông Trần Duy Hưng, Tổng biên tập báo Khánh Hòa, nói: “Khi clip đó xuất hiện trên mạng, nó có chú thích tên tuổi. Chúng tôi không nhìn thấy mà đoán mà cần đi xác minh cái gì.”
“Chúng tôi chỉ đưa theo kiểu viện dẫn tức là có clip đó và có tên nhân vật như thế chứ chúng tôi có nói cái gì đâu”
Trần Duy Hưng, tổng biên tập báo Khánh Hòa
Khi được hỏi làm sao biết được nhân vật trong đoạn băng chính là nhân vật được nêu tên, ông Hưng nói: “Anh đi hỏi tác giả của clip.”
“Chúng tôi chỉ đưa theo kiểu viện dẫn tức là có clip đó và có tên nhân vật như thế chứ chúng tôi có nói cái gì đâu,” ông Hưng giải thích và cho biết sau đó ông đã nhận được yêu cầu từ Giáo hội Phật giáo Việt Nam dỡ đoạn băng đó xuống để mọi việc được xác minh làm rõ.
Khi được hỏi nếu như đoạn băng được chứng minh không đúng như sự thật mà báo đã đăng tin thì báo Khánh Hòa có xin lỗi hay đính chính gì không, ông Hưng nói: “Chúng tôi hoạt động theo đúng luật báo chí Việt Nam.”
BÌNH LUẬN