New Delhi, Ấn Độ, 20 tháng 01 năm 2015 – Đáp lời thỉnh cầu của Giáo sư Tiến sĩ HK Kar và các Giảng viên Bác sĩ Bệnh viện Ram Manohar Lohia, ...
New Delhi, Ấn Độ, 20 tháng 01 năm 2015 – Đáp lời thỉnh cầu của Giáo sư Tiến sĩ HK Kar và các Giảng viên Bác sĩ Bệnh viện Ram Manohar Lohia, đức Đạt Đạt Lai Lạt Ma quang lâm chia sẻ Pháp thoại.
Tiền thân của Bệnh viện Ram Manohar Lohia là Bệnh viện Willingdon, được thành lập vào đầu thế kỷ 20 của Raj thuộc Anh (tên gọi đặt cho giai đoạn cai trị thuộc địa Anh ở Nam Á giữa 1858 và 1947) để điều trị nhân viên Chính phủ đương thời. Ngài được Giám đốc cùng gần 500 Bác sĩ, Y tá nhân viên Y tế Bệnh viện Ram Manohar Lohia, long trọng tiếp đón một cách trang nghiêm trọng thể.
Sau phần giới thiệu của Giáo sư Tiến sĩ HK Kar, Ngài nói rằng: “Đây là một vinh dự lớn cho tôi được cơ hội chia sẻ Pháp thoại với quý Bác sĩ, Y tá nhân viên Y tế Bệnh viện Ram Manohar Lohia, những người có trái tim vị tha nhân hậu, hy sinh đời mình để chăm sóc các bệnh nhân nghèo”.
Trong buổi Pháp thoại hôm nay, Ngài thuyết giảng chủ đề “Từ bi và Đạo đức”, Ngài nhấn mạnh tầm quan trọng của các giá trị nội tại nhân bản, là một động lực tốt trong bất cứ điều gì chúng ta làm, và rất cần thiết khi nhận thức về Đạo đức thế tục. Ngài đề cập đến các cam kết của mình, để truyền bá nhận thức về giá trị con người và hài hòa giữa các Tôn giáo.
Ngài chia sẻ với thính chúng: “Thể chất tinh thần và tình cảm chúng ta đều như nhau. Chúng ta đều muốn có hạnh phúc như các động vật khác. Tất cả chúng ta đều có quyền được sống hạnh phúc. Tuy nhiên, sự phân biệt những gì và trí thông minh của chúng ta hơn các động vật khác. Trí thông minh của bộ não chúng ta mạnh mẽ hơn, để có khả năng giúp những người khác an lạc hạnh phúc. Bởi vậy, khi chúng ta sử dụng trí thông minh một cách tiêu cực thì chúng ta tạo ra các vấn đề, như tổ chức bạo lực chiến tranh. Đây là lý do tại sao chúng ta cần phải sử dụng trí thông minh trong sự tích cực hơn, và thấy mình như chỉ là một trong số bảy tỷ con người sống trên hành tinh này.
Tôi rất hâm mộ tư tưởng lớn của Ấn Độ cổ đại. Không làm tổn hại (Ahimsa) hoặc phi bạo lực, đã dẫn đến sự khoan dung độ lượng, và ý thức mạnh mẽ của chủ nghĩa thế tục ở Ấn Độ, có nghĩa là nuôi dưỡng sự tôn trọng, niềm tin của tất cả những người thuộc tín ngưỡng Tôn giáo, cũng như những người cùng khổ. Ở phương Tây, các chủ nghĩa thế tục một số người xem là chủ chủ nghĩa vô thần, không có sự tôn trọng tín ngưỡng đối với một Tôn giáo nào. Tâm lý và Triết học Ấn Độ cổ đại thì sâu sắc hơn. Nếu chúng ta so sánh Tâm lý học cổ đại với Tâm lý học phương Tây ngày nay, thì Tâm lý học phương Tây chỉ là bắt đầu.
Ấn Độ cũng là một Quốc gia mà các Tôn giáo lớn trên thế giới từ lâu đã cùng chia sẻ bên nhau. Ngoài một số sự cố đáng tiếc xảy ra, và đã có sự hòa hợp đáng kể giữa các truyền thống Tôn giáo tại Quốc gia này. Theo sự cam kết của cuộc đời tôi; Thúc đẩy sự hòa hợp giữa các Tôn giáo, biết tôn trọng và hài hòa. Sự hiểu biết đó sẽ giúp đỡ rất nhiều cho nhân loại.
Vun đắp một trái tim đẹp là động cơ tích cực rất quan trọng. Tây Tạng chúng tôi có một người nói rằng; Có một Bác sĩ học Y học nhưng không hiệu quả trong trị liệu, trong khi Bác sĩ lại rằng; Ông rất kinh nghiệm bởi dược liệu và điều trị của Ông rất tốt.
Nếu quý vị có một cảm giác thực sự quan tâm đến người khác, sự điều trị của quý vị sẽ thành công hơn. Các Bác sĩ phải nghiêm túc khi chia sẻ với bệnh nhân, linh hoạt trong ứng xử chứ không như máy móc cố định cứng nhắc, đôi khi biểu lộ trong ánh mắt nụ cười với lòng vị tha, cảm thông chia sẻ của Bác sĩ, sẽ làm vơi đi nổi đau đớn của bệnh nhân. Các Bác sĩ, Y tá là những lương y thực sự đáng ngưỡng mộ trong những nỗ lực để giúp đỡ tha nhân. Tôi sẳn sàng chia sẻ Pháp thoại về lòng Từ bi, nhưng quý vị đã đưa ánh sáng Từ bi thành hiệu lực tuyệt vời ! . . . ”
Sau khi kết thúc buổi chia sẻ Pháp thoại, là phần giải đáp những thắc mắc của mỗi thành viên trong Pháp hội.
Cuối cùng phần Hồi hướng với những tràn pháo tay giòn giã, như tiếng chuông trống Bát Nhã đen xen, làm tăng thêm Pháp hỷ, mọi người ra về với một ấn tượng đẹp, và sẽ áp dụng Pháp ngữ của Ngài trong cuộc sống thực tế đời thường, mong đem lại nguồn an lạc hạnh phúc cho hiện tại và tương lai.
Sinh viên Tây Tạng đang học Cao học, và xong Tiến sĩ mặc quốc phục, chắp tay choàng khăn ấn đứng hàng chào, thành kính cung nghinh đức Đạt Lai Lạt Ma quang lâm Bệnh viện Bệnh viện Dr. Ram Manohar Lohia, New Delhi, Ấn Độ. 20/01/2015. (Ảnh: Tenzin Choejor)
Đức Đạt Lai Lạt chắp tay chào đại chúng trước khi quang lâm Pháp tòa, chia sẻ Pháp thoại tại Bệnh viện Bệnh viện Dr. Ram Manohar Lohia, New Delhi, Ấn Độ. 20/01/2015. (Ảnh: Tenzin Choejor)
Giáo sư Tiến sĩ A.K. Gadpayale dâng hoa kính mừng đức Đạt Lai Lạt quang lâm Pháp tòa, chia sẻ Pháp thoại tại Bệnh viện Bệnh viện Dr. Ram Manohar Lohia, New Delhi, Ấn Độ. 20/01/2015. (Ảnh: Tenzin Choejor)
Đức Đạt Lai Lạt Ma đăng lâm Pháp tòa, chia sẻ Pháp thoại tại Bệnh viện Bệnh viện Dr. Ram Manohar Lohia, New Delhi, Ấn Độ. 20/01/2015. (Ảnh: Tenzin Choejor)
Một số trong số gần 500 Bác sĩ, Y tá và nhân viên Y tế ngồi nghe đức Đạt Lai Lạt Ma chia sẻ Pháp thoại tại Bệnh viện Bệnh viện Dr. Ram Manohar Lohia, New Delhi, Ấn Độ. 20/01/2015. (Ảnh: Tenzin Choejor)
Một thành viên của thính giả nêu câu hỏi thắc mắc, thỉnh đức Đạt Lai Lạt Ma Khai thị tại Bệnh viện Bệnh viện Dr. Ram Manohar Lohia, New Delhi, Ấn Độ. 20/01/2015. (Ảnh: Tenzin Choejor)
Đức Đạt Lai Lạt Ma trả lời các câu hỏi của thính giả trong suốt buổi chia sẻ Pháp thoại tại Bệnh viện Bệnh viện Dr. Ram Manohar Lohia, New Delhi, Ấn Độ. 20/01/2015. (Ảnh: Tenzin Choejor)
Giám đốc Bệnh viện Dr. H.K. Kar cung kính dâng kỷ vật lưu niệm đến đức Đạt Lai Lạt Ma, sau buổi chia sẻ Pháp thoại tại Bệnh viện Bệnh viện Dr. Ram Manohar Lohia, New Delhi, Ấn Độ. 20/01/2015. (Ảnh: Tenzin Choejor)
Đức Đạt Lai Lạt Ma trả lời với các báo giới khi rời Bệnh viện Bệnh viện Dr. Ram Manohar Lohia, New Delhi, Ấn Độ. 20/01/2015. (Ảnh: Tenzin Choejor)
Thích Vân Phong
(theo DPNN)
BÌNH LUẬN