Giáo dục GĐPT là sự kết hợp tinh hoa của Giáo lý và các pháp môn tu học Phật giáo với những ưu điểm của phương pháp giáo dục và khoa sư phạm...
Giáo dục GĐPT là sự kết hợp tinh hoa của Giáo lý và các pháp môn tu học Phật giáo với những ưu điểm của phương pháp giáo dục và khoa sư phạm thế gian. Từ đó rút ra những nguyên lý, nguyên tắc xây dựng một nền giáo dục rất đặc trưng, vững chãi.
Đại Cương Giáo Dục Gia Đình Phật Tử
Giáo dục GĐPT là sự kết hợp tinh hoa của Giáo lý và các pháp môn tu học Phật giáo với những ưu điểm của phương pháp giáo dục và khoa sư phạm thế gian. Từ đó rút ra những nguyên lý, nguyên tắc xây dựng một nền giáo dục rất đặc trưng, vững chãi.
Trước hết, trong ý nghĩa Giáo lý Duyên khởi ta rút ra một nguyên lý giáo dục: “Nguyên Lý Duyên Khởi”. Giáo dục theo nguyên lý duyên khởi là giáo dục bằng cách tạo nhơn duyên để cải thiện tự tính con người trong hoàn cảnh xã hội theo chiều hướng tốt đẹp thăng hoa. Trên nguyên lý duyên khởi, GĐPT thiết lập nền tảng giáo dục với mục đích, đường hướng, hình thức tổ chức, nội dung tu học, huấn luyện, phương pháp truyền đạt học tập, nhằm tạo một môi trường thiện lành, giúp tuổi trẻ phát triển Trí và Đức theo tinh thần Phật giáo như sau:
1. Định hướng giáo dục:
GĐPT lấy Giới Định Huệ làm Định Hướng giáo dục, trên nền tảng Bát Chánh Đạo. Đó là những chuẩn mực làm ngọn đuốc soi sáng thân tâm để giúp tuổi trẻ có đời sống thiện hạnh xây dựng trên các điều chơn chánh: Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh tinh tấn, Chánh ngữ (Giới), Chánh định, Chánh niệm (Đinh). Chánh kiến, Chánh tư duy (Huệ).
2. Nội dung chương trình các bộ môn tu học:
Để đảm bảo đường lối giáo dục theo định hướng, đáp ứng mục đích yêu cầu đào luyện Phật tử chơn chánh, con người xã hội hữu ích, GĐPT dựa vào tinh thần nhập thế của Ngũ Minh Pháp để thành lâp chương trình các bộ môn tu học huấn luyện. Nội dung chương trình các bộ môn cần mở rộng, sửa đổi để việc đào luyện của GĐPT đi sát định hướng và phù hợp với thực tại xã hội, chú trọng phần ứng dụng vào đời sống thật, cải thiện cá nhân, cải tạo cuộc sống. Xã hội càng phát triễn nhu cầu về chuyên môn càng cao, nên tăng cường mở rộng môn học kiến thưc tổng quát và khả năng chuyên môn cho huynh trưởng, các môn Hoạt động Thanh niên, Văn nghệ và Xã hội cho đoàn sinh. Sinh hoạt học tập các môn nầy giúp thanh, thiếu nhi phát triển về tinh thần tích cực và trách nhiệm, yêu quê hương dân tộc, giữ gìn truyền thống văn hóa, thương yêu giup đỡ giữa người và người. Các hoạt động nầy tạo không khí sinh động hấp dẫn trong sinh hoạt GĐPT, vừa là phương tiện chuyển tải đạo lý nhà Phật rất hiệu quả cho Phật tử trên đường tu học .
3. Phương pháp giáo dục:
Đặt toàn bộ phương pháp giáo dục vào nguyên lý duyên khởi và nguyên lý huân tập trên tinh thần các điều chơn chánh của Bát Chanh Đạo. Vận dụng các nguyên tắc của các pháp môn tu học, phương pháp luận rút từ Giáo lý đạo Phật, các phương pháp giáo dục tiên tiến thế gian thich hợp tạo thành phương pháp rất đặc trưng của GĐPT. Phương pháp giáo dục GĐPT không những chỉ có tác dụng về truyền đạt cho người học huởng thụ “học thức” mà là cách thu hoạch, nhận thức và ứng dụng kiến thức theo nhũng điều chơn chánh của Bát Chánh Đạo.
4. Tổ chức các sinh hoạt, giảng dạy và hướng dẫn tu học cần sửa đổi:
Tổ chức về mặt hình thức cũng như phương diện tinh thần thế nào để tạo một khung cảnh môi trường thuận lợi cho tuổi trẻ sống an lạc để tự đào luyện phát triển chơn tánh, chứ không phải bị “ nhồi sọ”. Về dạy và học triệt để áp dụng nguyên tắc “tự động, tự chủ”, người học chủ động,người dạy chủ đạo hướng dẫn. Việc duy trì nề nếp học tập,kỷ cương sinh hoạt áp dụng phép “lục hòa” thay cho sự ganh đua và cưởng chế. Dưới ánh sáng của các pháp môn Phật giáo trở thành phương tiện, hành trang cho anh chị em đoàn viên dẫn dắt nhau trên con đường tiến đến Chơn Thiện theo mục đích yêu cầu giáo dục GĐPT.
Tập tài liệu Giáo Dục GĐPT này,người biên soạn chỉ trình bày khái quát hoạt động giáo dục GĐPT, minh xác những giá trị của nền tảng giáo dục truyền thống để phát huy, đề nghị sửa đổi mở rộng phần nào phương thức sinh hoạt cho phù hợp với yêu cầu “đổi mới” dể duy trì và phát triển tổ chức. Mong rằng đây là cơ sở ban đầu cho việc nghiên cứu và tiến hành việc cải tiến phương thức sinh hoạt GĐPT. Từ đó chúng ta nhận định, nghiên cứu rộng rãi hơn, tìm thêm những giải pháp hay nhất để thực hiện phần thực hành với những phương án, bài bản cụ thể áp dụng vào thực tiển sinh hoạt giáo dục ,đào luyện trong GĐPT.
Nguyên Nghĩa Trần Văn Lễ
Theo GĐPT Kiên Giang
BÌNH LUẬN