# Header

$show=/p/news.html$type=grid$c=4$a=0$m=0$tbg=rainbow$sn=0$rm=0

$hide=/p/news.html

THỜI SỰ$show=/p/buddhism.html$c=4$type=sticky$au=0$date=1$cm=0$va=0$cl=#782121

QUAN ĐIỂM - GÓC NHÌN$show=/p/buddhism.html$c=3$type=three$h=320$m=0$sn=0$rm=0$cl=#782121$va=0

TU HỌC - PHẬT PHÁP$show=/p/buddhism.html$c=3$type=left$m=0$cl=#782121$va=0

NGHỆ THUẬT PHẬT GIÁO$show=/p/buddhism.html$c=3$type=right$m=0$cl=#782121$va=0

BÀI CŨ HƠN_$show=/p/buddhism.html$c=21$type=blogging$m=0$cl=#782121$page=1

TIN TỨC GĐPT$show=/p/gdpt.html$c=4$type=sticky$au=0$date=1$cm=0$va=0$cl=#008000

TÂM TÌNH LAM$show=/p/gdpt.html$c=3$type=blogging$au=0$cm=0$date=1$cl=#008000$va=0

HOẠT ĐỘNG THANH NIÊN$show=/p/gdpt.html$c=3$type=three$h=320$m=0$sn=0$rm=0$cl=#008000$va=0

NHỮNG DÒNG LAM SỬ$show=/p/gdpt.html$c=3$type=left$m=0$cl=#008000$va=0

VĂN NGHỆ GĐPT$show=/p/gdpt.html$c=3$type=right$m=0$cl=#008000$va=0

BÀI CŨ HƠN_$show=/p/gdpt.html$c=21$type=blogging$m=0$cl=#008000$page=1

TỪ THIỆN XÃ HỘI$show=/p/hdxh.html$c=4$type=complex$M=0$cl=#00A99D$va=0

HOẠT ĐỘNG NGUOIAOLAM.NET$show=/p/hdxh.html$c=3$type=three$h=320$m=0$sn=0$rm=0$cl=#00A99D$va=0

CỘNG ĐỒNG$show=/p/hdxh.html$c=6$type=carousel$m=0$cl=#00A99D$va=0

BÀI CŨ HƠN_$show=/p/hdxh.html$c=21$type=blogging$m=0$cl=#00A99D$page=1

VĂN HÓA$show=/p/life.html$c=4$type=sticky$au=0$date=1$cm=0$cl=#ff6600$va=0

CHỦ ĐỀ KHÁC$show=/p/life.html$c=3$h=320$type=three$m=0$sn=0$rm=0$cl=#ff6600$va=0

DU LỊCH TÂM LINH$show=/p/life.html$c=3$type=left$m=0$cl=#ff6600$va=0

SỨC KHỎE - ĂN CHAY$show=/p/life.html$c=3$type=right$m=0$cl=#ff6600$va=0

BÀI CŨ HƠN_$show=/p/life.html$c=21$type=blogging$m=0$cl=#ff6600$page=1

$show=/p/tu-sach.html$type=three$h=320$c=30$rm=0$a=0$m=0$i=1$sn=0$ho=https://ebook.nguoiaolam.net/

$show=/p/tvn.html$type=three$c=30$rm=0$a=0$m=0$i=1$sn=0$$ho=https://tv.nguoiaolam.net/

$show=/p/tin-tuc-gdpt.html

$show=/p/tin-tuc-phat-giao.html

PHẬT GIÁO$show=/p/news.html$type=complex$c=4$va=0$a=0$m=0$i=1

TIN TỨC GĐPT$show=/p/news.html$type=three$c=3$va=0$h=300$m=0$sn=0$rm=0$i=1

GIA ĐÌNH PHẬT TỬ$show=/p/news.html$type=blogging$c=3$va=0$m=0$i=1

$show=/p/news.html$type=three$c=9$va=0$spc=0$rm=0$a=0$m=0$i=1$sn=0$ho=https://tv.nguoiaolam.net/

HOẠT ĐỘNG - TỪ THIỆN$show=/p/news.html$type=left$c=3$va=0$a=0$m=0$i=1

ĐỜI SỐNG TÂM LINH$show=/p/news.html$type=right$c=3$va=0$a=0$m=0$i=1

MỚI CẬP NHẬT$show=/p/news.html$type=blogging$c=7$va=0$pages=1$i=1$m=0

Bamiyan: Thánh tích Phật giáo ở Afghanistan

NAL - Cách thủ đô Kabul vào khoảng 240km về hướng Tây bắc, được bao quanh bởi dãy núi Hindu Kush và nằm ở độ cao vào khoảng 2.500 mét so với...

NAL - Cách thủ đô Kabul vào khoảng 240km về hướng Tây bắc, được bao quanh bởi dãy núi Hindu Kush và nằm ở độ cao vào khoảng 2.500 mét so với mặt nước biển, Bamiyan (cũng được gọi là Bamyan hay Bamian) là một địa danh tạo nhiều ấn tượng đối với du khách khi đến tham quan.

du lịch phật giáo - người áo lam

Bamiyan (cũng được gọi là Bamyan hay Bamian) là một địa danh tạo nhiều ấn tượng đối với du khách

Bamiyan nằm ở trên Con đường Tơ lụa xưa nối Ấn Độ và Trung Á mà nó từng mang sự giàu có và thịnh vượng đến cho vùng đất này, và vào thời kỳ hoàng kim của mình Bamiyan giữ vị trí giao thoa văn hóa quan trọng giữa Đông và Tây. Nó không chỉ là một địa điểm thương mại lớn mà cũng là một trung tâm tôn giáo, triết học và nghệ thuật, cũng là nơi hành hương thiêng liêng của người Phật tử.

Sự phát triển của Bamiyan là một câu chuyện dài. Đó là việc chinh phục Trung Á của Phật giáo, và theo đó được nối kết với những khuynh hướng chính trị và kinh tế vào thời bấy giờ. Một cách vắn tắt, vào đầu thế kỷ thứ nhất, một bộ tộc bán du cư được gọi là Kushan đã rời khỏi Bactria, lấn át những vị lãnh tụ của các bộ tộc sống ở đồi núi và những phần còn lại của các vương quốc Hy Lạp-Bactria. Họ thiết lập một đế chế lớn mà nó tồn tại qua ba thế kỷ và vươn từ những vùng biển hồ Caspian Sea kéo sâu vào Bắc Ấn. Vài trong số những thành phố quan trọng của nó cần phải kể đến là Kapissa, phía Bắc Kabul, và Peshawar ở Ganghara (Pakistan).

Những người Kushan đã giữ họ trung lập với Trung Quốc, Ấn Độ và Rome, và có được sự thịnh vượng nhờ vào thu nhập từ Con đường tơ lụa. Họ thúc đẩy một nền văn hóa dung hợp, ở đó những truyền thống bộ tộc từ Trung Á được nối kết với những quy ước nghệ thuật xuất phát từ vùng Địa Trung Hải Hy Lạp hóa và với tín ngưỡng mạnh mẽ của Phật giáo Ấn Độ.

Phật giáo (Đại thừa) vào thời điểm này đang trên đà phát triển mạnh mẽ và được đón nhận nhiệt thành ở Bamiyan. Sở dĩ Phật giáo tạo nên được sự hấp dẫn bởi nó đưa ra những thực hành tôn giáo phù hợp với số đông, đặc biệt đáp ứng được nhu cầu tâm linh của tầng lớp thương nhân đang sinh sống hay đi ngang qua đây.

Bên cạnh đó, Đức Phật cũng như những sự kiện liên quan đến cuộc đời của Ngài cũng trở thành đề tài hấp dẫn cho loại hình nghệ thuật minh họa phổ biến vào thời bấy giờ. Những điêu khắc gia của Gandhara đã tìm những cách thức khác nhau để tạo nên hình tượng cụ thể của Đức Phật nhằm thỏa mãn cho sự sáng tạo của họ cũng như đáp ứng nhu cầu thờ phụng của nhiều Phật tử.

Tăng sĩ Phật giáo có thể đã cư trú ở đây vào thời kỳ Kushan, và Bamiyan sau đó đã nhanh chóng trở thành một trung tâm tu học lớn của Phật giáo, điều này có thể biết được trong những văn bản tiếng Hán từ thế kỷ V về sau. Pháp Hiền đã đi ngang qua đây vào thế kỷ thứ V và ngài đã chứng kiến những hội chúng Tăng lên đến hàng ngàn người. Ngài Huyền Trang cũng từng đi qua đây vào thế kỷ thứ VII và cũng mô tả đến cộng đồng Tăng lữ ở đây. Ngài nói rằng có hơn mười ngôi tự viện và hơn 1.000 vị Tăng; và ngài đặc biệt ấn tượng bởi đạo tâm của họ. Ngài cũng có đề cập đến những đại tượng Phật ở nơi này.

Một thế kỷ sau, một vị Tăng người Hàn Quốc tên là Huichao (727) khi đến đây cũng đã mô tả Bamiyan như là một xứ sở Phật giáo. Nhưng từ sau thế kỷ thứ VIII, Phật giáo ở Bamiyan cũng như nhiều xứ sở Phật giáo khác ở Trung Á đã bắt đầu suy yếu khi Hồi giáo bắt đầu phát triển và bành trưởng mạnh mẽ ở những nơi này.

Bamiyan, cũng như những nơi khác ở Trung Á, rơi vào tay Ghengis Khan (Thành Cát Tư Hãn) vào năm 1221. Ghengis Khan đã phái một đạo quân nhỏ đến nắm giữ thung lũng này và sai một người cháu yêu quý của mình cai trị nó. Nhưng không may, người cháu của ông đã bị giết chết bởi một mũi tên được bắn ra từ pháo đài Shahr-i-Zihak (Thành Đỏ). Ghengis Khan tức giận và thề sẽ trả thù: Sẽ không có người hay muông thú nào được sống ở đây.

Và đúng theo lời ông, thành phố Bamiyan và những vùng ngoại vi của nó đã bị hủy diệt. Nhưng may mắn, những bức đại tượng Phật đã thoát khỏi sự phá hại này.

45 năm sau thảm họa, Bamiyan vẫn là một thành phố ma. Việc tái thiết xảy ra vào thế kỷ XV, dưới thời những vị vua Timurid. Nhưng bấy giờ những đoàn lái buôn đã dần vắng qua lại nơi đây và thời kỳ suy thoái kinh tế của Bamiyan đã đi đến điểm cuối cùng. Thung lũng Bamiyan sau đó trở lại một vùng đất nông nghiệp và thôn quê; nó trở thành một đồn lũy của những vua chúa Afghan.

Có thể nói hai bức đại tượng Phật là điểm nhấn chính ở Bamiyan, và hai bức tượng này đã từng trở thành đối tượng phá hoại của những kẻ ngoại đạo. Hoàng đế Mughal từng cố gắng sử dụng pháo binh nặng để hủy hoại những bức tượng này. Cố gắng khác để phá hủy những bức đại tượng là do vua Persian tên là Nader Afshar thực hiện vào thế kỷ XVIII. Ông này đã cho dùng súng thần công bắn vào các bức đại tượng.

Và cuối cùng, vào tháng Ba năm 2001, hai bức đại tượng đã bị Taliban, dưới sự lãnh đạo của Mullah Mohammed Omar, phá hủy.

nsgn 2

Bamiyan - thánh tích Phật giáo ở Afghanistan

Hai bức tượng này, một cao 58 mét (niên đại 544 - 595) và một cao 38 mét (niên đại 591 - 644), đã từng tồn tại qua hàng thế kỷ bất chấp chiến tranh, sự tàn phá của con người và sự bào mòn thời gian, cuối cùng đã bị những người Taliban hủy hoại, khi họ xem sự hiện diện của những bức đại tượng này như là một sự xúc phạm niềm tin tôn giáo của họ.

Nhưng dù hai bức đại tượng bị phá hủy, ngày nay du khách vẫn tìm đến thành phố cổ xưa này để chiêm bái và viếng thăm. Hai bức đại tượng không còn, nhưng hai hóc đá nơi hai bức tượng từng hiện diện vẫn vươn lên ở Bamiyan; và mặc dù chỉ còn lại những đường nét cũ, di tích vẫn giữ được một khung cảnh thiêng liêng.

Có nhiều khung cảnh cực kỳ ấn tượng để khám phá ở chính Bamiyan, chẳng hạn như quần thể hang động được đục vào vách núi phía sau nơi hai bức đại tượng từng hiện diện. Những hang động này từng là nơi thờ tự, thực hành tu tập và nơi ở của chư Tăng. Chúng có niên đại từ thế kỷ III đến thế kỷ V TL. Ở nhiều hang động và hóc đá, thường được nối bằng những hành lang, vẫn còn những bích họa vẽ Đức Phật và những câu chuyện về Ngài. Tuy nhiên một số bức bích họa cũng bị những người Taliban làm cho hư hỏng.

Sau khi hai bức đại tượng bị phá hủy, nhiều hang động ở đây được khám phá. Và ở 12 hang động, những nhà khoa học đã phát hiện nhiều bức bích họa và chúng được xác định có niên đại giữa thế kỷ IV-V TL. Những bức bích họa này được cho hoặc là do những Tăng sĩ từng cư trú ở đây vẽ, hoặc là do những nghệ sĩ đi ngang qua Con đường tơ lụa thực hiện. Và điều đáng ngạc nhiên đối với các nhà khoa học là, một trong số chúng là những bức tranh sơn dầu - một kỹ thuật hội họa được cho là được khai sinh ở Flanders và Italy vào giữa thế kỷ XIV và XV.

Afghanistan ngày nay là một quốc gia theo Hồi giáo. Phật giáo hầu như không còn có người tin theo. Nhưng cho dù Phật giáo không còn có người tin theo ở quốc gia này thì những dấu tích cổ xưa của Phật giáo đây đó vẫn còn hiện diện, đặc biệt ở Bamiyan. Và bất chấp sự báng bổ và phá hoại đã giáng xuống những bực đại tượng, Bamiyan, khu vực hiện tương đối an toàn so với phần còn lại của quốc gia này, vẫn xứng đáng để viếng thăm khi có dịp đến Afghanistan.

Nguyễn Đăng

BÌNH LUẬN

Name

ăn chay,441,báo chí,1,BBT,2,biên khảo,12,cảm tác,120,câu chuyện đầu ngày,1,câu chuyện lửa tàn,1,chia sẻ,45,chủ đề khác,24,chuyện ăn chay,50,cộng đồng,14,cổng trại,6,đi và viết,10,Diệu Hoàng,11,đố vui phật pháp,4,đời sống,601,du khảo,1,du lịch,56,Đức Phật A Di Đà,12,Đức Quảng,1,GĐPT,114,GĐPT QĐSG,5,GĐPT Quốc Nội,5,GĐPT Thế Giới,1,ghi chép,25,Giác Đạo,1,giáo dục gđpt,10,góc nhìn,13,gút (nút) dây,6,hành chánh gđpt,1,HĐXH,70,hoạt động,18,hoạt động thanh niên,23,huấn luyện gđpt,2,khoa học,9,kiến trúc,6,kinh chú,4,kinh điển,5,kỹ mỹ thuật,11,lam sử,6,lễ hội,3,mật thư,1,Minh Thi,1,món bánh,13,món chay,335,món chè,9,món chính,1,món mứt,2,mỹ thuật,69,nếp sống,150,nghệ thuật,261,nghi thức,8,nghiên cứu,42,Ngọc Hằng,7,người ăn chay,7,Nguyên Hiệp,1,nhân vật,4,nhiếp ảnh,2,pháp âm,82,pháp phục,6,pháp thoại,43,phật đản - an cư,7,phật giáo,972,phật giáo thế giới,40,phật pháp,360,phật pháp & tuổi trẻ,1,phật pháp vấn đáp,39,phim nhạc,29,phóng sự,106,phóng sự ảnh,53,quán chay,12,sách nói,5,sự kiện,85,sức khỏe,38,tâm tình lam,65,thắng cảnh,18,thánh tích,2,Thích Chơn Thiện,5,Thích Giác Nhiên,1,Thích Minh Châu,34,Thích Minh Thế,2,Thích Nhất Hạnh,1,Thích Nhật Từ,1,Thích Tâm Mẫn,25,Thích Thái Hòa,1,Thích Trí Tịnh,3,thơ văn,153,thời sự,350,thủ công trại,7,thực tập hạnh phúc,21,thức uống,3,tiêu điểm,161,tìm hiểu,128,tin tức,190,tin tức gđpt,8,tổ chức gđpt,7,trại - lửa trại,3,Triệu Minh Thi,2,truyện,14,truyện cổ phật giáo,22,truyền tin,5,tu học gđpt,4,tủ sách pdf,108,từ thiện,38,tự viện,31,văn hóa,83,văn nghệ gđpt,19,videos,1,vu lan - báo hiếu,25,xuân - thành đạo,71,
ltr
item
Người Áo Lam: Bamiyan: Thánh tích Phật giáo ở Afghanistan
Bamiyan: Thánh tích Phật giáo ở Afghanistan
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhwYc13Ghkz0cUw5auhZpsOXf94-cp0571VsY1ZWSha5UugQyKljxKMFc4r0FODvUnm3PXpw_O_6ZjzIPbVuBQ40D57zfHhOJ5l4EKGe3-2AO9RRgChsN63DuDkgFQJPT0v8qMvsw6MY2SP/?imgmax=800
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhwYc13Ghkz0cUw5auhZpsOXf94-cp0571VsY1ZWSha5UugQyKljxKMFc4r0FODvUnm3PXpw_O_6ZjzIPbVuBQ40D57zfHhOJ5l4EKGe3-2AO9RRgChsN63DuDkgFQJPT0v8qMvsw6MY2SP/s72-c/?imgmax=800
Người Áo Lam
https://old.nguoiaolam.net/2015/09/bamiyan-thanh-tich-phat-giao-o.html
https://old.nguoiaolam.net/
https://old.nguoiaolam.net/
https://old.nguoiaolam.net/2015/09/bamiyan-thanh-tich-phat-giao-o.html
true
8680068194570582821
UTF-8
Tải Hết Không tìm thấy bài đăng nào XEM HẾT Đọc thêm Trả lời Hủy Xóa Bởi TRANG NHÀ TRANG BÀI VIẾT Xem Hết BẠN CÓ THỂ ĐỌC THÊM CHUYÊN MỤC CÁC BÀI CŨ TÌM KIẾM TẤT CẢ BÀI VIẾT Không tìm thấy bài viết nào phù hợp với yêu cầu của bạn Trở về TRANG NHÀ Sunday Monday Tuesday Wednesday Thursday Friday Saturday Sun Mon Tue Wed Thu Fri Sat January February March April May June July August September October November December Jan Feb Mar Apr May Jun Jul Aug Sep Oct Nov Dec tức thời 1 phút trước $$1$$ minutes ago 1 giờ trước $$1$$ hours ago Hôm qua $$1$$ days ago $$1$$ weeks ago hơn 5 tuần trước Người theo dõi Theo dõi NỘI DUNG CHÍNH ĐÃ BỊ ẨN BƯỚC 1: Chia sẻ bài viết. BƯỚC 2: Nhấn vào đường dẫn bạn vừa chia sẻ để mở khóa Sao Chép Mã Chọn Mã Tất cả mã bạn chọn đã được sao chép Không thể sao chép mã / văn bản, vui lòng nhấn [CTRL]+[C] (or CMD+C with Mac) để thử lại