# Header

$show=/p/news.html$type=grid$c=4$a=0$m=0$tbg=rainbow$sn=0$rm=0

$hide=/p/news.html

THỜI SỰ$show=/p/buddhism.html$c=4$type=sticky$au=0$date=1$cm=0$va=0$cl=#782121

QUAN ĐIỂM - GÓC NHÌN$show=/p/buddhism.html$c=3$type=three$h=320$m=0$sn=0$rm=0$cl=#782121$va=0

TU HỌC - PHẬT PHÁP$show=/p/buddhism.html$c=3$type=left$m=0$cl=#782121$va=0

NGHỆ THUẬT PHẬT GIÁO$show=/p/buddhism.html$c=3$type=right$m=0$cl=#782121$va=0

BÀI CŨ HƠN_$show=/p/buddhism.html$c=21$type=blogging$m=0$cl=#782121$page=1

TIN TỨC GĐPT$show=/p/gdpt.html$c=4$type=sticky$au=0$date=1$cm=0$va=0$cl=#008000

TÂM TÌNH LAM$show=/p/gdpt.html$c=3$type=blogging$au=0$cm=0$date=1$cl=#008000$va=0

HOẠT ĐỘNG THANH NIÊN$show=/p/gdpt.html$c=3$type=three$h=320$m=0$sn=0$rm=0$cl=#008000$va=0

NHỮNG DÒNG LAM SỬ$show=/p/gdpt.html$c=3$type=left$m=0$cl=#008000$va=0

VĂN NGHỆ GĐPT$show=/p/gdpt.html$c=3$type=right$m=0$cl=#008000$va=0

BÀI CŨ HƠN_$show=/p/gdpt.html$c=21$type=blogging$m=0$cl=#008000$page=1

TỪ THIỆN XÃ HỘI$show=/p/hdxh.html$c=4$type=complex$M=0$cl=#00A99D$va=0

HOẠT ĐỘNG NGUOIAOLAM.NET$show=/p/hdxh.html$c=3$type=three$h=320$m=0$sn=0$rm=0$cl=#00A99D$va=0

CỘNG ĐỒNG$show=/p/hdxh.html$c=6$type=carousel$m=0$cl=#00A99D$va=0

BÀI CŨ HƠN_$show=/p/hdxh.html$c=21$type=blogging$m=0$cl=#00A99D$page=1

VĂN HÓA$show=/p/life.html$c=4$type=sticky$au=0$date=1$cm=0$cl=#ff6600$va=0

CHỦ ĐỀ KHÁC$show=/p/life.html$c=3$h=320$type=three$m=0$sn=0$rm=0$cl=#ff6600$va=0

DU LỊCH TÂM LINH$show=/p/life.html$c=3$type=left$m=0$cl=#ff6600$va=0

SỨC KHỎE - ĂN CHAY$show=/p/life.html$c=3$type=right$m=0$cl=#ff6600$va=0

BÀI CŨ HƠN_$show=/p/life.html$c=21$type=blogging$m=0$cl=#ff6600$page=1

$show=/p/tu-sach.html$type=three$h=320$c=30$rm=0$a=0$m=0$i=1$sn=0$ho=https://ebook.nguoiaolam.net/

$show=/p/tvn.html$type=three$c=30$rm=0$a=0$m=0$i=1$sn=0$$ho=https://tv.nguoiaolam.net/

$show=/p/tin-tuc-gdpt.html

$show=/p/tin-tuc-phat-giao.html

PHẬT GIÁO$show=/p/news.html$type=complex$c=4$va=0$a=0$m=0$i=1

TIN TỨC GĐPT$show=/p/news.html$type=three$c=3$va=0$h=300$m=0$sn=0$rm=0$i=1

GIA ĐÌNH PHẬT TỬ$show=/p/news.html$type=blogging$c=3$va=0$m=0$i=1

$show=/p/news.html$type=three$c=9$va=0$spc=0$rm=0$a=0$m=0$i=1$sn=0$ho=https://tv.nguoiaolam.net/

HOẠT ĐỘNG - TỪ THIỆN$show=/p/news.html$type=left$c=3$va=0$a=0$m=0$i=1

ĐỜI SỐNG TÂM LINH$show=/p/news.html$type=right$c=3$va=0$a=0$m=0$i=1

MỚI CẬP NHẬT$show=/p/news.html$type=blogging$c=7$va=0$pages=1$i=1$m=0

Đức Quảng – Câu Chuyện Đầu Năm: Đêm Qua Sân Trước Một Nhành Mai

Kính thưa quý anh chị và các em. Mùa Xuân đã đến và sẽ qua rất mau. Tuổi trẻ chúng ta vài mươi năm rồi cũng như chớp mắt. Cho nên những t...

Kính thưa quý anh chị và các em.

Mùa Xuân đã đến và sẽ qua rất mau. Tuổi trẻ chúng ta vài mươi năm rồi cũng như chớp mắt. Cho nên những tháng ngày son trẻ ta phải cụ bị cho mình những món tư lương cần thiết để tiếp tục bước đi trên những đoạn gập ghềnh đời còn lại bằng chính niềm tin đã ổn cố của quãng đường hôm nay. Ngày vui nào rồi cũng qua mau, tiệc vui nào rồi cũng chóng tàn. Cái tâm trạng đợi chờ ngày tết thì chậm đến chừng ngày mồng 1 đến rồi thì xuân vụt qua mau, không ai có thể níu kéo lại thời gian cho nên đành chấp nhận vui buồn chất chồng theo năm tháng. Chính ở những hành trạng này mà các bậc chí nhân ưu tư khắc khoải đi tìm những cảnh giới thường hằng, bất biến cho vạn loại chúng sinh.

Định luật vô thường làm cho cánh mai kia đang nở bổng tàn như vạn loại luẩn quẩn trong vòng tử sinh, thành trú hoại không.  Đây là chân lý muôn đời, là thường hằng, bất biến…

Điều chư Phật dạy chúng ta thiền tập sống đời vô ngã là vì không một ai có thể làm chủ được dòng sinh mệnh tự mình. Như nhành mai kia không thể nở mãi mà không tàn, như vạn loại chúng sinh không ai có thể sống hoài mà không chết.

Khi mặt trời lên ai cũng biết đó là ban ngày, khi bóng đêm bao phủ ai cũng thấy đó là ban đêm. Một ngày đêm có 24 giờ và chúng ta được dạy bảo để dính kẹt vào những thời khắc đó. Có những người luôn luôn bận rộn và than rằng không đủ thời gian; cũng có những người rảnh rang nhưng cũng luôn luôn tìm kiếm các trò vui để bận rộn vì rất sợ những khoảng trống hư không dễ sinh buồn chán. Thế nên phải chạy đua với thời gian để đạt được mục đích hay là phung phí thời gian để quên đi sự buồn chán trong cuộc đời này!

Còn chúng ta tu hành để đi tìm sự thường an lạc trong cái hư không mà con người cho là buồn chán đó. Cho dù thử thách nghiệt ngã đến đâu hành một chữ nhẫn để thành hư không; cho dù tri thức có đắc ý đến đâu học một chữ xả để thành hư không. Thế nên ca từ của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn: “ Sống trong đời sống cần có một tấm lòng, để làm gì em biết không?  Để gió cuốn đi!!!!” mới trở thành câu tâm đắc của nhiều hành giả.

Nếu vấn đề Vô thường-Vô ngã đã là quy luật bất biến thì chìa khóa để mở ra tâm cảnh thường hằng là tự tại và giải thoát. Tức là chúng ta phải chấp nhận chúng là một sự thật hoàn toàn để sống theo sự thật đó hoàn toàn mới tìm được bản thân và vạn loại  có sự tự tại, giải thoát.

70 năm Gia Đình Phật Tử vừa đủ cho chúng ta khả năng lý giải các sự kiện phức hợp bằng ngôn ngữ  bình dị, dễ hiểu của Gia Đình Phật Tử để “liễu nghĩa” các hệ kinh điển Hán Tạng hay Pali – Sansrits thâm sâu. Nếu tự thân mỗi người không tu tập, thực hành thì dù thiên kinh, vạn điển cũng bằng không. Một huynh trưởng uyên bác có thể diễn giải kinh văn thông suốt nhưng chỉ cần một hành vi trái lại với những điều mình giảng dạy (Còn gọi là thân giáo) đã làm thất vọng các thế hệ đàn em đang nuôi ước vọng đi tìm sự hoàn thiện nhân cách do chánh đức – giới hạnh tu hành.

Do không bám víu vào thời gian nên Tổ Đạt Ma chín năm diện bích để chờ trao tâm ấn cho Ngài Huệ Khả là trong khoảnh khắc; do không bị kẹt vào thời gian nên 15 năm Tổ Huệ Năng sống chung với phường săn chờ thời cơ hoằng hóa là không có. Không bị dính kẹt vào thời gian, cũng không bám víu vào không gian, trú xứ. Trạng thái “Diệt Thọ Tưởng Định” của các bậc đại trí luôn thường hằng, bất biến. Mùa nào cũng là mùa xuân, và cành mai vô hình trung trở thành biểu tượng, Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết – đêm qua sân trước một nhành mai. Có thể bạn bảo là mùa xuân đã đi qua nhưng cành mai trong tôi vẫn y nguyên như vậy không có dâu hiệu tàn rụng, và không chỉ là mùa xuân, các mùa, hạ, thu, đông đi qua nhành mai vẫn tự tại như vậy.

Ta thử đọc them bài thơ Xuân Vãn của sơ tổ Trúc Lâm xem diễn biến của mùa xuân trong tâm thức vị hành giả:

XUÂN VÃN
Niên thiếu hà tằng liễu sắc không,
Nhất xuân tâm sự bách hoa trung.
Như kim khám phá Ðông hoàng diện,
Thiền bản, bồ đoàn khán trụy hồng.

Nghĩa:

CUỐI XUÂN
Thuở bé chưa từng rõ sắc không,
Xuân về hoa nở rộn trong lòng.
Chúa Xuân nay bị ta khám phá,
Thiền bản, bồ đoàn, ngắm cánh hồng.
(Hòa thượng Trúc Lâm dịch)

Tôi kể một chuyện để quý ACE có thể hiểu thêm:

Thầy gặp một vị cư sĩ hỏi:

- Tết này đạo hữu có gì vui?

Vị cư sĩ trả lời:

- Bạch, sao con thấy lòng không chút gì rộn rã như xưa, cũng dững dưng như chưa có xuân về!

Thầy:

- Thế là đạo hữu đã thấy được mùa xuân thường tại rồi đấy!

Thế nên hai câu kết của bài thơ Cáo Tật Thị Chúng của thiền sư Mãn Giác mới bất diệt  trong Pháp ngữ lưu truyền:

… “ Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận.
Đình tiền tạc dạ nhất chi mai”

Đức Quảng
(theo GĐPT Chanh Thọ)

BÌNH LUẬN

Name

ăn chay,441,báo chí,1,BBT,2,biên khảo,12,cảm tác,120,câu chuyện đầu ngày,1,câu chuyện lửa tàn,1,chia sẻ,45,chủ đề khác,24,chuyện ăn chay,50,cộng đồng,14,cổng trại,6,đi và viết,10,Diệu Hoàng,11,đố vui phật pháp,4,đời sống,601,du khảo,1,du lịch,56,Đức Phật A Di Đà,12,Đức Quảng,1,GĐPT,114,GĐPT QĐSG,5,GĐPT Quốc Nội,5,GĐPT Thế Giới,1,ghi chép,25,Giác Đạo,1,giáo dục gđpt,10,góc nhìn,13,gút (nút) dây,6,hành chánh gđpt,1,HĐXH,70,hoạt động,18,hoạt động thanh niên,23,huấn luyện gđpt,2,khoa học,9,kiến trúc,6,kinh chú,4,kinh điển,5,kỹ mỹ thuật,11,lam sử,6,lễ hội,3,mật thư,1,Minh Thi,1,món bánh,13,món chay,335,món chè,9,món chính,1,món mứt,2,mỹ thuật,69,nếp sống,150,nghệ thuật,261,nghi thức,8,nghiên cứu,42,Ngọc Hằng,7,người ăn chay,7,Nguyên Hiệp,1,nhân vật,4,nhiếp ảnh,2,pháp âm,82,pháp phục,6,pháp thoại,43,phật đản - an cư,7,phật giáo,972,phật giáo thế giới,40,phật pháp,360,phật pháp & tuổi trẻ,1,phật pháp vấn đáp,39,phim nhạc,29,phóng sự,106,phóng sự ảnh,53,quán chay,12,sách nói,5,sự kiện,85,sức khỏe,38,tâm tình lam,65,thắng cảnh,18,thánh tích,2,Thích Chơn Thiện,5,Thích Giác Nhiên,1,Thích Minh Châu,34,Thích Minh Thế,2,Thích Nhất Hạnh,1,Thích Nhật Từ,1,Thích Tâm Mẫn,25,Thích Thái Hòa,1,Thích Trí Tịnh,3,thơ văn,153,thời sự,350,thủ công trại,7,thực tập hạnh phúc,21,thức uống,3,tiêu điểm,161,tìm hiểu,128,tin tức,190,tin tức gđpt,8,tổ chức gđpt,7,trại - lửa trại,3,Triệu Minh Thi,2,truyện,14,truyện cổ phật giáo,22,truyền tin,5,tu học gđpt,4,tủ sách pdf,108,từ thiện,38,tự viện,31,văn hóa,83,văn nghệ gđpt,19,videos,1,vu lan - báo hiếu,25,xuân - thành đạo,71,
ltr
item
Người Áo Lam: Đức Quảng – Câu Chuyện Đầu Năm: Đêm Qua Sân Trước Một Nhành Mai
Đức Quảng – Câu Chuyện Đầu Năm: Đêm Qua Sân Trước Một Nhành Mai
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgooAg0A12MRkmplyx03lmmROnlh8YvyQVGIUSWepd10y4WMjrQzn0Mgzg48z_sAU-Mx74fVlnVg_W044QDYyLH-gKaAVRSAV6f7TDZq7tu7CzRgwNEG8L-oKg8yvXm2-2EgZOk0qQ2AQ/s1600/hoa-mai-ngu-thich-thai-hoa%25255B5%25255D.jpg
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgooAg0A12MRkmplyx03lmmROnlh8YvyQVGIUSWepd10y4WMjrQzn0Mgzg48z_sAU-Mx74fVlnVg_W044QDYyLH-gKaAVRSAV6f7TDZq7tu7CzRgwNEG8L-oKg8yvXm2-2EgZOk0qQ2AQ/s72-c/hoa-mai-ngu-thich-thai-hoa%25255B5%25255D.jpg
Người Áo Lam
https://old.nguoiaolam.net/2016/02/uc-quang-cau-chuyen-au-nam-em-qua-san.html
https://old.nguoiaolam.net/
https://old.nguoiaolam.net/
https://old.nguoiaolam.net/2016/02/uc-quang-cau-chuyen-au-nam-em-qua-san.html
true
8680068194570582821
UTF-8
Tải Hết Không tìm thấy bài đăng nào XEM HẾT Đọc thêm Trả lời Hủy Xóa Bởi TRANG NHÀ TRANG BÀI VIẾT Xem Hết BẠN CÓ THỂ ĐỌC THÊM CHUYÊN MỤC CÁC BÀI CŨ TÌM KIẾM TẤT CẢ BÀI VIẾT Không tìm thấy bài viết nào phù hợp với yêu cầu của bạn Trở về TRANG NHÀ Sunday Monday Tuesday Wednesday Thursday Friday Saturday Sun Mon Tue Wed Thu Fri Sat January February March April May June July August September October November December Jan Feb Mar Apr May Jun Jul Aug Sep Oct Nov Dec tức thời 1 phút trước $$1$$ minutes ago 1 giờ trước $$1$$ hours ago Hôm qua $$1$$ days ago $$1$$ weeks ago hơn 5 tuần trước Người theo dõi Theo dõi NỘI DUNG CHÍNH ĐÃ BỊ ẨN BƯỚC 1: Chia sẻ bài viết. BƯỚC 2: Nhấn vào đường dẫn bạn vừa chia sẻ để mở khóa Sao Chép Mã Chọn Mã Tất cả mã bạn chọn đã được sao chép Không thể sao chép mã / văn bản, vui lòng nhấn [CTRL]+[C] (or CMD+C with Mac) để thử lại