# Header

$show=/p/news.html$type=grid$c=4$a=0$m=0$tbg=rainbow$sn=0$rm=0

$hide=/p/news.html

THỜI SỰ$show=/p/buddhism.html$c=4$type=sticky$au=0$date=1$cm=0$va=0$cl=#782121

QUAN ĐIỂM - GÓC NHÌN$show=/p/buddhism.html$c=3$type=three$h=320$m=0$sn=0$rm=0$cl=#782121$va=0

TU HỌC - PHẬT PHÁP$show=/p/buddhism.html$c=3$type=left$m=0$cl=#782121$va=0

NGHỆ THUẬT PHẬT GIÁO$show=/p/buddhism.html$c=3$type=right$m=0$cl=#782121$va=0

BÀI CŨ HƠN_$show=/p/buddhism.html$c=21$type=blogging$m=0$cl=#782121$page=1

TIN TỨC GĐPT$show=/p/gdpt.html$c=4$type=sticky$au=0$date=1$cm=0$va=0$cl=#008000

TÂM TÌNH LAM$show=/p/gdpt.html$c=3$type=blogging$au=0$cm=0$date=1$cl=#008000$va=0

HOẠT ĐỘNG THANH NIÊN$show=/p/gdpt.html$c=3$type=three$h=320$m=0$sn=0$rm=0$cl=#008000$va=0

NHỮNG DÒNG LAM SỬ$show=/p/gdpt.html$c=3$type=left$m=0$cl=#008000$va=0

VĂN NGHỆ GĐPT$show=/p/gdpt.html$c=3$type=right$m=0$cl=#008000$va=0

BÀI CŨ HƠN_$show=/p/gdpt.html$c=21$type=blogging$m=0$cl=#008000$page=1

TỪ THIỆN XÃ HỘI$show=/p/hdxh.html$c=4$type=complex$M=0$cl=#00A99D$va=0

HOẠT ĐỘNG NGUOIAOLAM.NET$show=/p/hdxh.html$c=3$type=three$h=320$m=0$sn=0$rm=0$cl=#00A99D$va=0

CỘNG ĐỒNG$show=/p/hdxh.html$c=6$type=carousel$m=0$cl=#00A99D$va=0

BÀI CŨ HƠN_$show=/p/hdxh.html$c=21$type=blogging$m=0$cl=#00A99D$page=1

VĂN HÓA$show=/p/life.html$c=4$type=sticky$au=0$date=1$cm=0$cl=#ff6600$va=0

CHỦ ĐỀ KHÁC$show=/p/life.html$c=3$h=320$type=three$m=0$sn=0$rm=0$cl=#ff6600$va=0

DU LỊCH TÂM LINH$show=/p/life.html$c=3$type=left$m=0$cl=#ff6600$va=0

SỨC KHỎE - ĂN CHAY$show=/p/life.html$c=3$type=right$m=0$cl=#ff6600$va=0

BÀI CŨ HƠN_$show=/p/life.html$c=21$type=blogging$m=0$cl=#ff6600$page=1

$show=/p/tu-sach.html$type=three$h=320$c=30$rm=0$a=0$m=0$i=1$sn=0$ho=https://ebook.nguoiaolam.net/

$show=/p/tvn.html$type=three$c=30$rm=0$a=0$m=0$i=1$sn=0$$ho=https://tv.nguoiaolam.net/

$show=/p/tin-tuc-gdpt.html

$show=/p/tin-tuc-phat-giao.html

PHẬT GIÁO$show=/p/news.html$type=complex$c=4$va=0$a=0$m=0$i=1

TIN TỨC GĐPT$show=/p/news.html$type=three$c=3$va=0$h=300$m=0$sn=0$rm=0$i=1

GIA ĐÌNH PHẬT TỬ$show=/p/news.html$type=blogging$c=3$va=0$m=0$i=1

$show=/p/news.html$type=three$c=9$va=0$spc=0$rm=0$a=0$m=0$i=1$sn=0$ho=https://tv.nguoiaolam.net/

HOẠT ĐỘNG - TỪ THIỆN$show=/p/news.html$type=left$c=3$va=0$a=0$m=0$i=1

ĐỜI SỐNG TÂM LINH$show=/p/news.html$type=right$c=3$va=0$a=0$m=0$i=1

MỚI CẬP NHẬT$show=/p/news.html$type=blogging$c=7$va=0$pages=1$i=1$m=0

Đức Quảng – Tự tình dân tộc quê hương

Kính thưa quí anh chị,  cùng các em thân mến. Đêm nay chúng ta ngồi quanh bếp lửa hồng này để canh chừng nồi bánh chưng bà nấu. Thật r...

duc-quang-tu-tinh-dan-toc-voi-que-huong

Kính thưa quí anh chị, 

cùng các em thân mến.

Đêm nay chúng ta ngồi quanh bếp lửa hồng này để canh chừng nồi bánh chưng bà nấu. Thật ra sự có mặt quay quần của chúng ta trong đêm chờ xuân Tết đến trong tiểu hội bánh chưng, bánh tét này đề nhắc nhở cho nhau về tình làng, nghĩa xóm; để giải tỏa bao ưu tư trăn trở bên tách trà, ly cà phê rất đắng làm cho thông hiểu nhau hơn; làm cho tỉnh táo hơn đến khi các bà vớt những chiếc bánh chưng xanh ra khỏi nồi trong tiếng gà gáy sáng thì có lẽ các ông đã ngủ say sưa.

Đó là tình tự quê hương đã tự nhiên đi vào mạch máu buồng tim những ai đã từng ngồi bên nhau thức trắng đêm quanh ngọn lửa bếp hồng. Quý anh chị cũng biết những chiếc bánh chưng xanh vuông vắn đó hay bánh dày tròn rất sớm hiện diện trong lịch sử Âu Lạc từ thời Hùng Vương do lòng hiếu kính của Lang Liêu chế biến từ nếp, đậu, thịt mỡ gói với lá dong dâng lên vua cha đến nay hơn 4 thiên niên kỷ có biểu tượng “trời tròn đất vuông”. Những chiếc bánh chưng lá dong, buộc chặt lạt kỹ đến nỗi có thể để lâu cả tháng, mấy ngàn năm trước mà ai nói về phản ứng vật lý về cách nấu “chân không” sẽ làm người Việt cổ đại ngơ ngác mặc dù họ nấu bánh theo phương pháp như thế! Chuyện kể rằng có những chiếc bánh bị rớt xuống ao rất lâu khi vớt lên bên trong vẫn không hề hấn gì; bánh tét và các loại bánh ít, bánh ú thì gói bằng lá chuối, bánh lá dừa thì quấn bằng lá dừa…. đều là những món ăn lễ hội và có thể thay thế lương khô khi đất nước gặp binh biến – “1000 năm nô lệ giặc Tàu” kinh nghiệm dân gian đề phòng bị xâm lăng không phải là chuyện thừa. Mỗi năm vào ngày mồng 5 tháng Giêng kỷ niệm trận Đống Đa oanh liệt của quân Tây Sơn đều có cúng rất nhiều những chùm bánh tét – Khi hoàng đế Quang Trung lệnh cho quân sĩ ăn tết trước 5 ngày thì những đòn bánh tét này đã trở thành “lương khô” giúp cho quân Tây Sơn không nổi lửa suốt cuộc hành quân thần tốc vào đến Bắc Thành mà sức khỏe vẫn bền bỉ thiện chiến như thường.

Mỗi cái Tết chúng ta không cần phải là vua Hùng Vương cổ đại, không cần phải là bậc công hầu khanh tước hay Lạc hầu, lạc tướng, và cũng không phải nhọc tâm ra sức chế biến đặc sản dâng lên vua cha mà vẫn có những cái bánh Chưng vừa túi tiền để dâng cúng tổ tiên, ông bà và chung hưởng với củ kiệu dưa hành công dụng trợ tiêu hóa và đỡ ngán, không cần bị đi đày như Mai An Tiêm mà cũng có thể tận hưởng những trái dưa hấu đỏ ruột mát lòng... Nếu con cháu đời sau chúng ta biết hết ý nghĩa của sự tích bánh dày, bánh chưng; biết rõ dụng ý của dân tộc Việt Nam khi sản xuất, chế biến từng chùm bánh Tét chuẩn bị ra trận suốt mấy ngàn năm giữ nước thì chúng sẽ biết thưởng thức một cách chậm rãi, từ tốn hơn để lắng nghe hương vị của quê hương thấm đẫm trong huyết quản; để nghe tự tình dân tộc tuôn tràn trong cảm xúc, bồi hồi. Đó là hương vị của Việt Nam ta, không thể lẫn vào đâu được.

Đêm nay chúng ta hãy đi dạo một vòng quanh chợ Tết, chợ đêm bày hàng la liệt, những sản vật của khắp nơi đang tụ hội về đây để buôn bán – bán hàng hóa của mình và mua lại hàng hóa của những người khác để tạo ra những tiếng cười ấm no, hạnh phúc trong gia đình, cùng cộng đồng vui hưởng một mùa Xuân trọn vẹn. Sự góp mặt của những người buôn bán nhỏ, cần cù chịu khó, ngủ gà, ngủ gật qua đêm có phải chăng đã nuôi dưỡng những mùa xuân dân tộc mấy ngàn năm, từ những phiên chợ cuối năm nơi các vùng quê xa xôi cho đến các chợ “siêu to” nơi những thành phố lớn! Không có các chợ Tết nhóm họp, nhất định là không phải Tết Việt Nam.

“Tết nhất” mỗi năm chỉ có một cái Tết – phải ra sức làm việc để lo cho gia đình mọi thứ; phải phát tâm hoan hỉ để quan tâm đến những người đã hợp tác, làm việc cho mình, “lì xì” mừng tuổi cho thân thuộc dưới mình; Chúc Thọ, chúc Phúc cho người trên mình, lo Chạp mộ, thực dưỡng cúng Tổ tiên, nhang khói không ngừng từ trưa 30 để đón tổ tiên ông bà về cùng ăn Tết; lo đồ ăn, thức uống sung mãn trong nhà để khỏi làm lụng, mua sắm chi thêm trong 3 ngày Tết… Nói chung, thứ gì cũng phải có tiền, cần tiền để chi tiêu. Người khá giả có thể sắm sửa phong phú; người nghèo khó cũng lo vài thứ về lễ nghi, thực phẩm, y phục, hoa quả... vừa đủ cũng là ăn Tết đủ đầy.

Đặc biệt, cần phải mở rộng tấm lòng ra với mùa xuân. Trước xuất hành đi chùa thỉnh lộc dâng hương, xông đất với tâm ý và ngôn từ đẹp đẽ chúng ta có thể tay bắt mặt mừng, hay cung tay cúi đầu khi gặp những người quen, nói năng mạnh dạn, lưu loát với những lời chúc Tết thật là tốt đẹp.

Đêm 30, tháng thiếu là 29 âm lịch năm này làm cho ta liên tưởng đến những Xuân qua, mớ ký ức dù chỉ thoáng qua không rõ nét, có khi rất trừu tượng nhưng đã rung động tận đáy lòng người Việt, nhất là những đồng bào tha phương viễn xứ mỗi độ giao mùa.

Đó chính là tự tình dân tộc, quê hương trong mỗi chúng ta.

Đức Quảng

BÌNH LUẬN

Name

ăn chay,441,báo chí,1,BBT,2,biên khảo,12,cảm tác,120,câu chuyện đầu ngày,1,câu chuyện lửa tàn,1,chia sẻ,45,chủ đề khác,24,chuyện ăn chay,50,cộng đồng,14,cổng trại,6,đi và viết,10,Diệu Hoàng,11,đố vui phật pháp,4,đời sống,601,du khảo,1,du lịch,56,Đức Phật A Di Đà,12,Đức Quảng,1,GĐPT,114,GĐPT QĐSG,5,GĐPT Quốc Nội,5,GĐPT Thế Giới,1,ghi chép,25,Giác Đạo,1,giáo dục gđpt,10,góc nhìn,13,gút (nút) dây,6,hành chánh gđpt,1,HĐXH,70,hoạt động,18,hoạt động thanh niên,23,huấn luyện gđpt,2,khoa học,9,kiến trúc,6,kinh chú,4,kinh điển,5,kỹ mỹ thuật,11,lam sử,6,lễ hội,3,mật thư,1,Minh Thi,1,món bánh,13,món chay,335,món chè,9,món chính,1,món mứt,2,mỹ thuật,69,nếp sống,150,nghệ thuật,261,nghi thức,8,nghiên cứu,42,Ngọc Hằng,7,người ăn chay,7,Nguyên Hiệp,1,nhân vật,4,nhiếp ảnh,2,pháp âm,82,pháp phục,6,pháp thoại,43,phật đản - an cư,7,phật giáo,972,phật giáo thế giới,40,phật pháp,360,phật pháp & tuổi trẻ,1,phật pháp vấn đáp,39,phim nhạc,29,phóng sự,106,phóng sự ảnh,53,quán chay,12,sách nói,5,sự kiện,85,sức khỏe,38,tâm tình lam,65,thắng cảnh,18,thánh tích,2,Thích Chơn Thiện,5,Thích Giác Nhiên,1,Thích Minh Châu,34,Thích Minh Thế,2,Thích Nhất Hạnh,1,Thích Nhật Từ,1,Thích Tâm Mẫn,25,Thích Thái Hòa,1,Thích Trí Tịnh,3,thơ văn,153,thời sự,350,thủ công trại,7,thực tập hạnh phúc,21,thức uống,3,tiêu điểm,161,tìm hiểu,128,tin tức,190,tin tức gđpt,8,tổ chức gđpt,7,trại - lửa trại,3,Triệu Minh Thi,2,truyện,14,truyện cổ phật giáo,22,truyền tin,5,tu học gđpt,4,tủ sách pdf,108,từ thiện,38,tự viện,31,văn hóa,83,văn nghệ gđpt,19,videos,1,vu lan - báo hiếu,25,xuân - thành đạo,71,
ltr
item
Người Áo Lam: Đức Quảng – Tự tình dân tộc quê hương
Đức Quảng – Tự tình dân tộc quê hương
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEiPSQKMg5bhDzZpopdtyBsdyaRa-vVFeMBlJ697ed8MCdb1e643lRPA4rF0HXmgKnUTRDg68nCj85biIuYBKniKoWTdKlbL-Olg8Isam4zv2E16HdZtlTo5YIF5OeYuUT8pQJfdg_-S0A/?imgmax=800
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEiPSQKMg5bhDzZpopdtyBsdyaRa-vVFeMBlJ697ed8MCdb1e643lRPA4rF0HXmgKnUTRDg68nCj85biIuYBKniKoWTdKlbL-Olg8Isam4zv2E16HdZtlTo5YIF5OeYuUT8pQJfdg_-S0A/s72-c/?imgmax=800
Người Áo Lam
https://old.nguoiaolam.net/2016/02/uc-quang-tu-tinh-dan-toc-que-huong.html
https://old.nguoiaolam.net/
https://old.nguoiaolam.net/
https://old.nguoiaolam.net/2016/02/uc-quang-tu-tinh-dan-toc-que-huong.html
true
8680068194570582821
UTF-8
Tải Hết Không tìm thấy bài đăng nào XEM HẾT Đọc thêm Trả lời Hủy Xóa Bởi TRANG NHÀ TRANG BÀI VIẾT Xem Hết BẠN CÓ THỂ ĐỌC THÊM CHUYÊN MỤC CÁC BÀI CŨ TÌM KIẾM TẤT CẢ BÀI VIẾT Không tìm thấy bài viết nào phù hợp với yêu cầu của bạn Trở về TRANG NHÀ Sunday Monday Tuesday Wednesday Thursday Friday Saturday Sun Mon Tue Wed Thu Fri Sat January February March April May June July August September October November December Jan Feb Mar Apr May Jun Jul Aug Sep Oct Nov Dec tức thời 1 phút trước $$1$$ minutes ago 1 giờ trước $$1$$ hours ago Hôm qua $$1$$ days ago $$1$$ weeks ago hơn 5 tuần trước Người theo dõi Theo dõi NỘI DUNG CHÍNH ĐÃ BỊ ẨN BƯỚC 1: Chia sẻ bài viết. BƯỚC 2: Nhấn vào đường dẫn bạn vừa chia sẻ để mở khóa Sao Chép Mã Chọn Mã Tất cả mã bạn chọn đã được sao chép Không thể sao chép mã / văn bản, vui lòng nhấn [CTRL]+[C] (or CMD+C with Mac) để thử lại