# Header

$show=/p/news.html$type=grid$c=4$a=0$m=0$tbg=rainbow$sn=0$rm=0

$hide=/p/news.html

THỜI SỰ$show=/p/buddhism.html$c=4$type=sticky$au=0$date=1$cm=0$va=0$cl=#782121

QUAN ĐIỂM - GÓC NHÌN$show=/p/buddhism.html$c=3$type=three$h=320$m=0$sn=0$rm=0$cl=#782121$va=0

TU HỌC - PHẬT PHÁP$show=/p/buddhism.html$c=3$type=left$m=0$cl=#782121$va=0

NGHỆ THUẬT PHẬT GIÁO$show=/p/buddhism.html$c=3$type=right$m=0$cl=#782121$va=0

BÀI CŨ HƠN_$show=/p/buddhism.html$c=21$type=blogging$m=0$cl=#782121$page=1

TIN TỨC GĐPT$show=/p/gdpt.html$c=4$type=sticky$au=0$date=1$cm=0$va=0$cl=#008000

TÂM TÌNH LAM$show=/p/gdpt.html$c=3$type=blogging$au=0$cm=0$date=1$cl=#008000$va=0

HOẠT ĐỘNG THANH NIÊN$show=/p/gdpt.html$c=3$type=three$h=320$m=0$sn=0$rm=0$cl=#008000$va=0

NHỮNG DÒNG LAM SỬ$show=/p/gdpt.html$c=3$type=left$m=0$cl=#008000$va=0

VĂN NGHỆ GĐPT$show=/p/gdpt.html$c=3$type=right$m=0$cl=#008000$va=0

BÀI CŨ HƠN_$show=/p/gdpt.html$c=21$type=blogging$m=0$cl=#008000$page=1

TỪ THIỆN XÃ HỘI$show=/p/hdxh.html$c=4$type=complex$M=0$cl=#00A99D$va=0

HOẠT ĐỘNG NGUOIAOLAM.NET$show=/p/hdxh.html$c=3$type=three$h=320$m=0$sn=0$rm=0$cl=#00A99D$va=0

CỘNG ĐỒNG$show=/p/hdxh.html$c=6$type=carousel$m=0$cl=#00A99D$va=0

BÀI CŨ HƠN_$show=/p/hdxh.html$c=21$type=blogging$m=0$cl=#00A99D$page=1

VĂN HÓA$show=/p/life.html$c=4$type=sticky$au=0$date=1$cm=0$cl=#ff6600$va=0

CHỦ ĐỀ KHÁC$show=/p/life.html$c=3$h=320$type=three$m=0$sn=0$rm=0$cl=#ff6600$va=0

DU LỊCH TÂM LINH$show=/p/life.html$c=3$type=left$m=0$cl=#ff6600$va=0

SỨC KHỎE - ĂN CHAY$show=/p/life.html$c=3$type=right$m=0$cl=#ff6600$va=0

BÀI CŨ HƠN_$show=/p/life.html$c=21$type=blogging$m=0$cl=#ff6600$page=1

$show=/p/tu-sach.html$type=three$h=320$c=30$rm=0$a=0$m=0$i=1$sn=0$ho=https://ebook.nguoiaolam.net/

$show=/p/tvn.html$type=three$c=30$rm=0$a=0$m=0$i=1$sn=0$$ho=https://tv.nguoiaolam.net/

$show=/p/tin-tuc-gdpt.html

$show=/p/tin-tuc-phat-giao.html

PHẬT GIÁO$show=/p/news.html$type=complex$c=4$va=0$a=0$m=0$i=1

TIN TỨC GĐPT$show=/p/news.html$type=three$c=3$va=0$h=300$m=0$sn=0$rm=0$i=1

GIA ĐÌNH PHẬT TỬ$show=/p/news.html$type=blogging$c=3$va=0$m=0$i=1

$show=/p/news.html$type=three$c=9$va=0$spc=0$rm=0$a=0$m=0$i=1$sn=0$ho=https://tv.nguoiaolam.net/

HOẠT ĐỘNG - TỪ THIỆN$show=/p/news.html$type=left$c=3$va=0$a=0$m=0$i=1

ĐỜI SỐNG TÂM LINH$show=/p/news.html$type=right$c=3$va=0$a=0$m=0$i=1

MỚI CẬP NHẬT$show=/p/news.html$type=blogging$c=7$va=0$pages=1$i=1$m=0

LỄ HỘI HAlLOWEN – TRÔNG NGƯỜI MÀ NGẪM ĐẾN TA…

Các trò thử tưởng tượng, vào một đêm cuối tháng 10, vừa bước ra phố liền gặp vài kẻ Zombie (người chết biết đi), rẽ qua bên kia gặp phải mộ...

quan điểm góc nhìn phật giáo

Các trò thử tưởng tượng, vào một đêm cuối tháng 10, vừa bước ra phố liền gặp vài kẻ Zombie (người chết biết đi), rẽ qua bên kia gặp phải một tên ác quỷ Draculla, tránh vào trong hẻm lại chạm mặt một ma nữ đầu bù tóc rối, áo trắng dính đầy máu, hai con mắt sâu hoắm, đang trừng trừng nhìn trò. Quá hãi, trò lao nhanh vào quán Bar để dùng ít rượu lấy lại bình tĩnh. Tại đây trò lại thấy một nấm mồ dựng thánh giá lạnh lẽo, bên cạnh là một cái chân người lăn lóc sóng soài. Phía trên trần quán bar treo vài cái đầu lâu đang còn dính máu…Khách ở đây  đều mặc ma phục màu trắng, đen, đỏ, với nhiều hình tướng ghê rợn, họ đến ôm chầm bạn để mời nhập cuộc! Nếu trò là nữ chắc đã xỉu ngay trên vệ đường, đừng nói gì đến chuyện vào được quán Bar!

Tất cả đó đều là hóa trang của lễ hội Hallowen được diễn ra vào mỗi năm, đúng vào đêm 31.10 cho đến tận khuya.  Ngày lễ này được tổ chức ở các nước phương Tây , chủ yếu ở Hoa Kỳ , Canada , Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland , Ireland , Puerto Rico và bắt đầu trở nên phổ biến tại Úc , New Zealand và trong những năm gần đây đã có cả ở Việt Nam .

Ngày nay, nhiều tụ điểm ăn chơi đã tổ chức các party theo chủ đề ma quái của ngày Halloween đã biến ngày 31/10 trở thành một ngày lễ hội rất được chào đón của nhiều thanh thiếu niên tại Việt Nam.

Thực chất của Hallowen là một lễ hội hóa trang như bao nhiêu lễ hội truyền thống khác. Từ thuở ban sơ, lễ hội này dành riêng cho trẻ em. Đặc biệt trong ngày này những đứa trẻ sẽ hoá trang trong những bộ trang phục quái lạ đi đến gõ cửa những ngôi nhà để xin bánh kẹo, nếu có người lớn thì chỉ những kẻ ăn xin, gõ cửa “khất thực”, tựa như ngày Rằm tháng Bảy Âm lịch ở Trung Quốc, Việt Nam.

Về sau, thanh niên nam nữ đều tham gia vào lễ hội để thỏa mãn tính khí nông nỗi và tính chất nổi loạn của mình. Từ đó, gây ra hậu quả. Các nhà hình pháp học châu Âu đều thừa nhận rằng ngày lễ ma quái này đã làm tăng nhanh số lượng nạn nhân bị cưỡng hiếp, bạo hành, chí ít là sa đọa trong cơn mê nhục dục của bia, rượu, ma túy…so với ngày thường, và lễ thường.

Giải thích nguyên nhân này, các nhà tâm lý- xã hội học cho rằng những dục tính cuồng loạn vốn nằm yên trong tiềm thức, nay có dịp trỗi dậy mãnh liệt khiến cho phần “con” đè bẹp phần “người”, bao nhiêu dồn nén, nội kết tâm lý đều nhất loại bộc phát, cộng thêm “trợ thủ” hóa trang kỳ quái khiến không ai nhận ra nhau,  nên những người tham gia lễ hội thừa cơ “nước đục thả câu”, buông thả theo bản năng. Do vậy, ở một số nước không muốn du nhập “loại văn hóa ma quái” này. Chính phủ mở chiến dịch bài trừ.

Một số trường học Nga “cấm cửa” Halloween, đặc biệt, các quan chức giáo dục ở vùng Krasnodar phía nam nước Nga đã ban hành lệnh cấm tổ chức lễ hội Halloween tại các trường học địa phương. Giải thích về lệnh cấm này, các quan chức dẫn ra nhiều nghiên cứu cho thấy lễ hội Halloween “rất nguy hiểm” và có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần của học sinh, (theo tin tức từ hãng tin RIA Novosti ngày 25.10).“Trẻ em tham gia lễ hội Halloween thường có cảm giác sợ hãi hoặc hung hăng, thậm chí có cảm giác muốn tự sát”, Sở giáo dục Krasnodar cho biết trong một thông cáo báo chí.

Sở giáo dục Krasnodar cũng kêu gọi các trường nên tổ chức các lễ hội và tiệc tùng dựa trên giá trị truyền thống của nước Nga. Được biết, lễ hội Halloween được tổ chức tại khắp nơi ở Nga kể từ thập niên 1990. Nhưng đến năm 2003, Sở giáo dục thành phố Moscow cấm các trường học tổ chức lễ hội Halloween.

halo1

Các học sinh Philippines cải trang ma quỷ đón mừng lễ hội Halloween – Ảnh: Reuters 

Lễ hội truyền thống Hallowen có cội nguồn từ Phương Tây, lan qua các nước Nam Mỹ, rồi sang các nước châu Á như hiện nay. Ở Hà Nội trong mùa này, một quán Bar dựng lên không gian ma quỷ đến rợn người, tựa như hình ảnh trong phim “Lưỡi cưa” kinh dị. Vừa rồi, hot girl Quỳnh Nhi nhân mùa lễ này, tung lên mạng nhiều hình ảnh “ma quái” đến rợn người, gây phản cảm trong thị hiếu công luận.

halo2

Hình ảnh “ma quái” đến rợn người, gây phản cảm trong thị hiếu công luận của hotgirl Quỳnh Nhi. Ảnh: ttvn.vn

Ngay cả trường tiểu học, một trường tại TP HCM tổ chức lễ hội này dành cho các em trẻ và phụ huynh.

halo3(1)

Không ít phụ huynh ngao ngán về chuyện này. Một cư dân mạng ChauPhamdc @gmail.com than thở: “Theo thông báo này thì các bé sẽ mặc đồ hóa trang ở nhà và mang theo một bộ đồng phục để thay cho lớp học buổi chiều.

Tôi xem kỹ và hỏi cháu rằng bắt buộc hay là tự chọn thì cháu nói học sinh bắt buộc mặc còn phụ huynh thì tùy ý nếu tham gia được.

Theo cháu kể, trong lớp rất rộn ràng, các cháu khoe nhau trang phục. Và thế là cháu khóc lóc, đòi mua trang phục hóa trang mà phải hàng đẹp, hàng xịn. Trong khu vực chúng tôi, chỉ có 1, 2 địa điểm bán trang phục loại này và hôm qua chúng tôi thật vất vả mới chen chân mua được 1 bộ trang phục tàm tạm. Nói là tàm tạm cũng tốn hết của cha mẹ hết cả nửa tháng lương tối thiểu”

Tôi tự hỏi có thật cần thiết không khi nhà trường bắt các cháu mặc như vậy, có cổ súy quá đáng cho một hoạt động chưa cần thiết? Tại sao lại tốn tiền vào các trang phục chỉ mặc 1 lần/ năm  (các cháu rất mau lớn, nên năm sau lại phải mua bộ khác rồi)?

Trường cháu tôi học không phải là trường giàu, không phải trường dân lập mà là trường công lập. Các học sinh thì gia đình có đủ các hoàn cảnh kinh tế. Liệu khi trường ra những quyết định như vậy có nghĩ đến hết mức độ nhân đạo chưa?

Hay lại diễn ra cảnh bé có điều kiện thì tươi vui hớn hở, bé không điều kiện thì buồn tủi, mặc cảm”.

halo4

Phát hiện hàng trăm đồ chơi Halloween gây ngứa, dị ứng. Ảnh: Tuổi trẻ

Lợi dụng thời cơ này nhiều đồ chơi mặt nạ gây độc hại của Trung Quốc tràn vào thị trường cả nước, khiến bức tranh lễ hội càng lộ ra nhiều hạt sạn văn hóa.

Cho dù lễ hội Hallowen có mang cội rễ tính nhân văn nào đó theo sự lý giải của những nhà nghiên cứu văn hóa, nhưng vẫn là tác nhân gieo rắc mầm mống ma quỷ vốn là đối tượng không đáng để trở thành như họ. Một khi thế hệ trẻ thông qua lễ hội này dáng mác ma quỷ cho mình, đem hình tượng quỷ ma làm trò đùa, làm thú vui như hiện nay với kiểu chơi càng rùng rợn, giả càng giống càng được tung hê, thử hỏi “chuẩn mực văn hóa” của chúng ta như thế nào?

Đức Khổng Tử, nhà văn hóa lớn ở Phương Đông, từng dạy: “Quỷ thần kính nhi viễn chi” (Quỷ thần nên giữ lễ mà đừng gần gủi), nay giới trẻ, học sinh chẳng những gần gủi  mà họ hóa trang mình thành ma quỷ chính cống!

Ở đất nước Ái Nhĩ Lan (Ireland) nơi du nhập lễ hội này khá sớm, nhà thờ Cơ đốc giáo cũng phản đối lễ hội Hallowen và cho đó là sự phỉ báng thanh danh Chúa, trợ lực sự lộng hành của sắc màu ma quỷ.

Đứng trên quan kiến đạo Phật soi rọi vào hiện tượng “giả ma nhát quỷ” như hiện nay, thì nhân gây ra là ma quái, đương nhiên khó tránh được hậu quả, như đã nêu trên. Thực chất vong hồn, ma quỷ không gây đáng sợ mà nguy hiểm nhất là quỷ tâm của mỗi người. Thay vì sợ kẻ thù lớn nhất của ta chính là ta, thì họ lại sợ hãi những hình ma bóng quế. Kinh Phật cũng đã xác quyết quỷ thần (ma quỷ) vốn tự họ mang nghiệp xấu là chuyên gây hại cho loài người, vậy chúng ta lại muốn trở thành họ, chẳng khác nào vô tình quay mủi giáo đâm ngược vào bản thân và đồng loại? Nếu các trò lấy “10 điều tâm niệm” từ luận Bảo vương Tam muội mà cho rằng “Lấy ma quân làm bạn đạo” thì hãy suy gẫm lại đạo lực của mình tới đâu!

Tại châu Mỹ La tinh, toàn bộ tập tục này là một sự nhập khẩu trong thời gian gần đây thôi.

Những tập quán phương Tây khác, như gửi thiệp cho người yêu vào ngày Valentine, ngày tình yêu, cũng đã phát triển tại nhiều nước trên thế giới.

Sự lan rộng của những tập quán như vậy thường gây ra những bất thường và khó xử: như người Úc và người Chile biết rất rõ nó thật không hợp chút nào khi ăn mừng Giáng sinh với tuyết giả và hươu giả vào cao điểm mùa hè tại đây nhưng họ vẫn làm.

Có những bằng chứng là mặc dù người ta tiếp nhận các truyền thống văn hóa chủ yếu là phương Tây thì họ cũng bám giữ những truyền thống riêng của mình.Brazilcó lễ hội giả trang, Ấn Độ có lễ Diwali, người Hoa có Tết âm lịch.

Một xu thế dường như toàn cầu tại thế giới hiện đại là tất cả những lễ hội như vậy ngày càng trở nên có tính thương mại, một dịp để thuyết phục người tiêu dùng mua quà và thức ăn, gửi thiệp và ăn mặc đẹp.

Đây là một xu hướng mà nhiều tầng lớp trên khắp thế giới đều rất rầu lòng nhưng họ dường như chỉ biết bó tay mà không thể làm gì ngăn chặn được.

Halloween nay có thể được nhìn nhận như một truyền thống đặc trưng của Bắc Mỹ, nhưng nó chính thực có nguồn gốc từ người Celtic thời tiền Cơ đốc giáo tại châu Âu.

Họ gọi tập tục này là Samhain, đêm khi thế giới của những người đang sống và người đã chết đến với nhau, để bảo vệ lẫn nhau trước ác quỷ.

Người ta choàng lên người đầu và da của súc vật, để thức ăn ở ngoài cửa nhà mình.

Halloween đã chẳng bao giờ trở thành một lễ hội Cơ đốc giáo, nhưng nó đã đi vào lịch của người Cơ đốc.

Chính người Ireland đã đưa tập tục này tới Bắc Mỹ vào thế kỷ thứ 19. Nhưng Halloween như chúng ta biết ngày nay, với những quả bí đỏ được khoét thủng, những bộ xương người và trò trick – or – treat tức xin cho quà nếu không sẽ bị làm trò, tất cả những cái đó chỉ bắt đầu phát triển sau Đại chiến Thế giới thứ nhất.

Điều chắc chắn Halloween là rất phổ biến trên thế giới và tầm quan trọng thương mại của nó đã gia tăng trong những năm gần đây.

Tại Anh chẳng hạn, trò xin quaà tặng nếu không sẽ bị làm trò thực sự chỉ được biết đến vào những năm 80. (theo Việt báo- Tiền Phong)

Trên phương diện văn hóa, mỗi dân tộc đều có truyền thống riêng, đáng trân trọng và phát huy, nhưng thực tế cho thấy chúng ta chưa thực sự trọng thị những sắc thái văn hóa thuần Việt thiêng liêng của mình, mà ngược lại, những gì nước ngoài đã bỏ dần thì chúng ta lại tiếp nhận rồi phát triển, chẳng hạn như lễ hội ma quái Hallowen. Như vậy, chẳng khác chi chúng ta lấy bóng hoàng hôn của người làm ánh bình minh của mình! Đáng tiếc thay! Có lẽ dân ta thường cố hữu tính vọng ngoại chăng? Mong rằng chúng ta du nhập những nét văn hóa toàn cầu mang tính chất “gạn đục khơi trong”, có chọn lọc phù hợp với thuần phong mỹ tục nước ta.

Làng Phước Thành ngày 02.11.2013

THINLEY-NGUYÊN THÀNH
(theo Chánh Tư Duy)

Một số hình ảnh đêm Halloween của giới trẻ Hà Thành

img-8176-1383236237979

3 bạn trẻ đã hoá trang rất kỳ công thành nhưng con ma đáng sợ với nhền nhện và bọ cạp bằng bóng bay.

img-8139-1383236237769

Dù là ma nhưng ta vẫn phải tự sướng.

img-8113-1383236237717

Nếu không phải là đêm Halloween có lẽ nhiều người sẽ “chết khiếp” với 2 khuôn mặt này.

img-8119-1383236237756

Một thần chết phiên bản Việt.

img-8160-1383236237818

Zombie tại Hà Nội

img-8158-1383236237805

img-8141-1383236237784

Anh bạn người nước ngoài tỏ ra khá hào hứng với đêm Halloween tại Việt Nam

img-8114-1383236237740

img-8164-1383236237850

img-8165-1383236237859

img-8166-1383236237870

Có cả gia đình cho con nhỏ đi chơi Halloween

img-8174-1383236237966

img-8170-1383236237936

img-8173-1383236237955

img-8169-1383236237894

img-8168-1383236237879

img-8172-1383236237945

Dịch vụ hoá trang ma quỷ ngay tại địa điểm ăn chơi.

BÌNH LUẬN

Name

ăn chay,441,báo chí,1,BBT,2,biên khảo,12,cảm tác,120,câu chuyện đầu ngày,1,câu chuyện lửa tàn,1,chia sẻ,45,chủ đề khác,24,chuyện ăn chay,50,cộng đồng,14,cổng trại,6,đi và viết,10,Diệu Hoàng,11,đố vui phật pháp,4,đời sống,601,du khảo,1,du lịch,56,Đức Phật A Di Đà,12,Đức Quảng,1,GĐPT,114,GĐPT QĐSG,5,GĐPT Quốc Nội,5,GĐPT Thế Giới,1,ghi chép,25,Giác Đạo,1,giáo dục gđpt,10,góc nhìn,13,gút (nút) dây,6,hành chánh gđpt,1,HĐXH,70,hoạt động,18,hoạt động thanh niên,23,huấn luyện gđpt,2,khoa học,9,kiến trúc,6,kinh chú,4,kinh điển,5,kỹ mỹ thuật,11,lam sử,6,lễ hội,3,mật thư,1,Minh Thi,1,món bánh,13,món chay,335,món chè,9,món chính,1,món mứt,2,mỹ thuật,69,nếp sống,150,nghệ thuật,261,nghi thức,8,nghiên cứu,42,Ngọc Hằng,7,người ăn chay,7,Nguyên Hiệp,1,nhân vật,4,nhiếp ảnh,2,pháp âm,82,pháp phục,6,pháp thoại,43,phật đản - an cư,7,phật giáo,972,phật giáo thế giới,40,phật pháp,360,phật pháp & tuổi trẻ,1,phật pháp vấn đáp,39,phim nhạc,29,phóng sự,106,phóng sự ảnh,53,quán chay,12,sách nói,5,sự kiện,85,sức khỏe,38,tâm tình lam,65,thắng cảnh,18,thánh tích,2,Thích Chơn Thiện,5,Thích Giác Nhiên,1,Thích Minh Châu,34,Thích Minh Thế,2,Thích Nhất Hạnh,1,Thích Nhật Từ,1,Thích Tâm Mẫn,25,Thích Thái Hòa,1,Thích Trí Tịnh,3,thơ văn,153,thời sự,350,thủ công trại,7,thực tập hạnh phúc,21,thức uống,3,tiêu điểm,161,tìm hiểu,128,tin tức,190,tin tức gđpt,8,tổ chức gđpt,7,trại - lửa trại,3,Triệu Minh Thi,2,truyện,14,truyện cổ phật giáo,22,truyền tin,5,tu học gđpt,4,tủ sách pdf,108,từ thiện,38,tự viện,31,văn hóa,83,văn nghệ gđpt,19,videos,1,vu lan - báo hiếu,25,xuân - thành đạo,71,
ltr
item
Người Áo Lam: LỄ HỘI HAlLOWEN – TRÔNG NGƯỜI MÀ NGẪM ĐẾN TA…
LỄ HỘI HAlLOWEN – TRÔNG NGƯỜI MÀ NGẪM ĐẾN TA…
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhpvAXzrrb1c0-OK8050zemERpKUhIvOvoYe5RKQcf8FZzi8msNe7ZrRJCBXJBn05Rs7ENb8cU5d4FrLUE6Szws-S6TEJTyEeY15ZewQ06BpcqYOKO2tjYVnGBW0Ygp5LUzCft7WKqqxA/?imgmax=800
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhpvAXzrrb1c0-OK8050zemERpKUhIvOvoYe5RKQcf8FZzi8msNe7ZrRJCBXJBn05Rs7ENb8cU5d4FrLUE6Szws-S6TEJTyEeY15ZewQ06BpcqYOKO2tjYVnGBW0Ygp5LUzCft7WKqqxA/s72-c/?imgmax=800
Người Áo Lam
https://old.nguoiaolam.net/2016/10/le-hoi-hallowen-trong-nguoi-ma-ngam-en.html
https://old.nguoiaolam.net/
https://old.nguoiaolam.net/
https://old.nguoiaolam.net/2016/10/le-hoi-hallowen-trong-nguoi-ma-ngam-en.html
true
8680068194570582821
UTF-8
Tải Hết Không tìm thấy bài đăng nào XEM HẾT Đọc thêm Trả lời Hủy Xóa Bởi TRANG NHÀ TRANG BÀI VIẾT Xem Hết BẠN CÓ THỂ ĐỌC THÊM CHUYÊN MỤC CÁC BÀI CŨ TÌM KIẾM TẤT CẢ BÀI VIẾT Không tìm thấy bài viết nào phù hợp với yêu cầu của bạn Trở về TRANG NHÀ Sunday Monday Tuesday Wednesday Thursday Friday Saturday Sun Mon Tue Wed Thu Fri Sat January February March April May June July August September October November December Jan Feb Mar Apr May Jun Jul Aug Sep Oct Nov Dec tức thời 1 phút trước $$1$$ minutes ago 1 giờ trước $$1$$ hours ago Hôm qua $$1$$ days ago $$1$$ weeks ago hơn 5 tuần trước Người theo dõi Theo dõi NỘI DUNG CHÍNH ĐÃ BỊ ẨN BƯỚC 1: Chia sẻ bài viết. BƯỚC 2: Nhấn vào đường dẫn bạn vừa chia sẻ để mở khóa Sao Chép Mã Chọn Mã Tất cả mã bạn chọn đã được sao chép Không thể sao chép mã / văn bản, vui lòng nhấn [CTRL]+[C] (or CMD+C with Mac) để thử lại