Chính quyền Trung Hoa không hài lòng khi Ấn Độ nhận lời mời cho phép Đức Dalai Latma thăm viếng một vùng đất tranh chấp ở phía đông của dãy ...
Chính quyền Trung Hoa không hài lòng khi Ấn Độ nhận lời mời cho phép Đức Dalai Latma thăm viếng một vùng đất tranh chấp ở phía đông của dãy Himalaya. Chính quyền Trung Hoa hôm thứ sáu đã chỉ trích Ấn Độ và cho biết chuyến thăm viếng này có thể làm nguy hại mối quan hệ giữa Ấn Độ và các nước láng giềng.
Đức Dalai Latma được mời đến thăm viếng một vùng đất rộng 35,000 dặm vuông mà Ấn Độ xem là thuộc về đất nước mình trong khi Trung Hoa cho rằng đó là vùng đất thuộc nam Tây Tạng. Phát ngôn viên bộ ngoại giao Trung Hoa cho biết Trung Hoa “hoàn toàn phản đối chuyến thăm viếng của Đức Dalai Latma đến vùng biên giới hai nước Trung Ấn. Chúng tôi hy vọng Trung Hoa sẽ không làm phức tạp thêm tình hình biên giới giữa hai nước Trung Ấn và sẽ không cho phép Đức Dalai Latma hoạt động ly khai với các hoạt động chống lại Trung Hoa.” Nhà lãnh đạo tâm linh Phật giáo đã chấp nhận lời mời . Tuy nhiên, “Ngài sẽ đến thăm viếng vào tuần thứ hai của tháng ba năm sau.” Tenzin Takla , thành viên của văn phòng Đức Dalai Latma cho biết.
Đức Dalai Latma, người nhận giải Nobel hòa Bình đã sống lưu vong từ năm 1959 khi Ngài phải đi tị nạn chính trị sau nhiều năm biểu tình ở Tây Tạng khi Phật giáo bị đàn áp. Vào năm đó, một cuộc nổi dậy toàn diện đã xảy ra và Đức Dalai Latma đã trốn khỏi quân đội Trung Hoa đang tăng lên. Ngài sau đó đã đến Ân Độ và bắt đầu lưu vong hoàn toàn. Ở Tây Tạng, chính quyền Trung Hoa thực hành những biện pháp tàn bạo đối với người Tây Tạng mà sau đó Đức Dalai Latma gọi đó là tội diệt củng. Tông phái Phật giáo của đức Dalai Latma đã bị cấm trong nước và hàng ngàn tu viện đã bị phá hủy.
Lệnh cấm tôn giáo được gỡ bỏ vào năm 1976 nhưng đức Dalai Latma vẫn tiếp tục lưu vong từ đó và sau này trở nên nổi tiếng trên toàn thế giới vì những nỗ lực thiết lập nền độc lập cho Tây Tạng. Ngài được vinh danh giải Nobel Hòa Bình vào năm 1989 vì chiến dịch bất bạo động chấm dứt sự chiếm hữu của Trung Quốc với Tây Tạng.
Ngọc Hằng dịch
Theo ibtimes.com
BÌNH LUẬN