Với mức thu nhập bình quân đầu người hàng năm là 900 USD, Afghanistan được xếp vào danh sách 10 nước nghèo nhất thế giới. Cuộc sống của ngườ...
Với mức thu nhập bình quân đầu người hàng năm là 900 USD, Afghanistan được xếp vào danh sách 10 nước nghèo nhất thế giới. Cuộc sống của người dân ở đất nước này còn rất nhiều khó khăn, thử thách. Các cơ quan nhân đạo đang theo dõi tình trạng nữ quyền khi lực lượng quân đội nước ngoài sắp sửa rời đi. Afghanistan là nước có tỉ lệ trẻ sơ sinh chết cao nhất thế giới. Và mặc dù đã rất nỗ lực triệt phá nhưng 90% lượng thuốc phiện trên thế giới có nguồn gốc từ các cánh đồng của người dân Afghanistan. Trong khi đó, kể từ khi cuộc chiến bắt đầu vào năm 2001 đến nay đã có 2800 binh sĩ bỏ mạng. Còn con số thường dân vô tội thiệt mạng vẫn chưa rõ, tuy nhiên có vài ước đoán là hơn 10.000 người. Bộ sưu tập ảnh Afghanistan tháng 10/2011 sẽ cho chúng ta cái nhìn về cuộc sống của phụ nữ, trẻ em, đời thường và hậu quả của cuộc xung đột ở Afghanistan cũng như ở Mỹ.
Meena Rahmani, 26 tuổi, chủ trung tâm bowling đầu tiên ở đất nước Afghanistan, cầm trên tay một quả banh bowling. Trung tâm bowling của cô Rahmani có tên là The Strikers và nằm ở thủ đô Kabul. Trong tình cảnh hỗ loạn vì xung đột, một cô gái trẻ người Afghanistan đã dám đặt cược 1 triệu USD để mang lại chút niềm vui cho mọi người. Nằm gần khu mua sắm đông đúc nhất ở Kabul, trung tâm bowling The Strikers là nơi mà những người đàn ông, phụ nữ và các gia đình Afghanistan có thể tụ tập thư giãn, chơi vào game bowling để có thể quên đi các vấn đề xã hội, tôn giáo và văn hóa ở đất nước này.
Bé gái người Afghanistan làm việc tại một xưởng gạch ở ngoại ô Jalalabad, 10/10/2011.
Các bé gái tham gia một lớp học dành cho người vô gia cư ở Kabul, 11/10/2011. Vấn đề nữ quyền đã được cải thiện ở Afghanistan kể từ khi phiến quân Taliban bị đẩy lùi, nhưng theo các số liệu gần đây của tổ chức Oxfam thì sự an toàn của phụ nữ, cơ hội và nhân quyền ở quốc gia này đang có dấu hiệu trở lại tình trạng như trước kia. Dưới chế độ Taliban, các trường học dành cho nữ giới bị đóng cửa, phụ nữ bị cấm làm việc bên ngoài căn nhà của họ, và bắt buộc phải mang khăn che mặt.
Bé Muttahara, 5 tuổi, tham gia lớp học tập đọc kinh Quran tại một ngôi đền ở Kabul, 26/10/2011.
Một cô bé vô gia cư nở nụ cười đầy cảm xúc tại một khu trại ở Kabul, 11/10/2011.
Cô Shafiyah, 27 tuổi, vừa mới được thả khỏi trại giam, chụp ảnh tại một khu tạm trú dành cho phụ nữ Afghanistan ở Kabul, 12/10/2011. Shafiyah bị bắt và bỏ tù sau khi cô bỏ chồng vì anh này trở nên nghèo khó khi lực lượng phiến quân Taliban bị đẩy lùi.
Một đứa trẻ Afghanistan nằm trên mảnh giấy các-tông đặt bên vệ đường kế bên người phụ nữ đang ngồi xin tiền ở Kabul, 23/10/2011.
Ba đứa trẻ đứng chụp ảnh trên một chiếc xe quân sự bị hỏng ở đồi Wazir Akbar Khan, Kabul, 12/10/2011.
Một bé gái người Afghanistan nhìn ra ngoài từ căn nhà ở Kabul, 16/10/2011.
Một người phụ nữ ẵm con trên tay đi bộ ở ngoại ô thành phố Heart, 25/10/2011.
Cô Tajj Woroh ẵm đứa con trai 4 tháng tuổi bị suy dinh dưỡng, trong lúc chờ bác sĩ tại bệnh viện nhi đồng Indira Gandhi ở Kabul, 27/10/2011.
Một gia đình nhỏ đi bộ trên đường phố Kabul, kế bên các cảnh sát chống bạo động đang làm việc ở cuộc biểu tình phản đối một dự thảo thỏa thuận về vấn đề an ninh chiến lược giữa Mỹ và Afghanistan, 24/10/2011.
Anh Mohammed Ahmadi, 32 tuổi, đứng bên trong tiệm áo cưới của anh ở Kabul.
Khung cảnh một khu chợ ở Kabul, 26/10/2011.
Anh Ibraheem, 22 tuổi, đứng trước cửa hàng quần áo nơi anh đang làm việc, Kabul, 23/10/2011.
Trẻ em Afghanistan chơi đu quay tại một khu nghĩa trang ở bên ngoài đền Sakhi, Kabul, 11/10/2011.
Cậu bé Mohammed Abdulraheem, 3 tuổi, dừng chân để tạo dáng trước ống kính khi đang trên đường đến trường ở Kabul, 19/10/2011.
Người dân Afghanistan đi thăm mộ tại một nghĩa trang ở bên ngoài đền Sakhi, Kabul, 24/10/2011.
Người đàn ông này đang cho đàn gà ăn tại trang trại của anh ở ngoại ô Jalalabad, 27/10/211.
Các VĐV đua ngựa tranh tài trong một môn có tên là Buzkashi, diễn ra ở Kabul, 27/10/2011.
Thành Qala Iktyaruddin ở Heart được xây dựng từ thời Alexander Đại Đế được khôi phục lại, một dấu hiệu cho thấy sự hồi sinh của đất nước Afghanistan sau những tàn phá do chiến tranh. Tòa thành và một bảo tàng mới được xây dựng hoàn tất bởi hàng trăm thợ địa phương với nguồn kinh phí và hỗ trợ từ chính phủ Mỹ, Đức và tổ chức Aga Khan Trust for Culture.
Hai người nghiện đang hít ma túy trong một căn nhà đổ nát ở Heart, 17/10/2011. Mười năm kể từ sau khi quân đội Mỹ đến và lật đổ chế độ Taliban, đất nước Afghanistan vẫn là nơi sản xuất ra 90% lượng thuốc phiện trên thế giới. Đây là nguồn thu chính của lực lượng nổi loạn bất chấp những nỗ lực triệt phá từ các nước phương Tây.
Hai cậu bé ngồi chơi trên ngôi mộ tại một nghĩa trang ở Kabul, 17/10/2011.
Các công nhân ăn sáng trước ca làm việc tại một hầm than đá ở ngoại ô Kabul, 18/10/2011. Mỗi công nhân kiếm được 10 USD trên một ngày làm việc. Hầu hết trong số họ đến từ các tỉnh phía Bắc, rời bỏ gia đình để tìm kiếm vận may ở thủ đô.
Anh Aziz Ahmad, 25 tuổi, bị cho ra có vấn đề về thần kinh, bị xích tay chân vào một bức tường trong suốt 40 ngày ở ngôi đền Mia Ali Baba, Jalalabad, 11/10/2011. Người ta tin rằng, việc nhốt anh 40 ngày, chỉ ăn bánh mì và uống nước, trong ngôi đền 300 năm tuổi sẽ giúp chữa khỏi bệnh thần kinh. Anh Ahmad bị nhốt ở ngôi đền này theo yêu cầu của chính người thân trong gia đình.
Cậu bé Shirwali bị mất chiếc chân phải sau khi giậm lên một quả mìn, ngồi nghỉ ngơi tại trung tâm chỉnh hình của Hội chữ thập đỏ quốc tế ở Kabul, 09/10/2011. Theo Hội chữ thập đỏ, an ninh và chăm sóc sức khỏe người dân đang là những vấn đề lớn mà Afghanistan phải đối mặt.
Binh lính Mỹ ngồi trên một chiếc máy bay quân sự bay qua lãnh thổ Afghanistan, 08/10/2011.
Người dân Afghanistan tập trung tại hiện trường một vụ nổ xe chở nhiên liệu ở tỉnh Parwan, 26/10/2011. Một quả bom giấu trong xe đã phát nổ khi có nhiều người tập trung xung quanh để lấy nhiên liệu rò rỉ, ít nhất 5 người đã thiệt mạng.
Một người đàn ông khóc thương người em trai bị thiệt mạng trong vụ nổ xe nhiên liệu ở tỉnh Parwan, 26/10/2011.
Nhân viên an ninh đang kiểm tra chiếc xe đã bị phá nát của một người dân sau khi cán phải bom đặt ven đường ở tỉnh Nangarhar, 28/10/2011, khiến 2 người chết, một phụ nữ và một đứa trẻ.
Một cảnh sát Afghanistan quay mặt đi khi máy bay trực thăng hạ cánh xuống hiện trường vụ đánh bom tự sát ở Kabul, 29/10/2011. Ít nhất 4 người đã thiệt mạng khi một kẻ đánh bom tự sát lái xe tông vào một đoàn xe của binh lính nước ngoài.
Cậu bé Ali Ahmad, 9 tuổi, bị thương trong vụ đánh bom tự sát bằng xe hơi, nằm điều trị trong một bệnh viện ở Kabul, 29/10/2011. Phiến quân Taliban đã lên tiếng nhận trách nhiệm trong vụ đánh bom này; có 17 người thiệt mạng, gồm 1 cảnh sát Afghanistan và 13 lính Mỹ.
Một người lính Mỹ bị thương nặng trong vụ nổ mìn tự chế được các đồng đội đưa lên máy bay trực thăng, 31/10/2011.
Ông bà Donna và Dennis Elm (trái) bật khóc trong lễ tang của người con trai, Michael Elm, 25 tuổi, đến từ Phoenix, Arizona, tại trung tâm tang lễ quốc gia Arlington, Virginia, 31/10/2011. Phiến quân đã tấn công đơn vị của Michael ở tỉnh Khowst với một thiết bị nổ tự chế.
Một người phụ nữ nhìn về chiếc bình đựng tro hỏa táng của anh Danny Chen đặt trong xe tang ở khu Chinatown, New York, 13/11/2011. Anh Chen đến Afghanistan làm nhiệm vụ được 2 tháng, được tìm thấy đã chết với một phát súng dưới cằm. Những nhận định ban đầu cho rằng Chen đã tự sát, các quan chức quân đội nói với cha mẹ của anh Chen rằng có thể anh bị châm chọc và đánh bởi những người lính khác ở nơi anh phục vụ.
Quan tài của anh lính Steven E. Gutowski, người bỏ mạng ở Afghanistan trong một vụ nổ mìn, được mang ra khỏi nhà thờ Thánh Peter ở Plymouth, 17/10/2011.
Bé Audrey Jackson ngồi chờ trong xe khi Mẹ cô ôm hôn Cha là đại úy Benjamin Jackson khi anh trở về nhà sau một năm làm nhiệm vụ ở Afghanistan, 21/10/2011.
Tinh Tế Việt dịch
BÌNH LUẬN