# Header

$show=/p/news.html$type=grid$c=4$a=0$m=0$tbg=rainbow$sn=0$rm=0

$hide=/p/news.html

THỜI SỰ$show=/p/buddhism.html$c=4$type=sticky$au=0$date=1$cm=0$va=0$cl=#782121

QUAN ĐIỂM - GÓC NHÌN$show=/p/buddhism.html$c=3$type=three$h=320$m=0$sn=0$rm=0$cl=#782121$va=0

TU HỌC - PHẬT PHÁP$show=/p/buddhism.html$c=3$type=left$m=0$cl=#782121$va=0

NGHỆ THUẬT PHẬT GIÁO$show=/p/buddhism.html$c=3$type=right$m=0$cl=#782121$va=0

BÀI CŨ HƠN_$show=/p/buddhism.html$c=21$type=blogging$m=0$cl=#782121$page=1

TIN TỨC GĐPT$show=/p/gdpt.html$c=4$type=sticky$au=0$date=1$cm=0$va=0$cl=#008000

TÂM TÌNH LAM$show=/p/gdpt.html$c=3$type=blogging$au=0$cm=0$date=1$cl=#008000$va=0

HOẠT ĐỘNG THANH NIÊN$show=/p/gdpt.html$c=3$type=three$h=320$m=0$sn=0$rm=0$cl=#008000$va=0

NHỮNG DÒNG LAM SỬ$show=/p/gdpt.html$c=3$type=left$m=0$cl=#008000$va=0

VĂN NGHỆ GĐPT$show=/p/gdpt.html$c=3$type=right$m=0$cl=#008000$va=0

BÀI CŨ HƠN_$show=/p/gdpt.html$c=21$type=blogging$m=0$cl=#008000$page=1

TỪ THIỆN XÃ HỘI$show=/p/hdxh.html$c=4$type=complex$M=0$cl=#00A99D$va=0

HOẠT ĐỘNG NGUOIAOLAM.NET$show=/p/hdxh.html$c=3$type=three$h=320$m=0$sn=0$rm=0$cl=#00A99D$va=0

CỘNG ĐỒNG$show=/p/hdxh.html$c=6$type=carousel$m=0$cl=#00A99D$va=0

BÀI CŨ HƠN_$show=/p/hdxh.html$c=21$type=blogging$m=0$cl=#00A99D$page=1

VĂN HÓA$show=/p/life.html$c=4$type=sticky$au=0$date=1$cm=0$cl=#ff6600$va=0

CHỦ ĐỀ KHÁC$show=/p/life.html$c=3$h=320$type=three$m=0$sn=0$rm=0$cl=#ff6600$va=0

DU LỊCH TÂM LINH$show=/p/life.html$c=3$type=left$m=0$cl=#ff6600$va=0

SỨC KHỎE - ĂN CHAY$show=/p/life.html$c=3$type=right$m=0$cl=#ff6600$va=0

BÀI CŨ HƠN_$show=/p/life.html$c=21$type=blogging$m=0$cl=#ff6600$page=1

$show=/p/tu-sach.html$type=three$h=320$c=30$rm=0$a=0$m=0$i=1$sn=0$ho=https://ebook.nguoiaolam.net/

$show=/p/tvn.html$type=three$c=30$rm=0$a=0$m=0$i=1$sn=0$$ho=https://tv.nguoiaolam.net/

$show=/p/tin-tuc-gdpt.html

$show=/p/tin-tuc-phat-giao.html

PHẬT GIÁO$show=/p/news.html$type=complex$c=4$va=0$a=0$m=0$i=1

TIN TỨC GĐPT$show=/p/news.html$type=three$c=3$va=0$h=300$m=0$sn=0$rm=0$i=1

GIA ĐÌNH PHẬT TỬ$show=/p/news.html$type=blogging$c=3$va=0$m=0$i=1

$show=/p/news.html$type=three$c=9$va=0$spc=0$rm=0$a=0$m=0$i=1$sn=0$ho=https://tv.nguoiaolam.net/

HOẠT ĐỘNG - TỪ THIỆN$show=/p/news.html$type=left$c=3$va=0$a=0$m=0$i=1

ĐỜI SỐNG TÂM LINH$show=/p/news.html$type=right$c=3$va=0$a=0$m=0$i=1

MỚI CẬP NHẬT$show=/p/news.html$type=blogging$c=7$va=0$pages=1$i=1$m=0

Bất phụ Như Lai bất phụ khanh?

“Tự tàm đa tình ô phạm hành, Nhập sơn hựu khủng ngộ khuynh thành. Thế gian na đắc song toàn pháp, Bất phụ như lai bất phụ kha...

“Tự tàm đa tình ô phạm hành,
Nhập sơn hựu khủng ngộ khuynh thành.
Thế gian na đắc song toàn pháp,
Bất phụ như lai bất phụ khanh?”



Dịch nghĩa: Tự mình nhận thấy mình đã làm ô uế con đường tu hành vì chuyện tình cảm cá nhân, đã đến lúc cắt ái ly gia thì đành lỗi hẹn với giai nhân, thế gian làm gì có chuyện mọi thứ được như ý vừa không phụ tấm lòng của chư Phật vừa không phụ tấm lòng của giai nhân?

Đó là lời một vị Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 6 viết khi sắp sửa nhập cung Potala nơi những vị Đạt Lai Lạt Ma ở và tu hành. Lời nói đó thể hiện một sự xấu hổ với bản thân chư Phật và một lòng quyết chí xuất gia. Người đời không hiểu cắt ra một câu "Bất phụ Như Lai bất phụ khanh" rồi viết thành một thiên tình sử trong tiểu thuyết "Đức Phật và Nàng". Tác phẩm này được chuyển thể thành phim truyền hình. Nhiều trò chơi lại dựa trên mối tình oan trái của nhà sư giữa chốn hồng trần viết thành trò chơi, từ một trong những trò chơi ấy ấy tách ra một đoạn nhạc dịch thành "Độ ta không độ nàng" vừa Việt vừa Hán, loạn cào cào từ câu đến chữ từ ý tới tình. 

Ca sĩ Phương Thanh có ý thay lời bài hát để đúng "chánh pháp" hơn, nhưng khi đọc lời cho kỹ thì cũng không đúng hơn là mấy dù rằng phải cảm ơn ca sĩ Phương Thanh rất nhiều. 

Lời bài hát "Tự thân nàng hãy cứu độ nàng" của Phương Thanh có nhiều chỗ tự mâu thuẫn và nói như kiểu của chư thầy tổ là "chỉ chạm tới da" chứ chưa tới cốt tủy của Phật pháp. Ví dụ như đoạn trên thì có:

"Phật ngự tòa uy nghi quá
Cứu giúp nhân sinh khổ nạn"

Đoạn dưới thì lại bảo 

"Tự thân nàng hãy cứu độ nàng
Tự mình soi gương phản chiếu"

Nghe nó hơi sai sai, nếu mà cô gái đó tự biết sai thì còn nói gì nữa, mà kẻ cắc cớ chắc sẽ hỏi vậy Đức Phật cứu độ ai :)  Người cắc cớ hơn có thể hỏi tiếp, cứu một mạng người có quý không, giả sử người ta thất tình người ta sắp chết đến nơi rồi vậy thì mình có lìa đường tu để giúp người ta được không? 

Bởi vậy, giữa tiểu thừa và đại thừa, giữa chân đế và tục đế, giữa nhân tướng ngã tướng, giữa chúng sinh tướng và thọ giả tướng mà đem ra phân tích đúng sai thì đúng là chỉ chạm tới cái đường viền của chiếc áo cà sa mà thôi. 

Nhạc là của tục đế thế sự yêu đương đâm chém là của thiên hạ... thế gian bể khổ nó như thế là như thế... bài hát cốt truyện lột tả được cái khổ đế đó là sự thành công của người nghệ sĩ  đó. Trách nhiệm của mình chỉ có thể chỉ vào nó và nói đó là sai là đủ. Còn việc sửa như thế nào thì là chính ở nhân duyên mỗi người, bởi Phật pháp bất năng độ tận, bất năng độ vô duyên chúng sinh. Chứ mà còn dính mắt vào mấy chuyện vớ va vớ vẫn này thì mấy vị xuất gia còn khổ dài dài... [1]

Giờ mình trở lại với Thương Ương vị Đạt Lai Lạt Ma "sinh vì Phật sống vì tình". Không như những vị Lạt Ma khác, năm 14 tuổi ông mới nhập cung Potala theo truyền thống Tây Tạng, trước đó ông đã kịp có người yêu thanh mai trúc mã. Trong suốt cuộc đời mình vì bị vướng vào cuộc đấu tranh chính trị giữa Khang Hi và Tang Kết nên đến năm 24 tuổi ông bỏ trốn và từ đó biệt tích, người đời sau cũng không biết về phần đời còn lại của ông. Thương Ương đem tất cả cuộc đời dằn xé của mình giữa đạo và đời gởi gắm vào những vần thơ. Thơ ông thắm đượm tình yêu và hạnh phúc trắc trở nhưng lai có phong vị của giác ngộ nên được rất nhiều người yêu mến, đọc, tụng, chép tay truyền miệng.

Cung Potala Tây Tạng, nơi các vị Đạt Lai Lạt Ma ở và tu hành
Một vị cao tăng Phật giáo Tây tạng đã đánh giá: “Đạt Lai Lạt Ma thứ 6 dùng pháp thế gian giúp người đời được chiêm ngưỡng thế giới tinh thần bao la trong pháp xuất thế. Những bài thơ và bài hát của ông đã làm thanh lọc cả một thời đại và cả những tâm hồn con người trong thời đại đó. Ông dùng lòng từ bi chân thành giúp người đời cảm thụ được Phật pháp không phải là cao siêu không thể với tới, hành vi riêng biệt độc đáo của ông đã giúp chúng ta lĩnh hội được thế nào mới là giáo lí chân chính”. [2]

Thương Ương Gia Thố là một trong những thi nhân nổi tiếng nhất Tây Tạng, những bài thơ ông viết nổi tiếng khắp trong và ngoài nước, không chỉ chiếm vị trí quan trọng trong nền văn học Tây Tạng, ảnh hưởng sâu rộng đến bao thế hệ người Tây Tạng mà còn là một đóa hoa hiếm thấy nổi bật trên thi đàn thế giới, gợi hứng thú nghiên cứu cho không ít học giả. 

Ông có khoảng 66 bài thơ, các bài thơ của ông ngoại trừ thơ ca tụng Phật pháp ra thì phần lớn là miêu tả tình yêu nam nữ chân thành, hạnh phúc, gặp cản trở thì buồn bã xót thương, đó là lý do vì sao các bài thơ đều được dịch phổ biến thành “Tình ca”. Bản gốc bằng tiếng Tây Tạng được lưu truyền rộng rãi, có bản được chép tay, có bản được khắc gỗ, có bản được truyền miệng, đủ thấy niềm yêu mến sâu sắc của nhân dân Tây Tạng đối với thơ của ông. Bản dịch tiếng Trung thì có ít nhất 10 bản, tiếng nước ngoài thì có tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Pháp, tiếng Nhật. Những cống hiến to lớn của Thương Ương Gia Thố đối với nền thơ ca Tây Tạng là không thể phủ nhận, vĩnh viễn xứng đáng được ghi nhớ và kính trọng. Thương Ương Gia Thố nếu không làm Phật, có lẽ ông sẽ trở thành một người phóng khoáng trên đời, là huyền thoại trong cuộc sống tĩnh lặng, nếu không phải một người có tuệ tâm thì sẽ không thể làm được như thế. Trong tất cả các Đạt Lai Lạt Ma trong lịch sử, ông là người phóng khoáng tự nhiên nhất.

Thơ của ông có rất nhiều phiên bản khác nhau. Không rõ phiên bản nào mới là bản chính xác. Rất nhiều các bài thơ được cho là của ông lưu truyền trên mạng hiện nay cũng không có bằng chứng xác thực có phải là của ông hay không.

Ngoài bài "Bất phụ Như Lai bất phụ khanh" dưới đây là một số bài thơ tình hay lưu truyền trên mạng của ông được trích trong rất nhiều tác phẩm phim truyền hình như: 
  • Tương Tư Thập Giới Thi [3]
  • Kiến Dữ Bất Kiến (gặp hay không gặp)
  • Vấn Phật?
  • Chấp Tử Chi Thủ, Du Tử Giai Lão (Nguyện sống chết có nhau, cùng nắm tay cho tới bạc đầu)
  • Na Nhất Dạ (một đêm đó)
  • ...
Người Áo Lam 

--- 
[1] Ý của Duy Nhật 
[3] Tương Tư Thập Giới Thi (Mười Điều Ngăn Cách Khi Nhớ Nhau)

“Đệ nhất tối hảo bất tương kiến, như thử tiện khả bất tương luyến.
Đệ nhị tối hảo bất tương tri, như thử tiện khả bất tương tư.
Đệ tam tối hảo bất tương bạn, như thử tiện khả bất tương khiếm.  
Đệ tứ tối hảo bất tương tích, như thử tiện khả bất tương ức.  
Đệ ngũ tối hảo bất tương ái, như thử tiện khả bất tương khí.
Đệ lục tối hảo bất tương đối, như thử tiện khả bất tương hội.
Đệ thất tối hảo bất tương ngộ, như thử tiện khả bất tương phụ.
Đệ bát tối hảo bất tương hứa, như thử tiện khả bất tương tục.
Đệ cửu tối hảo bất tương y, như thử tiện khả bất tương ôi.
Đệ thập tối hảo bất tương ngộ, như thử tiện khả bất tương tụ.
Đãn tằng tương kiến tiện tương tri, tương kiến hà như bất kiến thời.
An đắc dữ quân tương quyết tuyệt, miễn giáo sinh tử tác tương tư.”

Dịch thoát ý:
Một, tốt nhất là không gặp, không gặp sẽ không yêu
Gió lạnh thổi tà áo nhẹ bay, sầu vương cánh quạt.

Hai, tốt nhất đừng quen biết, không quen chẳng tương tư
Ta giấu lòng thương nhớ bên gối, sớm nay còn vệt nước mắt thấm qua.

Ba, tốt nhất không làm bạn, không bạn sẽ chẳng nợ nhau
Tiễn đi dứt khoát cắt lìa, tránh một mối tơ vò khó thoát.

Bốn, tốt nhất là không thương, không thương làm sao nhớ.
Tình yêu đó dành cho người, chỉ xin được chôn chặt trong ký ức

Năm, tốt nhất chưa từng yêu, không yêu thì sẽ chẳng bao giờ chia tay.
Cổng nặng nhà sâu hun hút ta chỉ có thể từ đây ngóng họa lầu tây.

Sáu, tốt nhất không có quan hệ gì, đã không quan hệ hà cớ phải gặp nhau.
Nhỡ đâu gặp gỡ lại bơ vơ biết nối bước ai về.

Bảy, tốt nhất không gây lỗi lầm, như vậy không cần gánh vác.
Gánh cả thế gian, gánh nặng như núi.

Tám, tốt nhất không hứa hẹn, để người khỏi mang lòng chờ đợi.
Thỉnh thoảng đôi lần lại nghe thấy tiếng mưa dưới ngô đồng đêm nào đó.
Nhưng vừa gặp được liền vừa hiểu, có gặp không gặp khác gì nhau.
Đành cũng người quyết ý đoạn tuyệt, tránh một lúc nhớ thương  sống chết.

Chín, tốt nhất không phụ thuộc, như vậy chẳng sinh ra dựa dẫm.
Người đông lao lực kẻ tây tiệc tùng, tự ý tùy lo sải cánh bay.

Mười, tốt nhất nữa là, không tình cờ gặp mặt — mãi mãi không ở bên nhau.
Nhạc hết người tan đi đi về về thương biệt ly
Người gặp ta, hay không gặp ta cũng đừng sầu đừng oán
Đã đành cùng người quyết tình dứt ý, tránh cảnh sinh tử nhớ thương
Có tương tư cũng chỉ là vô ích, mười điều này xin gởi cho người.





BÌNH LUẬN

Name

ăn chay,441,báo chí,1,BBT,2,biên khảo,12,cảm tác,120,câu chuyện đầu ngày,1,câu chuyện lửa tàn,1,chia sẻ,45,chủ đề khác,24,chuyện ăn chay,50,cộng đồng,14,cổng trại,6,đi và viết,10,Diệu Hoàng,11,đố vui phật pháp,4,đời sống,601,du khảo,1,du lịch,56,Đức Phật A Di Đà,12,Đức Quảng,1,GĐPT,114,GĐPT QĐSG,5,GĐPT Quốc Nội,5,GĐPT Thế Giới,1,ghi chép,25,Giác Đạo,1,giáo dục gđpt,10,góc nhìn,13,gút (nút) dây,6,hành chánh gđpt,1,HĐXH,70,hoạt động,18,hoạt động thanh niên,23,huấn luyện gđpt,2,khoa học,9,kiến trúc,6,kinh chú,4,kinh điển,5,kỹ mỹ thuật,11,lam sử,6,lễ hội,3,mật thư,1,Minh Thi,1,món bánh,13,món chay,335,món chè,9,món chính,1,món mứt,2,mỹ thuật,69,nếp sống,150,nghệ thuật,261,nghi thức,8,nghiên cứu,42,Ngọc Hằng,7,người ăn chay,7,Nguyên Hiệp,1,nhân vật,4,nhiếp ảnh,2,pháp âm,82,pháp phục,6,pháp thoại,43,phật đản - an cư,7,phật giáo,972,phật giáo thế giới,40,phật pháp,360,phật pháp & tuổi trẻ,1,phật pháp vấn đáp,39,phim nhạc,29,phóng sự,106,phóng sự ảnh,53,quán chay,12,sách nói,5,sự kiện,85,sức khỏe,38,tâm tình lam,65,thắng cảnh,18,thánh tích,2,Thích Chơn Thiện,5,Thích Giác Nhiên,1,Thích Minh Châu,34,Thích Minh Thế,2,Thích Nhất Hạnh,1,Thích Nhật Từ,1,Thích Tâm Mẫn,25,Thích Thái Hòa,1,Thích Trí Tịnh,3,thơ văn,153,thời sự,350,thủ công trại,7,thực tập hạnh phúc,21,thức uống,3,tiêu điểm,161,tìm hiểu,128,tin tức,190,tin tức gđpt,8,tổ chức gđpt,7,trại - lửa trại,3,Triệu Minh Thi,2,truyện,14,truyện cổ phật giáo,22,truyền tin,5,tu học gđpt,4,tủ sách pdf,108,từ thiện,38,tự viện,31,văn hóa,83,văn nghệ gđpt,19,videos,1,vu lan - báo hiếu,25,xuân - thành đạo,71,
ltr
item
Người Áo Lam: Bất phụ Như Lai bất phụ khanh?
Bất phụ Như Lai bất phụ khanh?
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEiZXOlStEmTJ_ZTuNtJZd6u5VrSGTRPKOm7MjcJsajf2Qy6lzXioNysxkwpjS8RDXhVe_ENR_a_VmpVOVi79NLsZEb8QQxtSERY4ZqaieU_24RCSsQC_Nr14BLwWYCz1uaz2P690ihkC5E/s640/bat-phu-nhu-lai-bat-phu-khanh-la-gi-bb-baaadVdto7.jpg
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEiZXOlStEmTJ_ZTuNtJZd6u5VrSGTRPKOm7MjcJsajf2Qy6lzXioNysxkwpjS8RDXhVe_ENR_a_VmpVOVi79NLsZEb8QQxtSERY4ZqaieU_24RCSsQC_Nr14BLwWYCz1uaz2P690ihkC5E/s72-c/bat-phu-nhu-lai-bat-phu-khanh-la-gi-bb-baaadVdto7.jpg
Người Áo Lam
https://old.nguoiaolam.net/2019/06/bat-phu-nhu-lai-bat-phu-khanh.html
https://old.nguoiaolam.net/
https://old.nguoiaolam.net/
https://old.nguoiaolam.net/2019/06/bat-phu-nhu-lai-bat-phu-khanh.html
true
8680068194570582821
UTF-8
Tải Hết Không tìm thấy bài đăng nào XEM HẾT Đọc thêm Trả lời Hủy Xóa Bởi TRANG NHÀ TRANG BÀI VIẾT Xem Hết BẠN CÓ THỂ ĐỌC THÊM CHUYÊN MỤC CÁC BÀI CŨ TÌM KIẾM TẤT CẢ BÀI VIẾT Không tìm thấy bài viết nào phù hợp với yêu cầu của bạn Trở về TRANG NHÀ Sunday Monday Tuesday Wednesday Thursday Friday Saturday Sun Mon Tue Wed Thu Fri Sat January February March April May June July August September October November December Jan Feb Mar Apr May Jun Jul Aug Sep Oct Nov Dec tức thời 1 phút trước $$1$$ minutes ago 1 giờ trước $$1$$ hours ago Hôm qua $$1$$ days ago $$1$$ weeks ago hơn 5 tuần trước Người theo dõi Theo dõi NỘI DUNG CHÍNH ĐÃ BỊ ẨN BƯỚC 1: Chia sẻ bài viết. BƯỚC 2: Nhấn vào đường dẫn bạn vừa chia sẻ để mở khóa Sao Chép Mã Chọn Mã Tất cả mã bạn chọn đã được sao chép Không thể sao chép mã / văn bản, vui lòng nhấn [CTRL]+[C] (or CMD+C with Mac) để thử lại