Các nhà lãnh đạo tinh thần đại diện cho các quốc gia có phần đông dân số theo đạo Phật sắp có quyết định thành lập một cơ quan thông tin Phậ...
Các nhà lãnh đạo tinh thần đại diện cho các quốc gia có phần đông dân số theo đạo Phật sắp có quyết định thành lập một cơ quan thông tin Phật giáo quốc tế đặt trụ sở tại Ấn Độ, nhằm có tiếng nói thống nhất đại diện cho Phật giáo trong các diễn đàn quốc tế như Liên Hiệp Quốc (UN).
Phê phán Trung Quốc
Hội nghị Phật giáo thế giới tại New Delhi đã chính thức khai mạc hôm chủ nhật với nghi lễ long trọng tưởng nhớ 2600 năm ngày Đức Phật thành đạo.
Lễ khai mạc được bắt đầu với lễ đốt đèn truyền thống và tụng kinh cầu nguyện. Buổi tụng kinh theo truyền thống Pali do các vị sư Sri Lanka chủ trì và các vị sư Tây Tạng tụng kinh theo truyền thống Sanskrit.
Khoảng 1000 học giả, nhà tư tưởng và tín đồ Phật giáo từ hơn 30 nước đã tập trung tại hội trường của Khách sạn Ashoka để tham dự hội nghị trong ngày đầu tiên khai mạc.
Sau phần tụng kinh cầu nguyện là bài phát biểu của đức Lạt Ma Gaden Tripa Rizong Setrul Rinpiche đời thứ 102, chủ tịch tổ chức Hội nghị Phật giáo Toàn cầu. Ngài tỏ lòng vui mừng vì được đón tiếp các vị Tăng Thống, các vị chủ tịch và trưởng đoàn Phật giáo các nước Phật giáo khắp nơi trên thế giới.
Phiên đầu tiên của đại hội Phật giáo toàn cầu ở New Delhi, các vị lãnh đạo tinh thần của các đoàn Phật giáo đã lên tiếng chỉ trích hành động của Bắc Kinh khi xen chuyện chính trị vào một đại hội Phật giáo, một nguồn tin cho biết.
Đức Đạt Lai Lạt Ma dự kiến tham dự và có bài diễn thuyết vào phiên bế mạc hội nghị, đó là lý do khiến Bắc Kinh thúc ép Ấn Độ phải hoãn việc tổ chứ hội nghị Phật giáo toàn cầu.
Hội nghị bốn ngày đã khai mạc và việc đàm phán biên giới Trung-Ấn như dự kiến trong tuần này đã bị trì hoãn khi Ấn Độ bác bỏ sự can thiệp của Bắc Kinh đến đại hội.
Tổng thống Pratibha Patil và Thủ tướng Manmohan Singh của Ấn Độ đã không tới dự hội nghị vì các vấn đề nhạy cảm liên quan đến Trung Quốc.
Tuy nhiên các quan chức khác của Ấn Độ như thị trưởng New Delhi và lãnh đạo đảng đối lập Sushma Swaraj dự kiến sẽ phát biểu tại hội nghị cùng nhiều quan chức chính phủ cấp cao và nhiều nhà ngoại giao khác.
Lama Lobzang, chủ tịch hội truyền đạo Asoka, chịu trách nhiệm tổ chức đại hội cho biết: “Đây là lần đầu tiên các nhà lãnh đạo tinh thần thuộc nhiều truyền thống Phật giáo gặp nhau tại một diễn đàn chung”.
Hội Asoka đã phản đối mạnh mẽ việc chính trị hóa sự kiện. “Chủ đề xuyên suốt Hội nghị là để tưởng nhớ 2600 năm ngày Đức Phật thành đạo. Mục đích của hội nghị là tìm kiếm các giải pháp chung của Phật giáo trước những vấn đề cấp thiết mang tính toàn cầu như biến đổi khí hậu, bạo lực và những áp lực trong đời sống hiện đại," Wangdi cho biết.
“Đây đầu tiên và trước hết là một sự kiện tôn giáo, Trung Quốc đã nổ lực chính trị hóa nó, chúng tôi rất lấy làm thất vọng” Ông nói thêm.
“Gần như có sự thống nhất về lập trường tại đại hội trong việc phê phán Trung Quốc”. Các vị trưởng lão đã không đánh giá cao sự chính trị hóa đại hội tôn giáo, nguồn tin cho hay.
Vị phụ tá hàng đầu của Đức Đạt Lai Lạt Ma cũng nói đây là một đại hội thuần túy tôn giáo “nó không phải là nơi để bất kỳ quốc gia hay cá nhân nào có thể sử dụng cho mục đích chính trị” Tempa Tshering, người đại diện cho vị lãnh đạo tinh thần Tây Tạng cho biết.
Ông cho biết thêm, mục đích duy nhất tham dự hội nghị Phật giáo như dự kiến của Đức Đạt Lai Lạt Ma là để gặp gỡ các vị lãnh đạo tinh thần Phật giáo.
"Cơ thể mới"
Có cuộc họp kín của các nhà lãnh đạo tinh thần từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Nga, Việt Nam, Thái Lan, Miến Điện, Sri Lanka, cũng như Đài Loan, Mông Cổ, Bhutan, Malaysia.. về sự hình thành tổng liên đoàn Phật giáo thế giớ hoạt động như một cơ quan ngôn luận chung của Phật giáo đặt trụ sở tại Ấn Độ trong ngày hội nghị đầu.
Đức Đạt Lai Lạt Ma cũng ngụ ý ủng hộ kế hoạch thành lập một cơ quan Phật giáo thống nhất để thúc đẩy thông tin với nhau trong thế giới Phật giáo “ Không có nhiều cơ hội để mọi người theo đạo Phật đến với nhau, thảo luận những vấn đề cùng quan tâm. Hiện tại và trong tương lai, chúng ta cần cố gắng thúc đẩy trao đổi sự tri và hành giữa các truyền thống Phật giáo khác nhau và cải thiện kênh thông tin giữa chúng ta”. Ngài nói.
"Dưới ánh sáng trí tuệ của đức Phật, trên mảnh đất nơi đức Phật ra đời này, các đại biểu sẽ đóng góp trí tuệ của mình trong các đề tài thảo luận để góp phần làm cho thế giới ngày càng tốt đẹp hơn, giảm thiểu những bất cập trong đời sống xã hội hiện nay".Lạt Ma Gaden Tripa Rizong Setrul Rinpiche, chủ tịch tổ chức Hội nghị Phật giáo Toàn cầu.
Sự kiện sẽ kết thúc vào thứ 4 và dự kiến có sự tham dự của Đức Đạt Lai Lạt Ma, sẽ có tuyên bố về sự ra đời một cơ thể mới của thế giới đại diện cho Phật tử khắp nơi trên toàn cầu trong ngày bế mạc.
Huệ Lưu
(theo phapluan.com)
BÌNH LUẬN