Đối với người con Phật, cúng dường Xá lợi cũng chính là cúng dường trực tiếp đức Phật và đạt được công đức như nhau. Chỉ những người có kỳ d...
Đối với người con Phật, cúng dường Xá lợi cũng chính là cúng dường trực tiếp đức Phật và đạt được công đức như nhau. Chỉ những người có kỳ duyên mới được chiêm bái và cúng dường Xá lợi của chư Phật.
Theo những nhà nghiên cứu Phật học, ngọc Xá lợi là phần Kim Bảo Thân (cơ thể - PV) còn lại của Đức Từ Phụ Thích Ca Mâu Ni Phật sau khi hỏa thiêu tại Câu Thi Na. Ngọc Xá lợi Phật được phân thành 8 phần chia cho 8 nước cúng dường và thờ phụng.
Sau này vào Phật lịch 218, đại đế Asoka đã tạo lập 84.000 ngôi Bảo Tháp trên khắp các xứ ở Ấn Độ để tôn thờ Xá lợi đức Phật và được truyền cho đến tận ngày nay.
Xá lợi có hình dạng hơi tròn, lớn nhỏ, màu sắc sáng đục khác nhau, cứng như thép. Có viên lớn như hạt đậu, hạt bắp; viên nhỏ như hạt gạo, hạt mè; thường có các màu trắng, đỏ, hồng, xanh và vàng. Có thứ trong như thủy tinh, có thứ trắng ngà như hạt gạo, có thứ phát ra ánh sáng nhẹ nhàng như pha lê, có thứ màu sáng nhuận như san hô.
Xá lợi hình tròn nhiều màu sắc của Đức Phật
Xá Lợi huyết của Phật Thích ca
Tương truyền ngọc Xá lợi Phật có thể biến hóa từ ít thành nhiều, từ nhỏ thành lớn, từ đục thành trong và tỏa sáng hào quang. Cũng có trường hợp Xá lợi tự nhiên dời vị trí hoặc biến mất vì thiếu lòng sùng kính tôn thờ. Tuy nhiên, phải do sự chí thành lễ bái của người có đạo tâm mới cảm ứng được việc biến hóa kỳ diệu này.
Nói về sự linh diệu của ngọc Xá lợi, thượng tọa Thích Nguyên Ngọc, phó tổ đình Giác Quang (quận 8, TPHCM), cho biết: "Ngọc Xá lợi là những thánh thể linh hiển của bậc đại sư đã chứng đạo trong suốt quãng đời tu hành. Được kết tinh từ tâm tuyệt đối thanh tịnh của các bậc Thánh Tăng”.
Xá lợi hình hạt gạo của Đức Phật được thờ tại Tổ đình Giác Quang (quận 8)
Xá lợi xương của đức Phật
Chị Trần Thị Minh, quận Tân Phú tâm sự: Điều ước lớn nhất của một người con Phật như tôi là được chiêm bái và đảnh lễ Xá Lợi của chư Phật và Thánh Tăng. Qua đó hiểu hơn về giá trị của lòng tốt, lòng từ bi, thương tất cả chúng sanh. Với những đức tính đó chúng ta mới có được hòa bình trong chính chúng ta và trên thế giới.
Giới nghiên cứu Phật giáo chia Xá lợi thành 4 loại: Sanh thân Xá lợi: Chỉ cho Xá lợi Phật và các vị cao tăng. Ảnh thân Xá lợi: Sau khi hỏa táng không có xá lợi sạch đẹp…thì có thể dùng các vật quý giá hoặc đồ dùng quan trọng mà lúc sinh thời vị cao tăng đó đã từng sử dụng. Nhục thân xá lợi: Các vị cao tăng sau khi mất để lại nhục thân bất hoại hoặc thi hài đã được xử lý thành xác khô. Pháp thân xá lợi: Tức là những quyển kinh Phật mà vị cao tăng đã dùng tụng niệm.
Xá Lợi của ngài Long Thọ và Xá Lợi Phật
Xá lợi của Thánh tăng Sivali
Xá Lợi ngài A Nan Đà
Đối với người con Phật được chiêm bái ngọc Xá Lợi là một phước đức lớn không phải ai cũng có
Theo Hoài Lương - SK&ĐS
BÌNH LUẬN