# Header

$show=/p/news.html$type=grid$c=4$a=0$m=0$tbg=rainbow$sn=0$rm=0

$hide=/p/news.html

THỜI SỰ$show=/p/buddhism.html$c=4$type=sticky$au=0$date=1$cm=0$va=0$cl=#782121

QUAN ĐIỂM - GÓC NHÌN$show=/p/buddhism.html$c=3$type=three$h=320$m=0$sn=0$rm=0$cl=#782121$va=0

TU HỌC - PHẬT PHÁP$show=/p/buddhism.html$c=3$type=left$m=0$cl=#782121$va=0

NGHỆ THUẬT PHẬT GIÁO$show=/p/buddhism.html$c=3$type=right$m=0$cl=#782121$va=0

BÀI CŨ HƠN_$show=/p/buddhism.html$c=21$type=blogging$m=0$cl=#782121$page=1

TIN TỨC GĐPT$show=/p/gdpt.html$c=4$type=sticky$au=0$date=1$cm=0$va=0$cl=#008000

TÂM TÌNH LAM$show=/p/gdpt.html$c=3$type=blogging$au=0$cm=0$date=1$cl=#008000$va=0

HOẠT ĐỘNG THANH NIÊN$show=/p/gdpt.html$c=3$type=three$h=320$m=0$sn=0$rm=0$cl=#008000$va=0

NHỮNG DÒNG LAM SỬ$show=/p/gdpt.html$c=3$type=left$m=0$cl=#008000$va=0

VĂN NGHỆ GĐPT$show=/p/gdpt.html$c=3$type=right$m=0$cl=#008000$va=0

BÀI CŨ HƠN_$show=/p/gdpt.html$c=21$type=blogging$m=0$cl=#008000$page=1

TỪ THIỆN XÃ HỘI$show=/p/hdxh.html$c=4$type=complex$M=0$cl=#00A99D$va=0

HOẠT ĐỘNG NGUOIAOLAM.NET$show=/p/hdxh.html$c=3$type=three$h=320$m=0$sn=0$rm=0$cl=#00A99D$va=0

CỘNG ĐỒNG$show=/p/hdxh.html$c=6$type=carousel$m=0$cl=#00A99D$va=0

BÀI CŨ HƠN_$show=/p/hdxh.html$c=21$type=blogging$m=0$cl=#00A99D$page=1

VĂN HÓA$show=/p/life.html$c=4$type=sticky$au=0$date=1$cm=0$cl=#ff6600$va=0

CHỦ ĐỀ KHÁC$show=/p/life.html$c=3$h=320$type=three$m=0$sn=0$rm=0$cl=#ff6600$va=0

DU LỊCH TÂM LINH$show=/p/life.html$c=3$type=left$m=0$cl=#ff6600$va=0

SỨC KHỎE - ĂN CHAY$show=/p/life.html$c=3$type=right$m=0$cl=#ff6600$va=0

BÀI CŨ HƠN_$show=/p/life.html$c=21$type=blogging$m=0$cl=#ff6600$page=1

$show=/p/tu-sach.html$type=three$h=320$c=30$rm=0$a=0$m=0$i=1$sn=0$ho=https://ebook.nguoiaolam.net/

$show=/p/tvn.html$type=three$c=30$rm=0$a=0$m=0$i=1$sn=0$$ho=https://tv.nguoiaolam.net/

$show=/p/tin-tuc-gdpt.html

$show=/p/tin-tuc-phat-giao.html

PHẬT GIÁO$show=/p/news.html$type=complex$c=4$va=0$a=0$m=0$i=1

TIN TỨC GĐPT$show=/p/news.html$type=three$c=3$va=0$h=300$m=0$sn=0$rm=0$i=1

GIA ĐÌNH PHẬT TỬ$show=/p/news.html$type=blogging$c=3$va=0$m=0$i=1

$show=/p/news.html$type=three$c=9$va=0$spc=0$rm=0$a=0$m=0$i=1$sn=0$ho=https://tv.nguoiaolam.net/

HOẠT ĐỘNG - TỪ THIỆN$show=/p/news.html$type=left$c=3$va=0$a=0$m=0$i=1

ĐỜI SỐNG TÂM LINH$show=/p/news.html$type=right$c=3$va=0$a=0$m=0$i=1

MỚI CẬP NHẬT$show=/p/news.html$type=blogging$c=7$va=0$pages=1$i=1$m=0

[kinh nhạc] Kinh Pháp Hoa Phẩm Phổ Môn – Võ Tá Hân phổ nhạc

CĐO: Thưa đại chúng, Phẩm Phổ Môn Kinh Pháp Hoa là một phẩm rất quan trọng về hạnh nguyện của đức Bồ Tát Quán Thế Âm. Trong dân gian hình tư...

CĐO: Thưa đại chúng, Phẩm Phổ Môn Kinh Pháp Hoa là một phẩm rất quan trọng về hạnh nguyện của đức Bồ Tát Quán Thế Âm. Trong dân gian hình tượng Quán Thế Âm Bồ Tát rất phổ biến và có rất nhiều Phật tử nương theo kinh này mà trì tụng đạt được không biết bao nhiêu là công đức. CĐO xin giới thiệu kinh nhạc phẩm Phổ Môn Kinh Pháp Hoa do nhạc sĩ Võ Tá Hân cũng là một người có tâm huyết với GĐPT phổ nhạc. Nhạc sĩ đã phổ bộ kinh Phổ Môn này dựa trên bản dịch của Thầy Thích Nhật Từ. Để hiểu rõ hơn về  xin mời đại chúng đọc qua lời giới thiệu trước khi nghe toàn bộ KINH NHẠC PHÁP HOA KINH PHẨM PHỔ MÔN  ở cuối bài viết này.

I. VÀI NÉT VỀ BẢN DỊCH

btqtavppm[8]Tên gọi thông thường của bài kinh này là Phẩm Phổ Môn, kinh Phổ Môn hay kinh Quán Thế Âm và gọi đủ là Quan Thế Âm Bồ-tát Phổ Môn Phẩm. Đây là bài kinh nói về hạnh nguyện độ sanh của Bồ-tát Quan Thế Âm, và thông qua đó, giới thiệu cách “quán chiếu” cuộc đời để đạt được giác ngộ và giải thoát như phương pháp tu tập phổ biến và có hiệu quả trong cõi Ta-bà.  
Nguyên tác của bản kinh được viết bằng tiếng Sanskrit. Có ba bản dịch chữ Hán: 1) Bản của ngài Trúc Pháp Hộ dịch mang tựa đề “Quan Thế Âm Bồ-tát” là phẩm thứ 23 trong Chánh Pháp Hoa Kinh, 2) Bản của ngài Cưu-ma-la-thập dịch mang tựa đề “Quan Thế Âm Bồ-tát Phổ Môn Phẩm”, là phẩm thứ 25 trong kinh Hoa Sen Chánh Pháp (Diệu Pháp Liên Hoa Kinh), và 3) Bản của hai ngài Xà-na-quật-đa và Đạt-ma-cấp-đa dịch mang cùng tựa đề với bản Cưu-ma-la-thập, là phẩm thứ 24 trong Thiêm Phẩm Pháp Hoa Kinh. Trong ba bản Hán dịch, chỉ có bản thứ ba có đủ hai phần trường hàng (văn xuôi) và kệ trùng tụng (thi hoá phần văn xuôi). Kể từ khi bản dịch thứ ba ra đời, các ấn bản mới của ngài Cưu-ma-la-thập có bổ túc phần thi kệ của bản dịch thứ ba, như nội dung mà chúng ta sử dụng hiện nay. Trong bản dịch tiếng Việt, chúng tôi sử dụng bản chữ Hán của ngài Cưu-ma-la-thập và giữ nguyên phần trùng tụng. Là vì, có những điều được trình bày trong phần trùng tụng không có trong phần trường hàng và ngược lại.

II. CẤU TRÚC VÀ ỨNG DỤNG

Cũng như cách bố cục truyền thống, khoá lễ này gồm ba phần. Phần thứ nhất là nghi thức dẫn nhập, bao gồm 5 tiết mục như nguyện hương, đảnh lễ ba ngôi báu, tán hương, phát nguyện trì kinh và tán dương giáo pháp. Phần thứ hai là phần chánh kinh, giới thiệu về hạnh nguyện độ sanh của Bồ-tát Quan Thế Âm. Phần thứ ba là phần sám nguyện và hồi hướng, bắt đầu bằng bài kinh ngắn, tóm thâu tinh túy của kinh Đại Bát-nhã của Phật giáo Đại thừa: Bát-nhã Tâm Kinh. Mặc dù chỉ có 260 chữ, nhưng bài kinh này tập trung các pháp tu căn bản của Phật giáo đại thừa, giúp hành giả diệt trừ tất cả các khổ đau trong cuộc đời bằng phương pháp quán chiếu năm yếu tố hình thành nên con người là không có một thực thể hay ngã thể. Từ đó, với trí tuệ duyên khởi, hành giả thấu suốt mọi sự vật hiện tượng theo một cách thức tương tự. Kế đến là mười hai lời nguyện của Bồ-tát Quan Thế Âm, giúp cho người thọ trì hiểu rõ hơn về bản nguyện cứu thế độ sanh của vị Bồ-tát nổi tiếng về từ bi này. Các mục còn lại trong phần này là niệm Phật, đọc sám nguyện, hồi hướng công đức, phục nguyện và nương tựa ba ngôi báu.

Về phương diện ứng dụng, kinh Phổ Môn chủ yếu được tụng vào các dịp cầu an bệnh nhân, cầu tai qua nạn khỏi, cầu gia đạo bình an, cầu quốc thới dân an, cầu mưa hòa gió thuận, hay tụng vào những dịp khánh hỷ, lễ an vị Phật, lễ khai trương, lễ khởi công, lễ khánh thành, lễ tân gia, lễ sinh nhật, lễ đáo tuế, lễ cầu thọ, lễ chúc thọ v.v...

III. NỘI DUNG VÀ TRIẾT LÝ

Nội dung chính của Kinh bao gồm ba phần: a) thần lực trì danh Quan Âm, b) cứu thế độ sanh qua 33 ứng thân, c)  phương pháp ngũ âm và ngũ quán.

Trước nhất, thần lực độ sanh nhiệm mầu của Bồ-tát Quan Thế Âm được giới thiệu theo mô-típ tương giao nhân quả giữa chúng sanh và Bồ-tát, trong một giao thoa “hữu cầu tất ứng.” Đức Quan Thế Âm sở dĩ được tôn xưng với danh hiệu này là vì ngài là vị Bồ-tát luôn luôn ban bố niềm vui không sợ sệt (vô úy thí) cho tất cả chúng sanh đang chịu nhiều đau khổ trong đời, từ thiên tai, hoả hoạn, lũ lụt, cho đến nạn vua quan và giặc cướp, và thậm chí ngài còn là điểm tựa tinh thần cho quá trình chuyển hoá các tâm lý âm tính của con người thành các chất liệu đạo đức và  tuệ giác, giúp cho người phàm phu trở thành thánh nhân.

Cũng cần lưu ý rằng bài kinh này mang ý nghĩa ẩn dụ rất cao, theo phong cách biểu đạt của các kinh điển Đại thừa. Do đó, người đọc kinh không nên chấp chữ quên ý. Đừng đơn thuần nghĩ rằng công thức “cầu gì được nấy” trong Kinh mang “nghĩa đen” chỉ cho tha lực của Bồ-tát như một vị thần linh ban phước cứu nguy, mà thật chất còn hàm chứa các biểu tượng triết lý ứng xử và tu tập rất độc đáo. Nói cách khác, yếu tố “Tha lực” của Bồ-tát Quan Thế Âm cũng như thái độ cầu nguyện van xin của người tín ngưỡng không phải là mục tiêu chính yếu của Kinh. Phương pháp tu tập quán chiếu (Quán) cuộc đời (Thế) mới chính là cốt lõi của Kinh. Nhờ quán chiếu cuộc đời theo phương thức duyên khởi và vô ngã, hành giả tự độ thoát chính mình khỏi các đau khổ đang hoành hành.

Ngoài ra, kinh này còn nói lên tình thương bao la của một vị bồ-tát qua phương pháp độ sanh với 33 ứng thân khác nhau, phù hợp với căn cơ và đối tượng của người tu tập. Hình ảnh 33 ứng thân gợi cho chúng ta tinh thần nhập thế đa dạng của vị Bồ-tát vì sự nghiệp duy nhất là đem lại an lạc và hạnh phúc cho chúng sanh. Triết lý ứng thân này còn cho thấy muốn độ sanh có hiệu quả, người hành đạo phải hiểu rõ tâm lý và hành vi của đối tượng. Hiểu biết căn tánh của chúng sanh là cách tốt nhất để thể hiện tính khế lý và khế cơ trong độ sanh của một vị bồ-tát nhập thế để cứu độ đời.

Cần nhấn mạnh rằng triết lý độ sanh trong kinh này mang tính ẩn dụ cao. Ở đây không có một vị bồ-tát Quán Thế Âm thật để cứu độ chúng ta theo phương thức cầu gì được nấy. Bởi vì điều này trái với nguyên lý nhân quả và nghiệp báo mà đức Phật đã giảng dạy. Sự cứu độ của kinh này là “pháp tu” Quán Thế Âm. Kinh giới thiệu đến năm loại âm thanh hiện hữu trong cuộc đời, đó là, tiếng nhiệm mầu (Diệu Âm), tiếng quán chiếu cuộc đời (Quán thế âm), tiếng thanh tịnh (Phạm âm), tiếng sóng vỗ (Hải triều âm) và tiếng siêu việt thế gian (Siêu việt thế gian âm).

Nếu tiếng nói của cuộc đời mang sắc thái của khổ đau, than vãn, thù hận, đố kỵ, tranh chấp, xung đột và thị phi, v.v... phản ánh các tầng số âm hưởng của tâm thấp kém thuộc về trần thế, thì năm âm thanh mà ngài Quán Thế Âm sử dụng giới thiệu tầng số sóng âm tâm linh cao cấp, chứa đựng chất liệu chuyển hoá tâm thức và thăng hoa đời sống con người và xã hội.

Tiếng nói của tình thương là tiếng nói mầu nhiệm (diệu âm), thiết lập tính nhân văn trong các quan hệ con người. Quán chiếu âm thanh của cuộc đời (quan thế âm) để nắm bắt và đáp ứng được nhu cầu của con người và cuộc sống, theo đó, con người độ sanh sẽ dấn thân phục vụ nhân sinh đúng căn cơ và đối tượng. Đời sống đạo đức của con người tuệ giác sẽ trở thành lời nói bênh vực đời sống mô phạm và công chính. Nói cách khác, đời sống trong sạch sẽ thành lời tôn vinh đạo đức (phạm âm). Sự nhập thế và dấn thân mang lại hạnh phúc và an vui cho mọi người và cộng đồng chính là tiếng sóng vỗ (hải triều âm), xoá tan cái không khí ù lì, thụ động và tiêu cực. Tiếng nói của chân lý duyên sinh vô ngã là âm thanh làm khiếp sợ các học thuyết nhất nguyên và thần luận của cuộc đời (thắng bỉ thế gian âm). Năm loại âm thanh này chính là năm thái độ sống và ứng xử cần thiết cho thế giới hôm nay và mai sau.

Đối lại năm âm thanh này là năm pháp quán chiếu hay thiền định: quán chân thật (chân quán), quán thanh tịnh (thanh tịnh quán), quán trí tuệ rộng lớn (quảng đại trí tuệ quán), quán cứu khổ (bi quán) và quán ban tình thương (từ quán). Chính nhờ nương vào năm pháp quán chiếu này, hành giả tự giải thoát chính mình ra khỏi mọi khổ ách của cuộc đời.

Quán chân thật là quán bản chất của mọi sự vật hiện tượng theo nguyên lý duyên khởi, tùy thuộc, vô ngã và vô thường. Nhờ quán chiếu pháp này, hành giả thoát được các chấp mắc về ngã và pháp. Quán thanh tịnh nhằm giúp hành giả có cái nhìn lạc quan và tích cực về thế giới đau khổ này. Nói cách khác bản chất cuộc đời vốn không có nhơ và sạch. Do chấp mắc, chúng ta cho là nhơ uế. Phương pháp quán thanh tịnh nhằm giúp chúng ta xóa bỏ sự chấp mắc sai lạc trên. Quán trí tuệ rộng lớn là pháp quán rất cần thiết với mọi người. Ngoại diên của trí tuệ và vô bờ bến. Do đó, ảnh hưởng của trí tuệ đối với cuộc sống của chúng ta cũng không có giới hạn. Nói cách khác, với hành trang của trí tuệ, cuộc hành trình của chúng sanh trong cõi ta-bà sẽ là cuộc hành trì đầy an lạc và hạnh phúc. Trí tuệ là đầu mối của sự giải thoát. Quán cứu khổ (bi quán) và quán ban vui (từ quán) là hai pháp quán thể hiện tình thương bao la, vô ngã và vị tha đối chúng sanh. Với pháp quán này, hành giả đã từng bước trở thành một vị bồ-tát cứu độ cho chính mình và cứu độ chúng sanh thoát khỏi đau khổ.

Nói rõ hơn, khi tu tập 5 pháp quán đó mỗi chúng ta là một bồ-tát Quán Thế Âm cứu chính chúng ta và tha nhân ra khỏi nhà lửa của khổ đau và bất hạnh.

Do đó, đọc tụng và thọ trì Kinh Phổ Môn không chỉ để được Bồ-tát Quan Thế Âm gia hộ, mà quan trọng hơn, chúng ta nên để tâm đến phương pháp “quán chiếu cuộc đời,” và phương thức “sống không sợ hãi” của vị Bồ-tát nổi tiếng dung hoà và song hành giữa tình thương và trí tuệ, để an lạc và thảnh thơi của mình và tha nhân được thiết lập bây giờ và tại đây, một cách vững chải, lâu dài.

Xin hồi hướng công đức của bản dịch này đến với tất cả chúng sanh trong ba cõi và sáu đường. Nguyện cầu mọi người sống với cái nhìn quán chiếu tuệ giác, để an lành, hạnh phúc và hoà bình có mặt khắp nơi trên hành tinh này.

TRƯỜNG CA KINH PHỔ MÔN

Bản dịch chữ Hán: Ngài Cưu Ma La Thập
Bản dịch Việt ngữ: Thích Nhật Từ
Phổ nhạc: Võ Tá Hân
Hợp ca: Nhóm CADILAC và nhóm HOA GIẤY
Hình ảnh: Diệu Hạnh

01. Nguyện hương

02. Đảnh lễ Tam Bảo

03. Tán hương

04. Phát nguyện trì kinh

05. Tán dương giáo pháp

06a. Kinh Phổ Môn - Chánh kinh (p1)

06b. Kinh Phổ Môn - Chánh kinh (p2)

07. Thi kệ trùng tuyên

08. Kệ tán Quán Âm

09. Kinh tinh hoa trí tuệ

10. Niệm Bồ Tát


12. Hồi hướng công đức

13. Phục nguyện

14. Đảnh lễ Ba Ngôi Báu


  • Trong quá trình xem, nếu phim nghe kinh bị lỗi vui lòng thông báo với BQT bằng comments dưới bài viết này.
  • Nếu xem bị giật hoặc chậm, xin nhấn nút dừng khoảng 30s và sau đó nhấn play để xem tiếp
  • Nếu muốn sao chép một bản để xem offline hoặc làm tư liệu, xin liên lạc với NAL  để lấy bản đẹp.

BÌNH LUẬN

Name

ăn chay,441,báo chí,1,BBT,2,biên khảo,12,cảm tác,120,câu chuyện đầu ngày,1,câu chuyện lửa tàn,1,chia sẻ,45,chủ đề khác,24,chuyện ăn chay,50,cộng đồng,14,cổng trại,6,đi và viết,10,Diệu Hoàng,11,đố vui phật pháp,4,đời sống,601,du khảo,1,du lịch,56,Đức Phật A Di Đà,12,Đức Quảng,1,GĐPT,114,GĐPT QĐSG,5,GĐPT Quốc Nội,5,GĐPT Thế Giới,1,ghi chép,25,Giác Đạo,1,giáo dục gđpt,10,góc nhìn,13,gút (nút) dây,6,hành chánh gđpt,1,HĐXH,70,hoạt động,18,hoạt động thanh niên,23,huấn luyện gđpt,2,khoa học,9,kiến trúc,6,kinh chú,4,kinh điển,5,kỹ mỹ thuật,11,lam sử,6,lễ hội,3,mật thư,1,Minh Thi,1,món bánh,13,món chay,335,món chè,9,món chính,1,món mứt,2,mỹ thuật,69,nếp sống,150,nghệ thuật,261,nghi thức,8,nghiên cứu,42,Ngọc Hằng,7,người ăn chay,7,Nguyên Hiệp,1,nhân vật,4,nhiếp ảnh,2,pháp âm,82,pháp phục,6,pháp thoại,43,phật đản - an cư,7,phật giáo,972,phật giáo thế giới,40,phật pháp,360,phật pháp & tuổi trẻ,1,phật pháp vấn đáp,39,phim nhạc,29,phóng sự,106,phóng sự ảnh,53,quán chay,12,sách nói,5,sự kiện,85,sức khỏe,38,tâm tình lam,65,thắng cảnh,18,thánh tích,2,Thích Chơn Thiện,5,Thích Giác Nhiên,1,Thích Minh Châu,34,Thích Minh Thế,2,Thích Nhất Hạnh,1,Thích Nhật Từ,1,Thích Tâm Mẫn,25,Thích Thái Hòa,1,Thích Trí Tịnh,3,thơ văn,153,thời sự,350,thủ công trại,7,thực tập hạnh phúc,21,thức uống,3,tiêu điểm,161,tìm hiểu,128,tin tức,190,tin tức gđpt,8,tổ chức gđpt,7,trại - lửa trại,3,Triệu Minh Thi,2,truyện,14,truyện cổ phật giáo,22,truyền tin,5,tu học gđpt,4,tủ sách pdf,108,từ thiện,38,tự viện,31,văn hóa,83,văn nghệ gđpt,19,videos,1,vu lan - báo hiếu,25,xuân - thành đạo,71,
ltr
item
Người Áo Lam: [kinh nhạc] Kinh Pháp Hoa Phẩm Phổ Môn – Võ Tá Hân phổ nhạc
[kinh nhạc] Kinh Pháp Hoa Phẩm Phổ Môn – Võ Tá Hân phổ nhạc
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEh1hhxQ2bL57oE1_r71rTD_2i48-kS4zwSXdBQydRLz27HLvivDPNoowfSakUBOQHV5E_vg_RAtQG0sqK3s569TqrJuOcuRJAiIbA8Sf8p4JklmF0cZjnn7tt5ZNpuC26zPUrQplkWmSIM/?imgmax=800
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEh1hhxQ2bL57oE1_r71rTD_2i48-kS4zwSXdBQydRLz27HLvivDPNoowfSakUBOQHV5E_vg_RAtQG0sqK3s569TqrJuOcuRJAiIbA8Sf8p4JklmF0cZjnn7tt5ZNpuC26zPUrQplkWmSIM/s72-c/?imgmax=800
Người Áo Lam
https://old.nguoiaolam.net/2011/12/kinh-nhac-kinh-phap-hoa-pham-pho-mon-vo.html
https://old.nguoiaolam.net/
https://old.nguoiaolam.net/
https://old.nguoiaolam.net/2011/12/kinh-nhac-kinh-phap-hoa-pham-pho-mon-vo.html
true
8680068194570582821
UTF-8
Tải Hết Không tìm thấy bài đăng nào XEM HẾT Đọc thêm Trả lời Hủy Xóa Bởi TRANG NHÀ TRANG BÀI VIẾT Xem Hết BẠN CÓ THỂ ĐỌC THÊM CHUYÊN MỤC CÁC BÀI CŨ TÌM KIẾM TẤT CẢ BÀI VIẾT Không tìm thấy bài viết nào phù hợp với yêu cầu của bạn Trở về TRANG NHÀ Sunday Monday Tuesday Wednesday Thursday Friday Saturday Sun Mon Tue Wed Thu Fri Sat January February March April May June July August September October November December Jan Feb Mar Apr May Jun Jul Aug Sep Oct Nov Dec tức thời 1 phút trước $$1$$ minutes ago 1 giờ trước $$1$$ hours ago Hôm qua $$1$$ days ago $$1$$ weeks ago hơn 5 tuần trước Người theo dõi Theo dõi NỘI DUNG CHÍNH ĐÃ BỊ ẨN BƯỚC 1: Chia sẻ bài viết. BƯỚC 2: Nhấn vào đường dẫn bạn vừa chia sẻ để mở khóa Sao Chép Mã Chọn Mã Tất cả mã bạn chọn đã được sao chép Không thể sao chép mã / văn bản, vui lòng nhấn [CTRL]+[C] (or CMD+C with Mac) để thử lại