Thiếu Lâm Tự là thế giới của Thiền và Võ, tăng nhân Thiếu Lâm coi võ thuật là một hình thức tu hành. Khi nhắc đến thuyết “thiền võ hợp nhấ...
Thiếu Lâm Tự là thế giới của Thiền và Võ, tăng nhân Thiếu Lâm coi võ thuật là một hình thức tu hành.
Khi nhắc đến thuyết “thiền võ hợp nhất” của Thiếu Lâm Tự, người ta thường nhắc đến câu nói “Thiền võ đồng nguyên, thiền chưởng quy nhất”. Câu này có thể hiểu là: thiền và võ thuật có chung nguồn gốc, cho nên thiền và chưởng (võ thuật) cùng quy về một mối.
Thiền là chủ của Võ, còn Võ là công cụ của Thiền. Lấy Thiền nhập Võ, từ đó có thể đạt tới cảnh giới cao nhất của võ thuật. Trong các bộ phim, võ thuật Thiếu Lâm luôn được mô tả theo kiểu thần bí và có uy lực cực mạnh.
Điều đó khiến nhiều người tò mò, vậy “văn hóa võ thuật” ở Thiếu Lâm được các tăng nhân hiểu thế nào, khi Thiền và Võ hợp nhất, thì tăng nhân Thiếu Lâm đạt tới cảnh giới nào.
Dưới đây là những bức ảnh ghi lại cảnh luyện tập của võ tăng Thiếu Lâm:
Chống đẩy bằng hai ngón tay
Treo ngược người trên xà
Lấy ít chống nhiều
Bích hổ du tường, một môn công phu giúp người ta đi lại trên tường
Thiết đầu công (Trong bí kíp luyện võ Thiếu Lâm, bài tập này được gọi là: Tam giác đảo lập)
Múa quyền trên trụ gỗ (Bài tập Mai hoa thung)
Treo người trên cây giữa trời tuyết lạnh ( Huyền khinh luyện công)
Dùng đầu chống ngược người (Đầu bộ đảo lập)
Trước khi tập Đầu bộ đảo lập, võ tăng phải tập dùng đầu chống xuống đất, chân tựa vào tường
Bò theo bậc thang xuống dưới (Đảo ba đài giới)
Đối luyện binh khí
Luyện tập thực chiến
Trồng cây chuối kết hợp chống đẩy bằng hai ngón tay (Nhị chỉ thiền công)
Múa quyền giữa mùa đông (Đông luyện tam cửu)
Múa quyền trên cây (Thụ thượng đả chưởng)
Rèn sự dẻo dai kết hợp tĩnh tâm (Thiên nhân hợp nhất)
Dùng chưởng múc nước trong lu (Thủy cang súy thủ)
Chùa Thiếu Lâm ở huyện Đăng Phong, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc, cách Bắc Kinh 600 km về phía Nam và cách Nam Kinh 600 km về phía Tây. Ngôi chùa bị hủy diệt và trùng tu vài lần, trở thành một trong những ngôi chùa xưa nhất của Trung Quốc.
Thiếu Lâm Phái được khai sáng bởi Đạt Ma Sư Tổ đến từ Tây Trúc được xem là đại diện cho “Võ Lâm Chính phái”.
Đệ tử của Thiếu Lâm là đàn ông, có hai loại: đệ tử xuất gia và đệ tử tục gia. Xuất gia đệ tử xuống tóc tu hành trong chùa, không can thiệp việc giang hồ. Tục gia đệ tử thì tản lạc khắp nơi, hành hiệp trượng nghĩa có thể kết hôn hay làm bang chủ.
Trung-Quốc có 3 ngôi chùa đều mang tên Thiếu Lâm: Hà Nam Đăng Phong Tung Sơn Thiếu Lâm tự, Hà Bắc Bàn Sơn Thiếu Lâm tự, Phúc Kiến Toàn Châu Nam Thiếu Lâm tự.
(Theo wikipedia)
BÌNH LUẬN