Giao thừa đến, kẻ tha hương chỉ trông chờ giờ phút này, mặc dù nó không phải phong tục của người Việt, nhưng vẫn cứ đón, theo phong tục Tâ...
Giao thừa đến, kẻ tha hương chỉ trông chờ giờ phút này, mặc dù nó không phải phong tục của người Việt, nhưng vẫn cứ đón, theo phong tục Tây phương. Tiếng pháo nổ lách tách những ngày gần tết tây, làm lòng mọi người cũng xốn xang.
Tây phương có phong tục hôn nhau khi chuông điểm 12 giờ khuya, mọi người đang ăn ở nhà, hay tại nhà hàng, hay nơi công cộng, giây phút này thiêng liêng lắm. Họ ôm hôn nhau, chúc nhau năm mới vui vẻ, những cặp tình nhân thì vui hò và hôn nhau thắm thiết, những tràng pháo hoa tung lên bầu trời, người người reo vui theo tiếng nổ rền vang trông không khí náo nhiệt nhất. Chỉ những nơi công công người Việt hay châu Á không có thói quen này, chúng ta thấy rõ rệt sự khác biệt này và đứng nhìn họ hôn nhau. Kẻ thì vui cùng họ, người thì buồn rười rượi, vì phải ăn một cái tết trái với phong tục mà khi sinh ra chúng ta đã biết, nằm xem Tivi chương trình không phải tiếng ta mà phải hòa mình vào cái vui chung ấy. Chỉ những đứa trẻ sinh ra nơi đây mới hiểu hết cái vui ấy và hưởng trọn niềm vui này.
Chúng chẳng hiểu sao cha mẹ mình không vui như chúng, chúng chưa hiểu hết ý nghĩa ngày tết nguyên đán, nên khi chúng thấy tết tây là cái tết chúng mong đợi, mong được vui chơi và thêm tuổi mới. Giờ phút giao thừa thiêng liêng của phương Tây làm cho lòng chúng ta cũng cảm thấy lắng đọng và suy nghĩ chuyện ngày xưa, gợi nhớ ngày giao thừa vui vẻ ăn uống cùng mọi người nhưng chỉ là họp mặt cho việc tụ họp đông vui, không mang ý nghĩa gì to lớn hay thiêng liêng.
Giờ giao thừa với lòng rộn rã chờ ngày tết nguyên đán đến, suy nghĩ người trong nước. Kẻ tha hương, thì tư lự ngày tết hết rồi, ngày nguyên đán có đến thì khi nào?, Tây phương họ đâu có quan tâm gì về nó, chúng ta vẫn làm việc bình thường mà, chẳng làm bánh tét hay mứt tết, chẳng cúng ông táo hay đông chí, chẳng dọn dẹp nhà cửa chờ đợi ai đến, có muốn thì cứ nấu một bửa ăn linh đình mà mời mọi người để cùng vui với mình, hay đến những nơi mà họ tổ chức cái tết ta mà có thể lát đát vài người Tây vì họ phải đến theo phong tục của người chung chăn gối, chứ họ có hiểu hết đâu ý nghĩa ngày tết ta nó thiêng liêng thế nào.
Giờ giao thừa lòng người tha hương vẫn còn thấy thiếu thốn cái gì đó xa xăm, ở lại đằng sau đó với con đò nhỏ ven sông, với cậu bé trên lưng trâu, với cánh đồng thơm ngát mùi mạ non, với trùm khế ngọt cho ta tuổi ấu thơ vui vẻ cùng cha mẹ người thân thiết, thiếu cái mà ta gọi là quê hương khúc ruột ngàn dặm.
Giã từ những nỗi buồn năm cũ 2011
BÌNH LUẬN