Với dân số ước tính khoảng 700.000, Bhutan là một trong những quốc gia cô lập nhất trên thế giới; những ảnh hưởng nước ngoài và ngành du lịc...
Với dân số ước tính khoảng 700.000, Bhutan là một trong những quốc gia cô lập nhất trên thế giới; những ảnh hưởng nước ngoài và ngành du lịch bị nhà nước quản lý để bảo tồn nền văn hoá Phật giáo Tây Tạng truyền thống. Đa số người Bhutan hoặc học tại trường Phật giáo Tây Tạng Drukpa Kagyu hoặc trường Nyingmapa. Ngôn ngữ chính thức là Dzongkha (dịch nghĩa "ngôn ngữ của dzong"). Bhutan thường được miêu tả là nền văn hóa Phật giáo Himalaya truyền thống duy nhất còn sót lại. Hôm nay, chuyên mục “phóng sự ảnh” mời các bạn cùng thực hiện một chuyến thăm Bhutan qua những bức ảnh đẹp.
Tu viện Phật giáo Paro Taktsang Palphug, hay còn có tên gọi khác là Tiger’s Nest (Hang Cọp), nằm ở quận Paro của Bhutan, ảnh chụp ngày 16/10/2011. Ngôi đền đầu tiên của tu viện này được xây dựng bên lưng đồi vào năm 1962.
Một chiếc máy bay chở khách Airbus A319-114 của hãng hàng không Drukair Royal Bhutan Airlines chuẩn bị hạ cánh xuống sân bay quốc tế ở quận Paro, Bhutan, 29/06/2009. Bên góc phải là pháo đài Paro (Paro Dzong).
Các em học sinh thể hiện trước ống kính máy ảnh qua ô cửa sổ lớp học tại một ngôi trường ở Thimphu, Bhutan, 22/09/2010.
Đỉnh núi Jomolhari hay Chomolhari thuộc hãy Himalayan, nhìn từ cửa đèo Chilela nằm giữa thung lũng Paro và Haa, ảnh chụp ngày 06/10/2010. Là đường biên giới giữa hạt Yadong của Tây Tạng và quận Paro của Bhutan, đỉnh Jomohalri có độ cao 7.350m và lần đầu tiên được chinh phục bởi một nhóm 5 nhà leo núi người Anh, dẫn đầu bởi Freddy Spencer Chapman, vào tháng 05/1937. Đến năm 2010, việc chinh phục Jomolhari gặp nhiều khó khăn vì lệnh cấm xâm phạm ngọn núi linh thiêng này của chính phủ Bhutan.
Một nhà sư phật giáo Bhutan đeo mặt nạ trong buổi luyện tập một điệu nhảy để trình diễn ở lễ cưới của nhà vua Jigme Khesar Namgyal Wangchuck và nữ hoàng tương lai Jetsun Pema, ở thủ đô Thimphu, Bhutan, 11/10/2011.
Các chủ cửa hiệu đang chuẩn bị một tấm ảnh lớn của nhà vua và nữ hoàng để treo trước cửa hiệu của họ tại Thimphu, 12/10/2011.
Một cụ già ngồi trên ban công nhìn ra bên ngoài ở thủ đô Thimphu, 12/10/2011.
Các cô gái Bhutan trong trang phục truyền thống chuẩn bị tham dự màn tập dượt trước đám cưới của nhà vui Jigme Khesar Namgyel Wangchuck ở Thimphu, 11/10/2011.
Anh Tshering Tobgay đang làm những đôi giày truyền thống tại một cửa hiệu ở Thimphu, 23/08/2011.
Hai vũ công đứng chờ vua Jigme Khesar Namgyel Wangchuck xuất hiện ở lễ cưới hoàng gia ở Punakha, Bhutan, 13/10/2011.
Khách và người dân địa phương cùng tham gia vào điệu nhảy cuối cùng, hay Tashi Labay, trong lễ cưới của nhà vua Bhutan, diễn ở Thimphu, 15/10/2011.
Vua Jigme Khesar Namgyel Wangchuck đứng ở giữa, và phía sau là nữ hoàng Jetsun Pema, tham gia điệu nhảy cuối cùng truyền thống cùng với khách ở sân vân động chính ở Thimphu, 15/10/2011.
Nghi lễ cưới giữa nhà vua và nữ hoàng được thực hiện ở sân vận động Chang Lime Thang, Thimphu, 15/10/2011. Vào ngày cuối cùng của đám cưới, có khoảng 50.000 người đã đến dự cùng với các màn biểu diễn của 500 nghệ sĩ.
Các nhà sư Phật giáo đang trình diễn một điệu múa linh thiêng trong lễ cưới của nhà vua ở SVĐ chính tại Thimphu, 15/10/2011.
Em bé ngủ trên vai mẹ trong lúc đang xem lễ cưới của nhà vua ở Punakha, Bhutan, 13/10/2011.
Nhà vua Bhutan trao cho tân nữ hoàng một nụ hôn trước hàng chục ngàn người dân đến dự ngày lễ cưới thứ 3 của ông ở SVĐ Chang Lime Thang, Thimphu, 15/10/2011.
Người dân Bhutan đứng dọc trên phố để chiêm ngưỡng vị vua của họ cùng với tân nữ hoàng ở Thimphu, 14/10/2011.
Hai cô học sinh cầm trên tay quốc kỳ Bhutan chạy xuống dốc hoà mình vào đám đông để ngắm nhìn nhà vua và nữ hoàng trên đường phố Thimphu, 14/10/2011.
Đám đông đứng chờ nhà vua và nữ hoàng trên một con phố chính ở Thimphu, Bhutan, 14/10/2011.
Nhà vua ẵm một đứa trẻ trên tay khi đi chào thần dân của ông cùng với nữ hoàng Jetsun Pema sau lễ cưới của họ ở Punakha Dzong, Bhutan, 13/10/2011.
Một người đàn ông bước đi giữa những là cờ viết lời cầu nguyện ở tu viện Taktsang, ngoại ô Paro, Bhutan, 30/04/2010.
Một tượng Phật ngồi dưới trời tuyết rơi, ở Kuensel Phodrang, Thimphu, Bhutan, 01/01/2011.
Các nhà sư mới đi tu đứng trên con đồi ở tu viện Dechen Phrodrang nhìn xuống thủ đô Thimphu, 12/10/2011.
Người dân địa phương nhảy múa xung quanh đống lửa lớn đốt bằng cỏ khô trong nghi thức “Mewang”, một nghi thức ban phép lành ở lễ hội Jambay Lhakhang Drub, ở Jakar, thuộc thung lũng Bumthang, 10/11/2011. Người dân địa phương tin rằng việc nhảy múa xung quanh đống lửa sẽ giúp họ xoá sạch mọi tội lỗi trong năm.
Một người đàn ông Bhutan đi trên cây cầu gỗ truyền thống ở Punakha, 09/12/2009. Năm thập kỷ trước, Bhutan vẫn như là một đất nước thời Trung Cổ, không có đường xá, các trường học đúng nghĩa hay bệnh viện, và rất ít tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Hiện nay, giáo dục và y tế đã được miễn phí, tuổi thọ người dân tăng từ 40 lên 60.
Trung tâm hành chính cũ của Punakha Dzong, một trong những công trình lớn nhất của đất nước Bhutan, ở Punakha, ảnh chụp ngày 13/03/2011.
Sangey, 6 tuổi, đang tập đọc trong một lớp học ở tu viện Dechen Phodrang, Thimphu, Bhutan, 18/10/2011. Có khoảng 375 nhà sư ở tại tu viện được duy trì bởi chính phủ này. Các nhà sư phải thức dậy vào lúc 5h sáng và dành 10 tiếng đồng hồ để học. Họ học cách đọc ngôn ngữ trong các văn bản cổ xưa, cùng với tiếng Dzongkha và tiếng Anh. Đạo Phật Mahayana là quốc đạo của Bhutan, mặc dù ở phía Nam vẫn còn nhiều người theo đạo Hindu. Các nhà sư đến ở tu viện từ lúc 6 đến 9 tuổi, và theo truyền thống thì rất nhiều gia đình gửi một người con trai của họ đi tu.
Một người đàn ông mặc quốc phục Bhutan đứng ở mỏm đá nơi thường diễn ra nghi lễ không táng nhìn xuống thung lũng Paro, gần đèo Chilea, nằm giữa thung lũng Paro và Haa, 05/10/2010. Không táng mà một nghi lễ mai táng truyền thống của người Tây Tạng, xác người chết sẽ được phơi giữa thiên nhiên, có cả những con chim ăn thịt.
Một người đàn chuẩn bị bữa ăn gần một chú mèo nhỏ trong căn nhà ở ngôi làng Jityang, Punakha, Bhutan, 22/03/2008.
Các nhà sư tụ họp lại để thực hiện một nghi lễ cầu nguyện cho nhà vua và nữ hoàng sau khi họ vừa cưới nhau, tại Taschicho, Thimphu, 15/10/2011.
Các nhà sư đứng bên trong tu viện Taschicho Dzong, hay còn được biết đến với cái tên “Pháo đài của tôn giáo vinh quang” (The Fortress of the Glorious Religion) ở thủ đô Thimphu, Bhutan, 27/04/2011. Tu viện Taschicho Dzong được xây dựng bởi thầy tu Shabdrung Ngawang Namgyal vào năm 1641.
Một cậu bé diễn trước ống kính máy ảnh khi đang vui chơi tại sân trường ở làng Kamjil gần biên giới Indonesia – Bhutan, 14/11/2009.
Các hoa văn truyền thống trên một cây cầu nhìn qua ngôi chợ cuối tuần ở thủ đô Thimphu, Bhutan, 20/08/2011.
Tu viện Paro Taktsang Palphug nằm ở lưng chừng núi tại quận Paro, Bhutan, ảnh chụp ngày 16/10/2011.
Các học sinh ở trường cấp hai Yangchenphug mặc trang phục truyền thống chờ đến phần trình diễn của mình trong buổi tập chuẩn bị cho đợt văn nghệ thường niên ở Thimphu, 15/08/2011.
Các lá cờ cầu nguyện được cắm ở đèo Chilea, giữa thung lũng Paro và Haa, 05/10/2010.
Các chú tiểu Sangey 6 tuổi, Tenzin 7 tuổi, Tandin 4 tuổi và Pembar 10 tuổi, nằm nghỉ sau giờ kinh cầu nguyện tại tu viện Dechen Phodrang, 18/10/2011.
Một tu viện nằm trên đỉnh đồi ở thung lũng Haa, Bhutan, ảnh chụp ngày 02/10/2010. Thung lũng Haa nằm dọc theo biên giới phía Tây của Bhutan kéo dài đến phía Bắc của vùng Tây Tạng. Thung lũng này đã đóng cửa với khách du mãi đến năm 2002.
(theo tinhte.vn)
Một số thông tin thú vị về đất nước Bhutan:
Người dân Bhutan gọi đất nước mình là Druk Yul – nghĩa là miền đất của Rồng sấm. Nằm ở phía đông dãy Himalaya, lọt thỏm giữa Tây Tạng và Ấn Độ, đối với thế giới bên ngoài, vương quốc Phật giáo Bhutan được coi là một Shangri-La (thủ phủ của khu tự trị Tây Tạng, Trung Quốc) thời hiện đại, do nguồn gốc văn hoá của đất nước này bắt nguồn từ văn hoá cổ Tây Tạng. Dấu ấn Phật giáo và nguồn gốc tôn giáo Tây Tạng có thể được nhìn thấy từ bất cứ nơi đâu trên khắp đất nước Bhutan.
Bhutan không ồ ạt phát triển ngành công nghiệp du lịch. Mỗi năm, chỉ có một số lượng rất hạn chế du khách được nhập cảnh. Đây là nơi mà hạnh phúc được coi là giàu có, nơi túi nilon và thuốc lá bị cấm, và ai cũng mặc trang phục truyền thống. Bhutan nổi tiếng vì chính sự vô danh, bí ẩn và truyền thống của mình.
Tại Bhutan, dịch vụ du lịch được quản lý khá đồng bộ và chuyên nghiệp, đất nước này không khuyến khích bạn tự do khám phá đất nước họ mà không có người hướng dẫn. Bù lại, các tour du lịch được tailor – made (thiết kế) theo ý bạn một cách linh động nhất. Chỉ khi có visa và lịch trình tour dự kiến, bạn mới có thể đặt được vé máy bay của hàng không Bhutan (DrukAir), là hãng hàng không duy nhất được phép bay vào Bhutan. Các chuyến bay chỉ có từ 2 địa điểm là Bangkok (Thái Lan) và Kolkata (Ấn Độ), cũng là điểm dừng bắt buộc của chuyến bay từ Bangkok.
Mùa du lịch cao điểm là tháng 3 – 4 và nhất là mùa lễ hội từ cuối tháng 9 đến hết tháng 11 hàng năm. Thông thường, do chính sách phát triển du lịch bền vững của Bhutan với lượng khách được duy trì không vượt quá công suất phục vụ, khách du lịch muốn đến thăm Bhutan thường đặt tour trước vài tháng (chắc chắn hơn cả là trước 6 tháng cho mùa du lịch tháng 9).
Từ Việt Nam, để đến được với đất nước Phật giáo Bhutan, nếu không phải đi theo đường công vụ, thì cách tốt nhất là bạn phải liên hệ với các công ty dịch vụ du lịch lữ hành tại Bhutan, để nhờ dịch vụ của họ về xin visa và tổ chức tour, vì Bhutan chưa có cơ quan ngoại giao chính thức tại Việt Nam. Các công ty này có thể được tìm thấy dễ dàng trên internet.
Người Bhutan trông vẻ ngoài khá giống người Tây Tạng. Họ vẫn luôn mặc trang phục truyền thống của mình (gho cho nam giới, kira cho nữ giới) trong cuộc sống hàng ngày, nhất là đối với giới công chức và học sinh, sinh viên.
Là một đất nước Phật giáo, hình ảnh các nhà sư ở mọi lứa tuổi có thể được bắt gặp ở bất cứ đâu tại Bhutan. Trẻ em trai trong độ tuổi từ 6 – 9 đã bắt đầu cuộc sống tu hành trong các ngôi chùa, nơi các nhà sư được học ngôn ngữ cổ của kinh Phật, ngôn ngữ gốc của Bhutan và tiếng Anh. Các trẻ em này sau này có thể chọn lựa cho mình một trong hai con đường: học giáo lý nhà Phật và trở thành nhà sư, hoặc với đa số, là thấm nhuần về giáo và sống cuộc sống bình thường với đức tin của riêng mình.
Đất nước nằm dưới chân dãy núi Himalaya xa xôi còn giấu trong mình biết bao bí mật chờ thế giới khám phá.
Bhutan nằm đệm giữa hai nước lớn là Ấn Độ và Trung Quốc, nhiều thế kỷ cắt đứt mối liên lạc với thế giới. Ngày nay, trong khi các quốc gia láng giềng phát triển và thay đổi rất nhanh, Bhutan vẫn kiên trì đi theo đường lối cũ: bảo vệ triệt để các di sản văn hóa và đời sống hoang dã cổ xưa.
- Nhà nước không thống kê GDP mà thống kê chỉ số hạnh phúc của nhân dân.
- Cả nước không có rượu và thuốc lá.
- Giao thông không cần đèn chỉ dẫn vì tự biết nhường nhau.
- Nếu xe cộ lỡ chẹt chết con vật nào trên đường thì sẽ dừng lại và cầu nguyện cho con vật đó.
- Mọi người đều mặc quần áo truyền thống nên không có khái niệm “sành điệu”.
- Người dân chủ yếu ăn chay và uống sữa dê, bò.
- Khi đoàn Việt Nam đi mua sắm, có người xách hộ đồ cho bạn về khách sạn và cất vào tủ trước. Người bạn đó về đến khách sạn, không thấy đồ, tưởng là bỏ quên nên gọi điện tới cửa hàng. Chủ cửa hàng vội cho ngay người mang một túi đồ khác tới khách sạn.
Trích: nucuoiviet.org
BÌNH LUẬN