Vài dòng giới thiệu về bốn chữ bình dị, dễ đọc, dễ nhớ, dễ nghe, dễ viết, dễ hiểu, dễ thực hành, dễ quên, nhưng dễ học lại của Xứ Việt. Ăn...
Vài dòng giới thiệu về bốn chữ bình dị, dễ đọc, dễ nhớ, dễ nghe, dễ viết, dễ hiểu, dễ thực hành, dễ quên, nhưng dễ học lại của Xứ Việt.
Ăn, Nói, Gói, Mở, bốn chữ bình dị, dễ đọc, dễ nhớ, dễ nghe, dễ viết, dễ hiểu, dễ thực hành, dễ quên, nhưng dễ học lại, cho bất cứ trình độ nào, không phân biệt tuổi tác, giới tính, giai cấp, màu da, tôn giáo… đã trở thành một cuốn sách bình dân, ứng dụng thực tế, bổ ích.
Ăn, Nói, Gói, Mở, là các chủ đề mang tính áp dụng thực tiễn, với các cách diễn đạt rõ ràng, đơn giản, qua các ví dụ, được lấy từ trong cuộc sống của hệ này sang hệ khác.
Giá trị cốt lõi của bốn chữ bình dị đã kể trên được xem là nền tảng cho mọi hoạt động gắn liền với một đời người và có thể dùng nó rất dễ dàng chỉ cần thêm một chữ Học ở đằng trước của từng chữ.
Trong những câu ca dao của Việt Nam luôn đề cao sự đa dạng của nền giáo dục nhân bản qua những chữ: Học ăn, học nói, học gói, học mở.
Biết ăn, biết nói, biết gói, biết mở, trong cuộc sống của mình cũng như cho người, là hạt nhân để xây dựng nền tảng chung của “Văn hóa xã hội”.
Học gói để biết gói những gì cần gói và không nên gói. Học mở để biết mở những gì cần mở và không nên mở… là cách rèn luyện cho con người phù hợp theo từng hoàn cảnh, từng đối tượng… để nắm được chìa khóa của hạnh phúc đời mình.
Để gói lại những hình ảnh đẹp của cuộc sống, thì đây là những câu ca dao bình dân của Việt Nam tham khảo cho vui, không bắt buộc cần phải nhớ, mà chỉ biết Học để biết học những gì cần học và không nên học như sau:
Ăn ốc nói mò, ăn măng nói mọc, ăn cò nói bay, Ăn quen nhịn không quen, Ăn quen bén mùi, Ăn quen chồn đèn mắc bẫy, Ăn xong không chùi mép, Ăn một miếng tiếng cả đời, Ăn xong quẹt mỏ, Ăn vỏ khoai lang, trả tiền bánh rán , Ăn phải nhai, nói phải nghĩ, Ăn một nơi, nằm một chốn, Ăn lúc đói, nói lúc hay, Ăn no hôm trước, lo được hôm sau, Ăn ở thiện, có thiện thần biết, Ăn ở ác, có ác thần hay, Ăn thật làm giả, Ăn thì hay cày thì nằm vạ, Ăn vặt quen miệng làm biếng quen thân, Ăn trước mắt, nói trước mặt, Ăn nhìn xuống, uống nhìn lên, Ăn tùy chốn bán vốn tùy nơi,
Nói ngọt lọt đến xương, Nói người, chẳng nghĩ đến ta, Thử sờ lên gáy, xem xa hay gần, Nói như chó ngáp, Nói như dùi đục chấm mắm nêm, Nói như con vẹt, Nói như đóng đinh vào cột, Lời nói chẳng mất tiền mua. Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
Gói trọn tâm tình, Gói trọn bóng hình, Gói trọn cả ổ, Gói trọn niềm vui, Gói trọn mùi đời, Gói Trọn Lộc Tài…
Mở mắt là mở mồm, Mở miệng mắc quai, Mở mặt mở mày, Mở lượng hải hà, Mở rộng tầm nhìn, Mở rộng cửa chùa, Mở rộng dễ thấy, mở hẹp khó tìm…
Trẻ cậy cha, già cậy con, Trai khôn tìm vợ chợ đông, gái khôn tìm chồng giữa chốn ba quân…
Để Mở rộng cho những bạn thích tìm về cái hay của chữ Việt, thì Xứ Việt của mình còn rất nhiều câu ca dao và chỉ cần: ta về ta tắm ao ta, dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn thì sẽ thấy sự kết tinh, lắng đọng của ao nhà.
Kính bút
TS Huệ Dân
BÌNH LUẬN