Lá cẩm hái vô, khoảng 1 nắm tay lựa bỏ những lá héo và lá xấu đi, rửa sạch lá và cọng để riêng. Đâm cọng cho dập nát kế bỏ lá vào đâm cho ...
Lá cẩm hái vô, khoảng 1 nắm tay lựa bỏ những lá héo và lá xấu đi, rửa sạch lá và cọng để riêng. Đâm cọng cho dập nát kế bỏ lá vào đâm cho dập. Xong chế vào 2 chén nước. Dùng đũa quậy đều bắt lên bếp nấu cho cạn bằng mặt xác lá cẩm, xong bắt nồi lá cẩm để nguội chắt nước đầu để riêng tiếp đến chế thêm khoảng 1/4 cup nước lạnh. Dùng chày đâm tiêu bằng gỗ cà mạnh vào xác lá cẩm và chắt nước thứ 2 để riêng và tiếp nước thứ 3,4,5. Sau đó bỏ xác. Tìm 3 cái lọ nhỏ để dành nước loại 1,2,3. Loại số 4 và 5 đổ chung vô 1 cái hộp nhỏ hay cái ly cà phê không (thường khi đi mua cà phê ở food to go) không đậy nấp để vào tủ lạnh phía trên ngăn lạnh nhất. 1 hay 2 ngày sau trên mặt ly sẽ đóng 1 lớp đá trong. Lấy lớp đá đó bỏ đi thì nước đó là nước số 3. Lấy nước này đổ vào lọ số 3.
Khi ngâm nếp màu lá cẩm thì lấy nước số 3 ngâm. Nhớ là khi ngâm nếp chỉ ngâm dưới mặt nếp một chút vì khi xào nếp lá cẩm thấy màu không đẹp thì thêm vào nước số 1 hoặc số 2 theo ý của mình. Nên biết vì là một loại chất loãng chứ không phải như màu lá dứa loại lá dứa này là chất đặc kẹo trong chai nhỏ nên khi xào nếu nhiều nước thì nếp nhão, khi nấu đúng giờ như trong công thức thì khi cắt bánh sẽ nhão.
Cám ơn cô Mỹ Lệ đã chia sẻ cách nấu lá cẩm để có được màu tím thật đẹp .
Nam Mô A Di Đà Phật
Diệu Sương – Bài hướng dẫn của Cô Phạm Mỹ Lệ cho các em thiếu nữ GĐPT Liên Hoa
CĐO – Giới thiệu cây lá cẩm
Là loại cỏ thấp sống nhiều năm, cao từ 40-50 cm, tỏa ra nhiều nhanh.Thân nhẵn, đường kính 1-2mm.
Lá hình trứng, mọc đối, cụm hoa ở ngọn ,cánh hoa màu tím nhạt .
Quả nang dài 1,5 cm. Cây mọc hoang hoặc được trồng để lấy màu tím từ lá để nhuộm bánh hoặc xôi,đây là loại lá nhuộm màu thực phẩm đẹp không đôc.
Cây có vị ngọt nhạt, tính mát có tác dụng thanh phế nhiệt chỉ khái (giảm ho) chỉ huyết ( cầm máu). Nếu phối hợp với các vị thuốc khác trị được các chứng viêm phế quản nhiều đườm , tiêu lỏng, xuất huyết, chấn thương gân cơ bị bầm dập.
Nếu trị viêm phế quản, nhiều đườm thì nấu lên để uống theo bài thuốc sau:
- Cành và lá Cẩm: 40g,
- Tang bạch bì: 20g,
- Cát cánh:20g,
- Mạch môn:20g.
BÌNH LUẬN