Nguồn gốc Tết Nguyên Tiêu Ngày rằm tháng giêng âm lịch là tết Nguyên Tiêu một trong những ngày tết truyền thống, cũng là nga...
Nguồn gốc Tết Nguyên Tiêu
Ngày rằm tháng giêng âm lịch là tết Nguyên Tiêu một trong những ngày tết truyền thống, cũng là ngày cuối trong cả dịp Tết Xuân.
Tết Nguyên Tiêu cũng gọi là Nguyên Tịch, Nguyên Dạ còn gọi là tết Thượng Nguyên. Đêm rằm tháng giêng là đêm trăng tròn đầu tiên trong năm mới theo Âm lịch. Đêm hôm đó, trong dân gian TQ từ trước đến nay đều có tập trước treo hoa đăng, vì vậy Tết Nguyên Tiêu còn gọi là tết “Hoa Đăng”.
Ngắm đèn ăn bánh trôi là hai phong tục chính trong ngày tết Nguyên Tiêu của người Trung Quốc. Vậy tại sao Tết Nguyên Tiêu lại treo đèn ? nghe nói, năm 180 trước Công nguyên, vua Hán Văn- nhà vua đời Tây Hán của TQ được lên ngôi đúng vào ngày rằng tháng giêng. Để chúc mừng, nhà vua Hán Văn quyết định lấy ngày rằm tháng giêng là ngày hội Hoa Đăng. Hàng năm vào tối ngày rằm tháng giêng, nhà vùa đều ra khỏi cung để đi dạo cùng chung vui với người dân. Ngày hôm đó, nhà nào nhà nấy, trên khắp các ngả đường, thôn xóm đều treo đủ các loại đèn với muôn hình nghìn vẻ để mọi người thưởng thức. Đến năm 104 trước công nguyên, tết Nguyên Tiêu đã chính thức trở thành ngày tết lớn của nhà nước. Quyết định này, khiến quy mô của ngày tết Nguyên Tiêu được mở rộng hơn nữa. Theo quy định, ở những nơi công cộng và nhà nào nhà nấy đều phải chăng đèn kết hoa, nhất là những khu phố đông đúc và trung tâm văn hóa phải tổ chức hội Hoa Đăng, triển lảm Hoa Đăng rất long trọng; Già trẻ gái trai đi xem hoa Đăng , đoán câu đối trên Hoa đăng, múa đèn Rồng thâu đêm v,v, về sau năm nào cũng vậy, dần dần thành thói quen và truyền từ đời này sang đời khác. Theo ghi chép, năm 713 trước công nguyên, ở kinh thành Trường An trong đời nhà Đường đã làm “núi đèn” rất lớncao khoảng 7 mét, với hơn 50 nghìn các loại đèn màu.
Những đèn màu trong ngày tết Nguyên Tiêu, thường làm bằng giấy màu sặc sỡ, với đủ các tạo hình như non nước, các kiến trúc, các nhân vật, Hoa cỏ, chim muông v,v,trong đó đèn ngực bay là có đặc sắc của TQ nhất. Đèn ngực bay là một trò chơi, nghe nói đã hơn một nghìn năm lịch sử. Trong đèn này có lắp một bánh xe, khi thắp chiếc nến trong trong đèn, thì nhiệt độ lên cao khiến cho bánh xe quay, qua đó đẩy con ngựa giấy trên bánh xe chạy. Bóng ngựa hiện lên chụp đèn, nhìn từ bên ngoài như thấy ngực đang phi nược đại, trông rất sống động.
Tết Nguyên Tiêu ăn bánh trôi cũng là một tập tục lớn. Vào khoảng đời nhà Tống (năm 960 công nguyên cho đến năm 1279 công nguyên), khi ăn tết này, trong dân gian bắt đầu thịnh hành một loại thức ăn mới lạ. Nhân bằng các loại hoa quả, bên ngoài lấy bột gạo nếp gói thành từng viên tròn, rồi nấu chín, ăn thơm ngon, ngon miệng. Về sau gọi là “bánh trôi”. Bánh trôi phát triển đến tận ngày nay, phong vị bánh trôi của mỗi địa phương cũng không giếng nhau.
Trong ngày tết Nguyên Tiêu, ngoài ngắm đèn, ăn bánh trôi, còn có rất nhiều hoạt động vui chơi giải trí khác như diễu hành, múa lân sư rồng…
Tết Nguyên Tiêu của người Việt Nam
Phật giáo trong hơn ngàn năm du nhập vào Việt Nam đã gắn kết các phong tục văn hóa của Việt. Rằm tháng giêng không phải là một ngoại lệ, từ một ngày lễ hội xa lạ có nguồn gốc từ Trung Hoa đã biến đổi thành một ngày Tết mang bản sắc rất riêng của người dân Việt thấm nhuần Phật pháp. Rằm tháng giêng làm một trong 4 ngày rằm lớn trong năm mà người Việt đặc biệt là Phật tử thường viếng chùa lễ Phật cầu gia đạo bình an, phong điều vũ thuận, quốc thái dân an. So với rằm tháng Tư (Phật đản) và rằm tháng Bảy (Vu Lan) thì rằm tháng giêng không quan trọng bằng.
Do rằm tháng giêng trùng hợp với lễ Thượng nguyên và Tết Nguyên tiêu trong dân gian, đồng thời ngày này là rằm đầu tiên của năm mới, thời điểm thích hợp nhất để cầu nguyện an lành cho cả năm, nên thu hút sự tham gia đông đảo của giới Phật tử và toàn thể dân chúng. Thành ngữ “Lễ Phật quanh năm không bằng rằm tháng Giêng” đã nói lên tầm quan trọng của hội rằm tháng Giêng trong tâm thức người Việt
Đối với hầu hết các chùa Việt, trọng tâm của hội rằm tháng Giêng là lễ cầu quốc thái dân an, cầu nguyện an lành, khỏe mạnh, no đủ, thịnh vượng và phát triển cho bá tánh và đất nước. Vì thế, ngày càng đông người đến chùa, lễ Phật, cầu nguyện trong hội rằm tháng Giêng là một tín hiệu tốt, thể hiện rõ nét tinh thần “Đạo pháp và Dân tộc”. Khi chùa chiền được tự do sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo, được sửa chữa trùng tu to đẹp khang trang cùng với sự quan tâm khôi phục các lễ hội văn hóa truyền thống dân tộc của các cấp chính quyền và nhất là ý thức tìm về những giá trị sống của tổ tiên thông qua các lễ hội văn hóa của nhân dân được đánh thức, thì việc tham dự đông đảo các lễ hội như hội rằm tháng Giêng là điều bình thường.
Khá nhiều chùa chiền nhân dịp tết Nguyên Tiêu đã lập đàn Dược Sư, tụng kinh Dược Sư trong suốt tháng Giêng (hoặc từ mùng 8 đến rằm tháng Giêng), khuyến khích Phật tử tham gia tụng niệm rồi phục nguyện hồi hướng công đức an lành cho Phật tử. Thiết nghĩ, đây cũng là một cách tu tập, cầu nguyện có hiệu quả nhất để đem lại phước báo an lành như mong cầu của mọi người trước thềm năm mới.
Lễ Hội Đèn Lồng Hội An
Thời gian gần đây ở Hội An có tổ chức Lễ Hội Đèn Lồng Hội An định kỳ hằng năm vào dịp Tết Nguyên Tiêu. Đây là một lễ hội ban đầu được tổ chức với mục đích quảng bá du lịch nhưng dần dà đã đi vào tâm thức của người dân Hội An. Trong lễ hội Đèn Lồng Hội An có rất nhiều chương trình tiết mục biểu diễn văn nghệ xen kẽ với rất nhiều các hoạt động nghệ thuật như sắp đặt đèn lồng, thi đèn lồng nghệ thuật, trang trí lồng đèn, bắn pháp hoa nghệ thuật… đặc biệt Lễ Hội Đèn Lồng Hội An kéo dài từ trước tết âm lịch cho đến cuối tháng giêng âm lịch tái hiện nhiều truyền thống văn hóa phong tục Việt Nam như: lễ thượng nêu, gói bánh tét, hoa đăng trên sông… Trong khoảng thời gian này nhà nhà ở Hội An đều treo đèn lồng, loại đèn lồng đặc biệt do người dân Hội An làm ra.
Một số tác phẩm đèn lồng trong các cuộc thi Đèn Lồng Hôi An:
Mỗi đèn mỗi ý nghĩa lung linh
Đèn "Gánh xuân về phố cổ"
Đèn tạo hình phố cổ soi mình bên sông Hoài
Hương vị sắc xuân
Tác phẩm "Mắt miêu mừng xuân"
Vượt vũ long môn
Hồng Hòa Vi (tổng hợp)
BÌNH LUẬN