Cá tháng Tư là ngày đầu tiên của tháng 4, ngày mà mọi người trên thế giới có thể nói khoát với nhau cho vui mà không sợ bị người kia giận ...
Cá tháng Tư là ngày đầu tiên của tháng 4, ngày mà mọi người trên thế giới có thể nói khoát với nhau cho vui mà không sợ bị người kia giận dữ. Trong ngày này, mọi người đi nói khoác với nhau càng nhiều càng tốt và ở một số nơi thì việc nói khoác này sẽ kết thúc vào buổi trưa. Nếu sau buổi trưa còn ai tiếp tục nói khoác thì vận đen sẽ ập tới với người đó.
Cho tới bây giờ nguồn gốc chính xác của ngày Cá tháng Tư vẫn chưa được lộ rõ. Tại sao lại là ngày đầu tháng 4 và tại sao lại nói khoác với nhau? Một giả thuyết cho rằng đó là ngày đánh dấu mùa xuân tới (ở phương Tây) trong khi giả thuyết khác cho rằng đây là ngày kết thúc Đại Hồng Thủy và kết thúc chuỗi ngày lênh đênh trên biển của Noah, người đã được Chúa chỉ bảo để đóng thuyền.
Giả thuyết được chấp nhận rộng rãi nhất bắt nguồn từ cuối thế kỷ XVI khi mà lịch Julian (lấy tên từ Julius Caesar) được thay thế bởi lịch Gregorian. Trong lịch Julian cũ, năm mới bắt đầu từ 25 tháng 3 và ngày lễ kỷ niệm năm mới thường được tổ chức sau đó 1 tuần (tức là rơi vào khoảng 1/4) vì tuần có ngày 25/3 lại vướng vào Holy Week. Do vậy sau khi đã đổi lịch sang lịch mới và kỷ niệm năm mới vào ngày 1/1, một vài người vẫn muốn ăn Tết lần thứ hai bằng cách lừa mọi người nhớ lại rằng 1/4 mới là ngày lễ kỷ niệm năm mới. Trong ngày đó, người đi lừa thường mời người bị lừa tới các bữa tiệc mừng năm mới không tồn tại trên thực tế.
Ngày nay, ở Anh người ta gọi những người bị lừa trong dịp 1/4 là “April Fool”, ở Scotland thì được gọi là “gowk” cũng có nghĩa là fool – kẻ ngốc. Người Pháp thì gọi những người bị lừa là Poissons D’Avirl có nghĩa là “những con cá tháng Tư” và có lẽ do ảnh hưởng của người Pháp nên ở Việt Nam chúng ta cũng gọi ngày này là ngày Cá tháng Tư.
MỘT SỐ TRÒ CÁ THÁNG TƯ NỔI TIẾNG
Ngày 1/4/1957, kênh truyền hình BBC, chương trình thời sự Panorama, đã phát một bộ phim ngắn giới thiệu cách trồng và thu hoạch mì ống có độ dài kỉ lục. Đoạn phim quá ấn tượng đến nỗi sau chương trình, không biết bao nhiêu khán giả đã gọi điện đến đài để hỏi làm cách nào mà nông dân Thụy Điển lại trồng mỳ spaghetti ở trên cây được như thế?..
Click vào link này để xem lại đoạn video ấn tượng .trên youtube
Panorama - April Fool's Day Hoax - Spaghetti Harvest - 1st April 1957
Đến năm 1965, lại thêm một “quả lừa” khác mà nhiều người vẫn tin: BBC thông báo có 1 thiết bị mới cho phép truyền tải mùi vị qua sóng điện từ đài truyền hình tới khán giả. Thế là hàng trăm người gọi điện tới xin “ngửi” thử.
Ngày cá tháng Tư năm 1950, chương trình thời sự đài truyền hình Hà Lan đưa tin: Tháp nghiêng Pisa đã bị đổ hoàn toàn. Trước tin này, rất nhiều người đã “choáng” nặng và gọi điện tới đài bày tỏ sự tiếc nuối. Cũng cơ quan này, trong ngày 1/4 năm khác, thông báo: chính phủ Hà Lan đã có thiết bị công nghệ mới, cho phép dò ra những máy thu hình “xem chui”- tức là không trả tiền cho đài truyền hình, tuy nhiên thiết bị này bị vô hiệu hóa nếu TV được bọc trong tấm chắn thép. Ngay lập tức chỉ trong vài giờ đồng hồ, các loại lá thép ở các cửa hàng trong cả nước bán hết veo.
Một trò đùa nổi tiếng khác là kì World Cup 2006 ở Đức. Ngày 1/4/2006 đài truyền hình SAW tung tin một virus đã phá hủy hệ thống bán vé làm 500 vé đã đặt trước đều tan thành mây khói. Hơn 600 người đã đệ đơn kiện khi biết đó chỉ là một bản tin vịt trong ngày Cá Tháng Tư.
Hồng Hòa Vi
(tổng hợp)
BÌNH LUẬN