# Header

$show=/p/news.html$type=grid$c=4$a=0$m=0$tbg=rainbow$sn=0$rm=0

$hide=/p/news.html

THỜI SỰ$show=/p/buddhism.html$c=4$type=sticky$au=0$date=1$cm=0$va=0$cl=#782121

QUAN ĐIỂM - GÓC NHÌN$show=/p/buddhism.html$c=3$type=three$h=320$m=0$sn=0$rm=0$cl=#782121$va=0

TU HỌC - PHẬT PHÁP$show=/p/buddhism.html$c=3$type=left$m=0$cl=#782121$va=0

NGHỆ THUẬT PHẬT GIÁO$show=/p/buddhism.html$c=3$type=right$m=0$cl=#782121$va=0

BÀI CŨ HƠN_$show=/p/buddhism.html$c=21$type=blogging$m=0$cl=#782121$page=1

TIN TỨC GĐPT$show=/p/gdpt.html$c=4$type=sticky$au=0$date=1$cm=0$va=0$cl=#008000

TÂM TÌNH LAM$show=/p/gdpt.html$c=3$type=blogging$au=0$cm=0$date=1$cl=#008000$va=0

HOẠT ĐỘNG THANH NIÊN$show=/p/gdpt.html$c=3$type=three$h=320$m=0$sn=0$rm=0$cl=#008000$va=0

NHỮNG DÒNG LAM SỬ$show=/p/gdpt.html$c=3$type=left$m=0$cl=#008000$va=0

VĂN NGHỆ GĐPT$show=/p/gdpt.html$c=3$type=right$m=0$cl=#008000$va=0

BÀI CŨ HƠN_$show=/p/gdpt.html$c=21$type=blogging$m=0$cl=#008000$page=1

TỪ THIỆN XÃ HỘI$show=/p/hdxh.html$c=4$type=complex$M=0$cl=#00A99D$va=0

HOẠT ĐỘNG NGUOIAOLAM.NET$show=/p/hdxh.html$c=3$type=three$h=320$m=0$sn=0$rm=0$cl=#00A99D$va=0

CỘNG ĐỒNG$show=/p/hdxh.html$c=6$type=carousel$m=0$cl=#00A99D$va=0

BÀI CŨ HƠN_$show=/p/hdxh.html$c=21$type=blogging$m=0$cl=#00A99D$page=1

VĂN HÓA$show=/p/life.html$c=4$type=sticky$au=0$date=1$cm=0$cl=#ff6600$va=0

CHỦ ĐỀ KHÁC$show=/p/life.html$c=3$h=320$type=three$m=0$sn=0$rm=0$cl=#ff6600$va=0

DU LỊCH TÂM LINH$show=/p/life.html$c=3$type=left$m=0$cl=#ff6600$va=0

SỨC KHỎE - ĂN CHAY$show=/p/life.html$c=3$type=right$m=0$cl=#ff6600$va=0

BÀI CŨ HƠN_$show=/p/life.html$c=21$type=blogging$m=0$cl=#ff6600$page=1

$show=/p/tu-sach.html$type=three$h=320$c=30$rm=0$a=0$m=0$i=1$sn=0$ho=https://ebook.nguoiaolam.net/

$show=/p/tvn.html$type=three$c=30$rm=0$a=0$m=0$i=1$sn=0$$ho=https://tv.nguoiaolam.net/

$show=/p/tin-tuc-gdpt.html

$show=/p/tin-tuc-phat-giao.html

PHẬT GIÁO$show=/p/news.html$type=complex$c=4$va=0$a=0$m=0$i=1

TIN TỨC GĐPT$show=/p/news.html$type=three$c=3$va=0$h=300$m=0$sn=0$rm=0$i=1

GIA ĐÌNH PHẬT TỬ$show=/p/news.html$type=blogging$c=3$va=0$m=0$i=1

$show=/p/news.html$type=three$c=9$va=0$spc=0$rm=0$a=0$m=0$i=1$sn=0$ho=https://tv.nguoiaolam.net/

HOẠT ĐỘNG - TỪ THIỆN$show=/p/news.html$type=left$c=3$va=0$a=0$m=0$i=1

ĐỜI SỐNG TÂM LINH$show=/p/news.html$type=right$c=3$va=0$a=0$m=0$i=1

MỚI CẬP NHẬT$show=/p/news.html$type=blogging$c=7$va=0$pages=1$i=1$m=0

Sào ruộng hương hỏa

Truyện ngắn phật giáo sào ruông hương hỏa, bán sào ruông đi để mua cái chữ mua kiến thức

Ông Huynh, ông nội thằng Chi, đi lính khố xanh. Trước Cách mạng Tháng Tám, ông xin giải ngũ về quê, làng Gia Trình. Gom được một mớ tiền lương, ông mua năm sào ruộng cạn. Ông Huynh không có bao nhiêu chữ, nhưng ông nói lắp bắp được tiếng Tây. Dù là tiếng bồi, thiên hạ làng Gia Trình cũng nể ông.

sao-ruong-huong-hoa

Sáu người con của ông Huynh ai cũng sao sáo như lúa tháng Giêng. Chỉ có cha thằng Chi là èo uột. Người nhỏ nhắn, gầy còm. Bà nội thằng Chi kể lại: hồi nhỏ, bà đi coi thầy, nói cha thằng Chi khó nuôi, phải bồng đi ăn xin mười hai chợ, may ra mới nuôi được. Thế là bà Huynh phải lận đận xách bị, cõng đứa con trai thứ năm đi ăn xin, chẳng những thế, ông thầy pháp còn đặt cho thằng Chi cái tên xấu xí để ma quỷ không dám vọc tới: “thằng Cán Vá”. Vì con, bà Huynh quên cả nắng mưa. Ở cái xứ mà mùa nắng thì trời như đổ lửa còn mùa đông thì lạnh xé da nứt môi, bà cõng thằng Cán Vá trên vai lang thanh qua mười hai cái chợ “ăn xin làm phép”, cầu phúc cho đứa con “quý tử”. Cơ khổ biết chừng nào! Bà tin rằng cái chợ thứ mười hai sẽ đem lại cho con bà một tương lai tốt đẹp. Thật là mơ hồ! Nhưng tình yêu của mẹ dành cho con lớn như trời biển; bà Huynh vượt qua hết mọi thứ trở lực để đến cái chợ cuối cùng, cái chợ mang tên vị hoàng hậu thời vua Thiệu Trị. Hoàng hậu Hồ Thị Hoa. Ngày ấy, chợ Đông Ba nằm phía cửa Đông trong thành nội Huế, được gọi là chợ Đông Hoa. Sau này ngôi chợ ấy được dời ra phía bờ sông Hương gần cầu Tràng Tiền cho tiện việc chuyển vận hàng hóa, và được gọi trại đi là chợ Đông Ba, nên mới có câu “Chợ Đông Ba đem ra ngoài giại / Cầu Tràng Tiền lấp lại xi mon (ciment) / Ôi người lỡ vận chồng con / Vô đây gá nghĩa vuông tròn có được không?”.

Cuộc “hành hương” bất đắc dĩ của mẹ con bà Huynh đã để lại dấu ấn hằng sâu trong gia đình ông lính khố xanh. Từ đó thằng Cán Vá trở thành cậu ấm cầu tự, được nuông chiều từ tấm áo cho đến miếng ăn. Bà Huynh gần như dành hết tình thương cho Cán Vá. Đôi khi mấy đứa em của cậu ta cũng ganh tỵ. Lớn lên, Cán vá được học nhiều hơn các anh chị. Và không biết có phải nhờ hơi hám cũng như sự phồn hậu của mười hai cái chợ ấy hay không mà Cán Vá thong minh hơn đám bạn bè trong lớp. Hồi ấy thi vào đệ thất (cấp một chuyển qua cấp hai) khó lắm! Thế mà Cán Vá đỗ đầu trường làng Gian Trình, phải lên phố Huế để học. Ông bà Huynh mong ước như thế cho con cái đổi đời, chứ quanh năm cày xới mấy sào ruộng cạn chẳng thấy dư dả chút nào.

Làng Gia Trình ở miệt ngoài cửa Thuận An, ruộng vườn chẳng có bao nhiêu, đám thấp đám cao, quanh năm gió biển. Cái ăn, cái mặc cũng phải tằn tiện, vất vả lắm mới đủ cho con ăn học. Mỗi tuần, mấy chị thay nhau mang gạo mắm lênh phố cho Cán Vá suốt bốn năm học cấp hai. Đỗ kỳ thi trung học đệ nhất cấp, Cán Vá đậu luôn kỳ thi vào trường Quốc Học. Danh giá đấy chứ. Ở cái làng Gia Trình này, đếm trên đầu ngón tay mấy đứa được vào Quốc Học? Bà Huynh thấy long ấm lại, chẳng còn biết nhọc nhằn gì nữa. Bà hãnh diện khi nhớ đến những ngày cõng Cán Vá đi ăn xin cầu phúc. Bà mỉm cười một mình, đôi mắt long lanh nhìn về phía con đường chạy lên phố Huế…Ông Huynh thở phào nhẹ nhõm, dắt chiếc xe đòn dông ra sân rồi đạp thẳng lên Huế thăm thằng con Cán Vá cho nó chút tiền tiêu vặt. Ông nói như tự hào: “Bây giờ Cán Vá lớn khôn rồi đấy, nó biết tìm chỗ làm gia sư để có miếng cơm, chổ ở đàng hoàng, ngẩng mặt lên mà bước vào cổng trường Quốc Học”. Các cụ ngày xưa, khoa bảng, danh nhân, các nhà cách mạng…cũng xuất thân từ cái lò đào tạo trí thức này. Ai mà không ham.

Thời gian qua nhanh như những tia chớp mưa chiều. Ông bà nội thằng Chi qua đời ở cái tuổi đại thọ. Mấy mươi năm trong nghề dạy học, Cán Vá cũng đã về hưu. Tưởng chừng như mới đó, mới đây. Ông nội thằng Chi trước khi ra đi đã để lại tờ di chúc như một tờ hịch cho sáu người con: “Cha có tám sào ruộng, chia cho mỗi đứa một sào. Hai sào còn lại là đất hương hỏa để thờ tự ông bà cha mẹ, cha giao cho thằng Sơ. Phải cho con cháu học hành tới nơi tới chốn. Phải lấy nhân, nghĩa, lễ, trí, tín mà sống với đời. Các con phải sống lương thiện và tự hào như cha”.

Ra trường làm thầy giáo, con trai ba Sơ được bổ nhiệm về dạy ở trường cấp hai Gia Trình. Với chút ít vốn liếng tiếp thu ở trường sư phạm, giáo viên trẻ Trần Hải tin rằng mình có đủ kiến thức để trưởng thành. Thực ra, cái vốn tri thức của Trần Hải chỉ như hạt cát trong sa mạc. Những lúc cha con ngồi nói chuyện, ba Sơ cảm thấy lo lắng, nao nao trong long. Ông ta không thể nào yên tâm được, khi nghĩ đến cái di chúc của người cha. Ông cũng không đủ sức để mở mang kiến thức cho con mình hơn thế được. Nhưng nếu như nó thỏa mãn với cái nghề làm thầy giáo và nó dừng lại ở đây thì có khác chi một con vẹt. Ba Sơ suy nghĩ, mình không thể đầu hàng. Ông cố tìm xem nguyên nhân nào khiến lớp trẻ ngày nay phần lớn thụ động và kiến thức bị hạn chế; và ông thấy chỉ vì một lý do duy nhất: họ không chịu đọc sách. Sách. Chỉ có sách mới có thể giúp cho con người ta mở mang kiến thức về mọi mặt. Ba Sơ tin chắc như thế. Nhưng biết làm thế nào đây để cho con ông chịu đọc và có nhiều loại sách để nó đọc? Ba bốn đêm rồi ông mất ngủ. Ông đem chuyện này ra bàn với Cán Vá và mấy chú em trong ngày giỗ mẹ…

Câu chuyện “kiến thức và sách” trở thành đề tài bàn luận sôi nổi trong ngày giỗ bà nội thằng Chi, thằng Hải. An hem nhà Cán Vá đều có cái nhìn chung cuộc, rằng chính hai sào ruộng hương hỏa là mấu chốt để giải cứu vấn đề kiến thức và sách cho con cháu nhà họ Trần. Hơn tháng sau, một tủ sách lớn với hàng trăm đầu sách đã được bày biện hoành tráng bên phía tả nhà thờ tự họ Trần làng Gia Trình. Bữa giỗ mẹ, trước bàn thờ tổ tiên, ba Sơ cuối đầu vái: “Xin ông bà tổ tiên, cha mẹ…cho con bán bớt một sào ruộng hương hỏa để sắm một tủ sách cho con cháu đọc, nhờ đó mà học hỏi them, mở mang kiến thức, mà sống với đời thêm nhuần thiện”.

Hoàng Quy
(theo Blog VHPG)

BÌNH LUẬN

Name

ăn chay,441,báo chí,1,BBT,2,biên khảo,12,cảm tác,120,câu chuyện đầu ngày,1,câu chuyện lửa tàn,1,chia sẻ,45,chủ đề khác,24,chuyện ăn chay,50,cộng đồng,14,cổng trại,6,đi và viết,10,Diệu Hoàng,11,đố vui phật pháp,4,đời sống,601,du khảo,1,du lịch,56,Đức Phật A Di Đà,12,Đức Quảng,1,GĐPT,114,GĐPT QĐSG,5,GĐPT Quốc Nội,5,GĐPT Thế Giới,1,ghi chép,25,Giác Đạo,1,giáo dục gđpt,10,góc nhìn,13,gút (nút) dây,6,hành chánh gđpt,1,HĐXH,70,hoạt động,18,hoạt động thanh niên,23,huấn luyện gđpt,2,khoa học,9,kiến trúc,6,kinh chú,4,kinh điển,5,kỹ mỹ thuật,11,lam sử,6,lễ hội,3,mật thư,1,Minh Thi,1,món bánh,13,món chay,335,món chè,9,món chính,1,món mứt,2,mỹ thuật,69,nếp sống,150,nghệ thuật,261,nghi thức,8,nghiên cứu,42,Ngọc Hằng,7,người ăn chay,7,Nguyên Hiệp,1,nhân vật,4,nhiếp ảnh,2,pháp âm,82,pháp phục,6,pháp thoại,43,phật đản - an cư,7,phật giáo,972,phật giáo thế giới,40,phật pháp,360,phật pháp & tuổi trẻ,1,phật pháp vấn đáp,39,phim nhạc,29,phóng sự,106,phóng sự ảnh,53,quán chay,12,sách nói,5,sự kiện,85,sức khỏe,38,tâm tình lam,65,thắng cảnh,18,thánh tích,2,Thích Chơn Thiện,5,Thích Giác Nhiên,1,Thích Minh Châu,34,Thích Minh Thế,2,Thích Nhất Hạnh,1,Thích Nhật Từ,1,Thích Tâm Mẫn,25,Thích Thái Hòa,1,Thích Trí Tịnh,3,thơ văn,153,thời sự,350,thủ công trại,7,thực tập hạnh phúc,21,thức uống,3,tiêu điểm,161,tìm hiểu,128,tin tức,190,tin tức gđpt,8,tổ chức gđpt,7,trại - lửa trại,3,Triệu Minh Thi,2,truyện,14,truyện cổ phật giáo,22,truyền tin,5,tu học gđpt,4,tủ sách pdf,108,từ thiện,38,tự viện,31,văn hóa,83,văn nghệ gđpt,19,videos,1,vu lan - báo hiếu,25,xuân - thành đạo,71,
ltr
item
Người Áo Lam: Sào ruộng hương hỏa
Sào ruộng hương hỏa
Truyện ngắn phật giáo sào ruông hương hỏa, bán sào ruông đi để mua cái chữ mua kiến thức
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjMySaapaKw2JD6HzzuExy_ao0-2vpZd0yVhmn2Pu0cleQ5pU4Ls97UnoKY_AtXYk6reJlxhbkRY4VpZMeM-La3GW1YtC09dkPwf8ifp221FvMdAmY1WvgvBCLvkwPiQmwDa-zGBKpcf5g/?imgmax=800
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjMySaapaKw2JD6HzzuExy_ao0-2vpZd0yVhmn2Pu0cleQ5pU4Ls97UnoKY_AtXYk6reJlxhbkRY4VpZMeM-La3GW1YtC09dkPwf8ifp221FvMdAmY1WvgvBCLvkwPiQmwDa-zGBKpcf5g/s72-c/?imgmax=800
Người Áo Lam
https://old.nguoiaolam.net/2012/03/sao-ruong-huong-hoa.html
https://old.nguoiaolam.net/
https://old.nguoiaolam.net/
https://old.nguoiaolam.net/2012/03/sao-ruong-huong-hoa.html
true
8680068194570582821
UTF-8
Tải Hết Không tìm thấy bài đăng nào XEM HẾT Đọc thêm Trả lời Hủy Xóa Bởi TRANG NHÀ TRANG BÀI VIẾT Xem Hết BẠN CÓ THỂ ĐỌC THÊM CHUYÊN MỤC CÁC BÀI CŨ TÌM KIẾM TẤT CẢ BÀI VIẾT Không tìm thấy bài viết nào phù hợp với yêu cầu của bạn Trở về TRANG NHÀ Sunday Monday Tuesday Wednesday Thursday Friday Saturday Sun Mon Tue Wed Thu Fri Sat January February March April May June July August September October November December Jan Feb Mar Apr May Jun Jul Aug Sep Oct Nov Dec tức thời 1 phút trước $$1$$ minutes ago 1 giờ trước $$1$$ hours ago Hôm qua $$1$$ days ago $$1$$ weeks ago hơn 5 tuần trước Người theo dõi Theo dõi NỘI DUNG CHÍNH ĐÃ BỊ ẨN BƯỚC 1: Chia sẻ bài viết. BƯỚC 2: Nhấn vào đường dẫn bạn vừa chia sẻ để mở khóa Sao Chép Mã Chọn Mã Tất cả mã bạn chọn đã được sao chép Không thể sao chép mã / văn bản, vui lòng nhấn [CTRL]+[C] (or CMD+C with Mac) để thử lại