# Header

$show=/p/news.html$type=grid$c=4$a=0$m=0$tbg=rainbow$sn=0$rm=0

$hide=/p/news.html

THỜI SỰ$show=/p/buddhism.html$c=4$type=sticky$au=0$date=1$cm=0$va=0$cl=#782121

QUAN ĐIỂM - GÓC NHÌN$show=/p/buddhism.html$c=3$type=three$h=320$m=0$sn=0$rm=0$cl=#782121$va=0

TU HỌC - PHẬT PHÁP$show=/p/buddhism.html$c=3$type=left$m=0$cl=#782121$va=0

NGHỆ THUẬT PHẬT GIÁO$show=/p/buddhism.html$c=3$type=right$m=0$cl=#782121$va=0

BÀI CŨ HƠN_$show=/p/buddhism.html$c=21$type=blogging$m=0$cl=#782121$page=1

TIN TỨC GĐPT$show=/p/gdpt.html$c=4$type=sticky$au=0$date=1$cm=0$va=0$cl=#008000

TÂM TÌNH LAM$show=/p/gdpt.html$c=3$type=blogging$au=0$cm=0$date=1$cl=#008000$va=0

HOẠT ĐỘNG THANH NIÊN$show=/p/gdpt.html$c=3$type=three$h=320$m=0$sn=0$rm=0$cl=#008000$va=0

NHỮNG DÒNG LAM SỬ$show=/p/gdpt.html$c=3$type=left$m=0$cl=#008000$va=0

VĂN NGHỆ GĐPT$show=/p/gdpt.html$c=3$type=right$m=0$cl=#008000$va=0

BÀI CŨ HƠN_$show=/p/gdpt.html$c=21$type=blogging$m=0$cl=#008000$page=1

TỪ THIỆN XÃ HỘI$show=/p/hdxh.html$c=4$type=complex$M=0$cl=#00A99D$va=0

HOẠT ĐỘNG NGUOIAOLAM.NET$show=/p/hdxh.html$c=3$type=three$h=320$m=0$sn=0$rm=0$cl=#00A99D$va=0

CỘNG ĐỒNG$show=/p/hdxh.html$c=6$type=carousel$m=0$cl=#00A99D$va=0

BÀI CŨ HƠN_$show=/p/hdxh.html$c=21$type=blogging$m=0$cl=#00A99D$page=1

VĂN HÓA$show=/p/life.html$c=4$type=sticky$au=0$date=1$cm=0$cl=#ff6600$va=0

CHỦ ĐỀ KHÁC$show=/p/life.html$c=3$h=320$type=three$m=0$sn=0$rm=0$cl=#ff6600$va=0

DU LỊCH TÂM LINH$show=/p/life.html$c=3$type=left$m=0$cl=#ff6600$va=0

SỨC KHỎE - ĂN CHAY$show=/p/life.html$c=3$type=right$m=0$cl=#ff6600$va=0

BÀI CŨ HƠN_$show=/p/life.html$c=21$type=blogging$m=0$cl=#ff6600$page=1

$show=/p/tu-sach.html$type=three$h=320$c=30$rm=0$a=0$m=0$i=1$sn=0$ho=https://ebook.nguoiaolam.net/

$show=/p/tvn.html$type=three$c=30$rm=0$a=0$m=0$i=1$sn=0$$ho=https://tv.nguoiaolam.net/

$show=/p/tin-tuc-gdpt.html

$show=/p/tin-tuc-phat-giao.html

PHẬT GIÁO$show=/p/news.html$type=complex$c=4$va=0$a=0$m=0$i=1

TIN TỨC GĐPT$show=/p/news.html$type=three$c=3$va=0$h=300$m=0$sn=0$rm=0$i=1

GIA ĐÌNH PHẬT TỬ$show=/p/news.html$type=blogging$c=3$va=0$m=0$i=1

$show=/p/news.html$type=three$c=9$va=0$spc=0$rm=0$a=0$m=0$i=1$sn=0$ho=https://tv.nguoiaolam.net/

HOẠT ĐỘNG - TỪ THIỆN$show=/p/news.html$type=left$c=3$va=0$a=0$m=0$i=1

ĐỜI SỐNG TÂM LINH$show=/p/news.html$type=right$c=3$va=0$a=0$m=0$i=1

MỚI CẬP NHẬT$show=/p/news.html$type=blogging$c=7$va=0$pages=1$i=1$m=0

"Gia đình Phật tử Việt Nam" đang ở đâu?

“Gia đình Phật tử’ Việt Nam phải được hiểu và nhận thức ngay từ bây giờ, rằng nó không phải chỉ trực thuộc trong Phân ban Hướng dẫn Phật tử ...

“Gia đình Phật tử’ Việt Nam phải được hiểu và nhận thức ngay từ bây giờ, rằng nó không phải chỉ trực thuộc trong Phân ban Hướng dẫn Phật tử của Ban Hướng dẫn Phật tử Trung ương mà nó phải là di sản của toàn bộ Tăng Ni, Phật tử Việt Nam,

Người Áo Lam - huynh trưởng gia đình phật tử - GĐPTTôi vừa đọc khá kỹ bài viết “Sinh hoạt Gia đình Phật tử trong bối cảnh mới: thời cơ và thách thức” của anh Minh Thạnh. Cách nhìn và cách so sánh của anh Minh Thạnh đáng để cho những ai còn chút tâm huyết với “Gia đình Phật tử” suy nghĩ. Nhưng nói ra điều này chắc sẽ phụ lòng anh, vì thực tế cái gọi là sinh hoạt của Gia đình Phật tử ở nhiều nơi từ lâu đang đi vào ngõ cụt.

Cần phải thừa nhận thẳng thắn với nhau về cái ngõ cụt đầy bế tắc ấy, thì chúng ta mới không lẫn lộn với các phong trào, câu lạc bộ thanh thiếu niên Phật tử, các khoá tu ngày càng thu hút giới trẻ như hiện nay (thu hút ngay cả các em bên “Gia đình Phật tử” chuyển sang).

Sự ra đời của các câu lạc bộ thanh thiếu niên Phật tử cùng với việc thành lập Phân ban Thanh thiếu niên Phật tử trong Ban Hướng dẫn Phật tử Trung ương đã nói lên điều đó.

Một xu thế tất yếu, một phép thử cho một mô hình sinh hoạt mà nó gắn với từng ngôi chùa cụ thể trong hàng chục năm nay vẫn chưa có câu trả lời xác đáng, dù đã có Hội thảo toàn quốc về vấn đề này.

Hình như “Gia đình Phật tử” nó mạnh ở thời đấu tranh Phật giáo, tức nó cần một động lực, một chất xúc tác gây chấn động thần kinh, với ý nghĩa đoàn kết dưới danh xưng là một “gia đình” không có cùng huyết thống nhưng có chung lý tưởng, mục đích.

Các bối cảnh lịch sử nó khác nhau nhiều đến như thế, trong khi chúng ta vẫn mang nguyên các hình thức sinh hoạt đó vào thời đại sống nhanh như tên lửa bay này, thì đương nhiên nó không thể đáp ứng được các điều kiện sinh hoạt của giới trẻ hiện nay, trong một môi trường hội nhập nhiều biến động.

Hơn nữa, “Gia đình Phật tử” vẫn còn đó hình thức với màu sắc riêng, nhưng chỉ tồn tại như một loại “hàng rào danh dự” mỗi khi chùa nào đó có lễ lạc. Có thể nói đó là một dạng “công quả”, “người giúp việc cao cấp” mà lòng thành kính chư Tăng ít nhiều còn được lưu giữ nơi họ.

Còn… lý tưởng, mục đích, đường hướng (xin nói rằng phải mới, thậm chí dũng cảm gạt cái cũ, cái lỗi thời sang một bên) là gì trước thực tế người cư sĩ có rất ít vai trò trong Giáo hội này và chưa xác định được những thách thức, rủi ro ở phía trước. Không gọi tên đúng “đối tượng” thì chúng ta sinh hoạt vì cái gì, vì điều gì để ngốn thêm thời gian của tuổi trẻ trước áp lực học hành căng thẳng như hiện nay? Họ sẽ tìm đến cái gì để giải tỏa những áp lực đó?

Trong một số hội thảo về hướng dẫn Phật tử, tôi ít thấy cư sĩ đứng lên phát biểu trúng vào cái mục đích, đường hướng, đối tượng hoạt động đã cũ xưa kia và đề xuất những ý tưởng mới, mà chỉ thấy “than nghèo kể khổ” cho đủ bộ điều kiện “chủ quan và khách quan”. Trong khi đó, một thực tế khác, các quý Hoà thượng, Thượng tọa trên hàng chứng minh và chủ tọa đoàn thay nhau lên đọc, đọc một cách hào hứng và đầy cảm xúc trầm bổng, văn vẻ của mình cho cái tham luận mà ai cũng có trong tay.

Rồi thì có những huynh trưởng đứng lên có ý kiến vì sao Gia đình Phật tử ở tỉnh mình sinh hoạt đình trệ, vì vị Trưởng Phân ban Gia đình Phật tử của tỉnh ấy chưa phải là Uỷ viên Ban Hướng dẫn Gia đình Phật tử Trung ương. Lý tưởng ở đâu, mục đích dấn thân ở đâu cho phát biểu rất “thực tế” này?

Giáo hội không đáp ứng như “nhu cầu” về danh trong cái xu hướng thích danh và thích kiêm nhiệm chung này, nên ý chí và động lực của người Phật tử phải chăng vì thế mà cùn nhụt đi? Chưa nói đến kinh phí hoạt động cho “Gia đình Phật tử”, nó đến từ nguồn nào, chính bản thân các huynh trưởng đã bế tắc khi nêu vấn đề “có thực mới vực được đạo” này trước đại chúng.

Khi ấy tôi thầm nghĩ, kinh phí ở đâu nhỉ, và tôi tự cho phép mình trả lời rằng, ở mồm, ở lòng nhiệt huyết, ở suy tư, sáng tạo, ở những ý tưởng mới và hãy chứng minh cho mọi người thấy việc làm đó là có ích lợi, còn đặt câu hỏi vu vơ vào thanh không như vậy, chính bản thân các vị Tôn đức ngồi trên cao kia cũng còn không thể trả lời được, hoặc muốn né tránh vì ôm vào thì cái thùng công đức của chùa nó sẽ vơi đi.

Xin lưu ý, chúng ta có 18 ngàn tự viện và hơn gấp nhiều lần cái con số 18 ngàn ấy là các loại thùng công đức với đủ kiểu to nhỏ, ngắn dài, chất liệu, màu sắc... khác nhau, chứng chỉ sử dụng khác nhau. Tôi chú ý đến lời phát biểu của Hoà thượng Thích Thiện Tánh trước cuộc họp thường niên của Hội đồng Trị sự, chúng ta có 18 ngàn ngôi chùa mà kinh phí hoạt động của Giáo hội cứ phải đi xin là làm sao? Không một tiếng vang đáp lại!

Lúc đó, tôi nghĩ vì sao, Ni sư Chứng Nghiêm lại có “Hội viên 3 triệu đô la/1 tháng”, vì mỗi hội viên chỉ đóng có 1 đô la/ 1 tháng (quy ra tiền đồng hiện nay là khoảng 23 nghìn đồng), bằng một tô bún cho một bữa điểm tâm sáng. Ni sư Chứng Nghiêm có 3 triệu hội viên ý thức được sứ mệnh bớt một bữa ăn sáng của mình vì ích lợi cộng đồng, nhưng tích tiểu thành đa, góp gió thành bão, nên đều đặn mỗi tháng có 3 triệu đô la, một số tiền không hề nhỏ (66 tỉ đồng) để hoạt động từ thiện liên lục địa.

Thành tựu 30 năm của Giáo hội Phật giáo Việt Nam chả lẽ đến ngày tổng kết lại nhận được một câu hỏi lớn không lời đáp của Hoà thượng Thích Thiện Tánh. Tôi thích cách đặt vấn đề thẳng thắn và trúng trọng điểm đó của Hoà thượng, còn về phương diện khác xin gác sang một bên.

Thử hỏi người ta giữ số tiền như vậy của hội viên trong tay mà không nghĩ ra các dự án lớn, không trả công và tưởng thưởng xứng đáng cho những người làm việc thì những bộ não ấy không phải tự biến thành bã đậu hay sao?

Tôi đưa ra con số 3 triệu hội viên này ở một nước khoảng 25 triệu dân, để nhìn vào con số 45 triệu Phật tử ở một nước gần 90 triệu dân mà Ban Hướng dẫn Phật tử tự công bố (một cách đầy huyễn hoặc) cách đây không lâu để thấy cho đến nay vẫn chưa có trăm nghìn đô la nào cho chính “Gia đình Phật tử” hoạt động.

Buồn tủi, và chợt nhớ đến câu “quý hồ tinh bất quý hồ đa” mà ai đó nêu ra trong hoàn cảnh này không phải là không xác đáng. Trong khi chúng ta có biết bao nhiêu cao tăng đức cao vọng trọng, nhưng lại kiệm lời phát động dù chỉ là phong trào 100, 200, 300, 500 nghìn đô trong một tháng/ 45 triệu Phật tử kia thôi. Và chỉ khi một vị cao tăng đứng đầu Giáo hội ra lời hiệu triệu này, chúng ta sẽ biết chúng ta có lòng tự trọng tự xưng mình là Phật tử hay không, và cũng chỉ có như vậy, chúng ta mới biết chúng ta có “gia đình Phật tử” hay không, và hơn nữa chúng ta mới biết sức nặng trong lời nói và uy tín của vị cao tăng chúng ta có bằng một vị Ni của nước bạn hay không? Chưa nói ra đã thấy run từ trong ruột run ra rồi phải không ạ?

Một phép tính, một phép thử rất thiết thực như vậy tại sao chúng ta không làm? Hay chúng ta sợ lâu nay chúng ta quá vun vén cho cái lợi ích riêng, nên ít ai còn đủ kiên nhẫn để tin tưởng chúng ta nữa? Còn những chuyện báo cáo tổng kết hàng năm với nhiều trăm tỉ mà Giáo hội gom đủ những chuyện “thượng vàng hạ cám” vào cho tròn số, trong khi chẳng ai nhìn ra được cái thực chất cho một sự chuyển biến nhận thức xã hội và cộng đồng, thì chẳng khác nào giống như kẻ rỗi nghề ngồi cầm muối ném vào biển.

Quý vị nào đó cứ ngồi đó mà sợ mất tín đồ trong khi không tham khảo hay tìm hướng đi cho thực chất hơn, thì xin đừng mở miệng ra giáo dục người khác phải thế này hay thế khác. Quý vị nghĩ sao khi một thông tin của Ban Tôn giáo Chính phủ cho biết Tin lành là tôn giáo có tốc độ phát triển nhanh nhất Việt Nam hiện nay, và chính giáo phái Tin Lành minh xác rằng, tín đồ Phật giáo tăng trưởng 2%, Công giáo 10% và Tinh lành 600% (viết ra bằng chữ cho khỏi nhầm: sáu trăm phần trăm). Đó có phải dấu hiệu hiện thực hoá cho báo động vào năm 2050, một nửa dân số Việt Nam sẽ là tín đồ của giáo phái Tin lành?

Trong khi người làm, người động não, suy tư, hiến kế thì không có chính sách nào đãi ngộ, không có ai đủ sự khoan dung độ lượng hơn người mà che chở xót thương, bảo bọc nhân tài, đã thế còn dùng những thủ đoạn ít tính tu để hạ bệ và trù dập nhau. Chưa thể giải quyết được những mâu thuẫn từ bên trong nội bộ thì làm gì con thời gian để nghĩ về những chuyện tác động khách quan bên ngoài xã hội, những chuyện tương lai của đạo pháp và dân tộc…

Để kết thúc bài viết, tôi cho rằng “Gia đình Phật tử’ Việt Nam phải được hiểu và nhận thức ngay từ bây giờ, rằng nó không phải chỉ trực thuộc trong Phân ban Hướng dẫn Gia đình Phật tử của Ban Hướng dẫn Phật tử Trung ương mà nó phải là di sản của toàn bộ Tăng Ni, Phật tử Việt Nam, là trọng tâm trong mọi hoạt động của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Thích Thanh Thắng

(Ghi chú: Tôi sẵn sàng đối thoại và xin chỉ hồi âm đối với những người có danh tính đàng hoàng và đầy đủ mà mọi người biết, mạn phép không trả lời tất cả các danh tính ẩn danh khác cho dù phản biện theo xu hướng nào)

Theo Phật Tử Việt Nam

Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả. Quan điểm của tác giả không phản ánh toàn bộ quan điểm của Người Áo Lam.

BÌNH LUẬN

Name

ăn chay,441,báo chí,1,BBT,2,biên khảo,12,cảm tác,120,câu chuyện đầu ngày,1,câu chuyện lửa tàn,1,chia sẻ,45,chủ đề khác,24,chuyện ăn chay,50,cộng đồng,14,cổng trại,6,đi và viết,10,Diệu Hoàng,11,đố vui phật pháp,4,đời sống,601,du khảo,1,du lịch,56,Đức Phật A Di Đà,12,Đức Quảng,1,GĐPT,114,GĐPT QĐSG,5,GĐPT Quốc Nội,5,GĐPT Thế Giới,1,ghi chép,25,Giác Đạo,1,giáo dục gđpt,10,góc nhìn,13,gút (nút) dây,6,hành chánh gđpt,1,HĐXH,70,hoạt động,18,hoạt động thanh niên,23,huấn luyện gđpt,2,khoa học,9,kiến trúc,6,kinh chú,4,kinh điển,5,kỹ mỹ thuật,11,lam sử,6,lễ hội,3,mật thư,1,Minh Thi,1,món bánh,13,món chay,335,món chè,9,món chính,1,món mứt,2,mỹ thuật,69,nếp sống,150,nghệ thuật,261,nghi thức,8,nghiên cứu,42,Ngọc Hằng,7,người ăn chay,7,Nguyên Hiệp,1,nhân vật,4,nhiếp ảnh,2,pháp âm,82,pháp phục,6,pháp thoại,43,phật đản - an cư,7,phật giáo,972,phật giáo thế giới,40,phật pháp,360,phật pháp & tuổi trẻ,1,phật pháp vấn đáp,39,phim nhạc,29,phóng sự,106,phóng sự ảnh,53,quán chay,12,sách nói,5,sự kiện,85,sức khỏe,38,tâm tình lam,65,thắng cảnh,18,thánh tích,2,Thích Chơn Thiện,5,Thích Giác Nhiên,1,Thích Minh Châu,34,Thích Minh Thế,2,Thích Nhất Hạnh,1,Thích Nhật Từ,1,Thích Tâm Mẫn,25,Thích Thái Hòa,1,Thích Trí Tịnh,3,thơ văn,153,thời sự,350,thủ công trại,7,thực tập hạnh phúc,21,thức uống,3,tiêu điểm,161,tìm hiểu,128,tin tức,190,tin tức gđpt,8,tổ chức gđpt,7,trại - lửa trại,3,Triệu Minh Thi,2,truyện,14,truyện cổ phật giáo,22,truyền tin,5,tu học gđpt,4,tủ sách pdf,108,từ thiện,38,tự viện,31,văn hóa,83,văn nghệ gđpt,19,videos,1,vu lan - báo hiếu,25,xuân - thành đạo,71,
ltr
item
Người Áo Lam: "Gia đình Phật tử Việt Nam" đang ở đâu?
"Gia đình Phật tử Việt Nam" đang ở đâu?
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEheGAkdSSDvWcHSXVgWypjDLmcvIQGJp7r_hJv9uE2YFEWWCqSx55zxQobUCcbCOQ-M0HtGFgy04tsGjLGT7Fy_qidB6mspuuLN4uba-e-RLWAys4EAESOekyiSp829ZDzMVH8jgl8D7L92/?imgmax=800
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEheGAkdSSDvWcHSXVgWypjDLmcvIQGJp7r_hJv9uE2YFEWWCqSx55zxQobUCcbCOQ-M0HtGFgy04tsGjLGT7Fy_qidB6mspuuLN4uba-e-RLWAys4EAESOekyiSp829ZDzMVH8jgl8D7L92/s72-c/?imgmax=800
Người Áo Lam
https://old.nguoiaolam.net/2012/06/inh-phat-tu-viet-nam-ang-o-au.html
https://old.nguoiaolam.net/
https://old.nguoiaolam.net/
https://old.nguoiaolam.net/2012/06/inh-phat-tu-viet-nam-ang-o-au.html
true
8680068194570582821
UTF-8
Tải Hết Không tìm thấy bài đăng nào XEM HẾT Đọc thêm Trả lời Hủy Xóa Bởi TRANG NHÀ TRANG BÀI VIẾT Xem Hết BẠN CÓ THỂ ĐỌC THÊM CHUYÊN MỤC CÁC BÀI CŨ TÌM KIẾM TẤT CẢ BÀI VIẾT Không tìm thấy bài viết nào phù hợp với yêu cầu của bạn Trở về TRANG NHÀ Sunday Monday Tuesday Wednesday Thursday Friday Saturday Sun Mon Tue Wed Thu Fri Sat January February March April May June July August September October November December Jan Feb Mar Apr May Jun Jul Aug Sep Oct Nov Dec tức thời 1 phút trước $$1$$ minutes ago 1 giờ trước $$1$$ hours ago Hôm qua $$1$$ days ago $$1$$ weeks ago hơn 5 tuần trước Người theo dõi Theo dõi NỘI DUNG CHÍNH ĐÃ BỊ ẨN BƯỚC 1: Chia sẻ bài viết. BƯỚC 2: Nhấn vào đường dẫn bạn vừa chia sẻ để mở khóa Sao Chép Mã Chọn Mã Tất cả mã bạn chọn đã được sao chép Không thể sao chép mã / văn bản, vui lòng nhấn [CTRL]+[C] (or CMD+C with Mac) để thử lại