# Header

$show=/p/news.html$type=grid$c=4$a=0$m=0$tbg=rainbow$sn=0$rm=0

$hide=/p/news.html

THỜI SỰ$show=/p/buddhism.html$c=4$type=sticky$au=0$date=1$cm=0$va=0$cl=#782121

QUAN ĐIỂM - GÓC NHÌN$show=/p/buddhism.html$c=3$type=three$h=320$m=0$sn=0$rm=0$cl=#782121$va=0

TU HỌC - PHẬT PHÁP$show=/p/buddhism.html$c=3$type=left$m=0$cl=#782121$va=0

NGHỆ THUẬT PHẬT GIÁO$show=/p/buddhism.html$c=3$type=right$m=0$cl=#782121$va=0

BÀI CŨ HƠN_$show=/p/buddhism.html$c=21$type=blogging$m=0$cl=#782121$page=1

TIN TỨC GĐPT$show=/p/gdpt.html$c=4$type=sticky$au=0$date=1$cm=0$va=0$cl=#008000

TÂM TÌNH LAM$show=/p/gdpt.html$c=3$type=blogging$au=0$cm=0$date=1$cl=#008000$va=0

HOẠT ĐỘNG THANH NIÊN$show=/p/gdpt.html$c=3$type=three$h=320$m=0$sn=0$rm=0$cl=#008000$va=0

NHỮNG DÒNG LAM SỬ$show=/p/gdpt.html$c=3$type=left$m=0$cl=#008000$va=0

VĂN NGHỆ GĐPT$show=/p/gdpt.html$c=3$type=right$m=0$cl=#008000$va=0

BÀI CŨ HƠN_$show=/p/gdpt.html$c=21$type=blogging$m=0$cl=#008000$page=1

TỪ THIỆN XÃ HỘI$show=/p/hdxh.html$c=4$type=complex$M=0$cl=#00A99D$va=0

HOẠT ĐỘNG NGUOIAOLAM.NET$show=/p/hdxh.html$c=3$type=three$h=320$m=0$sn=0$rm=0$cl=#00A99D$va=0

CỘNG ĐỒNG$show=/p/hdxh.html$c=6$type=carousel$m=0$cl=#00A99D$va=0

BÀI CŨ HƠN_$show=/p/hdxh.html$c=21$type=blogging$m=0$cl=#00A99D$page=1

VĂN HÓA$show=/p/life.html$c=4$type=sticky$au=0$date=1$cm=0$cl=#ff6600$va=0

CHỦ ĐỀ KHÁC$show=/p/life.html$c=3$h=320$type=three$m=0$sn=0$rm=0$cl=#ff6600$va=0

DU LỊCH TÂM LINH$show=/p/life.html$c=3$type=left$m=0$cl=#ff6600$va=0

SỨC KHỎE - ĂN CHAY$show=/p/life.html$c=3$type=right$m=0$cl=#ff6600$va=0

BÀI CŨ HƠN_$show=/p/life.html$c=21$type=blogging$m=0$cl=#ff6600$page=1

$show=/p/tu-sach.html$type=three$h=320$c=30$rm=0$a=0$m=0$i=1$sn=0$ho=https://ebook.nguoiaolam.net/

$show=/p/tvn.html$type=three$c=30$rm=0$a=0$m=0$i=1$sn=0$$ho=https://tv.nguoiaolam.net/

$show=/p/tin-tuc-gdpt.html

$show=/p/tin-tuc-phat-giao.html

PHẬT GIÁO$show=/p/news.html$type=complex$c=4$va=0$a=0$m=0$i=1

TIN TỨC GĐPT$show=/p/news.html$type=three$c=3$va=0$h=300$m=0$sn=0$rm=0$i=1

GIA ĐÌNH PHẬT TỬ$show=/p/news.html$type=blogging$c=3$va=0$m=0$i=1

$show=/p/news.html$type=three$c=9$va=0$spc=0$rm=0$a=0$m=0$i=1$sn=0$ho=https://tv.nguoiaolam.net/

HOẠT ĐỘNG - TỪ THIỆN$show=/p/news.html$type=left$c=3$va=0$a=0$m=0$i=1

ĐỜI SỐNG TÂM LINH$show=/p/news.html$type=right$c=3$va=0$a=0$m=0$i=1

MỚI CẬP NHẬT$show=/p/news.html$type=blogging$c=7$va=0$pages=1$i=1$m=0

Sen

Mùa sen đến muộn… Mưa dầm và cái lạnh tê tái kéo dài từ cuối mùa đông sang cả hai tháng Giêng, Hai làm biến đổi chu kỳ sinh trưởng của cây c...

Mùa sen đến muộn… Mưa dầm và cái lạnh tê tái kéo dài từ cuối mùa đông sang cả hai tháng Giêng, Hai làm biến đổi chu kỳ sinh trưởng của cây cỏ. Mọi năm, rằm tháng Tư là gần nửa mùa. Nhưng năm nay, đến ngày Phật đản, trong các hồ, hoa chỉ lác đác, không đủ để dâng lên cúng Phật. Mãi đến giữa tháng Năm, sen bắt đầu nở. Sen đầu mùa trong năm mất mùa, giá cứ ngất ngưỡng. Nhưng không sao, cái gì hiếm thì quý. Tôi mua liền hai chục. Một trên bàn Phật, một trong phòng khách. Lọ thủy tinh cao, trong suốt, đặt trên tấm lá sen non, rất hợp với dáng thanh thoát của cành và màu trắng tinh khiết của hoa. Mua về, hoa đã chúm chím. Nhưng hình như muốn thử thách sự kiên nhẫn của người yêu hoa nên nó chưa vội nở.

người áo lam - cảm tác sáng tác

Sáng hôm sau, thức dậy, háo hức, đợi chờ… Căn phòng bừng sáng và sực nức hương… Tôi tự bảo mình cố kìm nén cảm xúc, đừng vội vã, hãy từ từ để tận hưởng. Không nghiện nhưng tôi cũng pha cho mình một ấm trà ngon, thêm vào đó vài bông sói. Có hoa đẹp, không rượu, ít ra phải có trà cho đủ lệ bộ. Ban mai trong trẻo, căn nhà nhỏ tĩnh lặng. Chỉ có người và hoa… Thêm bầy sẻ nhỏ chíu chít tranh mồi ở một góc sân. Tôi nuôi lũ chim trời này để nghe tiếng hót. Nhìn chăm chắm vào một bông hoa, tôi bị hớp hồn bởi cái màu trắng lạ lùng của nó. Công nghệ của con người dù có hiện đại vẫn kém xa bàn tay của tạo hóa khi màu trằng huyền hoặc, nõn, mịn, non tơ. Cái màu trắng nâng hồn ta lên chơi vơi, chới với… Tua nhị vàng óng, xếp lớp đều đặn, mảnh mai, đầu lấm tấm trắng ôm lấy gương sen… Hương sen thơm mê đắm lòng người. Điều đó tất nhiên, chẳng có gì phải bàn cãi. Nhưng cái mùi ngai ngái của lá sen cũng có sức hấp dẫn đặt biệt khiến ta cứ muốn vùi mặt vào đó như trẻ con vùi đầu vào áo mẹ. Ngày nhỏ, trẻ con chúng tôi thường thích lấy lá sen đội đầu đi giữa trời nắng chang chang. Hương thơm ấy còn phảng phất mãi cho đến bây giờ… Sen đẹp và biết mình đẹp nên đỏng đảnh. Chưa đến mười hai giờ trưa nó từ từ khép lại. Có lẽ cũng như sung, nó sẽ nở lại một hoặc hai lần nữa… Rồi thôi. Thế cũng là quá đủ.

Sáng hôm sau thức dậy, không háo hức như buổi đầu nhưng cũng có ý chờ đợi… Chao ôi! Không tin được…! Hoa như cô gái thanh xuân, đầy sức sống bỗng chốc bị mất hết sinh lực… Cành rủ xuống, cánh hoa rụng tơi tả trên mặt bàn để lộ nhị hoa xơ xác. Cái màu trắng nõn nà, tinh khôi, huyền hoặc không còn nữa. Cánh khô, màu xỉn lại, nhăn nheo chùng xuống, lác đác những vết thâm như da người có tuổi… Sao lại nhanh thể nhỉ? Chỉ mới sáng hôm qua… Thiếu nước? Không. Hay vì thời tiết? Tháng Năm nào chả thế. Từ đỉnh cao của nhan sắc, chỉ qua một đêm, một đêm thôi, hoa đã úa tàn. Vẫn biết đời hoa ngắn ngủi nhưng vẫn có những thứ hoa khác đẹp được vài ngày, một tuần, thậm chí vài tháng như một vài loài lan quý… Tuổi thọ của sen có lẽ chỉ hơn được hoa quỳnh. Hai buổi sáng, trước một bình hoa, tôi trãi qua những cảm xúc trái ngược…

Ngắm một hồ sen… Có lá sen non trải dài trên mặt nước. Những lá già hơn, khỏe khoắn vươn qúa mặt hồ. Những nụ còn non tơ… Những hoa chúm chím… Hoa mãn khai vươn cao, ngửa mặt kiêu kỳ phô bày nhan sắc rực rỡ của nó. Có cả những cánh đã tàn, nhị rã, còn trơ hương sen như người đã trãi đời, lùi lại, ẩn mình sau những đám lá xanh, … Tất cả, tạo thành một tổng thể, không phân biệt. Chúng liên hệ, nối tiếp nâng đỡ nhau tạo nên vẻ đẹp của hoa sen trong hồ. Còn có thêm vẻ đẹp của mặt nước và bầu trời soi bóng. Hình như khi ta nhìn mọi vật một cách tổng thể, qui luật biến hoại của cuộc đợi trở nên bớt trần trụi và khắc nghiệt. Tương lai của cây cổ thụ già, cằn cỗi là những chồi non. Ông bà, cha mẹ soi mình trong đàn con cháu. Người thầy gửi lại tâm huyết của mình qua đám học trò. Chẳng có gì thực sự mất đi, chúng chuyển hóa và tồn tại dưới một dạng nào đó bởi sự sắp xếp kỳ diệu của bàn tay tạo hóa. Hết mùa, sen sẽ tàn… Nhưng rễ và củ còn đấy… Rồi lại có một mùa sen mới ở năm sau…

Để thưởng thức vẻ đẹp của sen, có hai cách. Nếu đủ can đảm, hãy đối diện với hoa, sát-na nở, sát-na tàn để thấy vẻ đẹp mong manh và tuyệt vời của nó. Còn không, hãy ngắm nó từ xa trong hồ cho đến hết mùa sen. Cách nào cũng được. Vì, cái Đẹp, Đẹp đích thực, dù ngắn ngủi vẫn có tác dụng thanh lọc và cứu rỗi tâm hồn.

LÊ THỊ CHÂN TÚ
(theo Blog Văn Hoá Phật Giáo)

BÌNH LUẬN

Name

ăn chay,441,báo chí,1,BBT,2,biên khảo,12,cảm tác,120,câu chuyện đầu ngày,1,câu chuyện lửa tàn,1,chia sẻ,45,chủ đề khác,24,chuyện ăn chay,50,cộng đồng,14,cổng trại,6,đi và viết,10,Diệu Hoàng,11,đố vui phật pháp,4,đời sống,601,du khảo,1,du lịch,56,Đức Phật A Di Đà,12,Đức Quảng,1,GĐPT,114,GĐPT QĐSG,5,GĐPT Quốc Nội,5,GĐPT Thế Giới,1,ghi chép,25,Giác Đạo,1,giáo dục gđpt,10,góc nhìn,13,gút (nút) dây,6,hành chánh gđpt,1,HĐXH,70,hoạt động,18,hoạt động thanh niên,23,huấn luyện gđpt,2,khoa học,9,kiến trúc,6,kinh chú,4,kinh điển,5,kỹ mỹ thuật,11,lam sử,6,lễ hội,3,mật thư,1,Minh Thi,1,món bánh,13,món chay,335,món chè,9,món chính,1,món mứt,2,mỹ thuật,69,nếp sống,150,nghệ thuật,261,nghi thức,8,nghiên cứu,42,Ngọc Hằng,7,người ăn chay,7,Nguyên Hiệp,1,nhân vật,4,nhiếp ảnh,2,pháp âm,82,pháp phục,6,pháp thoại,43,phật đản - an cư,7,phật giáo,972,phật giáo thế giới,40,phật pháp,360,phật pháp & tuổi trẻ,1,phật pháp vấn đáp,39,phim nhạc,29,phóng sự,106,phóng sự ảnh,53,quán chay,12,sách nói,5,sự kiện,85,sức khỏe,38,tâm tình lam,65,thắng cảnh,18,thánh tích,2,Thích Chơn Thiện,5,Thích Giác Nhiên,1,Thích Minh Châu,34,Thích Minh Thế,2,Thích Nhất Hạnh,1,Thích Nhật Từ,1,Thích Tâm Mẫn,25,Thích Thái Hòa,1,Thích Trí Tịnh,3,thơ văn,153,thời sự,350,thủ công trại,7,thực tập hạnh phúc,21,thức uống,3,tiêu điểm,161,tìm hiểu,128,tin tức,190,tin tức gđpt,8,tổ chức gđpt,7,trại - lửa trại,3,Triệu Minh Thi,2,truyện,14,truyện cổ phật giáo,22,truyền tin,5,tu học gđpt,4,tủ sách pdf,108,từ thiện,38,tự viện,31,văn hóa,83,văn nghệ gđpt,19,videos,1,vu lan - báo hiếu,25,xuân - thành đạo,71,
ltr
item
Người Áo Lam: Sen
Sen
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhQAE7qEjYMWGkg96iH8PLsv9GM_y-WANwTB_4KoRNsSowIXMpb6Wj_wCn-aP3YOWFwjlk19jZ1k_dydOEt5YYgJAOEo1GTZn0zl__22zO14OZqPn2oRUFHRoBBqK069Umtz7mmpP-0IvZY/?imgmax=800
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhQAE7qEjYMWGkg96iH8PLsv9GM_y-WANwTB_4KoRNsSowIXMpb6Wj_wCn-aP3YOWFwjlk19jZ1k_dydOEt5YYgJAOEo1GTZn0zl__22zO14OZqPn2oRUFHRoBBqK069Umtz7mmpP-0IvZY/s72-c/?imgmax=800
Người Áo Lam
https://old.nguoiaolam.net/2012/06/sen.html
https://old.nguoiaolam.net/
https://old.nguoiaolam.net/
https://old.nguoiaolam.net/2012/06/sen.html
true
8680068194570582821
UTF-8
Tải Hết Không tìm thấy bài đăng nào XEM HẾT Đọc thêm Trả lời Hủy Xóa Bởi TRANG NHÀ TRANG BÀI VIẾT Xem Hết BẠN CÓ THỂ ĐỌC THÊM CHUYÊN MỤC CÁC BÀI CŨ TÌM KIẾM TẤT CẢ BÀI VIẾT Không tìm thấy bài viết nào phù hợp với yêu cầu của bạn Trở về TRANG NHÀ Sunday Monday Tuesday Wednesday Thursday Friday Saturday Sun Mon Tue Wed Thu Fri Sat January February March April May June July August September October November December Jan Feb Mar Apr May Jun Jul Aug Sep Oct Nov Dec tức thời 1 phút trước $$1$$ minutes ago 1 giờ trước $$1$$ hours ago Hôm qua $$1$$ days ago $$1$$ weeks ago hơn 5 tuần trước Người theo dõi Theo dõi NỘI DUNG CHÍNH ĐÃ BỊ ẨN BƯỚC 1: Chia sẻ bài viết. BƯỚC 2: Nhấn vào đường dẫn bạn vừa chia sẻ để mở khóa Sao Chép Mã Chọn Mã Tất cả mã bạn chọn đã được sao chép Không thể sao chép mã / văn bản, vui lòng nhấn [CTRL]+[C] (or CMD+C with Mac) để thử lại