# Header

$show=/p/news.html$type=grid$c=4$a=0$m=0$tbg=rainbow$sn=0$rm=0

$hide=/p/news.html

THỜI SỰ$show=/p/buddhism.html$c=4$type=sticky$au=0$date=1$cm=0$va=0$cl=#782121

QUAN ĐIỂM - GÓC NHÌN$show=/p/buddhism.html$c=3$type=three$h=320$m=0$sn=0$rm=0$cl=#782121$va=0

TU HỌC - PHẬT PHÁP$show=/p/buddhism.html$c=3$type=left$m=0$cl=#782121$va=0

NGHỆ THUẬT PHẬT GIÁO$show=/p/buddhism.html$c=3$type=right$m=0$cl=#782121$va=0

BÀI CŨ HƠN_$show=/p/buddhism.html$c=21$type=blogging$m=0$cl=#782121$page=1

TIN TỨC GĐPT$show=/p/gdpt.html$c=4$type=sticky$au=0$date=1$cm=0$va=0$cl=#008000

TÂM TÌNH LAM$show=/p/gdpt.html$c=3$type=blogging$au=0$cm=0$date=1$cl=#008000$va=0

HOẠT ĐỘNG THANH NIÊN$show=/p/gdpt.html$c=3$type=three$h=320$m=0$sn=0$rm=0$cl=#008000$va=0

NHỮNG DÒNG LAM SỬ$show=/p/gdpt.html$c=3$type=left$m=0$cl=#008000$va=0

VĂN NGHỆ GĐPT$show=/p/gdpt.html$c=3$type=right$m=0$cl=#008000$va=0

BÀI CŨ HƠN_$show=/p/gdpt.html$c=21$type=blogging$m=0$cl=#008000$page=1

TỪ THIỆN XÃ HỘI$show=/p/hdxh.html$c=4$type=complex$M=0$cl=#00A99D$va=0

HOẠT ĐỘNG NGUOIAOLAM.NET$show=/p/hdxh.html$c=3$type=three$h=320$m=0$sn=0$rm=0$cl=#00A99D$va=0

CỘNG ĐỒNG$show=/p/hdxh.html$c=6$type=carousel$m=0$cl=#00A99D$va=0

BÀI CŨ HƠN_$show=/p/hdxh.html$c=21$type=blogging$m=0$cl=#00A99D$page=1

VĂN HÓA$show=/p/life.html$c=4$type=sticky$au=0$date=1$cm=0$cl=#ff6600$va=0

CHỦ ĐỀ KHÁC$show=/p/life.html$c=3$h=320$type=three$m=0$sn=0$rm=0$cl=#ff6600$va=0

DU LỊCH TÂM LINH$show=/p/life.html$c=3$type=left$m=0$cl=#ff6600$va=0

SỨC KHỎE - ĂN CHAY$show=/p/life.html$c=3$type=right$m=0$cl=#ff6600$va=0

BÀI CŨ HƠN_$show=/p/life.html$c=21$type=blogging$m=0$cl=#ff6600$page=1

$show=/p/tu-sach.html$type=three$h=320$c=30$rm=0$a=0$m=0$i=1$sn=0$ho=https://ebook.nguoiaolam.net/

$show=/p/tvn.html$type=three$c=30$rm=0$a=0$m=0$i=1$sn=0$$ho=https://tv.nguoiaolam.net/

$show=/p/tin-tuc-gdpt.html

$show=/p/tin-tuc-phat-giao.html

PHẬT GIÁO$show=/p/news.html$type=complex$c=4$va=0$a=0$m=0$i=1

TIN TỨC GĐPT$show=/p/news.html$type=three$c=3$va=0$h=300$m=0$sn=0$rm=0$i=1

GIA ĐÌNH PHẬT TỬ$show=/p/news.html$type=blogging$c=3$va=0$m=0$i=1

$show=/p/news.html$type=three$c=9$va=0$spc=0$rm=0$a=0$m=0$i=1$sn=0$ho=https://tv.nguoiaolam.net/

HOẠT ĐỘNG - TỪ THIỆN$show=/p/news.html$type=left$c=3$va=0$a=0$m=0$i=1

ĐỜI SỐNG TÂM LINH$show=/p/news.html$type=right$c=3$va=0$a=0$m=0$i=1

MỚI CẬP NHẬT$show=/p/news.html$type=blogging$c=7$va=0$pages=1$i=1$m=0

Phải chăng GĐPT đã lỗi thời?

Bài viết trích dẫn dưới đây là một bài viết hay, cái hay ở bài viết là đặt ra một vấn đề mà ít anh chị em nào dám đụng đến. Những phân tích ...

Bài viết trích dẫn dưới đây là một bài viết hay, cái hay ở bài viết là đặt ra một vấn đề mà ít anh chị em nào dám đụng đến. Những phân tích của bài viết này không phải là không có cơ sở. Bài viết này nhắc tôi nhớ lại câu chuyện hậu rùa và thỏ:

Trích dẫn:

Thỏ muốn chạy thi lại với rùa nên rủ rùa thi chạy lại. Xuất phát Thỏ rút kinh nghiệm chạy một mạch không dám ngừng nghỉ. Trong khi Rùa chỉ nhẹ nhàng gọi một cú điện thoại: alô cho một chiếc taxi đến ngay, gấp nhé!

Phải chăng GĐPT đã lỗi thời?

Điều chúng ta vẫn chưa làm được là chúng ta quá chậm chạp để thay đổi... trong khi xã hộ phát triển như vũ bảo. Không theo kịp thời đại chúng ta không có những phương tiện hiện đại phục vụ cho mục đích của mình. Hình ảnh rùa và thỏ trong câu chuyện trên là một minh chứng. Nếu cứ mãi nghĩ rằng mình đi nhanh mình đi trươc thời đại và hùng hục làm theo cách cũ, cách chúng ta được truyền thừa thì liệu chúng ta có đặt được mục đích cao cả đã đặt ra trong lý tưởng của người Huynh trưởng hay không? Cứu cánh là không đổi nhưng phương tiện phải được thích nghi. Phật pháp bất ly thế gian pháp, thế gian pháp có sự vận động riêng của nó cho nên có những thứ ngày hôm quá là đúng thì ngày nay đã là vật cản cho sự phát triển. Tất nhiên giữ gìn và phát huy truyền thống là việc phải làm nhưng thích nghi với thay đổi thời cuộc cũng là điều không thể không làm.

Nhu cầu mở rộng sinh hoạt Gia đình Phật tử

Trong nội bộ thanh niên Phật giáo cũng phát triển nhiều hình thức sinh hoạt khác với Gia đình Phật tử, như Câu lạc bộ/đoàn thanh niên Phật tử (điển hình tại Hà Nội). Điều này làm chúng ta phải suy nghĩ và điều cần thiết là lý giải hiện tượng này. Phải chăng hình thức Gia đình Phật tử không phù hợp với một bộ phận thanh niên Phật giáo?

Trước hết, cần khẳng định đây là một nhu cầu khách quan.

Nói nhu cầu khách quan là nói đến tính tất yếu của nó. Nhu cầu được nói không phải là một ý tưởng chủ quan, “sáng tạo” của một cá nhân nào, mà nó xuất phát từ chính thực tế, từ hoàn cảnh, từ những yếu tố thời đại.

Như mọi người đều biết, Gia đình Phật tử được thành lập tại Huế, từ năm 1940, với tên gọi là Gia đình Phật hóa phổ. Đến năm 1951, trong cuộc Hội nghị Gia đình Phật hóa phổ toàn quốc tại chùa Từ Đàm, Huế lại đổi danh hiệu là Gia đình Phật tử.

Gia đình Phật tử là một tổ chức có tôn chỉ và mục đích rõ ràng là: “Đào tạo Thanh, thiếu, đồng niên thành những Phật tử chân chính, góp phần xây dựng xã hội theo tinh thần Phật giáo”.

Như thế, Gia đình Phật tử đã có dòng lịch sử hơn hai phần ba thế kỷ, dù trải qua nhiều khúc quanh quan trọng, nhưng Gia đình Phật tử đã có những cải cách tự thân đúng đắn.

Tuy nhiên, trong suốt quá trình sinh hoạt, Gia đình Phật tử cũng gặp không ít chướng duyên, trong một thời gian dài, thì Gia đình Phật tử lại đi dần đến chỗ trì trệ, phân hóa.

Hình thức sinh hoạt thiếu tính sáng tạo, không còn sức hấp dẫn tầng lớp thanh, thiếu, đồng niên như thời kỳ hưng thịnh ban đầu. Mặc dầu các người lãnh đạo tổ chức Gia đình Phật tử đã có nhiều cố gắng nhằm cải cách và nâng cao trình độ sinh hoạt.

Tuy nhiên, những cải cách ấy cũng chỉ là những cải cách nhỏ, cục bộ, rời rạc, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của Gia đình Phật tử trong thời đại mới.

Nói chưa đáp ứng là do những cơ sở sau đây:

* Gia đình Phật tử với số lượng đoàn sinh như hiện nay (có thể quan sát vào những dịp lễ Phật giáo ở các chùa lớn) không phát triển tương xứng với sự phát triển dân số Việt Nam.

Chùa mới được xây dựng nhiều, số lượng người đi chùa gia tăng, nhưng tỷ lệ số chùa có Gia đình Phật tử sinh hoạt trên tổng số chùa chưa tăng một cách tương ứng. Chúng tôi mong được bổ sung những con số cụ thể, nhưng cảm nhận trực quan dễ dàng đưa đến kết luận này.

Thậm chí ở một số chùa trung tâm, gia đình Phật tử cũng ít thấy, mà thay vào đó có những “chúng” thanh niên Phật tử sinh hoạt.

* Gia đình Phật tử là một đoàn thể mang màu sắc hướng đạo. Tuy nhiên, hiện nay, tại Việt Nam, sinh hoạt theo hình thức hướng đạo không còn là một nhu cầu lớn đối với xã hội. Sinh hoạt thanh thiếu niên luôn là cần thiết, nhưng đã phát triển thành nhiều hình thức đa dạng.

* Trong nội bộ thanh niên Phật giáo cũng phát triển nhiều hình thức sinh hoạt khác với Gia đình Phật tử, như Câu lạc bộ/đoàn thanh niên Phật tử (điển hình tại Hà Nội).

Điều này làm chúng ta phải suy nghĩ và điều cần thiết là lý giải hiện tượng này. Phải chăng hình thức Gia đình Phật tử không phù hợp với một bộ phận thanh niên Phật giáo?

Phải chăng đã có nhu cầu về những hình thức sinh hoạt khác với hình thức sinh hoạt Gia đình Phật tử hiện tại?

Chúng ta có thể cùng nhau thảo luận về vấn đề này. Nhưng điều có thể dễ thống nhất với nhau là cần phải xây dựng hoạt động Gia đình Phật tử mạnh hơn nữa, thu hút được nhiều đoàn sinh hơn nữa, lấy đoàn thể thanh niên Phật giáo có hơn nửa thế kỷ lịch sử này làm hạt nhân phát triển phong trào thanh niên Phật giáo hiện đại.

Xin lưu ý, chúng tôi dùng từ “mở rộng”, mà không dùng từ “cải tiến”, hay “cải cách”... Mở rộng là giữ nguyên những gì đã có, bổ sung những gì cần thiết, không thay đổi gì vào những hình thức cố hữu có sẵn, vốn đã thành truyền thống, phục vụ cho nhiều thế hệ, vẫn còn đáp ứng cho nhu cầu hiện tại.

Mở rộng là phát hiện những yêu cầu mới nảy sinh, tìm cách bổ sung những hình thức sinh hoạt mới thích hợp để thu hút hơn nữa giới trẻ, tăng số lượng thanh thiếu niên tham gia sinh hoạt.

Hình thức sinh hoạt mang tính chất hướng đạo hiện nay có thể vẫn duy trì như hình thức cốt lõi, cơ bản, chủ yếu. Trên nền tảng đã có đó, chúng ta xây dựng những hình thức sinh hoạt mới, phù hợp với những yêu cầu mới, với hoàn cảnh mới.

Điều quan trọng là chính những người tổ chức, điều hành Gia đình Phật tử đứng ra nhận nhiệm vụ đó, chủ động hoạch định kế hoạch và tổ chức thực hiện công việc. Điều đó bảo đảm vai trò, vị trí của Gia đình Phật tử trong hoạt động thanh thiếu niên Phật giáo hiện đại.

Chúng ta không đặt vấn đề duy nhất một đoàn thể thanh thiếu niên Phật tử, nhưng xây dựng những cái mới, vốn là nhu cầu thời đại, trên cái nền đã có thì vẫn hơn. Nhân sự Gia đình Phật tử trong hơn nửa thế kỷ qua là một vốn quý. Nếu vì lý do gì đó mà lực lượng nhân sự quý giá đó giới hạn hoạt động chỉ trong một khuôn khổ nhất định thì đó thực là một điều lãng phí.

Cũng không khó để nhận thấy rằng Phật tử trong lứa tuổi thanh thiếu niên rất đông mà không phải bất cứ ai cũng thích hợp với hình thức hướng đạo. Có thể do nhiều nguyên nhân tâm lý, nhận thức, sở thích, hoàn cảnh…

Như vậy, tìm kiếm cho thanh thiếu niên Phật tử những lựa chọn rộng rãi, mỗi thanh thiếu niên Phật tử đều có một lựa chọn thích hợp, là vấn đề đặt ra đối với lực lượng nhân sự đã gắn bó với hoạt động Gia đình Phật tử mấy mươi năm nay.

Một đoàn thể chỉ thực hiện sự phát triển khi nó gia tăng số người tham gia và mức tăng đó phải vượt trên mức gia tăng dân số. Có nghĩa là dân số tăng thì đoàn viên, hội viên tăng cũng là điều bình thường, không có nghĩa là đoàn thể đó phát triển.

Trường hợp dân số tăng, không gian hoạt động tăng, nhưng số người tham gia sinh hoạt không tăng (và có thể giảm) là điều phải sớm nhận thức và có những biện pháp đối phó và điều chỉnh thích hợp.

Sự biến đổi của hoàn cảnh, sự phát triển của thời đại, luôn đưa tới sự phát sinh nhu cầu mới.

Do vậy, ở đây đặt vấn đề mở rộng sinh hoạt Gia đình Phật tử sao cho đáp ứng tốt hơn những nhu cầu thời đại, khi có một số dấu hiệu cho thấy hoạt động Gia đình Phật tử đã có phần nào chưa theo kịp được sự phát triển thực tế, thiết tưởng, là điều cần thiết.

Theo: hoangphap.info

Đây là một chủ đề rất hay được bàn luận trên diễn đàn GĐPT Thế Giới, với hơn 5000 lượt truy cập và và 100 lượt bình luận do Minh Triết khởi xướng. Xin sao chép lại để anh chị em cùng tham khảo

Minh Triết

BÌNH LUẬN

Name

ăn chay,441,báo chí,1,BBT,2,biên khảo,12,cảm tác,120,câu chuyện đầu ngày,1,câu chuyện lửa tàn,1,chia sẻ,45,chủ đề khác,24,chuyện ăn chay,50,cộng đồng,14,cổng trại,6,đi và viết,10,Diệu Hoàng,11,đố vui phật pháp,4,đời sống,601,du khảo,1,du lịch,56,Đức Phật A Di Đà,12,Đức Quảng,1,GĐPT,114,GĐPT QĐSG,5,GĐPT Quốc Nội,5,GĐPT Thế Giới,1,ghi chép,25,Giác Đạo,1,giáo dục gđpt,10,góc nhìn,13,gút (nút) dây,6,hành chánh gđpt,1,HĐXH,70,hoạt động,18,hoạt động thanh niên,23,huấn luyện gđpt,2,khoa học,9,kiến trúc,6,kinh chú,4,kinh điển,5,kỹ mỹ thuật,11,lam sử,6,lễ hội,3,mật thư,1,Minh Thi,1,món bánh,13,món chay,335,món chè,9,món chính,1,món mứt,2,mỹ thuật,69,nếp sống,150,nghệ thuật,261,nghi thức,8,nghiên cứu,42,Ngọc Hằng,7,người ăn chay,7,Nguyên Hiệp,1,nhân vật,4,nhiếp ảnh,2,pháp âm,82,pháp phục,6,pháp thoại,43,phật đản - an cư,7,phật giáo,972,phật giáo thế giới,40,phật pháp,360,phật pháp & tuổi trẻ,1,phật pháp vấn đáp,39,phim nhạc,29,phóng sự,106,phóng sự ảnh,53,quán chay,12,sách nói,5,sự kiện,85,sức khỏe,38,tâm tình lam,65,thắng cảnh,18,thánh tích,2,Thích Chơn Thiện,5,Thích Giác Nhiên,1,Thích Minh Châu,34,Thích Minh Thế,2,Thích Nhất Hạnh,1,Thích Nhật Từ,1,Thích Tâm Mẫn,25,Thích Thái Hòa,1,Thích Trí Tịnh,3,thơ văn,153,thời sự,350,thủ công trại,7,thực tập hạnh phúc,21,thức uống,3,tiêu điểm,161,tìm hiểu,128,tin tức,190,tin tức gđpt,8,tổ chức gđpt,7,trại - lửa trại,3,Triệu Minh Thi,2,truyện,14,truyện cổ phật giáo,22,truyền tin,5,tu học gđpt,4,tủ sách pdf,108,từ thiện,38,tự viện,31,văn hóa,83,văn nghệ gđpt,19,videos,1,vu lan - báo hiếu,25,xuân - thành đạo,71,
ltr
item
Người Áo Lam: Phải chăng GĐPT đã lỗi thời?
Phải chăng GĐPT đã lỗi thời?
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhW0W353VhJnqrM1J0trLQEI5arfke1QuUWT5D-w8epDOppjvcVvlE2LRnd1AdNv1Hk6yq5l-sc4WCrsNSTZe9KGh7V-3xmPrSd7PhhSdBBmPrDKapa2mgxb8UxOAg8bVm1jpWV60lLESRi/?imgmax=800
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhW0W353VhJnqrM1J0trLQEI5arfke1QuUWT5D-w8epDOppjvcVvlE2LRnd1AdNv1Hk6yq5l-sc4WCrsNSTZe9KGh7V-3xmPrSd7PhhSdBBmPrDKapa2mgxb8UxOAg8bVm1jpWV60lLESRi/s72-c/?imgmax=800
Người Áo Lam
https://old.nguoiaolam.net/2012/07/phai-chang-gpt-loi-thoi.html
https://old.nguoiaolam.net/
https://old.nguoiaolam.net/
https://old.nguoiaolam.net/2012/07/phai-chang-gpt-loi-thoi.html
true
8680068194570582821
UTF-8
Tải Hết Không tìm thấy bài đăng nào XEM HẾT Đọc thêm Trả lời Hủy Xóa Bởi TRANG NHÀ TRANG BÀI VIẾT Xem Hết BẠN CÓ THỂ ĐỌC THÊM CHUYÊN MỤC CÁC BÀI CŨ TÌM KIẾM TẤT CẢ BÀI VIẾT Không tìm thấy bài viết nào phù hợp với yêu cầu của bạn Trở về TRANG NHÀ Sunday Monday Tuesday Wednesday Thursday Friday Saturday Sun Mon Tue Wed Thu Fri Sat January February March April May June July August September October November December Jan Feb Mar Apr May Jun Jul Aug Sep Oct Nov Dec tức thời 1 phút trước $$1$$ minutes ago 1 giờ trước $$1$$ hours ago Hôm qua $$1$$ days ago $$1$$ weeks ago hơn 5 tuần trước Người theo dõi Theo dõi NỘI DUNG CHÍNH ĐÃ BỊ ẨN BƯỚC 1: Chia sẻ bài viết. BƯỚC 2: Nhấn vào đường dẫn bạn vừa chia sẻ để mở khóa Sao Chép Mã Chọn Mã Tất cả mã bạn chọn đã được sao chép Không thể sao chép mã / văn bản, vui lòng nhấn [CTRL]+[C] (or CMD+C with Mac) để thử lại