1. GIỚI THIỆU Khi đi sinh hoạt là chúng ta nhích lại gần với nhau hơn, tinh thần ấy không chỉ thể hiện qua bài hát mà còn qua những hành đ...
1. GIỚI THIỆU
Khi đi sinh hoạt là chúng ta nhích lại gần với nhau hơn, tinh thần ấy không chỉ thể hiện qua bài hát mà còn qua những hành động thiết thực. Đó là các cử điệu, vũ điệu của bài hát.
Có một sự khác biệt giữa cử điệu và vũ điệu. Vũ điệu có nghĩa rộng, có sự di chuyển, phối hợp các vị trí của toàn vòng tròn. Cử điệu nghĩa hẹp hơn, chỉ là những động tác riêng lẻ của từng cá nhân không có sự phối hợp đồng bộ hoặc xáo trộn vị trí các thành viên trong vòng tròn.
2. MỤC ĐÍCH CỦA VŨ ĐIỆU VÀ BÀI HÁT CÓ CỬ ĐIỆU
Tạo vòng tròn có một không khí sôi nổi, tin yêu và thân ái. Nếu là một buổi giao lưu của các nhóm, các đơn vị chưa quen biết nhau thì đây là cách tạo điều kiện giao lưu làm quen tốt nhất.
3. CHUẨN BỊ
Phải chuẩn bị kỹ để tạo sự tự tin, không được lộng cộng, ấp úng cứng nhắt. Chính sự thiếu tự tin của quản trò (linh hoạt viên) tạo điều kiện cho vòng tròn loãng. Việc này vừa mất thời gian ổn định lại vừa gây nhàm chán.
Chọn bài hát cần đơn giản (các bài hát có nhịp 2/4 hoặc 3/4 là thích hợp nhất). Các quản trò (linh hoạt viên) cần phải học để biết nhạc lý căn bản.
Trong trường hợp sác tác cử điệu hoặc vũ điệu cần nhớ đến nguyên tắc đối xứng, nhịp nhàng: có trái có phải, có lên có xuống, có dứng có ngồi…
Từ một vũ điệu, cử điệu có sẵn ta có thể biến tấu chúng cho phù hợp môi trường sinh hoạt tùy vào sự sáng tạo của quản trò (linh hoạt viên)
Đối với các đối tượng người chơi khác nhau nên gia giảm thêm bớt các động tác nhằm đơn giản hoặc phức tạp hóa để tránh gây nhàm hoặc chán nản vì quá khó.
Khi tạp các vũ điệu cử điệu lần đầu sẽ gặp rất nhiều khó khăn, quản trò (linh hoạt viên) cần phải bình tĩnh, tự nhiên dễ thương gây cảm tình với các bạn trong vòng tròn, nhất là khuôn mặt sau đó đến thân thể, hành động dí dỏm…
Cuối cùng “sáng tạo” đó là chiếc chìa khóa quan trọng mở cánh cửa kho tàng trò chơi bài hát cử điệu. Sáng tạo có thể là nghĩ ra một cái gì đó hoàn toàn mới. Sáng tạo cũng có thể dựa trên những cái cũ để tạo ra cái mới có nét độc đáo riêng mình, Sáng tạo cũng có thể là tổng hợp sắp xếp hoàn thiện những cái cũ kỹ trước đấy.
Minh Triết
BÌNH LUẬN