# Header

$show=/p/news.html$type=grid$c=4$a=0$m=0$tbg=rainbow$sn=0$rm=0

$hide=/p/news.html

THỜI SỰ$show=/p/buddhism.html$c=4$type=sticky$au=0$date=1$cm=0$va=0$cl=#782121

QUAN ĐIỂM - GÓC NHÌN$show=/p/buddhism.html$c=3$type=three$h=320$m=0$sn=0$rm=0$cl=#782121$va=0

TU HỌC - PHẬT PHÁP$show=/p/buddhism.html$c=3$type=left$m=0$cl=#782121$va=0

NGHỆ THUẬT PHẬT GIÁO$show=/p/buddhism.html$c=3$type=right$m=0$cl=#782121$va=0

BÀI CŨ HƠN_$show=/p/buddhism.html$c=21$type=blogging$m=0$cl=#782121$page=1

TIN TỨC GĐPT$show=/p/gdpt.html$c=4$type=sticky$au=0$date=1$cm=0$va=0$cl=#008000

TÂM TÌNH LAM$show=/p/gdpt.html$c=3$type=blogging$au=0$cm=0$date=1$cl=#008000$va=0

HOẠT ĐỘNG THANH NIÊN$show=/p/gdpt.html$c=3$type=three$h=320$m=0$sn=0$rm=0$cl=#008000$va=0

NHỮNG DÒNG LAM SỬ$show=/p/gdpt.html$c=3$type=left$m=0$cl=#008000$va=0

VĂN NGHỆ GĐPT$show=/p/gdpt.html$c=3$type=right$m=0$cl=#008000$va=0

BÀI CŨ HƠN_$show=/p/gdpt.html$c=21$type=blogging$m=0$cl=#008000$page=1

TỪ THIỆN XÃ HỘI$show=/p/hdxh.html$c=4$type=complex$M=0$cl=#00A99D$va=0

HOẠT ĐỘNG NGUOIAOLAM.NET$show=/p/hdxh.html$c=3$type=three$h=320$m=0$sn=0$rm=0$cl=#00A99D$va=0

CỘNG ĐỒNG$show=/p/hdxh.html$c=6$type=carousel$m=0$cl=#00A99D$va=0

BÀI CŨ HƠN_$show=/p/hdxh.html$c=21$type=blogging$m=0$cl=#00A99D$page=1

VĂN HÓA$show=/p/life.html$c=4$type=sticky$au=0$date=1$cm=0$cl=#ff6600$va=0

CHỦ ĐỀ KHÁC$show=/p/life.html$c=3$h=320$type=three$m=0$sn=0$rm=0$cl=#ff6600$va=0

DU LỊCH TÂM LINH$show=/p/life.html$c=3$type=left$m=0$cl=#ff6600$va=0

SỨC KHỎE - ĂN CHAY$show=/p/life.html$c=3$type=right$m=0$cl=#ff6600$va=0

BÀI CŨ HƠN_$show=/p/life.html$c=21$type=blogging$m=0$cl=#ff6600$page=1

$show=/p/tu-sach.html$type=three$h=320$c=30$rm=0$a=0$m=0$i=1$sn=0$ho=https://ebook.nguoiaolam.net/

$show=/p/tvn.html$type=three$c=30$rm=0$a=0$m=0$i=1$sn=0$$ho=https://tv.nguoiaolam.net/

$show=/p/tin-tuc-gdpt.html

$show=/p/tin-tuc-phat-giao.html

PHẬT GIÁO$show=/p/news.html$type=complex$c=4$va=0$a=0$m=0$i=1

TIN TỨC GĐPT$show=/p/news.html$type=three$c=3$va=0$h=300$m=0$sn=0$rm=0$i=1

GIA ĐÌNH PHẬT TỬ$show=/p/news.html$type=blogging$c=3$va=0$m=0$i=1

$show=/p/news.html$type=three$c=9$va=0$spc=0$rm=0$a=0$m=0$i=1$sn=0$ho=https://tv.nguoiaolam.net/

HOẠT ĐỘNG - TỪ THIỆN$show=/p/news.html$type=left$c=3$va=0$a=0$m=0$i=1

ĐỜI SỐNG TÂM LINH$show=/p/news.html$type=right$c=3$va=0$a=0$m=0$i=1

MỚI CẬP NHẬT$show=/p/news.html$type=blogging$c=7$va=0$pages=1$i=1$m=0

Sống độc thân và sức khỏe

Phật Giáo có một giới luật gọi là “giới Dâm” có mục đích giúp tín đồ không những giữ được đạo hạnh, tinh tấn tu hành, mà còn có thể sống l...

Sống độc thân và sức khỏe

Phật Giáo có một giới luật gọi là “giới Dâm” có mục đích giúp tín đồ không những giữ được đạo hạnh, tinh tấn tu hành, mà còn có thể sống lâu khỏe mạnh. Giới Dâm có hai nghĩa: (1) diệt dục là không quan hệ tình dục, dành cho người tu độc thân, và (2) tiết dục là hạn chế ái ân, nhắc nhở tín đồ đã kết hôn phải sống chung thủy với người bạn đời, không quan hệ tình dục bừa bãi.

Theo Tây Y, một trong những yếu tố giúp người ta kéo dài tuổi xuân là các tuyến sinh dục khỏe mạnh. Nhiều nghiên cứu cho thấy người cao tuổi vẫn giữ được nét trẻ trung đều có các tuyến sinh dục cực kỳ khỏe mạnh. Và những người có đôi mắt trong sáng, ngay thẳng, những người dám vượt qua gian nguy và lèo lái được được hoàn cảnh, những người có thể un đúc nên hạnh phúc cho mình và cho người khác cũng đều như vậy. Trong khi những người bị cắt bỏ hoặc bị bệnh các tuyến sinh dục thì nét tươi trẻ bắt đầu biến mất, gương mặt trở nên nhăn nheo, hai má chảy xệ và nhiều triệu chứng già nua sớm xuất hiện.

Giới y học giải thích sở dĩ sự trẻ trung và các tuyến sinh dục có liên hệ với nhau là vì những kích thích tố gọi là “chất nội tiết” hoặc “hoóc môn” do các tuyến này tiết ra tác động tới các mô tế bào cơ thể, kể cả ở trung khu thần kinh và dây thần kinh, nhằm kích thích và duy trì hoạt động của những nơi này, nghĩa là giữ được sinh lực nói chung. Tây Y cũng cho rằng cuộc sống gia đình một vợ một chồng là cách tốt nhất để bảo dưỡng các tuyến sinh dục, và quan hệ ân ái – một bản năng tự nhiên của con người – giúp giải tỏa những căng thẳng thần kinh và đem lại niềm hứng khởi cho cuộc sống, nhưng muốn đạt hiệu quả tối đa thì phải “tiết dục”. Đông Y cũng chủ trương tiết dục để giữ gìn sức khỏe và kéo dài tuổi thọ.

Trong khi đó, chủ trương “diệt dục” của tôn giáo rất khó giải thích theo quan điểm khoa học. Tây Y thường dựa vào thí nghiệm lâm sàng và những điều thấy được qua giải phẫu bệnh lý, họ cho rằng việc diệt dục – sống độc thân hoàn toàn – sẽ dẫn tới cảnh già sớm và đương nhiên chết sớm vì những lý do sau đây:

  • Cũng như những tuyết nội tiết khác, các tuyến sinh dục thường xuyên tiết ra kích thích tố, nếu những chất này không được sử dụng và bị ứ đọng quá nhiều sẽ có hại cho cơ thể.
  • Những kích thích tố bị dồn ứ lại có thể gây tổn thương cho bản thân các tuyết nội tiết.
  • Sống độc thân có thể làm hại hệ thần kinh, đặc biết là sinh chứng dễ bị kích động (hysteria), khó tính và suy nhược thần kinh.

Tuy nhiên, những kết luận trên đây được rút ra từ sự nghiên cứu những người sống đời thường, không theo một phương pháp tu dưỡng nào cả. Tây Y cũng nghiên cứu thấy tình trạng độc thân dù không tu luyện pháp môn nào cả vẫn không gây ra hậu quả tai hại hoặc làm suy thoái các tuyến sinh dục nếu người ta không để hệ thần kinh bị rối loạn do những những rạo rực tình ái mãnh liệt. Hậu quả tai hại chỉ có khi:

  • Hoạt động của các cơ quan điều tiết suy yếu do ảnh hưởng của lòng ham muốn tình dục không được thỏa mãn hoặc bị đè nén, ức chế. Sự khao khát bị ẩn ức này cũng tàn phá các tuyến sinh dục. Nếu người đời, nhất là những người tràn đầy dục vọng bị rơi vào trường hợp bắt buộc phải sống độc thân (thí dụ đi tù) thì khó tránh khỏi những cơn rạo rực, họ sẽ thấy khổ sở, suy nhược như những con thú bị thiến được các bác sĩ dùng làm thí nghiệm. Chính sự khát khao tình ái không được thỏa mãn mới gây nguy hại cho đời sống độc thân chứ chẳng phải tình trạng dồn ứ chất nội tiết. Nhưng nếu người ta tự nguyện sống độc thân vì mục đích tu hành hoặc theo đuổi một lý tưởng cao quý nào đó thì có thể tránh được tình trạng ẩn ức sinh lý. Các nhà dưỡng sinh Á Đông cho rằng có thể biến năng lực tình ái thành năng lượng tâm linh: biến tinh thành khí, biến khí thành thần.
  • Đàn ông và phụ nữ đời thường lớn tuổi mà vẫn còn lẻ bóng vì hoàn cảnh trái ngang hoặc không thuận duyên…
  • Người có thói quen bệnh hoạn như xem cảnh thoát y, xem phim ảnh dâm dục hoặc đọc sách truyện đồi trụy khiến các cơ quan sinh dục bị căng thẳng thường xuyên.
  • Người sống khắc khoải trong lo âu sầu muộn hoặc gặp cơn khủng hoảng tinh thần cao độ.

Những phân tích trên đây là một phần trong nhận định của giới y học khi nghiên cứu mối liên hệ giữa tinh thần và thể chất con người: tinh thần yên vui lành mạnh thì thân xác trẻ lâu, ít bệnh. Trái lại, tinh thần yếu hèn, bệnh hoạn thì thân xác mau già và dễ ốm đau. Trong khi đó, Phật giáo chú trọng phát triển tinh thần và trí tuệ đến chỗ tinh anh cao cả, nên người Phật tử thuận thành dù sống độc thân hay có gia đình sẽ tránh được các tình trạng rối loạn kể trên.

Dù sao, dục tình là một bản năng tự nhiên của con người. Do đó, những người mới bước vào đường tu, nhất là còn ở tuổi thanh xuân có thể khó kiềm chế lửa tình. Để cởi bỏ chướng ngại này, Phật giáo có phương pháp “bất tịnh quán”, nghĩa là trong lúc ngồi thiền quán tưởng những hiện tượng không trong sạch trên thế gian. Thí dụ “quán bạch cốt” tưởng tượng người yêu là một bộ xương mục rửa. Có người nâng đối tượng quán chiếu lên hàng thiêng liêng như Thiên Nữ hoặc một vị Bồ Tát trợ duyên cho đường tu của mình. Cũng có người nhịn ăn để nhờ nỗi đói – bản năng sinh tồn – dập tắt lửa tình.

Phật giáo cho rằng khi người tu đạt đến trình độ chứng ngộ kiến tánh, đắc quả, thân tâm sẽ không còn vướng mắc vào nỗi đam mê sắc dục, mà trở nên nhẹ nhàng thanh thản trong niềm sướng vui bất tận vượt xa những hoan lạc đời thường. Niềm sướng vui giác ngộ đó được mô tả trong tiểu sử của Đại Sư Milarepa (1052 – 1135) thuộc Mật tông Tây Tạng:

Toàn thân Ngài diệu lạc
Khi nội hỏa sáng lên
Ngài sung sướng vô biên
Lúc hai dòng sinh lực
Thuộc Âm và Dương cực
Nhập tuyến chính giữa thân

Trong trung khu thượng phần
Ngày thấy bao an lạc
Chảy tràn tâm Diệu Giác

Trong trung khu hạ bộ
Sức sáng tạo đẩy lên
Khiến toàn thân hoan thích.

Khi hai dòng bạch, xích
Hòa hợp ở giữa tim
Ngài cảm thấy đắm chìm
Giữa Tâm Bi đại lạc.

Toàn thân Ngài hoan lạc
Chẳng còn sót chỗ nào,
Dẫu một chút tơ hào
Cũng tràn đầy sung sướng

Thêm vào đó còn có một yếu tố khác cũng có ảnh hưởng quan trọng đến hệ sinh dục, đó là ăn uống. Phật giáo chủ trương ăn chay trường hoặc ăn chay kỳ vì ăn như vậy là góp phần vào việc giữ gìn giới Sát (không giết chóc) và cũng là cách điều dưỡng thân tâm giúp tín đồ dễ tiến trên con đường tu học.

Điều này đã được chứng minh qua các công trình nghiên cứu của y học hiện đại: Những người ăn chay không những khỏe mạnh, tươi trẻ lâu, mà còn có tâm trí ôn hòa và làm chủ được dục tình dễ dàng hơn những người thường xuyên ăn nhiều thịt.

Tuy nhiên, kết quả này được ghi nhận từ những người hằng ngày ăn phần lớn ngũ cốc chưa tinh chế như gạo lứt (còn nguyên mầm và cám) hoặc gạo chà sơ (còn nhiều cám) với rau đậu thiên nhiên (rau sạch), không dùng gia vị tổng hợp (như đường hóa học, bột ngọt tổng hợp) và mùi màu nhân tạo. Cách ăn này – gọi là “cách ăn Thiền” hoặc “cách ăn Thực Dưỡng” – đang thịnh hành ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là trong giới tu hành, và được nhiều bác sĩ Âu Mỹ áp dụng vào việc điều trị những bệnh về hệ sinh dục.

Chân Phương – theo Xóm Gạo Lứt


Tài liệu tham khảo

  • East-West Journal của HộI Y Học Đông Tây Hoa Kỳ
  • Phòng và trị bệnh theo Phương Pháp Thực Dưỡng của Anh Minh Ngô Thành Nhân, NXB Đà Nẵng
  • Cơ sở Mật Giáo của Lama Anagarika Govinda, bản dịch của Pháp Quân Trần Ngọc Anh

BÌNH LUẬN

Name

ăn chay,441,báo chí,1,BBT,2,biên khảo,12,cảm tác,120,câu chuyện đầu ngày,1,câu chuyện lửa tàn,1,chia sẻ,45,chủ đề khác,24,chuyện ăn chay,50,cộng đồng,14,cổng trại,6,đi và viết,10,Diệu Hoàng,11,đố vui phật pháp,4,đời sống,601,du khảo,1,du lịch,56,Đức Phật A Di Đà,12,Đức Quảng,1,GĐPT,114,GĐPT QĐSG,5,GĐPT Quốc Nội,5,GĐPT Thế Giới,1,ghi chép,25,Giác Đạo,1,giáo dục gđpt,10,góc nhìn,13,gút (nút) dây,6,hành chánh gđpt,1,HĐXH,70,hoạt động,18,hoạt động thanh niên,23,huấn luyện gđpt,2,khoa học,9,kiến trúc,6,kinh chú,4,kinh điển,5,kỹ mỹ thuật,11,lam sử,6,lễ hội,3,mật thư,1,Minh Thi,1,món bánh,13,món chay,335,món chè,9,món chính,1,món mứt,2,mỹ thuật,69,nếp sống,150,nghệ thuật,261,nghi thức,8,nghiên cứu,42,Ngọc Hằng,7,người ăn chay,7,Nguyên Hiệp,1,nhân vật,4,nhiếp ảnh,2,pháp âm,82,pháp phục,6,pháp thoại,43,phật đản - an cư,7,phật giáo,972,phật giáo thế giới,40,phật pháp,360,phật pháp & tuổi trẻ,1,phật pháp vấn đáp,39,phim nhạc,29,phóng sự,106,phóng sự ảnh,53,quán chay,12,sách nói,5,sự kiện,85,sức khỏe,38,tâm tình lam,65,thắng cảnh,18,thánh tích,2,Thích Chơn Thiện,5,Thích Giác Nhiên,1,Thích Minh Châu,34,Thích Minh Thế,2,Thích Nhất Hạnh,1,Thích Nhật Từ,1,Thích Tâm Mẫn,25,Thích Thái Hòa,1,Thích Trí Tịnh,3,thơ văn,153,thời sự,350,thủ công trại,7,thực tập hạnh phúc,21,thức uống,3,tiêu điểm,161,tìm hiểu,128,tin tức,190,tin tức gđpt,8,tổ chức gđpt,7,trại - lửa trại,3,Triệu Minh Thi,2,truyện,14,truyện cổ phật giáo,22,truyền tin,5,tu học gđpt,4,tủ sách pdf,108,từ thiện,38,tự viện,31,văn hóa,83,văn nghệ gđpt,19,videos,1,vu lan - báo hiếu,25,xuân - thành đạo,71,
ltr
item
Người Áo Lam: Sống độc thân và sức khỏe
Sống độc thân và sức khỏe
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEiY8osz1snAIrz7eDKE99fK_xsrBLaoaK-niC8jk2GWjq1H4y5qNZfx0feupxcfMrHz6XcQAkP2w6IaIG4YPULzs14hZOr6Z4PTUEFy4eNLO4g16gko9BKbv-NtmW3R25bzTbFE6WCRhn41/s1600/nhinmay-xomgaolut.png
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEiY8osz1snAIrz7eDKE99fK_xsrBLaoaK-niC8jk2GWjq1H4y5qNZfx0feupxcfMrHz6XcQAkP2w6IaIG4YPULzs14hZOr6Z4PTUEFy4eNLO4g16gko9BKbv-NtmW3R25bzTbFE6WCRhn41/s72-c/nhinmay-xomgaolut.png
Người Áo Lam
https://old.nguoiaolam.net/2012/10/song-oc-than-va-suc-khoe.html
https://old.nguoiaolam.net/
https://old.nguoiaolam.net/
https://old.nguoiaolam.net/2012/10/song-oc-than-va-suc-khoe.html
true
8680068194570582821
UTF-8
Tải Hết Không tìm thấy bài đăng nào XEM HẾT Đọc thêm Trả lời Hủy Xóa Bởi TRANG NHÀ TRANG BÀI VIẾT Xem Hết BẠN CÓ THỂ ĐỌC THÊM CHUYÊN MỤC CÁC BÀI CŨ TÌM KIẾM TẤT CẢ BÀI VIẾT Không tìm thấy bài viết nào phù hợp với yêu cầu của bạn Trở về TRANG NHÀ Sunday Monday Tuesday Wednesday Thursday Friday Saturday Sun Mon Tue Wed Thu Fri Sat January February March April May June July August September October November December Jan Feb Mar Apr May Jun Jul Aug Sep Oct Nov Dec tức thời 1 phút trước $$1$$ minutes ago 1 giờ trước $$1$$ hours ago Hôm qua $$1$$ days ago $$1$$ weeks ago hơn 5 tuần trước Người theo dõi Theo dõi NỘI DUNG CHÍNH ĐÃ BỊ ẨN BƯỚC 1: Chia sẻ bài viết. BƯỚC 2: Nhấn vào đường dẫn bạn vừa chia sẻ để mở khóa Sao Chép Mã Chọn Mã Tất cả mã bạn chọn đã được sao chép Không thể sao chép mã / văn bản, vui lòng nhấn [CTRL]+[C] (or CMD+C with Mac) để thử lại