# Header

$show=/p/news.html$type=grid$c=4$a=0$m=0$tbg=rainbow$sn=0$rm=0

$hide=/p/news.html

THỜI SỰ$show=/p/buddhism.html$c=4$type=sticky$au=0$date=1$cm=0$va=0$cl=#782121

QUAN ĐIỂM - GÓC NHÌN$show=/p/buddhism.html$c=3$type=three$h=320$m=0$sn=0$rm=0$cl=#782121$va=0

TU HỌC - PHẬT PHÁP$show=/p/buddhism.html$c=3$type=left$m=0$cl=#782121$va=0

NGHỆ THUẬT PHẬT GIÁO$show=/p/buddhism.html$c=3$type=right$m=0$cl=#782121$va=0

BÀI CŨ HƠN_$show=/p/buddhism.html$c=21$type=blogging$m=0$cl=#782121$page=1

TIN TỨC GĐPT$show=/p/gdpt.html$c=4$type=sticky$au=0$date=1$cm=0$va=0$cl=#008000

TÂM TÌNH LAM$show=/p/gdpt.html$c=3$type=blogging$au=0$cm=0$date=1$cl=#008000$va=0

HOẠT ĐỘNG THANH NIÊN$show=/p/gdpt.html$c=3$type=three$h=320$m=0$sn=0$rm=0$cl=#008000$va=0

NHỮNG DÒNG LAM SỬ$show=/p/gdpt.html$c=3$type=left$m=0$cl=#008000$va=0

VĂN NGHỆ GĐPT$show=/p/gdpt.html$c=3$type=right$m=0$cl=#008000$va=0

BÀI CŨ HƠN_$show=/p/gdpt.html$c=21$type=blogging$m=0$cl=#008000$page=1

TỪ THIỆN XÃ HỘI$show=/p/hdxh.html$c=4$type=complex$M=0$cl=#00A99D$va=0

HOẠT ĐỘNG NGUOIAOLAM.NET$show=/p/hdxh.html$c=3$type=three$h=320$m=0$sn=0$rm=0$cl=#00A99D$va=0

CỘNG ĐỒNG$show=/p/hdxh.html$c=6$type=carousel$m=0$cl=#00A99D$va=0

BÀI CŨ HƠN_$show=/p/hdxh.html$c=21$type=blogging$m=0$cl=#00A99D$page=1

VĂN HÓA$show=/p/life.html$c=4$type=sticky$au=0$date=1$cm=0$cl=#ff6600$va=0

CHỦ ĐỀ KHÁC$show=/p/life.html$c=3$h=320$type=three$m=0$sn=0$rm=0$cl=#ff6600$va=0

DU LỊCH TÂM LINH$show=/p/life.html$c=3$type=left$m=0$cl=#ff6600$va=0

SỨC KHỎE - ĂN CHAY$show=/p/life.html$c=3$type=right$m=0$cl=#ff6600$va=0

BÀI CŨ HƠN_$show=/p/life.html$c=21$type=blogging$m=0$cl=#ff6600$page=1

$show=/p/tu-sach.html$type=three$h=320$c=30$rm=0$a=0$m=0$i=1$sn=0$ho=https://ebook.nguoiaolam.net/

$show=/p/tvn.html$type=three$c=30$rm=0$a=0$m=0$i=1$sn=0$$ho=https://tv.nguoiaolam.net/

$show=/p/tin-tuc-gdpt.html

$show=/p/tin-tuc-phat-giao.html

PHẬT GIÁO$show=/p/news.html$type=complex$c=4$va=0$a=0$m=0$i=1

TIN TỨC GĐPT$show=/p/news.html$type=three$c=3$va=0$h=300$m=0$sn=0$rm=0$i=1

GIA ĐÌNH PHẬT TỬ$show=/p/news.html$type=blogging$c=3$va=0$m=0$i=1

$show=/p/news.html$type=three$c=9$va=0$spc=0$rm=0$a=0$m=0$i=1$sn=0$ho=https://tv.nguoiaolam.net/

HOẠT ĐỘNG - TỪ THIỆN$show=/p/news.html$type=left$c=3$va=0$a=0$m=0$i=1

ĐỜI SỐNG TÂM LINH$show=/p/news.html$type=right$c=3$va=0$a=0$m=0$i=1

MỚI CẬP NHẬT$show=/p/news.html$type=blogging$c=7$va=0$pages=1$i=1$m=0

Tết về tưới tẩm yêu thương...

Tết đến theo quy luật của vũ trụ, mang tới cho con người nhiều cảm xúc mới, nhiều suy ngẫm, cơ hội nhìn lại. Với người trẻ, Tết đến là dịp đ...

Tết đến theo quy luật của vũ trụ, mang tới cho con người nhiều cảm xúc mới, nhiều suy ngẫm, cơ hội nhìn lại. Với người trẻ, Tết đến là dịp để dấn thân, quay về nhà gắn kết tình thâm, là dịp để sống tử tế...

Tết chậm lại

Chậm lại với những ngày được nghỉ, bạn sẽ không phải bù đầu với công việc. Khi đó, bạn sẽ có thời gian để ngắm nhìn cuộc sống trôi qua một cách khẽ khàng. Bạn sẽ có dịp để hít khí trời mùa xuân trong lành, với những mùi-vị quen thuộc, nghe hương Tết thấm vào da thịt, vào từng hơi thở khi mẹ nấu bánh tét, ba đi thăm mộ và cầm bó trầm hương thắp lên tưởng nhớ ông bà, tổ tiên.

Văn nghệ đời sống tâm linh Phật giáo - Người Áo Lam

Bạn trẻ quay về nhà trong dịp Tết - Ảnh: TT

Đêm 30 Tết, bạn có thể ngồi lại với gia đình và nói lời chúc Tết, đề nghị ba mình, mẹ mình kể cho nghe cái Tết xưa mà họ từng trải qua để cùng hoài niệm về những năm-tháng đã qua; đồng thời, bạn chia sẻ những niềm vui, khó khăn trong công việc để lắng nghe những gợi ý tinh anh từ người lớn.

Sống chậm lại còn là bạn sẽ gác lại mọi chuyện để dành buổi sáng mùng 1 Tết chở mẹ đi chùa, cùng ba vào chánh điện dâng hương cúng dường Tam bảo và thì thầm khấn nguyện: xin cho con giữ được tâm hồn thanh lương, trong sáng, dù gặp việc gì hay có trắc trở nào tới cũng xin giữ trọn niềm tin vào Tam bảo, đi trên đường sáng, kiến tạo an vui, giải thoát... Lời nguyện ấy giống như sợi dây neo cột tâm hồn mình, để dẫu có rời xa gia đình, đi đâu đó mưu sinh cũng có thể giữ gìn thân-tâm thường an lạc, biết dừng lại kịp thời trước những cám dỗ và biết đứng dậy một cách vững chãi trước những thất bại, khổ đau tất yếu (ai cũng trải qua trong đời một lần, nhiều lần)...

Rồi thầm thì, cầu nguyện cho ba mẹ mình được đi trọn con đường đạo thanh lương, giải thoát cũng là tưới tẩm cho mình hạt lành thương yêu, hiểu biết, để hạnh hiếu được tỏa hương mầu nhiệm, quyện cùng hương trầm trong ngày vía Đức Phật Di Lặc, ngày hoan hỷ đón một năm mới tràn ngập niềm tin, hy vọng...

Tết dấn thân

Khỏi phải nói, xuân của đất trời đã trở thành mùa sẻ chia ấm áp. Không ít những hoạt động tình nguyện từ những phong trào bên ngoài và trong đạo. Thấy được cuộc sống mong manh, dễ vỡ, vô thường nên người trẻ đã biết sẻ chia hơn là cất giữ, đã biết dấn thân hơn là vô cảm với lối nghĩ “mac-ke-no” (mặc kệ nó).

Bằng những hành động thiết thực, thông qua công tác thiện nguyện, có những bạn trẻ đã đi lên vùng cao Tây Bắc và chụp hàng ngàn bức hình, lưu lại những nụ cười trẻ thơ tuyệt đẹp. Mang lại niềm vui nho nhỏ và bồi bổ tâm hồn mình, làm giàu thêm tri thức từ những chuyến đi là lựa chọn của người trẻ có khát vọng đi “dọc miền Tổ quốc”. Rồi có không ít nhóm, hội lên vùng cao Tây Nguyên, tới các buôn làng xa xôi để mang Tết tới đồng bào, trẻ em. Những phần quà được gom góp từ những tấm lòng, từ những chiếc nón len đan tay gây quỹ tới những gam giấy vụn, tờ lịch cũ... Tất cả đều được chuyển thành những hiện vật thiết thực mà người dân nơi các bạn đến đang cần, có khi là áo ấm, cặp sách cho em tới trường, có khi là gói mì, ký gạo, bữa ăn ngon, mấy lạng hạt dưa, mứt dừa... cho Tết thực sự về với bản làng, với vùng cao chưa có Tết, người dân chưa dám mơ Tết, hoặc Tết là khái niệm gì đó quá xa xôi với họ bởi cái đói, cái rét vốn thường trực hàng ngày...

Văn nghệ đời sống tâm linh Phật giáo - Người Áo Lam

Các bạn trẻ nhóm Ngàn Hạc Giấy (TP.HCM) tặng quà Tết tới đồng bào dân tộc ở Đắk Lắk - Ảnh: T.Vũ

Yêu thương những người khó khăn hơn mình và muốn giúp cho họ bớt khổ, có niềm vui vốn là tình yêu trong trẻo nhất. Nó khiến con người ta hành động, phải hành động, để “mang niềm vui cho người, giúp người bớt khổ”. Đó thực ra cũng là hạnh nguyện của Đức Quan Thế Âm, là tay là mắt của vị Bồ-tát thường lắng nghe nỗi khổ của muôn loài và ra tay cứu khổ.

Những bạn trẻ ấy dù không phải là Phật tử nhưng đã sống với tâm đạo, với Phật chất rất tự nhiên và cực kỳ đáng trân trọng!

Tết yêu thương, Tết ăn chay...

Ăn chay để nuôi dưỡng lòng từ bi. Điều này nghe quen vì được nhiều người chia sẻ. Thực tế, ăn chay có nhiều lợi ích lắm. Khiến cho mình bình an vì không phải gián tiếp sát sanh, hại vật. Trong giáo lý duyên sinh của nhà Phật cho rằng, không có một cái tồn tại độc lập, tự nhiên mà có, tất cả đều có nhân-duyên của nó, cái này có thì cái kia có.

Có nhu cầu ăn thịt chúng sinh thì có người đồ tể, cung cấp theo “đơn hàng” đó, dù là trực tiếp hay gián tiếp thì cũng là dẫn tới việc sanh mạng chúng sinh phải bị hủy hoại. Do đó, Tết (và nếu được thì cả năm rồi tiến tới năm này sang năm khác, đời này tới đời khác) thì nên phát nguyện thọ thực chay tịnh để dưỡng nuôi lòng bi trong mình, để những loài khác không vì mình mà bỏ mạng.

Ăn chay trong thời hiện đại còn là món quà dành tặng thiên nhiên, bởi vì các nhà khoa học đã chứng minh một cách rất rõ ràng: ăn chay bảo vệ môi trường. Bằng cách tính khoa học, để có một ký thịt thì cần phải tốn bao nhiêu ký thực vật mới tạo ra được - cho thấy ăn thịt sẽ phải tác động vào tự nhiên một cách tàn bạo hơn, do tiêu thụ nhiều hơn so với ăn chay. Hơn nữa, khoa học cũng chứng minh, cấu tạo răng người - không có răng nanh bén nhọn, phù hợp với ăn chay hơn là ăn thịt. Mặt khác, cơ thể người ăn chay đúng cách, khoa học sẽ khỏe, nhẹ hơn là ăn thịt, ít bệnh tốt hơn. Nói chung, khi sống gần gụi với thiên nhiên thì sẽ bình an cả thân và tâm, biết nghĩ tới con người (đồng loại) và biết yêu thương những loài khác thì sẽ cơi nới tâm hồn mình rộng thêm ra.

Một khi tâm hồn mỗi người rộng mở hơn, tình thương thêm lớn nhờ cái thấy nhân-quả rõ ràng thì chắc chắn con người sẽ bỏ những thói quen xấu, buông những việc làm bất thiện mà xắn tay vào cứu đời, giúp người. Chắc chắn con người sẽ không vì món lợi nho nhỏ mà ra tay giết người, hại vật, sẽ không ganh đua từng tí để rồi sanh tâm sân hận, tị hiềm và làm những điều khiến cho người khác bị tổn thương, bản thân thì tổn phước, tổn đức...

Do vậy, nghĩ về pháp tu ăn chay và chọn việc ăn chay tưởng chỉ là bỏ phần ăn ở miệng nhưng kỳ thực, qua đó cũng giúp mình bỏ được rất nhiều những thói, tật hư - xấu trong mình, từng bước kiến tạo con đường sáng đẹp để tiến bước trong cuộc đời, trong cõi luân hồi tử sanh này.

Do vậy, nghĩ kỹ sẽ thấy, Tết là dịp để tu tập, phải không?

Lưu Đình Long
(theo GNO)

BÌNH LUẬN

Name

ăn chay,441,báo chí,1,BBT,2,biên khảo,12,cảm tác,120,câu chuyện đầu ngày,1,câu chuyện lửa tàn,1,chia sẻ,45,chủ đề khác,24,chuyện ăn chay,50,cộng đồng,14,cổng trại,6,đi và viết,10,Diệu Hoàng,11,đố vui phật pháp,4,đời sống,601,du khảo,1,du lịch,56,Đức Phật A Di Đà,12,Đức Quảng,1,GĐPT,114,GĐPT QĐSG,5,GĐPT Quốc Nội,5,GĐPT Thế Giới,1,ghi chép,25,Giác Đạo,1,giáo dục gđpt,10,góc nhìn,13,gút (nút) dây,6,hành chánh gđpt,1,HĐXH,70,hoạt động,18,hoạt động thanh niên,23,huấn luyện gđpt,2,khoa học,9,kiến trúc,6,kinh chú,4,kinh điển,5,kỹ mỹ thuật,11,lam sử,6,lễ hội,3,mật thư,1,Minh Thi,1,món bánh,13,món chay,335,món chè,9,món chính,1,món mứt,2,mỹ thuật,69,nếp sống,150,nghệ thuật,261,nghi thức,8,nghiên cứu,42,Ngọc Hằng,7,người ăn chay,7,Nguyên Hiệp,1,nhân vật,4,nhiếp ảnh,2,pháp âm,82,pháp phục,6,pháp thoại,43,phật đản - an cư,7,phật giáo,972,phật giáo thế giới,40,phật pháp,360,phật pháp & tuổi trẻ,1,phật pháp vấn đáp,39,phim nhạc,29,phóng sự,106,phóng sự ảnh,53,quán chay,12,sách nói,5,sự kiện,85,sức khỏe,38,tâm tình lam,65,thắng cảnh,18,thánh tích,2,Thích Chơn Thiện,5,Thích Giác Nhiên,1,Thích Minh Châu,34,Thích Minh Thế,2,Thích Nhất Hạnh,1,Thích Nhật Từ,1,Thích Tâm Mẫn,25,Thích Thái Hòa,1,Thích Trí Tịnh,3,thơ văn,153,thời sự,350,thủ công trại,7,thực tập hạnh phúc,21,thức uống,3,tiêu điểm,161,tìm hiểu,128,tin tức,190,tin tức gđpt,8,tổ chức gđpt,7,trại - lửa trại,3,Triệu Minh Thi,2,truyện,14,truyện cổ phật giáo,22,truyền tin,5,tu học gđpt,4,tủ sách pdf,108,từ thiện,38,tự viện,31,văn hóa,83,văn nghệ gđpt,19,videos,1,vu lan - báo hiếu,25,xuân - thành đạo,71,
ltr
item
Người Áo Lam: Tết về tưới tẩm yêu thương...
Tết về tưới tẩm yêu thương...
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgZ5mZpVKElbBaC6wqV6SmYKw8HKUX4nR4pacsndQyhL7S2K3Wmls1hSIbfq_03msnXc6TyvN7VYnY4O0xrn-fqbA2FfjIlD_yXrw2WWq-gT7gHTul-FnUQLub6czdL90A2678GkaflI23z/?imgmax=800
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgZ5mZpVKElbBaC6wqV6SmYKw8HKUX4nR4pacsndQyhL7S2K3Wmls1hSIbfq_03msnXc6TyvN7VYnY4O0xrn-fqbA2FfjIlD_yXrw2WWq-gT7gHTul-FnUQLub6czdL90A2678GkaflI23z/s72-c/?imgmax=800
Người Áo Lam
https://old.nguoiaolam.net/2015/02/tet-ve-tuoi-tam-yeu-thuong.html
https://old.nguoiaolam.net/
https://old.nguoiaolam.net/
https://old.nguoiaolam.net/2015/02/tet-ve-tuoi-tam-yeu-thuong.html
true
8680068194570582821
UTF-8
Tải Hết Không tìm thấy bài đăng nào XEM HẾT Đọc thêm Trả lời Hủy Xóa Bởi TRANG NHÀ TRANG BÀI VIẾT Xem Hết BẠN CÓ THỂ ĐỌC THÊM CHUYÊN MỤC CÁC BÀI CŨ TÌM KIẾM TẤT CẢ BÀI VIẾT Không tìm thấy bài viết nào phù hợp với yêu cầu của bạn Trở về TRANG NHÀ Sunday Monday Tuesday Wednesday Thursday Friday Saturday Sun Mon Tue Wed Thu Fri Sat January February March April May June July August September October November December Jan Feb Mar Apr May Jun Jul Aug Sep Oct Nov Dec tức thời 1 phút trước $$1$$ minutes ago 1 giờ trước $$1$$ hours ago Hôm qua $$1$$ days ago $$1$$ weeks ago hơn 5 tuần trước Người theo dõi Theo dõi NỘI DUNG CHÍNH ĐÃ BỊ ẨN BƯỚC 1: Chia sẻ bài viết. BƯỚC 2: Nhấn vào đường dẫn bạn vừa chia sẻ để mở khóa Sao Chép Mã Chọn Mã Tất cả mã bạn chọn đã được sao chép Không thể sao chép mã / văn bản, vui lòng nhấn [CTRL]+[C] (or CMD+C with Mac) để thử lại