Ngôi chùa cổ này được xây dựng từ thời nhà Lý, tiêu biểu cho nghệ thuật điêu khắc truyền thống của Việt Nam trong nhiều thế kỷ qua đang đứng...
Ngôi chùa cổ này được xây dựng từ thời nhà Lý, tiêu biểu cho nghệ thuật điêu khắc truyền thống của Việt Nam trong nhiều thế kỷ qua đang đứng trước nguy cơ bị sụp đổ bất cứ lúc nào.
Chùa Phúc Lâm đóng tại xã Chu Minh, Ba Vì, Hà Nội có niên đại hơn 500 năm tuổi đang đứng trước nguy cơ bị đổ sập.
Dẫn chúng tôi vào thăm ngôi chùa cổ, ông Phùng Văn Chiến, người chấp tác cho chùa nhiều năm cho biết, ngôi chùa cổ này đã hơn 5 thế kỷ và được xếp hạng Di tích lịch sử quốc gia từ năm 2004 nhưng gần chục năm nay đã xuống cấp rất nghiêm trọng.
Chùa Phúc Lâm thuộc xã Chu Minh, huyện Ba Vì đang có nguy cơ sắp biến thành phế tích
Theo quan sát của PV báo Người Đưa Tin, hiện toàn bộ cột, kèo gỗ đã bị mục ruỗng, các đầu mối đã bị rời ra, thay vào đó là những cột gỗ chống đỡ tạm bợ, các mép tường đã nứt toác. Phần mái hướng Tây của ngôi chùa cổ đã bị xô, sạt thủng, phần mái còn lại cũng thủng đủ chỗ.
“Trước tình trạng chùa Phúc Lâm xuống cấp nghiêm trọng, mọi người đã chống tạm bằng những trụ gỗ. Tuy nhiên, chì cần một cơn bão đi qua, ngôi chùa có thể đổ sập bất cứ lúc nào. Năm 2014, địa phương chúng tôi xây thêm mái tôn ở trên để che chắn, các ban thờ tượng được chuyển đi nơi khác”, ông Chiến nói.
Được biết ngôi chùa cổ này được xây dựng từ thời nhà Lý, là nơi lưu dấu tích của Thiền Sư Từ Đạo Hạnh còn được dân gian gọi là Đức thánh Láng. Ngoài ra, ngôi chùa tiêu biểu cho nghệ thuật điêu khắc truyền thống của Việt Nam trong nhiều thế kỷ qua.
Để đảm bảo an toàn cho du khách thăm viếng, hiện nhà chùa đã dán biển thông báo “Cấm vào bên trong” để tránh nguy cơ có thể sập đổ bất cứ lúc nào.
Ông Phùng Văn Chiến, người chấp tác cho chùa cho biết: Ngôi chùa cổ này có thể sập đổ bất cứ lúc nào
Theo bà Tiếp, người chấp tác ở chùa, trước đó cũng có 1 số đoàn huyện đến hỏi thăm về tình trạng xuống cấp của ngôi chùa cổ nhưng tới nay vẫn chưa thấy động tĩnh gì về việc sửa chữa, cải tạo.
“Hiện chúng tôi phải đưa ban thờ tượng đi gửi nhờ người dân xung quanh để tránh sập đổ tượng”, bà Tiếp nói thêm.
Đại diện chính quyền xã cho biết cũng lực bất tòng tâm khi chỉ có thể tham gia làm mái che tạm thời chống đỡ mưa nắng cho di tích. Còn lại, phải chờ các bước trùng tu theo đúng quy trình của Luật Di Sản nên nếu di tích có sập cũng… đành phải chịu.
Với thực trạng như hiện tại, chùa Phúc Lâm đang khắc khoải kêu cứu từng ngày. Nhà chùa và người dân địa phương mong muốn cơ quan chức năng sớm có biện pháp tu bổ lại chùa để bảo tồn di tích và phục vụ văn hóa tín ngưỡng của nhân dân.
Dưới đây là một số hình ảnh ngôi chùa cổ Phúc Lâm đang “chống nạng” chờ đổ sập:
Chùa Phúc Lâm đang xuống cấp nghiêm trọng
Các cột chùa được chống tạm bợ suốt thời gian dài và đang có hiện tượng mối mọt
Ban thờ các tượng đã được di chuyển đi nơi khác hết vì chùa có thể đổ sập bất kì lúc nào
Các thanh kèo cột cổ đang bị mục và bị mối xông
Bức tường phía ngoài ngôi chùa đang ngày càng nứt to hơn do các kèo ngang bên trong bị gãy
Những "chiếc nạng" chống tạm để giúp chùa Phúc Lâm chờ được trùng tu
Nhà chùa phải dán biển thông báo:“Cấm vào bên trong” để tránh nguy hiểm cho khách thập phương
Mái ngói ngôi chùa cổ cũng bị xuống cấp trầm trọng, chỉ cần một trận mưa bão lớn có thể bị sập đổ
Những vết nứt toác ngày càng lớn
Ngôi chùa cổ được xây dựng từ thời nhà Lý với nghệ thuật điêu khắc truyền thống của Việt Nam đang có nguy cơ sắp biến thành phế tích
Cao Tuân - Nguyễn Hồng – Thu Hường
(theo Người Đưa Tin)
BÌNH LUẬN