# Header

$show=/p/news.html$type=grid$c=4$a=0$m=0$tbg=rainbow$sn=0$rm=0

$hide=/p/news.html

THỜI SỰ$show=/p/buddhism.html$c=4$type=sticky$au=0$date=1$cm=0$va=0$cl=#782121

QUAN ĐIỂM - GÓC NHÌN$show=/p/buddhism.html$c=3$type=three$h=320$m=0$sn=0$rm=0$cl=#782121$va=0

TU HỌC - PHẬT PHÁP$show=/p/buddhism.html$c=3$type=left$m=0$cl=#782121$va=0

NGHỆ THUẬT PHẬT GIÁO$show=/p/buddhism.html$c=3$type=right$m=0$cl=#782121$va=0

BÀI CŨ HƠN_$show=/p/buddhism.html$c=21$type=blogging$m=0$cl=#782121$page=1

TIN TỨC GĐPT$show=/p/gdpt.html$c=4$type=sticky$au=0$date=1$cm=0$va=0$cl=#008000

TÂM TÌNH LAM$show=/p/gdpt.html$c=3$type=blogging$au=0$cm=0$date=1$cl=#008000$va=0

HOẠT ĐỘNG THANH NIÊN$show=/p/gdpt.html$c=3$type=three$h=320$m=0$sn=0$rm=0$cl=#008000$va=0

NHỮNG DÒNG LAM SỬ$show=/p/gdpt.html$c=3$type=left$m=0$cl=#008000$va=0

VĂN NGHỆ GĐPT$show=/p/gdpt.html$c=3$type=right$m=0$cl=#008000$va=0

BÀI CŨ HƠN_$show=/p/gdpt.html$c=21$type=blogging$m=0$cl=#008000$page=1

TỪ THIỆN XÃ HỘI$show=/p/hdxh.html$c=4$type=complex$M=0$cl=#00A99D$va=0

HOẠT ĐỘNG NGUOIAOLAM.NET$show=/p/hdxh.html$c=3$type=three$h=320$m=0$sn=0$rm=0$cl=#00A99D$va=0

CỘNG ĐỒNG$show=/p/hdxh.html$c=6$type=carousel$m=0$cl=#00A99D$va=0

BÀI CŨ HƠN_$show=/p/hdxh.html$c=21$type=blogging$m=0$cl=#00A99D$page=1

VĂN HÓA$show=/p/life.html$c=4$type=sticky$au=0$date=1$cm=0$cl=#ff6600$va=0

CHỦ ĐỀ KHÁC$show=/p/life.html$c=3$h=320$type=three$m=0$sn=0$rm=0$cl=#ff6600$va=0

DU LỊCH TÂM LINH$show=/p/life.html$c=3$type=left$m=0$cl=#ff6600$va=0

SỨC KHỎE - ĂN CHAY$show=/p/life.html$c=3$type=right$m=0$cl=#ff6600$va=0

BÀI CŨ HƠN_$show=/p/life.html$c=21$type=blogging$m=0$cl=#ff6600$page=1

$show=/p/tu-sach.html$type=three$h=320$c=30$rm=0$a=0$m=0$i=1$sn=0$ho=https://ebook.nguoiaolam.net/

$show=/p/tvn.html$type=three$c=30$rm=0$a=0$m=0$i=1$sn=0$$ho=https://tv.nguoiaolam.net/

$show=/p/tin-tuc-gdpt.html

$show=/p/tin-tuc-phat-giao.html

PHẬT GIÁO$show=/p/news.html$type=complex$c=4$va=0$a=0$m=0$i=1

TIN TỨC GĐPT$show=/p/news.html$type=three$c=3$va=0$h=300$m=0$sn=0$rm=0$i=1

GIA ĐÌNH PHẬT TỬ$show=/p/news.html$type=blogging$c=3$va=0$m=0$i=1

$show=/p/news.html$type=three$c=9$va=0$spc=0$rm=0$a=0$m=0$i=1$sn=0$ho=https://tv.nguoiaolam.net/

HOẠT ĐỘNG - TỪ THIỆN$show=/p/news.html$type=left$c=3$va=0$a=0$m=0$i=1

ĐỜI SỐNG TÂM LINH$show=/p/news.html$type=right$c=3$va=0$a=0$m=0$i=1

MỚI CẬP NHẬT$show=/p/news.html$type=blogging$c=7$va=0$pages=1$i=1$m=0

Hành hương Ấn Độ

Thiên An là một thiếu nữ tuổi 18, sinh ra và lớn lên tại CHLB Đức. Vừa tốt nghiệp phổ thông trung học, Thiên An được mẹ cho đi hành hương Ấn...

Thiên An là một thiếu nữ tuổi 18, sinh ra và lớn lên tại CHLB Đức. Vừa tốt nghiệp phổ thông trung học, Thiên An được mẹ cho đi hành hương Ấn Độ, đến chiêm bái các thánh tích Phật giáo. Thiên An cùng mẹ về Việt Nam, tham gia với một phái đoàn 34 người lên đường đi Ấn Độ trong khoảng thời gian Phật đản vừa qua. Trở lại Đức, Thiên An viết một bài cảm nghĩ bằng tiếng Đức. Bài cảm nghĩ cho thấy tâm tư chân thành của một thiếu nữ người Việt. Sau đây là bản dịch Việt ngữ.

hanh-huong-an-do

Từ một tuần nay con đã về lại Đức và trở lại đời sống hàng ngày bình thường. Con lại sinh hoạt với những khuôn mặt cũ, mua sắm trong những cửa hàng quen biết, sống lại đời sống bình thường của mình.

Thế nhưng không phải cái gì cũng như xưa, như chính con cũng thế. Chuyến du hành của con trong tháng Năm vừa qua đã thay đổi điều gì đó trong con và con nghĩ rằng mình không còn hoàn toàn như con người cũ, con người trước đó của con.

hanh-huong-an-do2

Con vẫn biết là con người luôn thay đổi, nhưng con không bao giờ ngờ là 11 ngày mà có thể tạo nên một tác động nào đó trong mình. Con đã nghĩ rằng, mọi sự thay đổi phải cần đến thời gian và sự khế hợp. Thế nhưng chuyến hành hương đến Ấn Độ và Nepal này, dù kéo dài chưa đầy hai tuần, đã lưu lại trong con những ấn tượng không thể nào quên.

Trong ngày đầu tiên, khi mọi người gặp nhau ở sân bay, con thấy mình trong một đoàn thể, trong đó có ba vị Tăng Ni và nhiều khách hành hương khác. Hầu như mọi người đều thuộc lòng các lời cầu nguyện như thể từng mỗi ngày mỗi đọc, con có cảm giác mình lạc lõng. Thế nhưng cảm giác này sớm biến mất. Dù con thuộc những người trẻ nhất trong nhóm, chưa bao giờ làm quen và thực sự biết đến đạo Phật là gì, con lại không bao giờ thấy điều đó là thiệt thòi cho mình trong những ngày sau. Ngược lại, cũng chính vì chưa bao giờ con suy tư về niềm tin tôn giáo này, con thấy mình như một tờ giấy trắng, tâm mình rộng mở và tò mò muốn biết tất cả những điều mới, những điều mà con sẽ chứng nghiệm và học hỏi.

Và con đã thấy, biết được nhiều: con biết điều xảy ra là dù ngồi trong bóng mát, tuyệt đối không làm gì cả, không nhúc nhích dù chỉ một li, thế mà vẫn đổ mồ hôi như mình mới chạy marathon. Con biết, người ta có biện pháp để lái một chiếc xe buýt du lịch tránh nạn kẹt xe, là cứ đơn giản chạy qua bên kia đường đi ngược dòng xe cộ. Con cũng học được, sau một thời gian ngắn ngủi, không còn thấy xấu hổ khi phải đi toilette ngay giữa thanh thiên bạch nhật và biết người Ấn Độ xem ra sẵn sàng cho người khác đi tiểu trong sân nhà mình, khi một đoàn 40 người Việt Nam đang tức bụng muốn đi mà xung quanh không có buồng vệ sinh nào cả.

Thế nhưng không phải điều gì cũng vui và kỳ lạ cả. Một nước, mà phần lớn người ta liên tưởng đến từ “thầu phụ Outsourcing”, đến nền điện ảnh Bollywood và cũng là đối thủ kinh tế mạnh nhất của Trung Quốc, nước đó cho con thấy một khía cạnh hoàn toàn khác. Lần đầu tiên con thấy cảnh nghèo khổ, một cảnh mà con cho rằng trên thế giới này đã từ lâu không còn nữa. Chưa bao giờ trong cuộc đời êm ái của con, trong một nước Đức sạch sẽ và giàu mạnh, con chứng kiến sự việc con người phải cần đến phân thú vật làm chất đốt để nấu ăn cũng như đem lại một tí hơi ấm cho mùa đông. Chưa bao giờ con thấy hàng chục đứa trẻ ngâm cứng mình trong sự bẩn thỉu phải đánh nhau vì một nắm kẹo. Con chưa hề ngờ trong một nước đang lên về kinh tế như Ấn Độ lại có cảnh tượng này.

hanh-huong-an-do3

Thế nhưng những ấn tượng sâu sắc nhất mà con nhận được lại chính là những ấn tượng thuộc về tôn giáo. Đích thực biết bao khi được đến bốn chỗ, nơi Phật ngày xưa đã sinh ra (Lumbini), nơi Ngài giác ngộ (Bodhgaya), nơi Ngài chuyển pháp luân (Sarnath) và cuối cùng nơi Ngài nhập diệt (Kushinagar). Đối với con đã rõ, Phật không phải là một con người của kinh sách, không phải là một phần của những câu chuyện hay, mà Phật thực sự có thật, đã thực sự lay động con người và đã truyền bá Phật pháp lần đầu tại Ấn Độ. Cũng thật là khó tin và cảm động khi nhận biết rằng Ngài đã đi qua một quãng đường dài và nhọc nhằn, con đường mà chúng con thoải mái, dễ chịu ngồi trên xe buýt mát lạnh.

Trong thời gian trước chuyến hành hương, con hay buồn bã và cũng chóng bực tức, cũng có khi nản lòng vì những duyên cớ mơ hồ nào đó mà bản thân con không rõ hết. Thế nhưng khi con bắt đầu đi lại con đường của Phật bằng chính đôi chân của mình và đến những chốn, nơi Ngài từng sống thực tại đó, thì có một điều như đã xả bỏ trong con. Con cảm nhận một cái gì đó, nó làm con an lạc; năng lực của Phật, nó cho con sự dễ chịu và an tĩnh. Nó không phải là một cái gì to tát hiện ra cho con, không phải là cái gì choáng ngợp, nhưng đối với con là một cái gì đó đã ghi dấu ấn chắc chắn trong tâm con.

Trên chuyến đi mỗi người chắc ai cũng cảm nhận cho mình một Thánh địa, nơi đó mỗi người nhận thấy ấn tượng nhất. Thí dụ mẹ con, bà thấy tại Kushinagar là nơi hết sức cảm động, nơi Phật nhập diệt. Điểm đến của Thánh địa này rơi đúng vào ngày mà ba năm trước đó, ba của mẹ tức là ông ngoại của con, đã mất và vì thế tạo dịp cho mẹ nhớ đến ngày mất của ông một cách hết sức đặc biệt.

Đối với con thì rõ rệt là những ngày tại Bodhgaya, Bồ Đề Đạo Tràng, đã gây xúc động nhất. Không chỉ vì, Phật đã giác ngộ tại đó, và đúng lúc đó cũng là ngày Phật đản sinh, vì thế rất nhiều Phật tử từ các nước xa xôi nhất đến tham dự.

Tại Đức thì tín đồ Phật giáo có nghĩa là hành trì niềm tin đó tại nhà và một mình, theo sự hiểu biết của con. Tại Việt Nam lần nào con cũng cảm thấy hạnh phúc khi đến chùa chiền, nơi đó con như gặp lại bạn đạo Phật tử. Thế nhưng tinh thần và và không khí Phật pháp tại Bodhgaya thì con chưa bao giờ được chứng kiến.

Thật không tưởng tượng nổi khi thấy biết bao người là Phật tử, hết lòng phục vụ cho niềm tin và hành trì tôn giáo của mình. Khi mọi người leo lên đến động tu ngày xưa của Phật, nơi mà Ngài đã tu khổ hạnh sáu năm, lúc đó thật là một cảm nhận vô song. Mới đầu thì sự chen lấn làm con khó chịu, vì bị xô đẩy và vì trời nóng khủng khiếp. Thế nhưng chỉ sau một lúc thì con thấy hạnh phúc và ngạc nhiên thấy mình trong một tập thể, trong đó con có cảm giác được thuộc về, đồng thời con vui thích thấy đạo Phật đã đến với biết bao người.

Đường đi đến cây Bồ-đề thật là tuyệt, tâm con cảm kích khi thấy nhiều người đi chân trần trên con đường nóng hầm hập và đầy cát đá. Cùng đi là rất nhiều cụ già đã vượt qua được con đường dài sáu cây số, điều mà con không ngờ. Qua đó con thấy, niềm tin tôn giáo có thể cho ta một sức mạnh và sức chịu đựng như thế nào. Những ngày sau chỉ làm ấn tượng đó thêm mạnh mẽ. Một rừng áo choàng đỏ của các vị sư, một hàng người bất tận nối đuôi nhau dưới mặt trời cháy bỏng, chờ để được vào đền thờ. Thật đáng kinh ngạc!

Ngồi dưới cây Bồ-đề cũng thật tuyệt diệu, cầu nguyện cho gia đình và cho thân nhân, lắng nghe sự hòa hợp quanh mình và ngắm nhìn những ngọn lá xanh non của cây Bồ-đề rụng xuống. Đã lâu rồi con chưa cảm nhận được niềm hạnh phúc, an lạc và sự tin tưởng như thế này.

Bây giờ con cũng có thêm một niềm tin khác nữa, niềm tin mình sẽ đi vào sâu trong đạo Phật và tìm trong đó con đường, điều đã làm con hạnh phúc.

Trong chuyến đi này con đã nhận được nhiều. Những mẩu chuyện do chú Toàn kể về đất nước Ấn Độ cũng như nhiều chuyện liên quan đến cuộc đời hoằng hóa của Đức Phật, chúng đã thu ngắn và làm cho quãng thời gian dài ngồi trên xe buýt nhiều hứng thú. Những ấn tượng từ đất nước của Phật, những con người mà con đã làm quen, những người mà con vui lòng sẽ cùng thực hiện lại một chuyến hành hương khác. Cuối cùng là con đã tìm ra cho mình một niềm tin tôn giáo, đó là điều mà con khá chắc chắn.

hanh-huong-an-do4

Con rất biết ơn:

Cảm ơn cả đoàn, với một tập thể mà con thấy rất dễ chịu. Càng ngày chúng con càng biết rõ nhau hơn, thậm chí càng yêu mến nhau hơn. Khi đi trên đoạn đường Khổ Hạnh Lâm, con cứ mỉm cười hoài. Lý do chúng con là một nhóm người với tính khí khác nhau, từ bốn chân trời với xuất xứ hoàn toàn khác nhau, mà giờ đây đội mũ, mang áo trắng, mang biểu ngữ và cờ quạt, hoàn toàn không ăn nhịp, thế mà vẫn hát chung với nhau. Ngày hôm trước chúng con đã đặc biệt tập dợt với nhau và bàn bạc thấu đáo hết mọi thứ, để làm sao sẽ xuất hiện như một nhóm Phật tử Việt Nam đầy tự hào, thế nhưng khi lâm trận thì mỗi người lại hát với một tốc độ khác nhau. Sau một lúc thì cờ không giương thẳng nữa, các biểu ngữ thì hầu như với thời gian nhăn nheo không đọc được và ba hàng người mà lẽ ra chúng con phải giữ cho đúng nay cũng không còn nữa. Thế nhưng chúng con cũng đi hết đoạn đường chung với nhau, chúng con đã đổ hết mồ hôi, chia nhau những giọt nước cuối cùng và giúp nhau mang vác túi xách và động viên lẫn nhau để đi hết những cây số cuối cùng.

Trong suốt chuyến hành hương ai cũng đóng góp phần mình cho sức mạnh của đoàn và như thế mà ai cũng quan trọng, vì nếu chỉ thiếu một người thì đã không còn là cả đoàn.

Đặc biệt con rất mến chú Hùng, chú hay chọc về thứ tiếng Huế của con, rất nhiều lúc chú không hiểu hết ý con muốn nói gì. Không ai trong đoàn nghĩ là đi hành hương để vui chơi, thế nhưng thật là vui khi chú Hùng kể chuyện trong xe buýt làm mọi người đều cười. Chú luôn luôn tận tình quay phim chụp hình cho mọi người, cho đoàn, cứ mỗi ngày là có một niềm vui. Con phải cám ơn chú, hẳn là phải nhân danh cả đoàn, vì chú đem xì dầu và rong biển rộng lòng phân phát trong mỗi bữa ăn, thứ đó trở thành một phần trong thực đơn hàng ngày của chúng con.

Đối với chú Trực và cô Thủy thì mẹ con và con cũng rất hợp, thậm chí sau chuyến hành hương về lại Việt Nam, chúng con còn gặp nhau suốt một ngày và nhắc lại biết bao kỷ niệm đã trải qua trong chuyến đi. Còn người mà con quí trọng nhất là “Sư bà”, bà được mọi người trân trọng gọi như thế, vì dù tuổi đã cao nhưng vẫn thực hiện chuyến đi mỹ mãn. Dù không có đồng hồ và hay muốn đi một mình, bà vẫn luôn luôn đến nơi hẹn đúng giờ. Bà vượt quá mọi mong đợi, không một lời than vãn về sức nóng khủng khiếp 47°C, bà quyết chí đi hết tất cả mọi con đường đi bộ. Không những thế bà còn hơn hẳn chúng con về tinh thần kiên định. Con hết lòng quí mến bà.

Không thể quên được anh tài xế lái xe, anh lơ xe và bạn Michael. Bản thân con cũng vừa mới lấy bằng lái cách đây không lâu và vì thế ít có kinh nghiệm với giao thông. Ngược lại, anh lái xe của chúng con là người đã luôn luôn đưa chúng con về đích an toàn, biết cách xoay trở đưa xe qua những đoạn đường nhỏ hẹp và toàn tâm toàn ý lo cho thiết bị máy lạnh được vận hành tốt. Anh lơ xe thật là một người hết sức thân thiện, luôn luôn với nụ cười trên môi, giúp chúng con chuyển hành lý lên xuống và không bao giờ tỏ vẻ mệt mỏi về việc phải ngồi trong một khoang xe không máy lạnh qua những chặng đường dài. Còn Michael mà ai cũng gọi là “Meikooo”, chúng con không tưởng tượng được nếu thiếu anh? Ai sẽ chụp hình suốt thời gian cho chúng con, đầy kiên nhẫn, nhất là phải chụp một lúc với 30 chiếc máy hình. Trong đôi mắt hình như lúc nào anh cũng cười và luôn luôn cố gắng hiểu những gì khách nói với anh mà khách do thiếu Anh ngữ đành phải nói tiếng Việt chậm và rõ to. Số phận đặc biệt của anh, xảy ra trong thời thơ ấu, đã làm cho nhiều người trong chúng con rất xúc động và cũng dạy chúng con rằng, ta không nên nhìn lại đằng sau mà nên sống một cách tự tin ngay tại bây giờ. Rõ ràng đây là một thí dụ tốt nhất chứng minh rằng có thể vượt trên những thất bại nặng nề nhất trong đời và không để mình trở thành một con người cay đắng. Rất cám ơn về bài học này.

Anh là người Ấn Độ duy nhất trong đoàn chúng con, dù không hiểu một tiếng Việt nào, vẫn nhanh chóng trở thành thành viên của đoàn và được tất cả mọi người yêu mến. Đơn giản anh là Meikooo của chúng con.

Cảm ơn chú Toàn, chú là một hướng dẫn viên du lịch tuyệt vời và dù mới đầu bị bệnh nhưng vẫn luôn luôn nhẫn nại, vui vẻ. Con chưa bao giờ gặp một người biết nhiều như chú và do đó con hết sức hâm mộ chú. Thật là duyên may con được tham gia trong phái đoàn này, do chú hướng dẫn, con rất vui mừng. Một lần nữa xin cảm ơn chú đã tặng bức tượng, con sẽ để tượng trên bàn học của con và trông sao cho đến ngày được an vị tượng, khi con bắt đầu học đại học.

Cám ơn mẹ, đã tin tưởng con và cho con đi theo trong chuyến hành hương. Con biết mẹ không phải đi với ai cũng vui lòng và vì vậy rất biết ơn mẹ đã cho con đi theo và cùng chia sẻ với con những ấn tượng. Con rất hạnh phúc đã có mẹ, cũng vì mẹ là tấm gương cho con trong niềm tin tôn giáo. Không có mẹ hẳn con sẽ không đi con đường này và con rất yên lòng vì biết rằng lúc nào con cũng có thể đến với mẹ, khi có câu hỏi hay thắc mắc. Hãy cho con biết, khi mẹ dự định đi hành hương nữa. Thật sự con không ước mong gì hơn được theo mẹ thêm một lần nữa.

Bài & ảnh: THIÊN AN| NGUYÊN CHÂU dịch từ nguyên tác tiếng Đức
(Theo blog VHPG)

BÌNH LUẬN

Name

ăn chay,441,báo chí,1,BBT,2,biên khảo,12,cảm tác,120,câu chuyện đầu ngày,1,câu chuyện lửa tàn,1,chia sẻ,45,chủ đề khác,24,chuyện ăn chay,50,cộng đồng,14,cổng trại,6,đi và viết,10,Diệu Hoàng,11,đố vui phật pháp,4,đời sống,601,du khảo,1,du lịch,56,Đức Phật A Di Đà,12,Đức Quảng,1,GĐPT,114,GĐPT QĐSG,5,GĐPT Quốc Nội,5,GĐPT Thế Giới,1,ghi chép,25,Giác Đạo,1,giáo dục gđpt,10,góc nhìn,13,gút (nút) dây,6,hành chánh gđpt,1,HĐXH,70,hoạt động,18,hoạt động thanh niên,23,huấn luyện gđpt,2,khoa học,9,kiến trúc,6,kinh chú,4,kinh điển,5,kỹ mỹ thuật,11,lam sử,6,lễ hội,3,mật thư,1,Minh Thi,1,món bánh,13,món chay,335,món chè,9,món chính,1,món mứt,2,mỹ thuật,69,nếp sống,150,nghệ thuật,261,nghi thức,8,nghiên cứu,42,Ngọc Hằng,7,người ăn chay,7,Nguyên Hiệp,1,nhân vật,4,nhiếp ảnh,2,pháp âm,82,pháp phục,6,pháp thoại,43,phật đản - an cư,7,phật giáo,972,phật giáo thế giới,40,phật pháp,360,phật pháp & tuổi trẻ,1,phật pháp vấn đáp,39,phim nhạc,29,phóng sự,106,phóng sự ảnh,53,quán chay,12,sách nói,5,sự kiện,85,sức khỏe,38,tâm tình lam,65,thắng cảnh,18,thánh tích,2,Thích Chơn Thiện,5,Thích Giác Nhiên,1,Thích Minh Châu,34,Thích Minh Thế,2,Thích Nhất Hạnh,1,Thích Nhật Từ,1,Thích Tâm Mẫn,25,Thích Thái Hòa,1,Thích Trí Tịnh,3,thơ văn,153,thời sự,350,thủ công trại,7,thực tập hạnh phúc,21,thức uống,3,tiêu điểm,161,tìm hiểu,128,tin tức,190,tin tức gđpt,8,tổ chức gđpt,7,trại - lửa trại,3,Triệu Minh Thi,2,truyện,14,truyện cổ phật giáo,22,truyền tin,5,tu học gđpt,4,tủ sách pdf,108,từ thiện,38,tự viện,31,văn hóa,83,văn nghệ gđpt,19,videos,1,vu lan - báo hiếu,25,xuân - thành đạo,71,
ltr
item
Người Áo Lam: Hành hương Ấn Độ
Hành hương Ấn Độ
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEilWc6AjZDMJo-PnAkAFD4N4R2ML3bahZhBtUgHJawh46-ficc6nsKJ-lwtW_owRbJLwR67EbXTZ8TZcw8QkDcTS-pTLOUHb7rFN0LwvnMNLsj_bKlhP5LOoN90-ClZgHNXUxnaJ-iKSlGs/?imgmax=800
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEilWc6AjZDMJo-PnAkAFD4N4R2ML3bahZhBtUgHJawh46-ficc6nsKJ-lwtW_owRbJLwR67EbXTZ8TZcw8QkDcTS-pTLOUHb7rFN0LwvnMNLsj_bKlhP5LOoN90-ClZgHNXUxnaJ-iKSlGs/s72-c/?imgmax=800
Người Áo Lam
https://old.nguoiaolam.net/2015/07/hanh-huong-o.html
https://old.nguoiaolam.net/
https://old.nguoiaolam.net/
https://old.nguoiaolam.net/2015/07/hanh-huong-o.html
true
8680068194570582821
UTF-8
Tải Hết Không tìm thấy bài đăng nào XEM HẾT Đọc thêm Trả lời Hủy Xóa Bởi TRANG NHÀ TRANG BÀI VIẾT Xem Hết BẠN CÓ THỂ ĐỌC THÊM CHUYÊN MỤC CÁC BÀI CŨ TÌM KIẾM TẤT CẢ BÀI VIẾT Không tìm thấy bài viết nào phù hợp với yêu cầu của bạn Trở về TRANG NHÀ Sunday Monday Tuesday Wednesday Thursday Friday Saturday Sun Mon Tue Wed Thu Fri Sat January February March April May June July August September October November December Jan Feb Mar Apr May Jun Jul Aug Sep Oct Nov Dec tức thời 1 phút trước $$1$$ minutes ago 1 giờ trước $$1$$ hours ago Hôm qua $$1$$ days ago $$1$$ weeks ago hơn 5 tuần trước Người theo dõi Theo dõi NỘI DUNG CHÍNH ĐÃ BỊ ẨN BƯỚC 1: Chia sẻ bài viết. BƯỚC 2: Nhấn vào đường dẫn bạn vừa chia sẻ để mở khóa Sao Chép Mã Chọn Mã Tất cả mã bạn chọn đã được sao chép Không thể sao chép mã / văn bản, vui lòng nhấn [CTRL]+[C] (or CMD+C with Mac) để thử lại