# Header

$show=/p/news.html$type=grid$c=4$a=0$m=0$tbg=rainbow$sn=0$rm=0

$hide=/p/news.html

THỜI SỰ$show=/p/buddhism.html$c=4$type=sticky$au=0$date=1$cm=0$va=0$cl=#782121

QUAN ĐIỂM - GÓC NHÌN$show=/p/buddhism.html$c=3$type=three$h=320$m=0$sn=0$rm=0$cl=#782121$va=0

TU HỌC - PHẬT PHÁP$show=/p/buddhism.html$c=3$type=left$m=0$cl=#782121$va=0

NGHỆ THUẬT PHẬT GIÁO$show=/p/buddhism.html$c=3$type=right$m=0$cl=#782121$va=0

BÀI CŨ HƠN_$show=/p/buddhism.html$c=21$type=blogging$m=0$cl=#782121$page=1

TIN TỨC GĐPT$show=/p/gdpt.html$c=4$type=sticky$au=0$date=1$cm=0$va=0$cl=#008000

TÂM TÌNH LAM$show=/p/gdpt.html$c=3$type=blogging$au=0$cm=0$date=1$cl=#008000$va=0

HOẠT ĐỘNG THANH NIÊN$show=/p/gdpt.html$c=3$type=three$h=320$m=0$sn=0$rm=0$cl=#008000$va=0

NHỮNG DÒNG LAM SỬ$show=/p/gdpt.html$c=3$type=left$m=0$cl=#008000$va=0

VĂN NGHỆ GĐPT$show=/p/gdpt.html$c=3$type=right$m=0$cl=#008000$va=0

BÀI CŨ HƠN_$show=/p/gdpt.html$c=21$type=blogging$m=0$cl=#008000$page=1

TỪ THIỆN XÃ HỘI$show=/p/hdxh.html$c=4$type=complex$M=0$cl=#00A99D$va=0

HOẠT ĐỘNG NGUOIAOLAM.NET$show=/p/hdxh.html$c=3$type=three$h=320$m=0$sn=0$rm=0$cl=#00A99D$va=0

CỘNG ĐỒNG$show=/p/hdxh.html$c=6$type=carousel$m=0$cl=#00A99D$va=0

BÀI CŨ HƠN_$show=/p/hdxh.html$c=21$type=blogging$m=0$cl=#00A99D$page=1

VĂN HÓA$show=/p/life.html$c=4$type=sticky$au=0$date=1$cm=0$cl=#ff6600$va=0

CHỦ ĐỀ KHÁC$show=/p/life.html$c=3$h=320$type=three$m=0$sn=0$rm=0$cl=#ff6600$va=0

DU LỊCH TÂM LINH$show=/p/life.html$c=3$type=left$m=0$cl=#ff6600$va=0

SỨC KHỎE - ĂN CHAY$show=/p/life.html$c=3$type=right$m=0$cl=#ff6600$va=0

BÀI CŨ HƠN_$show=/p/life.html$c=21$type=blogging$m=0$cl=#ff6600$page=1

$show=/p/tu-sach.html$type=three$h=320$c=30$rm=0$a=0$m=0$i=1$sn=0$ho=https://ebook.nguoiaolam.net/

$show=/p/tvn.html$type=three$c=30$rm=0$a=0$m=0$i=1$sn=0$$ho=https://tv.nguoiaolam.net/

$show=/p/tin-tuc-gdpt.html

$show=/p/tin-tuc-phat-giao.html

PHẬT GIÁO$show=/p/news.html$type=complex$c=4$va=0$a=0$m=0$i=1

TIN TỨC GĐPT$show=/p/news.html$type=three$c=3$va=0$h=300$m=0$sn=0$rm=0$i=1

GIA ĐÌNH PHẬT TỬ$show=/p/news.html$type=blogging$c=3$va=0$m=0$i=1

$show=/p/news.html$type=three$c=9$va=0$spc=0$rm=0$a=0$m=0$i=1$sn=0$ho=https://tv.nguoiaolam.net/

HOẠT ĐỘNG - TỪ THIỆN$show=/p/news.html$type=left$c=3$va=0$a=0$m=0$i=1

ĐỜI SỐNG TÂM LINH$show=/p/news.html$type=right$c=3$va=0$a=0$m=0$i=1

MỚI CẬP NHẬT$show=/p/news.html$type=blogging$c=7$va=0$pages=1$i=1$m=0

TẢN MẠN MÙA THU - Diệu Hoàng

LTG: : ngày 23/ 09/ 2019 vừa rồi là ngày bắt đầu mùa thu ở bên này, gửi đến các bạn ‘ánh nguyệt tròn’ của một mùa thu hai năm về trước…

LTG: : ngày 23/ 09/ 2019 vừa rồi là ngày bắt đầu mùa thu ở bên này, gửi đến các bạn ‘ánh nguyệt tròn’ của một mùa thu hai năm về trước…

Tôi xách laptop ra công viên làm cái gì thế nhỉ? À, từ lâu tôi đã nghĩ mang máy tính ra công viên ngồi sáng tác, nghe giống mấy nhà văn trong tiểu thuyết, nơi này đủ yên tĩnh để viết. Trong “muôn vàn” tâm tư đang có, không biết tôi muốn thả cái gì lên màn hình máy tính nữa, tôi không phải là văn hay công tác viên của một tờ báo nào đó để bị hối bài, thúc giục bài đến hạn, người phụ trách trang mạng tôi cộng tác rất “thoáng”, bạn ấy cho tôi thoải mái dùng thời gian của mình, viết gì, nghĩ gì, đăng gì cũng được, miễn mỗi tuần một bài (!), những ngày mới đến vùng đất mới, tôi viết đều đặn, còn vạch ra chủ đề cho mỗi tuần và không ngừng tìm kiếm cảm hứng để viết trong những ngày còn lại, tôi hay gửi bài vào cuối tuần, để tạo nhịp độ công việc quen, để khi tôi có việc làm thì cũng sẽ cuối tuần gửi bài, còn trong tuần thì dành cho việc khác, nhưng mà cảm xúc và cảm hứng viết bài, đâu phải cố định như kế hoạch gửi bài. Mấy tuần này không rõ phải viết gì. Khi còn ở Việt Nam tôi hay nghĩ phải như mình có thể thoải mái mang laptop ra ngoài công viên hay quán cà phê để thay đổi không khí, để giống mấy người, chắc là freelancer (người làm nghề tự do), “cắm chốt” ở một quán cà phê nào đó, ngồi cả buổi sáng, buổi chiều hoặc cả ngày. Tôi thấy ở nhà thoải mái hơn nên không chuộng cách đó lắm! Mặc dù cũng muốn thử xem cảm giác thế nào khi xách máy gõ gõ ở The Coffee House hay The Coffee Bean & Tea Leaf. Ở đây không có hai thương hiệu đó, ở đây hầu hết là Starbuck, nhưng người ta đến đó không phải vì để ngồi “trầm tư” trước màn hình như hình ảnh thường thấy bên Việt Nam, ở đây, người ta đến sắp hàng mua cà phê rồi đi, có khi ngồi lại, nhưng không lâu và cũng ít thấy người cầm laptop theo, họ cầm điện thoại là chính (điều này thì ở đâu cũng giống nhau rồi!). Những ngày đầu thu không lạnh lắm, chắc tôi dần quen với thổ nhưỡng rồi nên không thấy lạnh như hồi năm ngoái, nội cái máy lạnh trong nhà vào mùa hè cũng làm tôi phải khoác thêm áo khi cần đi xuống nhà bếp. Có vẻ tôi đã “lên level” (cấp độ) rồi đó các bạn. Mùa thu lá rụng nhiều lắm, mẹ thiên nhiên hay thật, không chỉ lá vàng rụng mà lá xanh cũng rụng, đồng thời lá trên cây đổi màu, ngồi đây tôi đang nghe tiếng lá xào xạc khi cơn gió mùa thu thổi đến, cành lá lào xào một chút rồi thôi, công viên lại lặng im. À, khi còn ở Sài Gòn, địa điểm thứ hai tôi muốn thử cảm giác mang laptop ra ngồi đó là công viên, mà ngại sự an toàn ở đó nên việc đó chỉ nằm trogn ý nghĩ, qua đây cái ý nghĩ đó tự nhiên thấy khả quan vô cùng vì công viên ở đây rất, trước nhất là rất an toàn, thứ hai nữa là yên tĩnh, thứ ba là khung cảnh đẹp, không phải tốn tiền mua vé vào cổng, có ghế ngồi đẹp, cây xanh bóng mát, lá đổi đủ thứ màu, hồi xưa nhìn những bức tranh vẽ, cứ nghĩ họa sĩ là tưởng tượng ra, lá làm gì có màu đỏ hay hồng, vậy mà ở đây tôi thấy, tôi đã từng trải qua mùa đông, nhưng mà chưa từng thấy mùa thu cho nên cứ ngỡ… Và cứ cho là họa sĩ giàu tưởng tượng, thì ra chỉ có kẻ “ngốc” như tôi, chưa đi, chưa thấy mùa thu nên cứ một mực cho lá lá chỉ có màu xanh như đã được học khi còn ngồi ghế nhà trường, viết đến đây, nghĩ, sao lúc đó cô giáo không nói cho mình biết mình có thể tô màu lá bằng màu khác, có phải là trí tưởng tưởng và sáng tạo của lũ học trò sẽ “bay bổng” hơn không?! Đang viết mà một quả gì, không biết quả gì trên cái cây kế bên băng ghế tôi đang ngồi rớt xuống một cái cốp ngay chỗ ngồi cạnh bên làm tôi giật mình, không biết lát hồi nó có rớt trúng tôi hay không đây?! J Đang định nói gì với các bạn ấy nhỉ?! À, tôi đang suy nghĩ đề tài để viết. Mấy tuần nay, kể từ khi tôi trở về sau đại hội Gia đình Phật tử thế giới và sau chuyến đi ba nước Đông Dương. Nói vậy nghe cho nó oai chứ, nhưng mà thiệt muh, để đến Bangkok (Băng-cốc), tôi đã qua Campuchia (Cam-pu-chia), khi về lại Việt Nam thì tôi có ghé Lào, coi bộ hành trình Đông Dương này cần phải ghi lại để nhớ một thời mình cũng “đi” quá trời! Khi vừa quen lại múi giờ và thời tiết thì tôi lại vác ba lô với thân mẫu đi California, nắng ấm hơn Virginia. Lại cũng chưa có kịp viết gì, chuyến “Nam tiến” đó (Cali thuộc miền Nam nước Mỹ), tôi có “tám” với mấy bạn trong một bài khác mà không biết bạn tôi cho đăng chưa, mấy nay không có gửi bài nên không dám vào trang nhà xem J Tôi viết cho độc giả của mình là người huynh trưởng áo lam nên cảm thấy thoải mái vì là “đồng hành, đồng sự”, nếu bạn đọc không thấy thoải mái thì chắc là tôi chưa đủ chia sẻ với bạn rồi.

Tôi lại lan man cái gì đây, không biết nữa! Một vài cơn gió thu làm mất tập trung… Thêm phần máy hư nữa, sau đó máy mới mua bị mất (mất ở Cali), lại phải “tậu” cái máy khác, tiếp nữa thì máy bị virus (vi-rút), có vài bài viết tôi chưa kịp gửi và sao lưu, đã nằm trong ổ cứng chiếc Vaio, chưa biết khi nào tôi tìm được cách lấy ra, rồi trong cái Document (thư mục Dữ Liệu) của chàng Dell này, virus (vi-rút) gì không biết nữa, hay là ông trời muốn thử thách tôi cái gì? Rắc rối với cái laptop làm “nản lòng chiến sĩ” dễ sợ, tôi đã có lúc không muốn viết nữa vì máy cứ bị trục trặc hoài. Các bạn biết đấy, qua đây tôi không dám mua sắm gì hết, vì chưa tìm được việc làm, mà khi máy hư, tôi đành phải dùng khoản tiền tiết kiệm ít ỏi của mình sắm cái máy mới để phục vụ cho công việc “phi lợi nhuận” của mình (hay cũng là sở thích của tôi)? Có lẽ cả hai, vì tôi còn phải dùng nó để gửi hồ sơ xin việc nữa mà, với lại Vaio đã ở bên tôi ngót nghét mười năm, chắc Vaio cũng đến thời kỳ về hưu nên mới nứt nẻ và màn hình Window của chàng không chịu hiện lên. Lý do đủ để một kẻ không dám tiêu xài hoang phí như tôi phải bỏ tiền ra đi mua máy mới. Dù sao tôi cũng thích màn hình vửa phải của Vaio hơm Dell, nhưng mà Vaio không sale (giảm giá) nên tôi đành chọn Dell. Em tôi nói Dell dùng xài cho văn phòng (ý là để làm việc cũng được), tôi nghe lời nó, dù gì vi tính thì em trai cũng rành hơn tôi.

“Mùa thu ở đây có buồn lắm không? Có nghe gió heo may sầu giục giã, tiếng chuông chùa buồn bã vọng công phu, nghe nức nở như tâm tư người con gái…” (1)

Tôi muốn nói với Phùng Cẩm Loan (2) là không, mùa thu ở đây dễ thương vô cùng, tuy nhiên không có tiếng chuông chùa hay tiếng chuông nhà thờ, lúc ở Sài Gòn, cứ trưa 12 giờ và chiều 4 giờ là nghe tiếng chuông nhà thờ, qua đây thì cả ngày vắng lặng, tự nhiên nhớ lại hồi ở nhà (Sài Gòn) hay nghe tiếng chuông, nghe là có thể đoán biết lúc đó là mấy giờ. Tiếng chuông cứ vang đều đặn mỗi ngày như vậy, thật không ngờ lại là âm thanh được nhớ về trong tâm tư kẻ đi xa. Phùng Cẩm Loan nói câu này khi đôi mắt cô không còn nhìn thấy ánh sáng cho nên cô không thấy biết mùa thu trên Bạch Mã Sơn như thế nào, chỉ có thể hỏi như vậy. Còn chúng ta, Người Áo Lam của hai mùa mưa nắng Sài Gòn, thấy mùa thu như thế nào? Hỏi vậy chắc các bạn la tôi quá! Sài Gòn đâu có bốn mùa rõ rệt… Nhưng mà nãy giờ các bạn có cảm thấy mùa thu trong những dòng chữ của tôi hông? Lạ lắm, qua đây tôi mới thấy đúng là người ta nói “mùa thu thay lá”, mùa thu làm nhớ chùm thơ thu của Nguyễn Khuyến, hồi đó học, phân tích, bình giảng muốn “chết” luôn mà có biết mùa thu thực tế là như thế nào đâu?!

“… Ao thu lạnh lẽo, nước trong veo,
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo
Tựa gối ôm cần lâu chẳng được
Cá đâu đớp động dưới chân bèo…”

Nỗi “ám ảnh” mùa thu đến nỗi bây giờ vẫn thuộc một trong những bài thơ thu nổi tiếng của ông, nhưng mà tựa thì đừng bắt tôi nhớ nữa à nha! Rồi đến mùa thu trong bài hát của Trịnh Công Sơn, “em đến bên đời, hoa vàng một đóa… Những đường cỏ lá từng giọt sương thu…”, “sương thu” tối qua tôi có nghe “sương thu” và ngắm “trăng thu”, bánh trung thu thì ăn trước đó rồi, nên từ cửa sổ phòng tôi chỉ ngắm trăng, vì tối hôm qua là rằm nên trăng tròn rất đẹp, rất sáng, sáng hơn mấy bữa tối khác, có lẽ vì tối hôm qua, tôi tắt hết đèn để ánh sáng trăng và ánh sáng đèn tràn vào phòng, đủ sáng để Má tôi có đi toilet (đi vệ sinh) vào ban đêm thì vẫn có thể “thấy đường”. Tôi chỉ là không ngờ trăng tối hôm qua sáng thật! Sáng ra mới biết không chỉ vì rằm mà là “… The October Harvest Moon- First in Almost a decade” và “The lunar orb rising on Thursday night marks the closest full moon to the fall equinox”, lược dịch: “mặt trăng mọc vào đêm thứ Năm đánh dấu mặt trăng tròn gần nhất đến xuân phân. Đó là vì mặt trăng tròn và chắc là sáng nhất trong gần 1 thập kỷ”. Ôi! Hôm qua tôi đã được chiêm ngưỡng ánh trăng thật đặc biệt đó. Chắc Bồ tát thấy tôi có lòng dâng cúng bánh trung thu nên tạo thuận duyên cho tôi ngắm trăng đặc biệt này… Thật là sáng và đẹp quá!

Khi viết, tôi hay có ly cà phê để kế bên, vừa viết, thỉnh thoảng cầm cà phê lên uống, mà trưa nay ra công viên không có đem theo, khát nước quá! Cộng thêm, viết nãy giờ nắng thu chuyển bóng cây, cái bóng mát trên ghế công viên dần hẹp lại, nắng vờn trên vai, trên tay và cả trên màn hình, cái này chắc khỏi nói, anh chị nào đã từng xách máy ra công viên chắc rõ hơn ai hết.

Mùa thu nơi tôi ở là như vậy đấy, yên ả, thanh bình, nhẹ nhàng, không có “nức nở”, ồn ào mà khẽ khàng như gió, như những chiếc lá thu rơi làm lòng người dịu mát.

Vậy nhé, nắng thu lan đến chỗ tôi rồi, tôi nên về kiếm ly cà phê đây, chúc các bạn cũng sẽ thấy mùa thu trong cái khoảng giao nhau giữa mưa - nắng Sài Gòn. Tạm biệt.

Diệu Hoàng

Người Áo Lam viễn xứ
Viết xong vào một chiều thu tháng 10 năm 2017

(1) & (2) Trích đoạn cải lương “Mùa Thu Trên Bạch Mã Sơn”, Phùng Cẩm Loan là tên nhân vật trong vở tuồng.

BÌNH LUẬN

Name

ăn chay,441,báo chí,1,BBT,2,biên khảo,12,cảm tác,120,câu chuyện đầu ngày,1,câu chuyện lửa tàn,1,chia sẻ,45,chủ đề khác,24,chuyện ăn chay,50,cộng đồng,14,cổng trại,6,đi và viết,10,Diệu Hoàng,11,đố vui phật pháp,4,đời sống,601,du khảo,1,du lịch,56,Đức Phật A Di Đà,12,Đức Quảng,1,GĐPT,114,GĐPT QĐSG,5,GĐPT Quốc Nội,5,GĐPT Thế Giới,1,ghi chép,25,Giác Đạo,1,giáo dục gđpt,10,góc nhìn,13,gút (nút) dây,6,hành chánh gđpt,1,HĐXH,70,hoạt động,18,hoạt động thanh niên,23,huấn luyện gđpt,2,khoa học,9,kiến trúc,6,kinh chú,4,kinh điển,5,kỹ mỹ thuật,11,lam sử,6,lễ hội,3,mật thư,1,Minh Thi,1,món bánh,13,món chay,335,món chè,9,món chính,1,món mứt,2,mỹ thuật,69,nếp sống,150,nghệ thuật,261,nghi thức,8,nghiên cứu,42,Ngọc Hằng,7,người ăn chay,7,Nguyên Hiệp,1,nhân vật,4,nhiếp ảnh,2,pháp âm,82,pháp phục,6,pháp thoại,43,phật đản - an cư,7,phật giáo,972,phật giáo thế giới,40,phật pháp,360,phật pháp & tuổi trẻ,1,phật pháp vấn đáp,39,phim nhạc,29,phóng sự,106,phóng sự ảnh,53,quán chay,12,sách nói,5,sự kiện,85,sức khỏe,38,tâm tình lam,65,thắng cảnh,18,thánh tích,2,Thích Chơn Thiện,5,Thích Giác Nhiên,1,Thích Minh Châu,34,Thích Minh Thế,2,Thích Nhất Hạnh,1,Thích Nhật Từ,1,Thích Tâm Mẫn,25,Thích Thái Hòa,1,Thích Trí Tịnh,3,thơ văn,153,thời sự,350,thủ công trại,7,thực tập hạnh phúc,21,thức uống,3,tiêu điểm,161,tìm hiểu,128,tin tức,190,tin tức gđpt,8,tổ chức gđpt,7,trại - lửa trại,3,Triệu Minh Thi,2,truyện,14,truyện cổ phật giáo,22,truyền tin,5,tu học gđpt,4,tủ sách pdf,108,từ thiện,38,tự viện,31,văn hóa,83,văn nghệ gđpt,19,videos,1,vu lan - báo hiếu,25,xuân - thành đạo,71,
ltr
item
Người Áo Lam: TẢN MẠN MÙA THU - Diệu Hoàng
TẢN MẠN MÙA THU - Diệu Hoàng
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEi6MjY34RNxsnncvUjsijK4hLZfHulWO7WTLyVzdKh1E-rdVBTZQOGqBprRQYFwRqf1rrU4dwELUpMeqk55Xq4GGX_YixhVgiswMDeTmsygRvoTkk-nED5Yl7oVoCulDIx8oW9Edv9nPXg/s1600/CN12042307U_164.jpg
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEi6MjY34RNxsnncvUjsijK4hLZfHulWO7WTLyVzdKh1E-rdVBTZQOGqBprRQYFwRqf1rrU4dwELUpMeqk55Xq4GGX_YixhVgiswMDeTmsygRvoTkk-nED5Yl7oVoCulDIx8oW9Edv9nPXg/s72-c/CN12042307U_164.jpg
Người Áo Lam
https://old.nguoiaolam.net/2019/10/tan-man-mua-thu-dieu-hoang.html
https://old.nguoiaolam.net/
https://old.nguoiaolam.net/
https://old.nguoiaolam.net/2019/10/tan-man-mua-thu-dieu-hoang.html
true
8680068194570582821
UTF-8
Tải Hết Không tìm thấy bài đăng nào XEM HẾT Đọc thêm Trả lời Hủy Xóa Bởi TRANG NHÀ TRANG BÀI VIẾT Xem Hết BẠN CÓ THỂ ĐỌC THÊM CHUYÊN MỤC CÁC BÀI CŨ TÌM KIẾM TẤT CẢ BÀI VIẾT Không tìm thấy bài viết nào phù hợp với yêu cầu của bạn Trở về TRANG NHÀ Sunday Monday Tuesday Wednesday Thursday Friday Saturday Sun Mon Tue Wed Thu Fri Sat January February March April May June July August September October November December Jan Feb Mar Apr May Jun Jul Aug Sep Oct Nov Dec tức thời 1 phút trước $$1$$ minutes ago 1 giờ trước $$1$$ hours ago Hôm qua $$1$$ days ago $$1$$ weeks ago hơn 5 tuần trước Người theo dõi Theo dõi NỘI DUNG CHÍNH ĐÃ BỊ ẨN BƯỚC 1: Chia sẻ bài viết. BƯỚC 2: Nhấn vào đường dẫn bạn vừa chia sẻ để mở khóa Sao Chép Mã Chọn Mã Tất cả mã bạn chọn đã được sao chép Không thể sao chép mã / văn bản, vui lòng nhấn [CTRL]+[C] (or CMD+C with Mac) để thử lại